MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

76 1.2K 18
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Trang 1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁXUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤTNHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3

1.1.2 Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNGHÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 6

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm 6

1.2.2 Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm 7

1.2.3 Người bảo hiểm 8

1.2.4 Thời hạn bảo hiểm 8

1.2.5 Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm 9

1.2.6 Phí bảo hiểm 11

1.2.7 Các điều kiện bảo hiểm 12

1.3 CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬPKHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 16

1.3.1 Vai trò của công tác khai thác 16

1.3.2 Qui trình khai thác 17

1.3.2.1 Tiếp thị nhận yêu cầu từ khách hàng 17

Trang 2

1.3.2.5 Ký duyệt đơn bảo hiểm 18

1.3.2.6 Đóng dấu chuyển đơn, lưu chuyển nghiệp vụ 19

1.3.2.7 Theo dõi quản lý đơn 19

1.3.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và công cụ xúc tiến bán hàng20 1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢOHIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNGĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM

2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNGHOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .34 2.2.1 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 34

2.2.2 Thuận lợi khó khăn khi triển khai nghiệp vụ 41

2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNGHÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂNTẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 46

2.3.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO 46

Trang 3

hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 51

2.3.4 Những thuận lợi khó khăn cơ bản của công ty khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨYKHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬPKHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 58

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢOHIỂM PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI 58

3.1.1 Định hướng phát triển chung 58

3.1.2 Định hướng phát triển công tác khai thác nghiệp vụ BHHH XNK vận chuyển bằng đường biển 60

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KHAI THÁC 61

3.2.1 Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng 61

3.2.2 Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi trước khi ký kết hợp đồng 62

3.2.3 Cải tiến đa dạng hoá sản phẩm 63

3.2.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng đại lý, cộng tác viên khai thác 63

3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên khai thác 64

3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin 64

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 65

3.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật tạo điều kiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước 65

3.3.2 Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 4

Từ viết tắt Nội dung

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO 36

Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008) 38

Bảng 2.2 Lợi nhuận của Pjico 2004-2008 40

Bảng 2.3: Tốc độ tăng KNXNK cả nước giai đoạn 2005-2008 42

Bảng 2.4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nướcgiai đoạn 2004 - 2008 43

Trang 5

đoạn 2004-2008 48Sơ đồ 2.2: Dịch vụ trong phân cấp 55Sơ đồ 2.3: Dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp 56Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm hànghoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2004-2008) 59Bảng 2.8: Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằngđường biển tại PJICO(2004- 2008) 60Bảng 2.9: Tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu phítoàn công ty giai đoạn 2004-2008 61Bảng 2.10: Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tạiPJICO năm 2008 62Bảng 2.11: Hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằngđường biển tại PJICO giai đoạn 2006-2008 63Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2009 67

Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệp vụ năm 2009 68

Trang 6

Bảng 2.2

Bảng 2.3Tốc độ tăng KNXNK cả nước giai đoạn 2005-2008 34

Bảng 2.4Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008

Bảng 2.5Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểmtrong nước giai đoạn 2004 - 2008

Bảng 2.6Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập giai đoạn 2004-2008

Bảng 2.7Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí bảo hiểmhàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO(2004-2008)

Bảng 2.8Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vậnchuyển bằng đường biển tại PJICO(2004- 2008)

Bảng 2.9 Tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanhthu phí toàn công ty giai đoạn 2004-2008

Bảng 2.10

Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảohiểm tại PJICO năm 2008

54

Trang 7

Bảng 3.1Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2009 59

Bảng 3.2Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệp vụ năm

Giá trị hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004-2008

Biểu đồ 2.4

Giá trị hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004-2008

37Sơ đồ

Sơ đồ 2.3 Dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp 48

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế ngày nay đã và đang trở thành một đòi hỏi khách quan, một yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất ở các nước Và cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế kéo theo dịch vụ vận chuyển nói chung và dịch vụ vận chuyển bằng đường biển nói riêng ngày càng phát triển Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của thế giới Giá trị của hàng hoá xuất nhập khẩu thường là lớn nên việc mua bảo hiểm tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp vì vậy mà bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đến nay trở thành tập quán thương mại quốc tế.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng lên đáng kể Nhưng thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mối khai thác được gần 7% giá trị hàng hóa xuất khẩu và gần 33% giá trị hàng hoá nhập khẩu Hàng năm làm chảy máu ngoại tệ khoảng gần 70 triệu USD tiền phí bảo hiêm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài Để tìm hiểu nguyên nhân nằm ở đâu và các giải pháp cần thực hiện như thế nào nhằm giành lại thị phần nghiệp vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước Với mong muốn đó cùng với cơ hội được đi thực tập tại doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch thực tập của trường em đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình là:

“Một số giải pháp thúc đẩy khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩuvận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex”

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo thì kết cấu của chuyên đề gồm ba chương như sau:

Trang 9

Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Chương 2: Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo-Th.S Nguyễn Thị Lệ Huyền và sự giúp đỡ của các anh chị tại Văn phòng bảo hiểm khu vực I của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức, kinh nghiệm hạn chế nên bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót mong cô và anh chị các bạn thông cảm.

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁXUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤTNHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường biển

Thời xưa, hàng hóa thường được vận chuyển bằng đường hàng hải Các chuyến tàu có thể gặp những điều không may trong chuyến hải trình như cướp biển, đá ngầm, bão táp…Các chủ hàng rất lo lắng cho mỗi chuyến hàng Bởi vì họ có thể bị phá sản do mất hết hàng hóa nếu tàu của họ gặp phải rủi ro Các chủ hàng có cùng lo lắng như nhau, cuối cùng họ cũng nghĩ ra một cách đó là chia đều hàng hoá ra nhiều chiếc tàu có cùng lịch trình, để chẳng may có chiếc tàu nào gặp tai nạn thị họ cũng chỉ mất có một phần hàng hóa, chứ không mất trắng và bị phá sản Nhưng cách làm này cũng có điều bất tiện họ phải tìm những chuyến tàu có cùng lịch trình, cùng tải trọng, giá trị hàng hoá cũng phải tương đương nhau Nên giữa thế kỷ XIV ở nước Ý, chủ hàng nghĩ ra một cách khác hay hơn, thuận tiện hơn: chủ hàng ký quỹ với nhà băng bằng chính số hàng hoá của họ, khi số hàng hoá đó cập bến cảng cuối cùng một cách an toàn thì chủ hàng phải trả cả phần vốn vay và lãi Còn nếu hàng bị tổn thất trên chuyến hành trình thì sẽ được nhà băng xoá toàn bộ số nợ hay một phần tuỳ thuộc vào số hàng bị tổn thất đó Phần lãi vay ở đây vì có cả phần chi phí đảm bảo rủi ro nên các chủ hàng phải trả lớn hơn phần lãi vay thông thường Đây còn gọi là chế độ “vay mượn phiêu lưu” và phần chênh lệch giữa lãi vay và lãi vay thông thường là phí bảo hiểm trá hình Như vậy, bảo hiểm hàng hải ra đời đầu tiên ở Ý Thế kỷ XVII, nước Anh chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế Thành thói quen các nhà buôn

Trang 11

thường hay tập trung ở quán café để trao đổi tin tức về hàng hoá và các chuyến tàu vận chuyển hàng Và tại các quán café các nhà buôn có thể gặp các chủ ngân hàng, người chuyên chở bàn luận trực tiếp với nhau Năm 1683, tại quán café ở London của Edward Lloyd làm chủ cửa tiệm cũng diễn ra các hoạt động giao dịch của chủ hàng, chủ tàu, chủ nhà băng và quán này ngay càng rất đông các thành viên tham gia Đến năm 1770, quán cafe này đã trở thành một tổ chức của các nhà bảo hiểm có tư cách pháp nhân và đổi tên gọi là “Lloyd’s” Năm 1871, hợp nhất lại theo luật Quốc hội trở thành Hội đồng Lloy’s và sau này trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm, hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.

Đến nay, cùng với sự phát triển của thương mại thế giới bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phát triển hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong đó, nước Anh có thị trường bảo hiểm London là thị trường lớn nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm nhiều nước.

1.1.2 Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyểnbằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể tiến hành theo 4 hình thức: bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt hỏa hay đường biển Theo thống kê có khoảng hơn 90% khối lượng hàng hoá XNK của thế giới được vận chuyển bằng đường biển Bởi vì, vận chuyển bằng đường biển có những ưu điểm mà các dịch vụ vận chuyển khác không có được như:

- Vận chuyển bằng đường biển có thể chở được nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn thậm chí cả những loại hàng hoá siêu trường và siêu trọng mà các phương tiện vận tải khác như: Đường bộ, đường sông, đường hàng không… không thể đảm nhận được.

- Do vận chuyển bằng đường biển lợi dụng được những điều kiện thiên nhiên của biển nên chi phí như vốn, nguyên vật liệu, sức lao động… bỏ ra

Trang 12

thường ít hơn so với chi phí bỏ ra cho những phương tiện khác Chính điều này làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác Đây là ưu thế mà những doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển bằng đường biển để XNK hàng hoá trong thương mại quốc tế.

- Các tuyến vận chuyển bằng đường biển thường là rộng lớn nên người ta có thể đồng thời tổ chức được nhiều tuyến tàu trên cùng một tuyến hoặc cho cả hai chiều.

- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực cũng như quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ…

Vì vậy, nhiều nước mặc dù không tiếp giáp với biển nhưng cũng phải thông qua cảng của người khác để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển như Lào, Séc…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vận chuyển bằng đường biển cũng có một số nhược điểm sau:

- Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, yếu tố xã hội hoặc con người.

Do yếu tố tự nhiên: Quá trình vận chuyển hàng hoá trên biển phụ thuộc rất

nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu… Mặc dù hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển chúng ta có thể dự báo được thời tiết, cảnh báo được động đất sóng thần… nhưng các yếu tố tự nhiên luôn xảy ra bất cứ lúc nào và không theo một quy luật nhất định nào Vì vậy, những thiên tai như: bão, sóng thần, lốc, vòi rồng… khi xảy ra có thể gây thiệt hại vô cùng to lớn về cả người và của.

Do yếu tố kỹ thuật: Ngày nay, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các

phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại Nhưng dù máy móc hiện đại đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót, trục trặc về mặt kỹ thuật Đó có thể là trục trặc của chính bản thân con tàu, kỹ thuật dự báo, các tín hiệu điều

Trang 13

khiển từ đất liền hoặc từ vệ tinh… từ đó gây ra đổ vỡ mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng hoá XNK.

Do yếu tố xã hội con người: Hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị

cướp hoặc bị thiệt hại do chiến tranh…

- Tốc độ tàu biển thường chậm, hành trình trên biển thường có thời gian dài nên xác suất rủi ro xảy ra trên biển là rất cao Thêm vào đó, việc ứng cứu rủi ro, tai nạn lại gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến hàng thường có giá trị rất lớn bao gồm giá trị tàu và hàng hoá trở trên tàu nên khi tổn thất xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.

- Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, chủ phương tiện sẽ là người chịu trách nhiệm chính Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.

Để phát huy tối đa những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển đã ra đời Từ khi nghiệp vụ ra đời thì các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, ổn định kinh doanh giúp nền kinh tế phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Nghiệp vụ cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động XNK hàng hoá phát triển nhanh chóng như ngày hôm nay

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Trong nghiệp vụ này đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác (gồm cả thời gian lưu kho, trung chuyển, chờ xếp lên phương tiện hoặc chờ chủ hàng nhận

Trang 14

lại hàng) “ Hàng hoá” bao gồm tài sản, sản phẩm, món hàng, vật phẩm bất kỳ các loại ngoại trừ súc vật sống và hàng hoá mà hợp đồng vận tải nói rõ sẽ được xếp trên boong và được chuyên chở như vậy Mục đích của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là trợ giúp về mặt tài chính, tránh tình trạng phá sản cho người tham gia bảo hiểm.

1.2.2 Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm

Người tham gia bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân ký kết HĐBH với công ty bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm phải trả lời trung thực, chính xác các câu hỏi có liên quan đến đối tượng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm yêu cầu.

Người được bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân có hàng hoá được bảo hiểm theo HĐBH.

Vì trong hoạt động xuất nhập khẩu có sự tham gia của ba bên:bên xuất khẩu, nhập khẩu và bảo hiểm Tùy vào hợp đồng mua bán theo điều kiện thương mại quốc tế nào mà người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể là giống và khác nhau Để làm rõ ta đi vào ví dụ cụ thể.

Theo Incoterms 2000, hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các

bên tham gia sử dụng Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I –

insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí) Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng Giao

hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu” Theo điều

kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu: nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía xuất khẩu, phía xuất khẩu là bên tham gia bảo hiểm, trong trường hợp này người bán đứng ra mua bảo hiểm thì

Trang 15

Người được bảo hiểm ghi trong HĐBH chính là người bán nhưng trên thực tế quyền lợi bảo hiểm lại thuộc về người mua hàng Do đó khi mua bảo hiểm người bán hoặc đại diện của họ phải ký hậu ở mặt sau giấy chứng nhận bảo hiểm để chuyển toàn bộ quyền lợi bảo hiểm sang cho người mua Lúc đó, người mua hàng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Người được bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng; nếu nhập theo điều kiện FOB, quyền vận tải và quyền tham gia bảo hiểm thuộc phía người nhập, người nhập khẩu vừa là người tham gia bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm

1.2.3 Người bảo hiểm

Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm có đầy đủ tư cách pháp nhân được Nhà nước cho tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được phép ký hợp đồng bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm Bù lại người tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm Khoản phí này sẽ không đựơc trả lại nếu không có tổn thất xảy ra với đối tượng tham gia bảo hiểm Các công ty bảo hiểm ngoài việc đáp ứng an toàn của người tham gia thì lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh.

1.2.4 Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian mà hàng hoá được bảo hiểm khi gặp tổn thất (trừ những rủi ro loại trừ không được bảo hiểm) thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm đối với hàng hoá đó

Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển thì trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm được rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong HĐBH để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường Trách nhiệm bảo hiểm kết thúc sẽ kết thúc khi:

Trang 16

- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có ghi trên HĐBH.

- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận ghi trong HĐBH mà Người được bảo hiểm chọn làm:

+ Nơi chia hay phân phối hàng

+ Nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường

- Khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hoá bảo hiểm hoặc sà lan (nếu là tàu Lash) khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm.

* Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng chưa kết thúc bảo hiểm, hàng hoá được gửi tới một nơi nhận hàng không đúng với địa danh nhận hàng ghi trong đơn bảo hiểm thì bảo hiểm trong khi giữ nguyên hiệu lực, sẽ không mở rộng giới hạn qua lúc bắt đầu vận chuyển tới một nơi nhận hàng khác như vậy.

* Trong quá trình vận chuyển nếu xảy ra chậm trễ mà Người được bảo hiểm không thể tránh được hoặc những trường hợp tàu đi chệch hướng, dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết về việc xảy ra hoặc thay đổi đó và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu Người được bảo hiểm sẽ mất quyền đòi bồi thường nếu không đáp ứng đúng yêu cầu này.

1.2.5 Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là giá trị của là giá trị của hàng hoá được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan Người tham gia bảo hiểm có thể được bảo hiểm thêm

Trang 17

phần lợi nhuận thương mại hay phần lãi dự tính nếu đóng thêm phí Phần lãi dự tính này được tính tối đa 10% giá CIF.

Công thức xác định giá CIF:

Số tiền bảo hiểm là số tiền được đăng ký bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm, là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm Và về nguyên tắc số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá giá trị bảo hiểm hay bằng giá CIF gọi là bảo hiểm ngang giá trị hay bảo hiểm toàn phần, còn thấp hơn giá CIF gọi là bảo hiểm dưới giá trị Nếu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm gọi là bảo hiểm trên giá trị hay bảo hiểm vượt mức Trong thực tế khách hàng thường tham gia bảo hiểm ngang giá trị.

Trang 18

1.2.6 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây nên Thường được tính toán dựa trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất Muốn tham gia bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm phải đóng góp vào quỹ chung Nếu có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ lấy tiền từ quỹ chung đó để bồi thường cho khách hàng Phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số tiền bảo hiểm; loại hàng hoá, bao bì; cách xếp hàng (trên boong hay trong hầm tàu); loại tàu chuyên chở; hành trình vận chuyển; điều kiện bảo hiểm; quan hệ với công ty bảo hiểm Ví dụ đối với hàng hóa dễ vỡ, dễ mất cắp phí bảo hiểm sẽ cao hơn, hoặc điều kiện bảo hiểm có phạm vi càng hẹp thì phí bảo hiểm càng thấp Phí bảo hiểm đối với hàng hoá XNK được xác định trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm Công thức xác định phí bảo hiểm:

P = Sb * ( a + 1 ) * R Trong đó: P- Phí bảo hiểm; Sb- Số tiền bảo hiểm;

a- Số phần trăm lãi dự tính; R- Tỷ lệ phí bảo hiểm.

Trong một số trường hợp có nguy cơ gia tăng rủi ro ví dụ hàng được vận chuyển trên tàu già tỷ lệ phí bảo hiểm bao gồm hai phần như sau:

R = Rg + Rp

Trong đó: Rg: Tỷ lệ phí gốc;

Trang 19

Rp: Tỷ lệ phí phụ ( phụ thuộc vào tuổi tàu, quốc tịch tàu, bảo hiểm chiến tranh )

Lúc này phí bảo hiểm được tính dựa trên tỷ lệ phí mới: P = ( Rg + Rp ) * Sb

Các bộ luật và qui tắc bảo hiểm hàng hải đều lưu ý hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, công ty bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra.

1.2.7 Các điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là sự quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian - hay chính là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm Trước kia trên thị trường thế giới có thể nói tất cả các đơn bảo hiểm hàng hoá XNK đều sử dụng theo các điều kiện bảo hiểm của học việc bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters – ILU) là ICC 1963 Nhưng do quy luật phát triển tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều sự thay đổi ICC 1963 đã bọc lộ những nhược điểm như mập mờ, khó hiểu khiến cho công việc giao dịch khó khăn thậm chí đôi khi còn xảy ra những nhầm lẫn không đáng có Vì vậy, ngày 01/01/1982 ILU đã ban hành ICC 1982 thay cho ICC 1963 Các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1982 được trình bày rõ ràng và dể hiểu hơn và đã có những thay đổi về cơ bản so với ICC 1963 Tên gọi của những điều kiện là A, B, C thay cho tên gọi cũ FPA, WA, AR nên dễ nhớ và dễ sử dụng hơn.

Nội dung cơ bản của ICC 1982

a Điều kiện bảo hiểm A (ICC A)

Phạm vi bảo hiểm của điều kiện này là rộng nhất, Người bảo hiểm phải có trách bồi thường cho tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá được bảo

Trang 20

hiểm kể cả rủi ro do cướp biển chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định và không áp dụng miễn thường.

b Điều kiện bảo hiểm B (ICC B)

Ngoài những điều kiện loại trừ, trong điều kiện bảo hiểm này Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

- Cháy hoặc nổ

- Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp

- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận tải đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước

- Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn

- Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh - Động đất, núi lửa phun, sét đánh

- Hy sinh hàng trong tổn thất chung

- Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn đi

- Nước biển tràn vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận tải, công-ten-nơ hoặc công-ten-nơi chứa hàng

- Tổn thất toàn bộ xảy ra đối với hàng bất kể đang trong quá trình vận chuyển hay khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng xuống.

- Hàng bị mất tích theo tàu hoặc phương tiện vận chuyển Trong điều kiện bảo hiểm B có áp dụng mức miễn thường.

c Điều kiện C (ICC C)

Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất như đã nói trong điều kiện B nhưng những tổn thất do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước biển cuốn khỏi tàu, nước biển xâm nhập vào hầm tàu, công-te-nơ hoặc nơi để hàng, tổn thất nguyên kiện trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải sẽ không được bồi thường trong điều kiện C Tất nhiên giống như trong các điều

Trang 21

kiện bảo hiểm A và B thì điều kiện C cũng không bồi thưòng cho những rủi ro loại trừ theo quy định Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi hẹp nhất

Nếu tham gia theo điều kiện bảo hiểm “B” hoặc “C” thì Người được bảo hiểm có thể yêu cầu Người bảo hiểm nhận trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:

- Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng

- Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra

- Hư hại do nước mưa, nước ngọt, do đọng hơi nước và hấp hơi nóng - Va đập phải hàng hoá khác

- Gỉ và oxy hoá

- Vỡ, cong và/hoặc bẹp, móp méo - Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá - Hư hại do móc cẩu hàng

- Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ

- Và những rủi ro phụ khác tương tự.

Qua những điều khoản chính đã nêu ở trên có thể thấy điểm khác nhau cơ bản trong cả 3 điều kiện của ICC 1982 so với ICC 1963 là trong ICC 1982 thì không phân biệt TTTB và TTBP, chỉ cần những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường

Ngoài những điều kiện chính ở trên trong trường hợp có sự thoả thuận trước thì Người bảo hiểm cũng có thể bồi thường cho những tổn thất gây ra bởi chiến tranh, đình công…

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do những nguyên nhân sau:

Trang 22

- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến

- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ

- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác - TTC và chi phí cứu nạn

Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường Thời hạn bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu ở tại cảng cuối cùng hoặc khi hết thời hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ra trước Trong trường hợp có chuyển tải thì bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải.

Đối với rủi ro xảy ra do mìn hoặc ngư lôi thì Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá ngay cả khi hàng còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận khác.

Điều kiện bảo hiểm đình công

Theo điều kiện này thì Người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những mất mát, hư hỏng gây ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do những nguyên nhân sau:

- Đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị - TTC và chi phí cứu nạn

Trang 23

Tuy nhiên, cần chú là Người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tổn thất gây ra do đình công nhưng không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do hậu quả của đình công

1.3 CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬPKHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.3.1 Vai trò của công tác khai thác

Muốn tồn tại trụ vững và phát triển bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bán được sản phẩm hay dịch vụ của mình Trong doanh nghiệp bảo hiểm việc bán sản phẩm hay nói cách khác đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là nhiệm vụ của khâu khai thác Nó là khâu đầu tiên khi tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm Việc khai thác sẽ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, sau khi lấy thu trừ đi chi phí sẽ là lợi nhuận mà doanh nghiệp bảo hiểm có được Doanh thu bảo hiểm phụ thuộc vào số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, số lượng hợp đồng khai thác, số phí bảo hiểm thu được Vì vậy tỷ lệ thuận với sự tăng doanh thu là khách hàng tham gia bảo hiểm tăng lên Muốn khách hàng tham gia bảo hiểm tăng lên phụ thuộc vào khâu khai thác của doanh nghiệp có làm tốt hay không Việc khai thác bảo hiểm không chỉ dừng lại ở việc ký kết hợp đồng với những khách hàng có nhu cầu bảo hiểm mà tự tìm đến khách hàng thuyết phục họ tham gia bảo hiểm của công ty mình hoặc không chỉ dừng lại khi đơn bảo hiểm được ký kết mà tiếp theo phải cung cấp khách hàng giúp khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm

Quan trọng hơn nữa bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít Vì vậy với một số tiền đóng phí kiêm tốn nếu khách hàng tham gia bảo hiểm không may bị rủi ro sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường cho khoản tiền lớn gấp nhiều lần so với số phí đã đóng Số tiền ấy lấy của số đông người tham gia để bù đắp cho số ít người không may bị rủi ro đó Nếu một nghiệp vụ bảo

Trang 24

hiểm triển khai có ít khách hàng tham gia thì nguyên tắc sẽ bị vi phạm, công ty phải bỏ tiền vốn của mình ra bồi thường cho khách hàng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Vì những nội dung trên ta có thể nói rằng khâu khai thác có ý nghĩa rất lớn, thậm chí quyết sự thành bại của mỗi công ty bảo hiểm cũng như mỗi nghiệp vụ bảo hiểm.

1.3.2 Qui trình khai thác

Qui trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được tiến hành theo hai qui trình: Dịch vụ trong phân cấp( Phòng khai thác/chi nhánh ký đơn); Dịch vụ trên phân cấp(Ban tổng giám đốc ký đơn) Đối với các đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được uỷ quyền cho phòng khai thác/chi nhánh tự làm là dịch vụ trong phân cấp nếu vượt quá hạn mức tối đa được uỷ quyền gọi là dịch vụ trên phân cấp Quy trình khai thác gồm các bước sau:

1.3.2.1 Tiếp thị nhận yêu cầu từ khách hàng

Khai thác viên nắm bắt thông tin: qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan hữu quan, các đơn vị chủ quản, các chủ hàng truyền thống và tiềm năng Sau khi đã có thông tin về khách hàng, khai thác viên tiến hành tiếp cận khách hàng bằng tiếp xúc trực tiếp, hoặc gọi điện thoại hoặc gửi thư cung cấp tài liệu giới thiệu về PJICO về sản phẩm Chú ý khi tiếp xúc với khách hàng khai thác viên phải nắm chắc nội dung bảo hiểm hàng hoá để có thể giải thích cho khách hàng.

1.3.2.2 Đánh giá rủi ro

Khai thác viên đánh giá rủi ro theo các thông số của giấy yêu cầu bảo hiểm: tên người bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tên tàu, ngày khởi hành, hàng hoá được bảo hiểm…ví dụ khách hàng tham gia bảo hiểm này thuộc danh sách đen của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam về trục lợi bảo hiểm Trong những trường hợp đặc biệt yêu cầu kĩ thuật chuyên môn cao, khả năng rủi ro cao, giá

Trang 25

trị bảo hiểm lớn cần có giám định viên đánh giá rủi ro của cơ quan chuyên môn khác hoặc tổ chức giám định nước ngoài Sau khi đánh giá rủi ro, khai thác viên cần đề xuất phương án khai thác bảo hiểm có thể từ chối hoặc nhận dịch vụ

1.3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm

Khi khai thác viên tiến hành chào bảo hiểm phải nắm rõ loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển, tỷ lệ phí, điều khoản, mức khấu trừ…để có một bản chào phí thích hợp Trong trường hợp khách hàng không chấp nhận bản chào phí thì giải thích lý do với lãnh đạo đơn vị Nếu khách hàng chấp nhận thì đóng và lưu hồ sơ tiến hành cấp đơn bảo hiểm.

Khai thác viên căn cứ theo các chứng từ do khách hàng cung cấp tiến hành lập hợp đồng bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm để cấp đơn bảo hiểm Sau đó khai thác viên phải đăng ký số của đơn bảo hiểm, vào sổ bộ, lưu chuyển bộ phận thống kê để vào số liệu.

1.3.2.4 Chuẩn bị đơn bảo hiểm

Sau khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm, Khai thác viên chuẩn bị đơn/ Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm Các bước: Lấy số đơn; Cấp đơn bảo hiểm; Tính phí bảo hiểm, thông báo thu phí.

1.3.2.5 Ký duyệt đơn bảo hiểm

Trình đơn lên lãnh đạo Phòng khai thác/Chi nhánh/Phòng Hàng hoá/Lãnh đạo Công ty căn cứ theo các quy định phân cấp của Tổng giám đốc và Lãnh đạo chi nhánh đã ban hành.

 Đối với các dịch vụ của các Phòng khai thác, các phòng ban tại trụ sở văn phòng Công ty sẽ do Phòng BHHH ký đơn, trước khi chuyển đơn lên phải có chữ ký xác nhận của Phòng khai thác

Trang 26

 Đối với các trường hợp dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp,TGĐ hoặc người được uỷ quyền sẽ trực tiếp ký đơn sau khi có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo Phòng BHHH Phòng Khai thác/Chi nhánh phải chuyển dự thảo Đơn/Hợp đồng đến Phòng BHHH có ý kiến trước khi Ban TGĐ ký

1.3.2.6 Đóng dấu chuyển đơn, lưu chuyển nghiệp vụ

Khai thác viên phải lưu trữ hồ sơ nghiệpvụ, và luân chuyển đơn BH theo các bước sau:

 Chuyển 01 bản gốc: Đơn/Hợp đồng/sửa đổi bổ sung (nếu có) cho Phòng TC-KT để theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán hoa hồng bảo hiểm, và làm cơ sở để xem xét việc giải quyết bồi thường nếu có phát sinh.

 Chuyển 01 bản gốc và 01 bản Copy: Đơn bảo hiểm/Sửa đổi bổ sung (nếu có) cho Phòng BHHH tại Văn Phòng Công ty để phục vụ cho công tác quản lý nghiệp vụ, công tác TBH, và công tác tính toán hiệu quả trong kinh doanh.

1.3.2.7 Theo dõi quản lý đơn

Sau khi đóng dấu chuyển đơn, lưu chuyển nghiệp vụ phải quản lý đơn theo các bước sau :

 Lưu sổ thống kê: Đơn/Hợp đồng/GCN BH phải được vào sổ thống kê của Phòng Khai thác/Chi nhánh theo biểu mẫu quy định

 Theo dõi đối tượng bảo hiểm, đôn đốc thu phí bảo hiểm.

 Giải quyết các yêu cầu phát sinh của khách hàng liên quan đến đơn/quy tắc/điều kiện/điều khoản bảo hiểm đã cấp

 Theo dõi tái tục.

Trang 27

1.3.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và công cụ xúc tiến bán hàng Hệ thống kênh phân phối là các yếu tố vật chất và yếu tố con người

nhằm trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ người bán sang người mua Đối với sản phẩm hữu hình hệ thống phân phối gồm các yếu tố vật chât là rất lớn như: phòng chưng bày hàng, phương tiện chở hàng…nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình thì chủ yếu là yếu tố con người Hệ thống phân phối mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng bao gồm :

* Hệ thống đại lý chuyên nghiệp: Đại lý của doanh nghiệp là tổ chức,

cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện giới thiệu chào bán sản và bán phẩm bảo hiểm Việc chào bán và bán sản phẩm của đại lý có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng thuyết phục, vào sự nhanh nhạy năng động của đại lý Trong hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm, thì kênh phân phối qua đại lý thường chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng chiếm chi phí lớn nhất của doanh nghiệp Các chi phí về đào tạo đại lý và trả hoa hồng cao…

* Các mạng lưới phân phối kết hợp: Doanh nghiệp bảo hiểm hợp tác, sử

dụng hệ thống phấn phối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác như ngân hàng, bưu điên, cơ quan thuế, hệ thống các cửa hàng bán lẻ…Phân phối sản phẩm bảo hiểm qua kênh này khá tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp do tận dụng được con người, cơ sở vật chất, nguồn khách hàng của các doanh nghiệp hợp tác này.

* Các văn phòng bán bảo hiểm: khách hàng mua bảo hiểm có thể đến trực

tiếp các trụ sở chính, văn phòng khu vực, các chi nhánh…và được các nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thực hiện việc bán sản phẩm.

Trang 28

Khách hàng mua sản phẩm qua kênh này có sự yên tâm, thoải mái về mặt tâm lý hơn so với các kênh phân phối khác.

* Môi giới bảo hiểm: môi giới là tổ chức trung gian đại diện cho khách hàng

tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp thường là các doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều ưu đãi Vì môi giới đại diện cho khách hàng nên DNBH không có sự nhất trí của môi giới sẽ không được phép liên lạc trực tiếp với khách hàng Tuy nhiên, khi chọn cách phân phối này, DNBH cần tính đến những ưu đãi cho môi giới như thù lao, đào tạo về mặt kỹ thuật và thương mại…

* Phương thức đấu thầu: Căn cứ để xét thầu là tài liệu mời thầu, bản chào giá

phí bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ có liên quan khác.Việc tổ chức đấu thầu phải đảm bảo công khai, các điều kiện gọi thầu được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu Hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm và các quy định khác theo yêu cầu của tài liệu gọi thầu.

* Các hệ thống phân phối khác: doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho

khách hàng qua gửi thư, qua mạng máy tính, qua điện thoại…Với việc sử dụng hệ thống kênh phân phối này giúp doanh nghiệp giảm được một số chi phí trung gian song chỉ thành công đối với sản phẩm bảo hiểm đơn giản, công nghệ phát triển.

Khi khai thác bảo hiểm các đại lý, môi giới, khai thác viên cần chú ý không được ngăn cản, tác động để người tham gia bảo hiểm không khai báo hoặc khai báo sai lệch thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời phải giữ bí mật thông tin khách hàng đã cung cấp Và vì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có nguồn nhân lực khả năng tài chính, cơ sỏ kỹ thuật mục tiêu doanh

Trang 29

nghiệp theo đuổi là khác nhau ; mỗi sản phẩm bảo hiểm là đơn giản hay phức tạp có khách hàng có đặc tính mua là khác nhau Nên để chọn cho mỗi doanh nghiệp, từng nghiệp vụ hệ thống kênh phân phối hiệu quả cần xem xét tất cả yếu tố liên quan trên Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn xử dụng các công cụ xúc tiến bàn hàng để hỗ trợ cho hệ thống kênh phân phối.

Các công cụ xúc tiến bán hàng mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng:

 Quảng cáo: là công cụ truyền thông phi cá nhân phải trả tiền ;truyền thông về một sản phẩm bảo hiểm cụ thể hoặc truyền thông về ý tưởng, triết lý của tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, mạng internet, bảng hiệu, áp phich…Quảng cáo nhằm thúc đẩy nhu cầu, thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm Ngoài ra, cung cấp thông tin thông báo về doanh nghiệp bảo hiểm cho khách hàng, nhà phân phối cập nhật.

Quan hệ công chúng: là công cụ truyền thông phi cá nhân cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp và được truyền đi dưới dạng tin tức qua các phương tiện thông tin đại chúng Nếu sử dụng công cụ quan hệ công chúng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền cho các phương tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp nên đây là cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất nhằm giúp khách hàng và các nhà phân phối nhận biết thông tin về sản phẩm nhưng ngược lại doanh nghiệp không kiểm soát nội dung các thông điệp được truyền đạt Bởi vậy doanh nghiệp bảo hiểm cũng khó có thể đảm bảo được nỗ lực của họ có thu được kết quả hay không.

Công cụ khác như: bán hàng cá nhân, xúc tiến bán Xúc tiến bán là những khuyến khích của doanh nghiệp đối với các thành viên trong kênh phân phối bán được sản phẩm hoặc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm.

Trang 30

Những khuyến khích mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng đối với kênh phân phối có thể là những chuyến du lịch miễn phí hay bằng khen cho những đại lý, môi giới bảo hiểm đạt thành tích cao Xúc tiến bán có thể làm doanh thu phí tăng nhanh nhưng cần tính toán chi phí tăng thêm mà doanh nghiệp đã bỏ ra chính xác để xác định hiệu quả cho đúng.

Cũng cần chú ý nội dung truyền thông phải chính xác không được vì mục tiêu mà lợi dụng lòng tin của khách hàng Nếu có chính sách đúng thì các công cụ xúc tiến có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và khai thác viên bảo hiểm nói riêng Vì qua các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp khách hàng hiểu rõ chức năng, tác dụng của việc tham gia bảo hiểm, biết về doanh nghiệp bảo hiểm, loại sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ có liên quan do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp Khai thác viên cũng cần lợi dụng những thuận lợi đó, cập nhật thông tin thương xuyên để có kiến thức thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm.

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác

*Chỉ tiêu đánh giá kết quả

Kết quả là một số tuyệt đối phản ánh cụ thể kết quả đạt đựơc khi thực hiện một công việc nào đó Trong công tác khai thác nghhiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng một số chỉ tiêu kết quả : Số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ, doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ, tổng số đại lý tham gia khai thác trong kỳ, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong kỳ

*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả kinh doanh nhất định hay nói cách khác nó được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí

Trang 31

Nếu ký hiệu C là chỉ tiêu kết quả, K là chỉ tiêu kết quả, H là chỉ tiêu hiệu quả ta có công thức :

H = CK hoặc H = KC

Để đánh giá hiệu quả khai thác phải xác định chỉ tiêu :

Hiệu quả khai thác bảo hiểm = Kết quả khai thác trong kỳ/ Chi phí khai thác trong kỳ.

Hoặc: Hiệu quả khai thác bảo hiểm = Chi phí khai thác trong kỳ/ Hiệu quả khai thác trong kỳ.

* Phân tích tình hình khai thác: qua phân tích tình hình khai thác để đánh

giá rút kinh nghiệm, lập kế hoạch khai thác cho kỳ tiếp theo, dự báo diễn biến của thị trường và chọn lựa biện pháp cạnh tranh hữu hiệu.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác qua các chỉ số : Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( iNK)

Trang 32

- Phân tích cơ cấu khai thác: có thể phân tích số đơn bảo hiểm đã cấp hoặc doanh thu phí bảo hiểm theo cơ cấu vùng lãnh thổ, loại khách hàng, loại hàng hoá, trong cổ đông và ngoài cổ đông, điều kiện bảo hiểm…

- Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác.

Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng phương pháp: Tính chỉ số thời vụ theo các tháng trong năm:

Kết quả tính toán ra càng gần 1 thì tính chất thời vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại Đối với từng loại mặt hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm nếu ta tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm liên tục sẽ lộ rõ tính quy luật trong khâu khai thác.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢOHIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂNBẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂMPETROLIMEX

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày

15/6/1995, gồm 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước

Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926

Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng Hiện nay PJICO đứng hàng thứ 4 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ sau Bảo Việt, Bảo Minh và PVI PJICO đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng Theo mục tiêu phát triển của công ty, PJICO đã thiết lập một mạng lưới các

Trang 34

chi nhánh, Văn phòng đại diện, đại lý và tổng đại lý trải dài trên khắp cả nước Dù bạn gặp rủi ro ở bất cứ đâu PJICO cũng sẽ kịp thời giải quyết, đền bù thoả đáng cho bạn.Với quốc tế, PJICO cũng có quan hệ rộng rãi với thị trường bảo hiểm quốc tế và chính thức quan hệ với trên 30 Công ty tái bảo hiểm nước ngoài, trong đó có cả những Công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm Lloy's, Munich Re Không chỉ thế Công ty còn có quan hệ với các nhà môi giới bảo hiểm, các đại lý giám định nổi tiếng Thế giới với tổng giá trị tài sản lên đến hàng trăm tỷ USD như Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Harfort Re, Aon Re Điều đó giúp cho PJICO có được những kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực bảo hiểm để phát triển và khẳng định vị thế của mình Còn về dịch vụ khách hàng thì với một mạng lưới dịch vụ trải dài rộng khắp, PJICO nhận bảo hiểm ở mọi nơi, mọi rủi ro trong cả nước Hiện nay, PJICO đang nhận bảo hiểm hàng nghìn công trình lớn nhỏ với tổng giá trị lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, trong đó có rất nhiều công trình mà giá trị bảo hiểm đã lên tới hàng trăm triệu Dollar Mỹ như toà nhà Deawoo, cao ốc Diamond Praha, cảng xăng dầu B12, trung tâm HITC PJICO cũng nhận bảo hiểm cho hàng vạn xe cộ, hàng triệu người lao động, học sinh,mang lại niềm tin trong sản xuất, lao động và họ tập Đó chính là mục tiêu, là mong muốn mà PJICO có được ở khách hàng Để đạt được điều đó PJICO đã phải có những nỗ lực vượt bậc trong quá trình phát triển, lập ra một quỹ dự trữ bồi thường gắn với một chế độ bồi thường hợp tình, hợp pháp đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng nhanh, thuận tiện, đúng đủ.

Trang 35

2.1.2 Sơ đồ tổ chức

Mô hình tổ chức của PJICO được thể hiện qua sơ đồ sau:

ơ đ ồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của PJICO

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Trang 36

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO, có nhiệm

vụ thông qua cá báo cáo của Hội đồng quản trị, sửa đổi điều lệ, quyết định tăng giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn, bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm Hội đồng quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền

nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý,

hợp pháp trong hoạt quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc, Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông.

Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước

Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.3 Nghành nghề kinh doanh

PJICO tiến hành các hoạt động:

 Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy;

 Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên;  Hoạt động đầu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày

09/12/2000)

Trang 37

 Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba;

 Cho thuê văn phòng;

 Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô;  Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho

xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ;

 Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch;

 Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất  Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá.

động sản;Trong đó, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động chủ đạo Doanh thu phí của PJICO giai đoạn 2004-2008 như bảng sau:

Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008)

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 4768 tỷ đồng tăng 23,22% so với năm 2003(3887 tỷ đồng) Pjico giữ 12,58% thị phần tức thu được 600 tỷ đồng phí bảo hiểm gốc Với mức doanh thu như vậy Pjico chỉ đứng sau Bảo Việt (1925 tỷ đồng), Bảo Minh (1058 tỷ đồng) Trong đó dẫn đầu là Bảo hiểm xe cơ giới Pjico đạt 296 tỷ, Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người Pjico đạt 50,5 tỷ, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu Pjico đạt 72 tỷ đồng Năm 2005 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt

Trang 38

5535 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2004 Pjico đạt 740 tỷ đồng chiếm 12.5% thị phần đứng sau Bảo Việt (38% thị phần), Bảo Minh (23% thị phần), PVI (13% thị phần Năm 2007, doanh thu bảo hiểm gốc toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8482 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2006 đánh dấu một mốc rất quan trọng trong lịch sử phát triển bảo hiểm Việt Nam.Trong đó doanh thu của PJICO đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006, lợi nhuận công ty tăng trưởng 62% so với 2006 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt trên 37% Cũng trong năm 2007 PJICO đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Công ty Với các thành tích xuất sắc đã đạt được, Công ty đã vinh dự được Bộ Công Thương trao cờ khen “Đơn vị xuất sắc năm 2007” Uy tín, thương hiệu của Công ty được nâng cao trên thị trường - Công ty đã đạt các Danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”; ”Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia ”; “500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” Năm 2008 doanh thu toàn thị trường là 10825 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2007 Doanh thu bảo hiểm gốc của Pjico đạt 520 tỷ đồng tăng 44%

Ngày đăng: 03/09/2012, 13:12

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 3.2 Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệpvụ năm 2009 60 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 3.2.

Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệpvụ năm 2009 60 Xem tại trang 7 của tài liệu.
Mô hình tổ chức của PJICO được thể hiện qua sơ đồ sau: - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

h.

ình tổ chức của PJICO được thể hiện qua sơ đồ sau: Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảohiểm gốc của Pjico(2004-2008) - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.1.

Doanh thu và thị phần bảohiểm gốc của Pjico(2004-2008) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.2 Lợi nhuận của Pjico 2004-2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.2.

Lợi nhuận của Pjico 2004-2008 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Nhìn qua bảng kết quả cho thấy năm 2005 lợi nhuận trước thuế của PJICO là ít nhất với 13 tỷ đồng giảm 60% so với năm 2004 vì chí phí năm  2005 là lớn.Năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 31 tỷ đồng 138% so với năm  2005 đây thật là một con số tăng trưởng đán - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

h.

ìn qua bảng kết quả cho thấy năm 2005 lợi nhuận trước thuế của PJICO là ít nhất với 13 tỷ đồng giảm 60% so với năm 2004 vì chí phí năm 2005 là lớn.Năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 31 tỷ đồng 138% so với năm 2005 đây thật là một con số tăng trưởng đán Xem tại trang 40 của tài liệu.
a) Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một số năm gần đây. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

a.

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một số năm gần đây Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảohiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.4.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảohiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảohiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.5.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảohiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Qua các bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ tăng rất chậm - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

ua.

các bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ tăng rất chậm Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.6: Thị phần theo doanh thu phí bảohiểm hàng hoá xuất nhập giai đoạn 2004-2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.6.

Thị phần theo doanh thu phí bảohiểm hàng hoá xuất nhập giai đoạn 2004-2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.11: Hiệu quả khai thác bảohiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO giai đoạn 2006-2008 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 2.11.

Hiệu quả khai thác bảohiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO giai đoạn 2006-2008 Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệpvụ năm 2009. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc

Bảng 3.2.

Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệpvụ năm 2009 Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan