Thương hiệu mạnh Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu thị trường pdf

6 272 0
Thương hiệu mạnh Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu thị trường pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thương hiệu mạnh Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu thị trường Qua lăng kính quan sát của một người làm nghiên cứu thị trường và số liệu khảo sát thực tế, ông Ralf Mattheas, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã tổng kết những thương hiệu phát triển nhanh và mạnh nhất tại Việt Nam trong năm 2007 cùng một số dự báo trong năm 2008 này. Việc hòa nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam năm 2007 được xem như là lần đầu tiên đưa các nhãn hiệu Việt Nam đứng ngang hàng với các nhãn hiệu quốc tế. Trên cơ sở đó, Công ty nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã tiến hành xem xét các nhãn hiệu trong ngành hàng tiêu dùng luân chuyển nhanh (FMCG) ở Việt Nam và những nhãn hiệu nào sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2008. Trà Không Độ - Ông Vua trà ở Việt Nam: Nhãn hiệu phát triển nhanh nhất ở Việt Nam cũng thuộc về mặt hàng phát triển nhanh nhất ở Việt Nam: trà chế biến sẵn. Vì trà là loại nước giải khát được tiêu thụ lớn nhất ở đây và có thể được xem là loại thức uống dân tộc của Việt Nam, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi một công ty Việt Nam có tầm nhìn và sự thấu hiểu đã nhận ra tình yêu trà của Việt Nam và đã biết đổi mới một trong những loại nước gảii khát lầu đời và gần gũi nhất của thế giới thành một loại nước giải khát mới. Trà Không Độ của Công ty Tân Hiệp Phát (THP) phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, tăng trưởng 190% ở đô thị Việt Nam từ tháng 11/2006 đến tháng 11/2007 (theo số liệu của TNS Worldpanel về tiêu dùng tại gia; 2.150 hộ gia đình ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ). Xem xét mặt hàng trà chế biến sẵn phát triển trên 80% trong cùng một khoảng thời gian, có thể nhận thấy rằng Trà Không Độ đã đơn thương độc mã phát triển và chi phối cả ngành hàng này. Thị phần tăng 17% đã khiến Trà Không Độ trở thành Vua trà chế biến sẵn ở Việt Nam.Trà C2 của URC Việt Nam cũng phát triển mạnh với thị phần tăng 7%, nhưng thật sự vẫn còn nhỏ so với Trà Không độ.Tuy nhiên, sự cách tân sản phẩm dường như là nhân tố chủ yếu trong sự thành công của Trà Không Độ, bởi dường như THP hiểu rằng người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, nhưng cũng phải mới, hợp thời và tiện lợi. Trà Không Độ có thể được xem như câu chuyện thành công nhãn hiệu thật sự của Việt Nam. Mối tình với kem: Những nhãn hiệu phát triển nhanh thứ hai ở Việt Nam năm 2007 đều là kem. Kem Vinamilk và Tràng Tiền tăng thị phần lần lượt là 11% và 10% từ tháng 11/2006 đến tháng 11/2007 (tất cả các số liệu dựa trên dữ liệu về tiêu dùng tại gia của TNS). Một lần nữa, tính hấp dẫn của sản phẩm cũng như sự tích lũy vật chất và đam mê của người tiêu dùng, cả hai giữ vai trò chính đối với sự thành công của Vinamilk và kem Tràng Tiền. Nhìn chung, mặt hàng Kem tăng khoảng 36% trong suốt thời gian đó, minh chứng rằng phần lớn sự tăng trưởng này có thể được đóng góp trực tiếp đối với câu chuyện thành công của hai nhãn hiệu Việt Nam này. Sting – nhãn hiệu nước ngoài phát triển nhanh nhất: Thật khôi hài, nhãn hiệu nước ngoài phát triển nhanh nhất tại Việt Nam chỉ đứng thứ tư về tăng trưởng thị phần. Sting của PepsiCo tăng thêm 8% thị phần năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này đưa Sting đứng đầu về nước uống tăng lực với thị phần tăng hơn 40% ở đô thị Việt Nam. Thành công của Sting xét về mặt nhãn hiệu thật sự đáng lưu ý, bởi vì mặt hàng nước uống tăng lực thậm chí không được xếp vào 10 mặt hàng tăng trưởng hàng đầu ở Việt Nam, điều đó có nghĩa là Pepsi có thể thật sự liên kết với cơ sở tiêu dùng đô thị và đẩy doanh thu trong thị trường nước giải khát đầy cạnh tranh. Nước tương Maggi, với thị phần tăng gần 8% năm 2007, là nhãn hiệu nước ngoài phát triển nhanh nhất ở Việt Nam với thị phần tăng khoảng 16% ở đô thị Việt Nam năm 2007. Những nhãn hiệu thành công khác năm 2007 Một loại nước trái cây của Pepsi, Twister, cũng thành công trong việc tăng thị phần, đứng thứ 7 trong các nhãn hiệu FMCG phát triển nhanh nhất năm 2007. Number 1, cũng của THP, mặc dù không thuộc 10 nhãn hiệu hàng đầu, đứng thứ 12 về tăng trưởng thị phần ở Việt Nam với tăng trưởng 3% trong năm 2007, khiến cho THP trở thành một trong 4 công ty ở Việt Nam có 2 nhãn hiệu đứng trong 20 nhãn hiệu hàng đầu về tăng thị phần năm 2007.Những nhãn hiệu khác trong 20 nhãn hiệu FMCG phát triển nhanh nhất tại đô thị Việt Nam, bao gồm: 333 và Sài Gòn Đỏ (Công ty Bia Sài Gòn), sữa (Vinamilk), rượu Whisky (Grant’s), Mì ăn liền Hảo Hảo, khăn ăn (Vĩnh Huê), khăn giấy (Watersilk), nước mắm Chin Su, bột nêm Aji Ngon, kem đánh răng Colgate, dưỡng thể và dưỡng da tay Oriflame và mỹ phẩm L’Oreal. Tất cả phân tích này dựa trên dữ liệu thống kê về tiêu dùng tại gia ở đô thị Việt Nam của TNS. 9 trong số các nhãn hiệu phát triển nhanh nhất là nước giải khátNăm 2007 hầu như phản ánh năm 2006 khi xét về tỷ lệ tăng trưởng các ngành hàng ở đô thị Việt Nam. Năm 2006, 10 trong 15 ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất là nước giải khát. Một lần nữa trong năm 2007, 4 trong 10 ngành hàng tăng trưởng hàng đầu là nước giải khát. Điều này cho thấy khả năng khuynh hướng phát triển nước giải khát sẽ tiếp tục trong năm 2008.Có 3 yếu tố chi phối sự tăng trưởng này. Đầu tiên và trước hết là tăng trưởng về vật chất. Đã qua rồi cái thời nước sôi hoặc một tách trà nóng đơn giản được sử dụng để làm tỉnh táo cơ thể và tinh thần. Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để dập tắt cơn khát của mình với nhiều loại nước giải khát ngon miệng, nhiều dinh dưỡng và tiện lợi.Thứ hai, người tiêu dùng Việt Nam đã quan tâm hơn đến sức khỏe và tìm kiếm những loại thức uống có lợi cho sức khỏe có thể làm cân bằng lối sống bận rộn và những chế độ ăn kiêng ngặt nghèo.Thứ ba, sự tiện lợi đóng vai trò chính trong việc lựa chọn nhãn hiệu và mặt hàng. Hầu hết lối sống cư dân đô thị đã tăng lên trong vài năm qua. Vì vậy, những sản phẩm chế biến sẵn, tiết kiệm thời gian, cung cấp năng lượng và có lợi cho sức khỏe để duy trì nhịp độ nhanh theo yêu cầu của những cơ hội kinh doanh đang xuất hiện tại Việt Nam. Ngoại hình đẹp và tự tin Một xu hướng khác xuất hiện từ năm 2007 là người tiêu dùng Việt Nam mong muốn nhìn đẹp và cảm thấy tự tin. Xu hướng này rất dễ nhận thấy trên đường phố TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, phụ nữ ngày càng khỏe và đẹp, với nước da trắng đẹp và cách trang điểm quyến rũ. Nam giới cũng đang tiêu tiền để mua lấy sự tự tin. Da phẳng và có mùi xạ hương, không phải mùi dầu nhớt, nam giới cũng ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm chăm sóc cá nhân và các mẹo làm đẹp. Vì vậy, những sản phẩm làm đẹp, chống lại sự lão hóa và nhìn chung khiến một người tự tin và đẹp hơn sẽ tiếp tục tốc độ phát triển nhanh trong năm 2008. Với những diễn biến trong năm 2007, người ta có thể đặt câu hỏi: những sản phẩm nào sẽ nổi bật trong năm 2008? Theo khảo sát của TNS Vietnam, trong các nhãn hiệu Việt Nam và nước ngoài mà mang đến sự tiện lợi trong gia đình, các mặt hàng nước giải khát, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và thời trang sẽ dẫn đầu những thay đổi trong năm 2008. Cuối cùng, với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, người tiêu dùng của đất nước này sẽ nhìn xinh hơn, đúng giờ và khỏe mạnh trên đường đạt đến thành công cá nhân. . Thương hiệu mạnh Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu thị trường Qua lăng kính quan sát của một người làm nghiên cứu thị trường và số liệu khảo sát thực tế,. nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã tổng kết những thương hiệu phát triển nhanh và mạnh nhất tại Việt Nam trong năm 2007 cùng một số dự báo trong năm 2008 này. Việc hòa nhập vào Tổ chức thương. (WTO) của Việt Nam năm 2007 được xem như là lần đầu tiên đưa các nhãn hiệu Việt Nam đứng ngang hàng với các nhãn hiệu quốc tế. Trên cơ sở đó, Công ty nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã tiến

Ngày đăng: 02/04/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan