Bài thảo luận Kinh tế vĩ mô về lạm phát docx

7 3K 50
Bài thảo luận Kinh tế vĩ mô về lạm phát docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận môn: Kinh tế mô Giảng viên: Nguyễn Như Trang Nhóm 8 Chủ đề: Tìm hiểu một số tác động của lạm phát tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tới sự phân hóa giàu nghèo…trong thời gian qua. Phân tích các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Các thành viên trong nhóm: 1) Đặng Thị Tiểu Mai 2) Lương Thị Hồng 3) Phạm Ngọc Mai 4) Lý Mai Thùy 5) Lương Thị Hồng Hạnh 6) Trần Thị Chang 7) Bùi Thị Bích Phương 8) Quản Thị Hồng 9) Nguyễn Thị Lâm Anh Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Qua bài trình bày của mình, nhóm 8 mong rằng sẽ cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin liên quan đến vấn đề này. 1. Khái niệm lạm phát Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác *Các loại lạm phát - Lạm phát vừa phải - Lạm phát phi mã - Siêu lạm phát *Nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát do tiền tệ - Lạm phát ỳ 2. Tác động của lạm phát: 2.1. Tác động của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Lạm phát được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế đang phát triển. Giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi lẫn nhau. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng, tuy nhiên chúng lại là vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Mọi hoạt động kiềm chế lạm phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp, gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, do đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Một đất nước dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó. Cụ thể: * Tác động tích cực - Lạm phát vừa phải tạo một sự chênh lệch giá hàng hóa dịch vụ giữa các vùng làm thương mại năng động hơn. - Các doanh nghiệp thế sẽ tăng sản xuất đẩy mạnh cạnh tranh đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hơn với chất lượng cao hơn - Lạm phát vừa phải làm cho đồng nội tệ mất giá nhẹ so với đồng ngọai tệ Đây là lợi thế để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, lạm phát vừa phải tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải * Tác động tiêu cực - Lạm phát làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình. - Môi trường lạm phát cao, sức mua của đồng tiền bị bào mòn, nó như một loại thuế đánh vào thu nhập thực tế của người có thu nhập. Điều này ai cũng biết, như trước đây, 10 nghìn mua được một kg gạo, hiện tại mua được ½ kg thôi. - Lạm phát kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc… gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí. - Xuyên tạc bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo. - Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao. - Ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị. - Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút. được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội Từ số liệu tổng hợp ở trên cho thấy hệ số tương quan giữa chỉ số lạm phát CPI và GDP là r= -0,426. Điều đó có nghĩa là 95,7% số liệu trên Bảng 1 cho thấy khi lạm phát tăng 1% sẽ đẩy tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại 0,42% và ngược lại. Như vậy, nếu muốn tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm chế giảm lạm phát. (Nguồn: Tài liệu sưu tập của SCDRC trong lạm phát và tốc độ phát triển kinh tế ở Việt Nam) Trong năm 2012, GDP chỉ tăng trưởng 5,03%, là mức tăng trưởng thấp nhất so với 12 năm trước đó, thấp hơn mức dự kiến 5,3% của Chính phủ trong khi chỉ số CPI là 6,81%. 2.2 Tác động của lạm phát tới sự phân hóa giàu nghèo + Lạm phát tăng cao có tác động xấu và nặng nề đến đời sống của những người nghèo, người thu nhập thấp và đặc biệt những người có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp xã hội. Với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn trong tổng thu nhập, họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày. Còn những người nghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày, có bao nhiêu phải chi hết, thậm chí không đủ mà chi. vậy, giá cả lên sẽ khiến cuộc sống vốn eo hẹp của nhóm đối tượng này càng eo hẹp và khó khăn hơn. Nếu giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cực đến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn. + Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi. + Lạm phát làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.  Chính các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trong những mục tiêu lớn của kinh tế mô. 2.3 Một số tác động khác của lạm phát • Mất cân đối cơ cấu kinh tế: Khi lạm phát cao và không dự đoán được các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro • Rối loạn lưu thông: khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn • Tăng tỉ giá hối đoái (đồng nội tệ mất giá): điều này làm tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu • Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước: bào mòn giá trị thực của những khoản công phí, nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái (khi lạm phát cao, kéo dài) • Hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào khủng hoảng: Điều này xảy ra khi nền kinh tế rơi vào lạm phát cao và siêu lạm phát. Lúc này, nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản mất khả năng thanh toán, lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. 3. Các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay 3.1. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua điều chỉnh lãi suất Điển hình là vào năm 2008, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu của tháng 2 năm 2008 các NHTM, đã phải thực hiện đồng thời 4 quyết định về thắt chặt tiền tệ của NHNN: 1) Tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% 2) Phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Trong đó 3 NHTM nhà nước có quy lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua đến 3000 tỷ đồng, 2 NHTM cổ phần thuộc tốp đầu phải mua 1200 tỷ đồng và 1500 tỷ đồng các ngân hàng thuộc nhóm giữa phải mua từ 400 đến 500 tỷ đồng/ ngân hàng 3) Từ tháng 2-2008 các loại lãi suất chủ đạo của ngân hàng nhà nước tăng cao hơn trước. theo đó lãi suất cơ bản tăng từ 8.25% lên 8.75%/năm, lãi xuất tái cấp vốn tăng từ 6.5% lên 7.5% /năm và lãi xuất tái chiết khấu tăng từ 4.5% lên 6.5% năm 4) NHNN ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1//2/2008 về sửa đổi chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của NHTM, quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với chỉ thị 03 trước đây Gần đây nhất, vào tháng 3/2011, với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua tranh tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền gửi từ dân cư, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một loạt các biện pháp áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND). Điều này khiến cho lãi suất thực tế âm trong 1 khoảng thời gian dài 3.2. Thực hiện chính sách tài khóa: Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm thâm hụt ngân sách. +) Cắt giảm đầu tư công Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm 45% tổng đầu tư xã hội, cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Để tạo ra GDP trị giá 130 tỷ USD, Việt Nam cần tới 100 cảng biển, trong đó có tới 20 cảng biển quốc tế, 28 sân bay, trong đó có 8 sân bay quốc tế, 15 khu kinh tế ven biển, gần 30 khu kinh tế cửa khẩu, hơn 280 khu công nghiệp và khoảng 700 cụm công nghiệp. Trong khi đó, GDP của Nhật Bản hơn 5.000 tỷ USD nhưng họ chỉ có 4 sân bay quốc tế hay như Australia có quy nền kinh tế 1.230 tỷ USD và diện tích gấp nhiều lần Việt Nam cũng chỉ có 2 sân bay quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần xác định những dự án cần triển khai xây dựng ngay, những dự án xây dựng trong những năm sau. Trong triển khai thực hiện các dự án, Chính phủ cần chú ý giải ngân kịp thời, nhằm hạn chế tình trạng gây sức ép tăng giá vào cuối năm khi đầu năm thì chậm hoặc không giải ngân, để đến gần cuối năm mới đẩy mạnh giải ngân làm cho một lượng tiền mặt lớn đi vào lưu thông, tác động làm +) Giảm chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước Chính phủ cần kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu công, nhất là các khoản chi thường xuyên như: Mua sắm xe công, xây trụ sở cơ quan công quyền, kiên quyết cắt giảm biên chế ở các cơ quan công quyền để giảm bớt chi phí nhân sự, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, giảm bớt chi phí cho hội họp,thông qua phát triển phương thức họp trực tuyến Theo Bộ Tài chính, tình hình thu ngân sách bốn tháng đầu năm hết sức khó khăn, ước đạt 164.290 tỉ đồng, bằng 30% dự toán, thấp hơn so với kế hoạch (số thu bốn tháng phải đạt 33-35% dự toán năm). Theo dự thảo thu chi 8 tháng cuối năm 2013 của bộ tài chính thì các bộ ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngoài lương trong tám tháng cuối năm (ước tính số tiền cắt giảm khoảng 4.000 tỉ đồng, trong đó địa phương 3.000 tỉ đồng, trung ương 1.000 tỉ đồng). 3.3. Tập trung sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, đẩy nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tập trung sản xuất công nghiệp khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Biện pháp này đã làm tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và nhập khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Năm 2012, Việt Nam xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, mức xuất siêu là 0,3 tỷ USD. Tình hình xuất siêu của Việt Nam năm 2012 cho thấy, nền kinh tế có khả năng giữ ổn định đồng tiền và tỷ giá hối đoái, mặc dù xét về dài hạn khá khó khăn. Hơn nữa, việc nhập khẩu khá lớn nguyên vật liệu trong năm 2012 sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất trong năm 2013. Các nhà kinh tế dự đoán trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan vào khoảng 30-35%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: hàng nông sản, dệt may, thủy sản, linh kiện điện tử… sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh. Lợi thế của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu sẽ được bộc lộ dần. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu nóng lên trong năm 2013 như được dự báo, giá nông sản thế giới tăng cao và Việt Nam sẽ gặp cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác: +) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. +) Triệt để tiết kiệm trong sản xuất tiêu dùng và tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá +) Đưa dự báo kinh tế lên thành một trong những nhiệm vụ kinh tế hàng đầu +) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền +) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. . nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát do tiền tệ - Lạm phát ỳ 2. Tác động của lạm phát: 2.1. Tác động của lạm phát đến sự phát triển kinh tế Lạm phát được. kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế) trở thành một trong những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô. 2.3. Bài thảo luận môn: Kinh tế vĩ mô Giảng viên: Nguyễn Như Trang Nhóm 8 Chủ đề: Tìm hiểu một số tác động của lạm phát tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tới sự phân

Ngày đăng: 01/04/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan