Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

84 218 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Công ty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, chúng ta đã tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới trong nhiều lĩnh vực Trong đó không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống các ngân hàng thương mại với tư cách là nhà tài trợ lớn của các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án trung và dài hạn Trong bối cảnh khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc huy động vốn của doanh nghiệp qua các kênh như: phát hành cổ phiếu và trái phiếu cũng vẫn khó khăn, thị trường chứng khoán nước ta vẫn còn ở thời kỳ sơ khai, thì vai trò của các Ngân hàng thương mại càng trở nên đặc biệt quan trọng Do vậy, với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, để phù hợp với xu hướng các hoạt động của Ngân Hàng nhằm bổ sung đủ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động ngắn hạn truyền thống Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh khác hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước số lượng các dự án đầu tư ngày càng nhiều Muốn vậy, các dự án này phải đảm bảo chất lượng, tức là phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư trong đó có lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư Chính vì vậy, vai trò to lớn của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư là không thể phủ nhận Hơn nữa, một yêu cầu có tính nguyên tắc đối với Ngân hàng trong hoạt động tín dụng là phải xem xét, lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả vừa đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Công tác thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp cho Ngân Hàng thực hiện yêu cầu này Với ý nghĩa đó việc thẩm định dự án đầu tư góp phần cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Trong đó thẩm định các dự án bất động sản hiện nay là một trong những dự án trung và dài hạn được đặc biệt chú trọng khi nước ta đang trong giai đoạn đô thị hóa, các dự án bất động sản theo đó cũng tăng lên Vì tính cấp bách, tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án bất động sản hiện nay em đã đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu Đồng thời, với sự hướng dẫn nhiệt tình và những đóng LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập góp quý báu của cô giáo Thạc sĩ Trần Thị Mai Hoa cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ tín dụng NHNo & PTNT Hà Nội Vũ Hồng Minh đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập với đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại NHNo &PTNT chi nhánh Hà Nội” Chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các dự án vay vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án bất động sản tại NHNo & PTNT Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại NHNo & PTNT Hà Nội Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 NHNo & PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn 2 TW: Trung ương 3 WB (world bank): Ngân Hàng thế giới 4 ADB (Asia Development Bank): Ngân Hàng Phát triển Châu Á Thái Bình Dương 5 CIC: Trung tâm quản lý thông tin Tín Dụng 6 FAO: Tổ chức lương thực thế giới 7 BĐS : bất động sản 8 DN: doanh nghiệp 9 HTX: hợp tác xã 10 UBND: ủy ban nhân dân 11 HĐTC: hoạt động tài chính 12 HĐKD: hoạt động kinh doanh 13 TSLĐ: tài sản lưu động 14 TSCĐ: tài sản cố định 15 XDCB: xây dựng cơ bản 16 TSLN: tỷ suất lợi nhuận 17 TSĐB: tài sản đảm bảo 18 ĐKKD: đăng ký kinh doanh 19 KDNH: kinh doanh ngoại hối 20 KTNQ: kế toán ngân quỹ 21 HCNS: hành chính nhân sự 22 KTKSNB: kế toán, kiểm soát nội bộ 23 KHTH: kế hoạch tổng hợp 24 HĐQT: Hội đồng quản trị 25.VCSH: vốn chủ sở hữus LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI I Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn 1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà Nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông Nghiệp Ngân Hàng Nhà Nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị Năm 2008 tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường thậm chí vận động theo xu hướng trái chiều Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT vẫn ổn định và tăng trưởng NHNo&PTNT đi đầu trong vai trò ổn định thị trường tiền tệ, là công cụ đắc lực, hữu hiệu của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước trong việc thực thi các chính sách tài chính tiền tệ Với thực lực về thanh khoản và sức mạnh tài chính của mình, NHNo&PTNT đã tiên phong và chủ động bổ sung hàng chục ngàn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn nâng tổng dư nợ cho đầu tư cho khu vực này đạt gần 200.000 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng dư nợ của NHNo&PTNT Chung tay chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng khách hàng do vậy đã và đang trực tiếp hỗ trợ trên 10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn doanh nghiệp có đủ vốn với mức lái suất hợp lý để phục hồi sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu Năm 2008 đánh dấu bước đột phá trong hiện đại hóa công nghiệp ngân hàng của NHNo&PTNT với việc cho hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh và văn phòng giao dịch trên toàn quốc Hệ thống công nghệ hiện đại đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân hàng tiên tiến trên quy mô toàn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh Đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như gởi một nơi, rút tất cả các nơi, thẻ quốc tế, Mobilenbanking; SMS banking, Vntopup, chuyển tiền qua SMS (dịch vụ Transfer) Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải giảm biên chế Năm 2008 NHNo&PTNT vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm 3.000 cán bộ vừa đóng góp giải quyết công ăn LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập việc làm cho xã hội vừa bổ sung cho NHNo&PTNT một nguồn nhân lực trẻ, tài năng, đầy nhiệt huyết Cùng với các hoạt động trong nước, NHNo&PTNT chú trọng mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ quốc tế thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD,… Đánh giá cao Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế liên tục phát triển mạnh, doanh số thanh toán quốc tế đạt 10.7 tỷ USD, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 26.1 tỷ USD Nhiều đại sứ lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng lớn trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ đến thăm và làm việc, ký kết hợp tác với NHNo&PTNT Xác định trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội NHNo&PTNT làm tốt công tác từ thiện như: Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, tài trợ các chương trình từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng;… Đến cuối năm 2008, tổng quỹ đóng góp từ thiện xã hội của các cán bộ toàn hệ thống lên tới 95 tỷ đồng Năm 2008, NHNo&PTNT đã được chính phủ tặng Bằng khen về những thành tích trong việc thực hiện kìm chế lạm phát và nhiều phần thưởng cao quý, lọt vào top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất của giải Sao Vàng Đất Việt, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, top 5 Ngân Hàng giao dịch tiện ích nhất là thương hiệu nổi tiếng theo tín nhiệm của người tiêu dùng, doanh nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập NHNo&PTNT là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007 Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002 NHNo&PTNT đang sung sức và tràn đầy niềm tin vững bước trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế 2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội NHNo&PTNT Hà Nội là một đơn vị trực thuộc NHNo& PTNT Việt nam, trong số các chi nhánh đầu tiên được áp dụng khoa học công nghệ mới, đi tiên phong trong quá trình phát triển kinh tế đô thị nói riêng, kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế thế giới nói chung Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Bank for Agriculture and Rural development Trụ sở chính: 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội (gọi tắt là NHNo&PTNT Hà Nội) là một ngân hàng thương mại quốc doanh và đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh Ngân Hàng LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà Nội NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo & PTNT Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà nội đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm Nông Nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế đất nước nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng thì nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, NHNo&PTNT Hà Nội đã mở thêm các chi nhánh như: Năm 1994 thành lập ngân hàng khu vực chợ Hôm (nay là NHNo&PTNT chi nhánh Hai Bà Trưng) Năm 1995 thành lập ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là NHNo&PTNT chi nhánh Hoàn Kiếm) Ngoài ra, do thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 nên NHNo & PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Năm 1996 thành lập các ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân Năm 1997 thành lập ngân hàng quận Cầu Giấy Năm 2000 thành lập ngân hàng quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch Năm 2002 thành lập 2 ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền và 11 phòng giao dịch đưa số phòng giao dịch huy động vốn và dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNT Hà Nội lên thành 33 phòng giao dịch Từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân Hàng Nông Nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp cả sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành Sau 21 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Từ năm 1995, NHNo & PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vu thanh toán quốc, chỉ sau 10 năm đã có thể giao dịch với gần 800 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tín dụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 150 đến 250 triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo & PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị và các cá nhận có quan hệ tiền mặt với NHNo&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội Ngoài những nhiệm vụ chính NHNo& PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bào lãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ, tự vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 12 - 15% trên tổng thu Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo & PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân Hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao Trong quá trình xây dựng và trưởng thành NHNo&PTNT Hà Nội luôn luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hội như: ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng một Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng Với những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành Ngân Hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà Nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở Phát huy truyền thống 21 năm xây dựng và trưởng thành, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa 3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT Chi Nhánh Hà Nội 3.1 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Chi Nhánh Hà Nội 3.1.1 Chức năng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi Nhánh Hà Nội phải tuân thủ quyết định số 3169/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về chức năng cơ cấu quyền hạn Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương Chi Nhánh Ngân Hàng là đơn vị kế toán trực thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật Cũng như các Ngân Hàng khác Ngân Hàng Nông Nghiệp Chi Nhánh Hà Nội luôn coi trọng nhiệm vụ chú trọng chất lượng tín dụng và nguồn lực Hoạt động huy động vốn của Ngân Hàng luôn cố gắng hết sức đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành Bên cạnh đó là hoạt động thanh toán quốc tế, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Chi nhánh ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng Điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám Đốc có một số Phó Giám Đốc Dưới sự quản lý của chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp còn có các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Mọi hoạt động của phòng giao dịch đều phải có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của giám đốc chi nhánh Thực hiện các biện pháp bảo đảm về an toàn tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại Chi nhánh, khi giao nhận, trên đường vận chuyển Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Chi Nhánh gửi cấp trên Thường xuyên thu thập thông từ trên Ngân Hàng Nhà Nước và hội sở Thường xuyên quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật 3.1.2 Nhiệm vụ Thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại như huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát nội bộ thường xuyên các hoạt động trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàngNông Nghiệp Thực hiện các công việc khác được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp giao 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng a Tổ chức nhân sự Tính đến 31.12.2009, mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Hà Nội gồm: 01 Hội sở chính Chi Nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Hà Nội (bao gồm 8 phòng nghiệp vụ) và 17 phòng giao dịch trực thuộc b Mô hình tổ chức Mặc dù NHNo&PTNT Hà Nội là một trong những đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty 90 nhưng có tư cách pháp nhân riêng, thời hạn hoạt động là 99 năm, chịu điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh Về cơ cấu tổ chức, NHNo&PTNT Hà Nội gồm ban giám đốc, 8 phòng ban và 17 phòng giao dịch trực thuộc với nguyên tắc hoạt động là giám đốc điều hành hoạt động của toàn chi nhánh, trợ giúp cho giám đốc là các phó giám đốc Điều hành hoạt động của các phòng ban là trưởng phòng và các phó phòng Về trình độ chuyên môn của các nhân sự trong ngân hàng: tiến sỹ, thạc sỹ chiếm 0,5%; đại học, cao đẳng chiếm 31%; trung học chiếm 47%; chứng chỉ: 8,5%; sơ cấp: 13% LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn Cẩm Vân Chuyên đề thực tập Sơ đồ 01 Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội Sơ đồ tổ chức Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 4 P.KDNH P.KHTH Phòng giao dịch P.DV&MKT P Điện toán P.P.Tín dụng P.HCNC(HC) P.KTNQ P.KTKSNB P.HCNS(TCCB) (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo&PTNT Hà Nội) 4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4.1 Hoạt động huy động vốn Để thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, bất cứ ngân hàng nào cũng phải làm tốt công tác huy động vốn Hoạt động trên địa bàn được coi là phát triển mạnh về kinh tế, NHNo&PTNT Hà Nội đã tận dụng ưu thế, không ngừng mở rộng quan hệ với khách hàng đồng thời không ngừng cải tiến các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn Ngân hàng có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau song chủ yếu vẫn là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư Hiện nay hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội được chia ra làm 2 đối tượng chính: loại hình khách hàng cá nhân, khách hàng Doanh Nghiệp Hoạt động huy động vốn thông qua dịch vụ tiền gửi có thể là VND hoặc ngoại tệ LớpKinh tế đầu tư 48B ... phòng giao dịch Năm 2002 thành lập ngân hàng Chương Dương Tràng Tiền 11 phòng giao dịch đưa số phòng giao dịch huy động vốn dịch vụ ngân hàng NHNo&PTNT Hà Nội lên thành 33 phòng giao dịch ... tỉnh, thành phố Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW hình thành sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nơng Nghiệp Ngân Hàng Nhà Nước số cán Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư Xây dựng, Vụ Kế toán số đơn... chính, tài sản giao theo quy định pháp luật 3.1.2 Nhiệm vụ Thực nghiệp vụ ngân hàng thương mại huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối thực dịch vụ ngân hàng khác LớpKinh tế đầu tư 48B Nguyễn

Ngày đăng: 19/12/2012, 10:50

Hình ảnh liên quan

Nguụ̀n nụ̣i tợ̀ Nguụ̀n ngoại tợ̀ - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

gu.

ụ̀n nụ̣i tợ̀ Nguụ̀n ngoại tợ̀ Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1: Tỡnh hỡnh huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2007 và 2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 1.

Tỡnh hỡnh huy động vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2007 và 2008 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2: Bỏo cỏo tỡnh hỡnh dư nợ năm 2007-2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 2.

Bỏo cỏo tỡnh hỡnh dư nợ năm 2007-2008 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 3. Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của NHNo &NT Hà Nội - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 3..

Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của NHNo &NT Hà Nội Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 4. Số lượng dự ỏn vay vốn trung và dài hạn bằng nội tệ năm 2008-2009 - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 4..

Số lượng dự ỏn vay vốn trung và dài hạn bằng nội tệ năm 2008-2009 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 6. Số lượng dự ỏn vay vốn trung và dài hạn bằng EUR năm 2008-2009 - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 6..

Số lượng dự ỏn vay vốn trung và dài hạn bằng EUR năm 2008-2009 Xem tại trang 24 của tài liệu.
1. Tỡnh hỡnh cho vay đối với dự ỏn đầu tư bất động sản - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

1..

Tỡnh hỡnh cho vay đối với dự ỏn đầu tư bất động sản Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 10. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh HTX CN Thanh Tùng năm 2007-2008 Đơn vị tớnh: triệu VNĐ - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 10..

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh HTX CN Thanh Tùng năm 2007-2008 Đơn vị tớnh: triệu VNĐ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 12. Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ khả năng thanh toỏn của HTX CN Thanh Tùng năm 2007-2008 - Giải pháp nâng cao hiệu quả NK mặt hàng gia dụng cao cấp của Cty TNHH TM dịch vụ và đầu tư Biển Xanh

Bảng 12..

Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ khả năng thanh toỏn của HTX CN Thanh Tùng năm 2007-2008 Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan