Xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận ở việt nam

15 544 1
Xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận ở việt nam

1 | P a g e TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: “Xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận Việt Nam” Lớp: 1351BRMG0921 Nhóm: Giảng viên:Ths. Khúc Đại Long DANH SÁCH NHÓM STT TÊN THÀNH VIÊN 1 Hà Thị Hoa 2 Nguyễn Thị Hồng 3 Phạm Văn Huấn 4 Nguyễn T Hồng Huế 5 Nguyễn T Ngọc Huệ 6 Kiều Linh Hương 7 Nguyễn Lan Hương 8 Đặng Thanh Hương 9 Nghiêm T Thanh Hương 10 Nguyễn T Minh Huyền 1 | P a g e 2 | P a g e LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hóa Việt Nam và của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển trong nước và trên đấu trường quốc tế. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp hay tổ chức này với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn đó chính là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm. Tạo dựng thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp. Do sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về thương hiệu nói chungthương hiệu chứng nhận nói riêng được nâng cao nên thương hiệu trở thành vấn đề cấp bách cần thực hiện trong các doanh nghiệp và được cả xã hội quan tâm. Để hiểu rõ hơn về thương hiệu nói chung cũng như xu hướng phát triển của thương hiệu chứng nhận tại Việt Nam nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Xu hướng phát triển thương hiệu chúng nhận tại Việt Nam”. 2 | P a g e 3 | P a g e PHẦN I LÝ THUYẾT 1. Khái niệm Thương hiệu chứng nhận là tập hợp các dấu hiệu, hình tượng của bên thứ ba để chứng nhận cho các thương hiệu khác nhau. 2. Đặc trưng cơ bản của thương hiệu chứng nhận • Không gắn lên sản phẩm của chủ sở hữu mà gắn lên sản phẩm của doanh nghiệp khác ( ISO 9000, UL, CECC, chứng nhận an toàn điện). • Thương hiệu chứng nhận xác thực cho một số những đặc tính nhất định ( nguồn gốc xuất xứ. thành phần, độ an toàn, tính vệ sinh, thân thiện với môi trường , tiết kiệm năng lượng ). • Tất cả các thương hiệu chứng nhận đều có quy định về điều kiện sử dụng ( khống chế về thời gian, không gian, loại sản phẩm, hiệu lực ). • Chứng thực của bên thứ ba tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm với những đặc tính được chứng thực của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của chủ sở hữu thương hiệu chứng nhận. 3. Vai trò của thương hiệu chứng nhận • Thương hiêu chứng nhân được bên thứ 3 cấp cho doanh nghiệp. Bên thứ 3 có hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho doanh nghiệp thực hiện viêc kiểm soát sản xuất được dễ dàng hơn. • Tạo lòng tin về chất lượng đối với người tiêu dùng. • Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi đưa ra thị trường dựa vao thương hiệu nổi tiếng của bên được cấp. 4. Xu hướng khai thác các thương hiệu chứng nhận Có 2 xu hướng khai thác thương hiệu chứng nhận: • Trong lĩnh vực kinh doanh: gắn với mục đích thương mại ( bên thứ 3 sẽ thu tiền từ số chứng nhận cấp cho các doanh nghiệp) • Khai thác phi lợi nhuận: một số tổ chức phi chính phủ áp dụng ( chứng nhận của Unessco ) Xu hướng cơ bản đều là khai thác thương mại nhưng với nhiều hình thức khác nhau. Đối tượng khai thác của thương hiệu chứng nhận là các doanh nghiệp có sản phẩm ( khách hang mục tiêu của các thương hiệu chứng nhận kaf các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chứ không phải là người tiêu dùng). Muốn khai thác được thì cần làm cho người tiêu dùng hiểu hơn về thương hiệu chứng nhận. Không chỉ vậy thương hiệu chứng nhận phải song hành với 2 nhóm đói tượng mục tiêu là người tiêu dùng ( làm cho họ hiểu về giá trị , uy tín , nội dung chứng thực của thương hiệu chứng nhận) và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ( nhấn mạnh đến giá trị về lòng tin trong chứng thực thể hiện sự cuốn hút người tiêu dùng đối với nội dung chứng thực). Ngày nay người tiêu dùng thường quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu chứng nhân vì bằng các giác quan thì khó có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. 3 | P a g e 4 | P a g e PHẦN II THỰC TRẠNG Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của thương hiệu nói chung, xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm hết mực. Bởi thông qua chứng thực của bên thứ ba doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tạo dựng được lòng tin cho nghười tiêu dùng của mình. Lòng tin của người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trong, then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển thương hiệu chứng nhận sẽ đem đến cho doanh nghiệp, tổ chức những giá trị mới thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các thương hiệu, góp phần làm đa dạng sản phẩm của doanh nghiệp,tổ chức, ngành nghề của địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định được sự phát triển và tôn vinh thương hiệu cho doanh nghiêp, tổ chức tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng, giúp ngừơi tiêu dùng gia tăng được sự nhận biết với các sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức. Ở Việt Nam, thương hiệu chứng nhận được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề: chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp… Và VietGAP là một ví dụ điển hình trong ngành chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản. I. Giới thiệu về VietGap 1. VietGap là gì? VietGAP: là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là "Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt" của Việt Nam (tương ứng như thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu - GlobalGAP; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Asean - AseanGAP ). Quy trình Vietgap là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, bao gồm những nguyên tắc, trình dự, nội dung, thủ tục, hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Theo FAO “Gap là quá trình thực hành canh tác, chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp”. • Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam. • VietGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba. • VietGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp. • VietGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu dùng. Sử dụng thương hiệu và logo của VietGAP theo qui định. Áp dụng VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Chứng nhận các sản phẩm phù hợp VietGAP là cách mà 4 | P a g e 5 | P a g e VietCert giúp nhà sản xuất chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, nhằm nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường trong nước và quốc tế. Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với VietGAP. VietCert chứng nhận sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP. 2. Ngành nghề chứng nhận bởi VietGap a. VietGap chăn nuôi An toàn thực phẩm phụ thuộc vào tính chất khép kín từng công đoạn trong chuỗi cung ứng thị trường, đó các sản phẩm hợp vệ sinh được chuyển qua công đoạn kế tiếp, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy hại có trong thực phẩm. Tuy nhiên, tính an toàn của sản phẩm sau cùng phụ thuộc vào điểm yếu nhất trong chuỗi thị trường. Đầu tiên, thức ăn chăn nuôi không được chứa chất phụ gia có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. công đoạn thứ hai (tại trang trại), vật nuôi cần được bảo vệ bằng cách tiêm hoặc dùng thuốc thú y để tránh nguy cơ an toàn thực phẩm và không có tồn dư hóa chất trước khi vào các lò giết mổ. Công đoạn thứ ba phải đảm bảo rằng vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi sẽ được vận chuyển như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguy cơ mất an toàn thực phẩm. công đoạn thứ tư (chế biến) khi vật nuôi trở thành thực phẩm (như thịt), hoặc sản phẩm động vật được chế biến thành thực phẩm (như sữa), quy trình chế biến phải được thực hiện trong điều kiện hợp vệ sinh. Trong suốt công đoạn thứ năm (thị trường), thực phẩm phải được thao tác đúng cách và không được đặt trong các môi trường thiếu sự kiểm soát. Cuối cùng, người cung cấp/người tiêu dùng phải hiểu biết cách thức thao tác thực phẩm một cách an toàn. Áp dụng VietGAP trong chăn nuôi là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất chăn nuôi, chế biến và xử lý sau chế biến. • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn b. VietGap trồng trọt Sản xuất rau, quả, chè an toàn theo VietGAP là việc tổ chức sản xuất rau, quả, chè theo quy trình và đảm bảo các tiêu chuẩn của VietGAP của các tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Rau, quả an toàn là sản phẩm tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau, quả, chè an toàn theo VietGAP, được cơ quan chức năng cấp giấy "chứng nhận sản xuất rau, quả, chè an toàn, sản phẩm khi sử dụng đảm 5 | P a g e 6 | P a g e bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt về dư lượng nitrat đạm, hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức chứng nhận sản xuất rau, quả, chè an toàn là Tổ chức có đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực được cơ quan có thẩm quyền Nhà nước chỉ định trong việc kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận sản xuất rau, quả, theo quy trình VietGAP. • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa . c. VietGap thủy sản Áp dụng VietGap là nuôi thủy sản theo một hệ thống được cấp chứng nhận bền vững cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ con giống, thức ăn đến quy trình nuôi. Như vậy, trước tiên các trại giống phải đạt được tiêu chuẩn, sau đó là các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản và đến quy trình nuôi phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí đưa ra trong VietGAP. Việc áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại những lợi ích như sau: • Đối với người lao động: Là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Áp dụng VietGAP trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và việc thường xuyên ghi chép sổ sách, tạo điều kiện thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thủy sản của họ làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó lại càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất. • Lợi ích của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất. • Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP đã khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm thủy sản tốt cho xã hội 6 | P a g e 7 | P a g e • Lợi ích của xã hội: Đây chính là bằng chứng để chống lại việc bôi nhọ tên tuổi của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do các sản phẩm thủy sản vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định về các chất tồn dư trong thủy sản. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Giúp giảm thiểu mâu thuẫn hoặc giải quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, ổn định trật tự xã hội và sự phát triển bền vững. II. Giới thiệu về vải thiều Thanh Hà 1. Giới thiệu về vải thiều Thanh Hà Tương truyền cây vải thiều có mặt vùng Hồng Châu (Hải Dương ngày nay) từ thời vua Mai Hắc Đế, tức là được chuyển ra trồng từ miền Châu Hoan (Thanh Hóa) ra. Thời đó đất Hồng Châu chủ yếu còn là hoang mạc, lầy lội, thưa người ở. Không rõ ai đã mang chúng trồng thử chắc với mục đích mang cống Bắc Triều cho tiện hơn chăng (Thời Bắc thuộc nước ta đã có thời bị lệ thuộc vào lệ cống nạp Lệ chi - quả vải). Vùng đất Thanh Hà có thổ nhưỡng khá đặc biệt, bao bọc xung quanh bởi các con sông trong hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, thuở xưa rất hay bị lụt lội, tuy nhiên cũng vì vậy mà được phù xa bồi đắp, rửa chua khua mặn nên hình như vậy đất trở lên ngọt ngào hơn chăng? Cây lệ chi (tiếng cổ của cây vải thiều) nhanh chóng được trồng trên đất Thanh Hà và không ngờ đất đã cho quả hương vị đặc biệt ngon. Giống vải được ưa chuộng nhất Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhưng được trồng nhiều nhất huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thườnghương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú (Eudynamis scolopacea). Vải, với tên gọi cũ là Lệ Chi, được biết đến Việt Nam qua vụ án Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi. Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương quê hương của cây vải, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm. Vải thiều Thanh Hà đã được UBND huyện Thanh Hà, Sở khoa học Công nghệ Hải Dương tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này lên Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, vải thiều Thanh Hà sẽ là một trong số ít sản phẩm nổi tiếng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến thời điểm hiện tại VN. Hàng năm, ở Thanh Hà thu hoạch khoảng 30.000 tấn đến 50.000 tấn vải mỗi năm. và khoảng 30% là để sấy khô (có năm, vì vải ế, nên tỉ lệ này lớn hơn) còn lại là bán tươi. 2. Đặc điểm vải thiều Thanh Hà • Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín 7 | P a g e 8 | P a g e vào tháng 6. Vải thiều Thanh Hà thường được vận chuyển vào tiêu thụ tại các vùng miền khác như Sài Gòn, Hà Nội • Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Vì vậy nên với sản lượng lớn, người ta thường chế biến bằng cách sấy khô, sản phẩm sau đó gọi là vải khô. Những năm trước, giá cao điểm của mỗi kg vải khô vào khoảng 100 đến 180 nghìn VNĐ. Nhưng hiện nay giá vải khô cũng giảm nhiều, bỏ ra khoảng 30 nghìn sẽ mua được 1 kg vải khô ngay tại đất Thanh Hà. 3. Thị trường tiêu thụ của vải thiều Thanh Hà. Hiện tại, thị trường tiêu thụ chính của vải thiều vẫn là thị trường nội địa trong nước, còn lại một phần xuất khẩu sang Trung Quốc, Campuchia, và một số nước Châu Âu. Vào mùa vải, khoảng giữa tháng 6 là các container lớn thường về thị trấn và các địa điểm mua bán vải thiều rồi chở đi các thành phố lớn tiêu thụ. Thương hiệu Vải thiều Thanh Hà: • Ngày 8/6/2007, vải thiều Thanh Hà đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ trao bằng Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Nghĩa là từ nay "Thanh Hà" trong cụm từ "Vải thiều Thanh Hà" không thuần tuý là một địa danh, mà đã là một thương hiệu sản phẩm, chẳng khác gì "Nước mắm Phú Quốc", "Vang Đà Lạt" • Ngày 14/6/2007, Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà đã xuất khẩu chuyến vải thiều đầu tiên sang CHLB Đức, mở đầu cho lô hàng xuất khẩu 20-25 tấn vải thiều sơ chế, đóng gói. Công nghệ chế biến cũng đã được máy móc hoá chứ không phải "công nghệ tay chân" nữa, nên không những có công suất cao, mà còn giữ cho vải có hương vị tự nhiên, màu sắc đẹp, đảm bảo vệ sinh. 4. Lý do vải thiều Thanh Hà lựa chọn VietGap làm thương hiệu chứng nhận Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà sẽ chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP”. Dự án được thực hiện từ năm 2012 đến 2014 trên quy mô 100 ha vải thiều tại 3 xã (Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy), với khoảng 600 hộ dân tham gia. Năm 2012, thực hiện mô hình 20 ha tại xã Thanh Sơn. Năm 2013, thực hiện mô hình 20 ha tại xã Thanh Khê và duy trì 20 ha xã Thanh Sơn. Năm 2014, làm mô hình 20 ha xã Thanh Thủy và duy trì 20 ha tại xã Thanh Khê. Việc lựa chọn 3 xã trên để thực hiện mô hình vì đây là vùng vải truyền thống, gắn với cây vải tổ và vùng sản xuất của Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Mỗi năm, dự án sẽ xây dựng một mô hình mới, đồng thời duy trì mô hình trước đó nhằm đúc rút kinh nghiệm, tạo điều kiện cho người trồng vải học tập, mở rộng. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 6 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 3,2 tỷ đồng, người dân đóng góp 2,8 tỷ đồng. Khi thực hiện dự án, UBND các xã sẽ quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh vải từ 10 ha trở lên, không xen ghép các loại cây ăn quả khác, không có trang trại chăn nuôi nằm trong vùng và không bị ô nhiễm nguồn nước. Các hộ dân tham gia phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về con người, điều kiện sản xuất (đất, nước, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ). Các cơ quan chức năng sẽ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người trồng vải canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo 8 | P a g e 9 | P a g e ra sản phẩm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương sẽ giám sát và cấp chứng chỉ VietGAP cho sản phẩm vải thiều. Thanh Hà sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP có nhiều thuận lợi. Năm 2011, tổng diện tích trồng vải toàn huyện khoảng 4.950 ha, trong đó vải thiều chiếm 74%. Vải thiều Thanh Hà trồng tương đối tập trung, hình thành từng vùng rõ rệt. Nông dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây trồng này. Mặc dù nhiều năm qua, vải thiều Thanh Hà thường có giá bán thấp nhưng đa số người dân vẫn lưu luyến với cây trồng đặc sản, mong muốn sản phẩm bán được giá, có chất lượng cao. Vải thiều Thanh Hà đã có chỉ dẫn địa lý. Sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt, góp phần tiêu thụ thuận lợi hơn. Dự án này thực hiện thành công sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Theo tính toán sơ bộ của UBND huyện Thanh Hà, vải thiều VietGAP sẽ cho năng suất khoảng 11 tấn/ha, tăng 1,3 lần so với vải thiều sản xuất bình thường; giá bán bình quân khoảng 10 nghìn đồng/kg, gấp 1,6 lần vải bình thường. Sản phẩm vải thiều sẽ có chất lượng tốt. Mặt khác, người trồng vải Thanh Hà sẽ được làm quen với quy trình canh tác mới, hiệu quả để có thể duy trì và nhân rộng khi dự án kết thúc. Ông Ngô Bá Định, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, Chủ nhiệm dự án cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng vải Thanh Hà được nâng cao. Qua đó, thương hiệu vải thiều Thanh Hà sẽ được quảng bá tốt hơn, tạo điều kiện để tiêu thụ dễ dàng. Hiện nay, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, đang xây dựng kế hoạch thực hiện và chuẩn bị quy hoạch vùng sản xuất”. Quy trình sản xuất vải thiều Thanh Hà theo VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Qua 2 năm triển khai dự án, những ưu thế của vải thiều VietGAP đã được khẳng định, đó là: chất lượng ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất ổn định, luôn bán được giá cao, tiêu thụ thuận lợi trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng và hiệu quả, nâng cao được uy tín, chất lượng và thương hiệu vải thiều Thanh Hà nên cần được nhân rộng. Trong quá trình thực hiện, hầu hết các hộ nông dân chăm sóc vải theo quy trình VietGAP. Các hộ đã thực hiện kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cho cây vải ngay sau khi thu hoạch và sau mỗi đợt lộc; chủ động kiểm tra vườn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu nằm trong danh mục được cho phép, phun phòng trừ sâu bệnh kịp thời do đó đã vùng vải dự án ít bị sâu bệnh hơn so với vùng xung quanh. Việc quản lý nuôi thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên vườn vùng dự án được các hộ dân thực hiện triệt để, cơ bản không còn trường hợp nuôi thả gia súc, gia cầm trên vườn gây ô nhiễm nguồn nước, đất thực hiện sản xuất vải theo quy trình VietGAP. III. Thực trạng phát triển thương hiệu vải thiều Thanh Hà do VietGap chứng nhận 9 | P a g e 10 | P a g e Vải thiều Thanh Hà được người dân trong ngoài nước ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giá bán rẻ phù hợp túi tiền người tiêu dùng. Thương hiệu vải thiều Thanh Hà ngày càng phát triển bền vững nhờ áp dụng mô hình sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP. Trong hai năm 2012, 2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà đã triển khai dự án "Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP" tại xã Thanh Sơn và xã Thanh Khê với quy mô gần 60 ha, có gần 400 hộ tham gia. Ngoài vùng triển khai dự án, nhiều hộ dân các xã như Thanh Xá, Hợp Đức, Thanh Sơn đã mạnh dạn áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, với diện tích lên đến 28 ha. 1. Ưu điểm • Những ưu thế của vải thiều VietGAP đã được khẳng định, đó là: chất lượng ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất ổn định, luôn bán được giá cao, tiêu thụ thuận lợi trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng và hiệu quả, nâng cao được uy tín, chất lượng và thương hiệu vải thiều Thanh Hà nên cần được nhân rộng. • Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, năm 2013 diện tích vải thiều của huyện là 2.975 ha, sản lượng vải đạt 13.000 tấn, cao hơn 2.000 tấn so với năm 2012. Số hộ được cấp chứng nhận sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP tăng từ 36 hộ (năm 2012) lên 100 hộ (năm 2013). Vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP sinh trưởng và phát triển tốt, quả đồng đều và lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Năng suất vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đạt 5 - 6 tạ/sào, tương đương với vải canh tác theo quy trình truyền thống. Tuy nhiên, vải thiều VietGAP có chất lượng tốt hơn, quả ít bị sâu, bệnh hại, mã đẹp, bảo đảm an toàn thực phẩm. Năng suất của vải thiều VietGAP đạt khoảng 11 tấn/ha, cao hơn 2-3 tấn/ha so với sản xuất đại trà. Giá bán vải thiều VietGAP cũng cao hơn sản phẩm đại trà. Giá bán vải thiều bình quân đạt 11.000-16.000 đồng/kg, trong đó, vải thiều được trồng theo quy trình VietGAP luôn có giá bán cao hơn so với vải trồng đại trà từ 10-15%, đạt 15.000-18.000 đồng/kg. Đây là một thành công của dự án sản xuất vải theo quy trình VietGAP đã được triển khai tại huyện Thanh Hà. 2. Nhược điểm Có thể thấy việc các hộ nông dân trồng vải thiều tại Thanh Hà được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang mở ra một trang sử mới đối với người trồng vải. Đây là sự cố gắng, nỗ lực, là niềm vinh dự, tự hào của người dân trồng vải thiều trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và cũng là tiền đề để vải thiều Thanh Hà bước vào thị trường thế giới rộng lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu, thị trường Mỹ và Nhật Bản vì đây đều là những thị trường khó tính nhưng có sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, những khó khăn khi thực hiện tiêu chuẩn VietGAP trên cây vải thiều cũng không ít. 10 | P a g e [...]... lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân Việc phát triển thương hiệu nói chung cũng như thương hiệu chứng nhận tại Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đang có những lựa chọn khác nhau để gắn thương hiệu của mình với giá trị đổi mới, năng lực sáng tạo, từng bước xây dựng thương hiệu vững mạnh... trình sản xu t vải theo VietGap Đề ra xu hướng phát triển cho vải thiều Thanh Hà Trong thời gian tới, việc cần làm tiếp theo là dựa vào sự trợ giúp đồng bộ của các cơ quan, doanh nghiệp mà ta thường gọi là liên kết "bốn nhà" đó là mô hình liên kết giữa Hiệp hội sản xu t và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) - đại diện của người sản xu t vải, Tổng công ty Xu t nhập khẩu Rau quả Việt Nam (Vegetexco),... phẩm để người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp Cần nhìn nhận sự giảm sút của vải Thanh Hà cả hai khâu: sản xu t và thị trường để nhận biết rõ và đưa ra giải pháp để khôi phục lại vị thế của cây vải, của nghề trồng vải, nguồn thu lớn của địa phương Đối với khâu sản xu t thì đáng lẽ, với lợi thế đặc sản đã có thương hiệu từ lâu, vải Thanh Hà có khả năng dẫn dắt làm chủ thị trường , phải... cơ hội để Thanh Hà quảng bá thương hiệu của một sản vật nổi tiếng xứ Đông đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng vải xứ Đông, để tìm hiểu về Cây Vải tổ đã được Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam công nhận và còn là để trải nghiệm Tuy nhiên, chưa có cơ quan, đơn vị nào của địa phương đứng ra tổ chức hoạt động này và hiện chưa có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho... cản trở quá trình vận chuyển thu mua vải thiều Giải pháp Để cây vải thiều đặc sản luôn là một cây trồng chủ lực và có chỗ đứng trên thị trường, các cấp, các ngành và đặc biệt là huyện Thanh Hà cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm vải thiều; đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông; nâng cấp các chợ đầu mối để thu mua và tiêu thụ vải; mở rộng vùng sản xu t vải... thiều VietGAP tuy có chất lượng ngon hơn so với vải thiều sản xu t theo đại trà, nhưng có mẫu mã chưa thật sự nổi bật để tạo sức hút và tăng tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế giá bán chưa thực sự đem lại lợi nhuận tối ưu cho người sản xu t Bên cạnh đó, sản xu t vải thiều nói chung và sản xu t vải thiều theo VietGAP nói riêng vẫn gặp khó khâu tiêu thụ sản phẩm Những vướng mắc gặp phải trong quá... 13 | P a g e của du khách Những chuyến tham quan thường chỉ diễn ra trong ngày hoạt động quảng bá thương hiệu bằng những tua du lịch sinh thái vào mùa thu hoạch cũng là một việc cần nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và chính các hộ nông dân vùng vải thiều Thanh Hà KẾT LUẬN Có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự... cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp (Casrad) đơn vị nghiên cứu tư vấn các mô hình liên kết tổ chức nông dân mới và chính quyền địa phương huyện Thanh Hà để tiếp tục xây dựng mô hình “sản xu t vải thiều theo quy trình VietGAP” Ngoài các giải pháp về sản xu t, các cơ quan chuyên môn cũng cần quan tâm hơn đến khâu chế biến, bảo quản, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm để người nông dân nâng cao hiệu quả... Số người tham gia:10/10 Nội dung cuộc họp: tổng kết lại toàn bộ các phần Phân công thảo luận, thuyết trình HàNội,ngày19tháng11năm2013 Nhóm trưởng Thư ký 14 | P a g e 15 | P a g e Trường Đại học Thương Mại Khoa kinh doanh thương mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (nhóm ) STT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ghi chú Hà Thị Hoa Nguyễn Thị Hồng Phạm Văn... theo hướng dẫn như bón phân chưa đủ lượng, không áp dụng các biện pháp khống chế lộc đông, chưa thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời sâu bệnh, còn để xảy ra hiện tượng sâu đục gân hại lá, sâu đo gây hại hoa; chưa thực hiện triệt để tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cây sau thu hoạch; đa số các hộ chưa ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ theo dõi nhật ký vườn, theo dõi mua bán phân bón theo hướng . về thương hiệu nói chung cũng như xu hướng phát triển của thương hiệu chứng nhận tại Việt Nam nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Xu hướng phát triển thương hiệu chúng nhận tại Việt. 1 | P a g e TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Xu hướng phát triển thương hiệu chứng nhận ở Việt Nam Lớp: 1351BRMG0921 Nhóm: Giảng viên:Ths khai thác các thương hiệu chứng nhận Có 2 xu hướng khai thác thương hiệu chứng nhận: • Trong lĩnh vực kinh doanh: gắn với mục đích thương mại ( bên thứ 3 sẽ thu tiền từ số chứng nhận cấp cho

Ngày đăng: 01/04/2014, 17:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan