Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam pdf

127 614 3
Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3 Các chữ viết tắt AIDS Acquired Immune Deciency Syndrome/ Hội chứng miễn dịch CBYT Cán bộ Y tế CTHĐQG Chương trình Hành động Quốc gia DSKHHGĐ Dân số Kế hoạch hóa gia đình KT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành vi PLTMC Phòng lây truyền mẹ con SKSS Sức khoẻ sinh sản SKBMTE Sức khoẻ bà mẹ trẻ em TVXNTN vấn xét nghiệm tự nguyện TTYT Trung tâm Y tế TYT Trạm y tế TTV Tuyên truyền viên TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi TTGDTT Thông tin, giáo dục, truyền thông TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TTSKSS Trung tâm Sức khoẻ Sinh sản UBPC Uỷ ban Phòng chống Ghi chú (i) Trong báo cáo này “$” được dùng để chỉ đồng đô-la Mỹ (ii) Trong báo cáo này “M” được dùng để chỉ “triệu” 5 Mục lục Các chữ viết tắt Tóm tắt tổng quan I. MÔ TẢ DỰ ÁN II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ A. Mục tiêu của Đánh giá B. Cách tiếp cận Đánh giá và Khung Chọn mẫu III. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI A. Sự phù hợp của thiết kế và xây dựng dự án B. Đầu ra và Kết quả Dự án C. Chi phí Dự án D. Lịch biểu Dự án E. Tổ chức Dự án F. Hoạt động của các đối tượng triển khai dự án G. Hoạt động của UNICEF Việt Nam IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG A. Sự phù hợp B. Tính hiệu quả của việc đạt được mục đích C. Hiệu quả trong việc đạt được đầu ra và mục đích D. Đánh giá sơ bộ về tính bền vững E. Socio-cultural and Other Impacts V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Đánh giá chung B. Bài học kinh nghiệm C. Khuyến nghị PHỤ LỤC 1. Khung Dự án Thí điểm 2. Thiết kế và Phương pháp Đánh giá 3. Thiết kế Dự án và Các quá trình Triển khai a. Đào tạo và Giám sát b. Trang thiết bị và Cung ứng 4. Chi phí Dự án: Kế hoạch và Thực tế 5. Sơ đồ Tổ chức Dự án 6. Điều khoản Tham chiếu của Đánh giá 6 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 7. Danh mục Tài liệu Tham khảo 8. Quy trình và Lịch Thu thập Số liệu 9. Danh sách tham vấn 10. Mẫu Điều tra Khách hàng và Các phát hiện 11. Đề xuất Các bước Mở rộng Dự án 12. Các chỉ số Hoạt động tại Các huyện Dự án 7 Tóm tắt tổng quan Project Description Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) Việt Nam được triển khai thông qua Bộ Y tế, các Sở Y tế và hệ thống y tế tuyến huyện của năm huyện thí điểm với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam. Kế hoạch dự án được xây dựng từ năm 2001 nhưng các hợp phần chủ yếu của dự án thí điểm được triển khai từ tháng 6/2004 đến tháng 12/2007. Theo kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ Bộ Y tế mở rộng chương trình PLTMC ra toàn quốc sẽ được tiếp tục đến năm 2010. Tổng kinh phí cho dự án thí điểm là khoảng 1,048 triệu đô-la Mỹ. Mục tiêu tổng thể của Dự án nhằm góp phần làm giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con Việt Nam thông qua những hoạt động hiệu quả của hệ thống PLTMC dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia kết hợp với sự tham gia tích cực của cộng động. Dự ánnăm mục tiêu chính: (i) chương trình PLTMC tại Việt Nam được ủng hộ, bao gồm cả các hoạt động nâng cao năng lực và xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC; (ii) mô hình can thiệp PLTMC được xây dựng, thử nghiệm và đánh giá, và sẽ góp phần hỗ trợ các hoạt động tăng cường của Chính phủ trên phạm vi toàn quốc; (iii) mô hình thí điểm PLTMC được triển khai tại năm tỉnh hiện có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Thiết lập các điểm dịch vụ vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN); (iv) thúc đẩy cộng đồng áp dụng các biện pháp hiệu quả nhất trong dự phòng HIV thông qua các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; và (v) khuyến khích các thực hành tốt nhất về nuôi con, đặc biệt là giúp các bà mẹ nhiễm HIV chăm sóc con đúng cách. Dự án gồm hai hợp phần: Hợp phần Một được triển khai tại tuyến trung ương và hỗ trợ việc xây dựng chính sách, vận động, theo dõi và đánh giá PLTMC, bao gồm xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC (CTHĐQG) và các văn bản pháp quy liên quan. Hợp phần Hai là thực hiện dự án thí điểm về PLTMC tại các tuyến tỉnh, quận/huyện, xã và cộng đồng của năm huyện (toàn bộ các xã) tại 5 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Đánh giá được trình bày đây là đánh giá kết thúc dự án thí điểm. Mục tiêu của Dự án thí điểm PLTMC là xây dựng và thiết lập mô hình PLTMC và vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) được vận hành dựa trên 4 thành tố PLTMC theo tiêu chuẩn quốc tế. Ba kết quả chính của Dự án thí điểm là: (i) Phụ nữ, bạn tình của họ và nhóm vị thành niên biết cách sử dụng các thông tin thích hợp để phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và phòng lây truyền HIV cho con của họ; (ii) phụ nữ mang thai, bạn tình của họ và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là nhóm vị thành niên) được tiếp cận với các dịch vụ TVXNTN/PLTMC có chất lượng; và (iii) phụ nữ và trẻ em bị nhiễm HIV được hỗ trợ và chăm sóc (y tế, dinh dưỡng, tinh thần) Căn cứ Trước năm 2001, Chính phủ tập trung các nỗ lực dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS vào các đối tượng tiêm chích túy và mại dâm vì theo các số liệu báo cáo, hai nhóm đối tượng này có tỷ lệ nhiễm HIV cao trong khi tỷ lệ này phụ nữ mang thai thấp. Các đơn vị có dịch vụ TVXNTN/PLTMC trên toàn quốc nhìn chung còn hạn chế và thiếu kinh phí, chưa có khung hướng dẫn các hoạt động can thiệp PLTMC trong khi tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ngày càng gia tăng và mức độ hiểu biết về PLTMC trong cộng đồng còn thấp. Trước thực tế đó, Chính phủ VIệt Nam đã đặt ra mục tiêu xây dựng quy trình, chính sách và các dịch vụ về PLTMC với sự giúp đỡ của UNICEF và các nhà tài trợ khác trong đó có Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC-LIFE-GAP) và Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (GFATM). Các kế hoạch của Chính phủ cũng nhất quán với chiến lược và chương trình hỗ trợ quốc gia của UNICEF Việt Nam và là cơ sở cho việc xây dựng mục tiêu và hoạt động dự án này. Tổ chức triển khai Ban đầu dự án được triển khai và quản lý trực tiếp tại tuyến trung ương thông qua Vụ Sức khỏe Sinh sản (nay đổi thành Vụ Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em) và tại tuyến tỉnh thông qua các Trung tâm Chăm sóc 8 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN Sức khỏe Sinh sản tỉnh. Các hỗ trợ và can thiệp của dự án về quản lý và lập kế hoạch do Trung tâm Y tế huyện (TTYTH) trực tiếp thực hiện Năm 2005, một năm sau khi dự án được triển khai, Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam được thành lập, và để tránh tình trạng các hoạt động PLTMC bị tách biệt khỏi các hoạt động dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS khác của quốc gia, tránh nhiệm điều phối và quản lý dự án chung được chuyển sang Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam. Dự án hiện do một Ban Quản lý Dự án Trung ương đặt tại Bộ Y tế, bao gồm Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai. Không thành lập ban quản lý dự án tuyến tỉnh tại Sở Y tế của năm tỉnh triển khai dự án. Trong giai đoạn đầu, dự án trực tiếp triển khai hoạt động thông qua các trung tâm y tế. Tuy nhiên gần đây, cơ cấu tổ chức có thay đổi, các TTYTH bị chia tách thành ba đơn vị: bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện và phòng y tế. Vì thế, tại một số huyện thí điểm, PLTMC được triển khai thông qua Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, như qui định trong CTHĐQG, còn tại các huyện khác, bệnh viện huyện lại đóng vai trò đầu mối. Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu soạn thảo cơ chế phối hợp giữa các đơn vị này. Coordination within the new structure is still being worked out within the MOH. Overall guidance is through a project steering committee, chaired by the Minister of Health, with representation from concerned departments of the MOH, including Planning and Finance Department, National Institute of Hygiene and Epidemiology (NIHE), National Obstetric and Gynecology Hospitals, Center for Health Education (CHE) MOH, and Provincial and District People’s Committees. Tác động, Kết quả và Tính bền vững Số liệu thu thập được từ các huyện và các trung tâm y tế về Dự án thí điểm PLTMC trong đánh giá cuối dự án cho thấy Dự án đã có những tác động ban đầu với những kết quả ngày càng được cải thiện. Điều này cũng phù hợp với các dữ liệu tại các điểm triển khai dự án cũng như với số liệu giám sát hoạt động dự án của UNICEF. Tuy nhiên không thể nói rằng các chỉ số tác động và kết quả mang tính tích cực nói chung hoàn toàn chỉ do dự án của UNICEF mang lại, mặc những đối tượng chính được phỏng vấn tại các huyện và các xã trong nghiên cứu đều đặc biệt lưu ý tới vai trò của Dự án trong việc cải thiện các quy trình, đầu ra và kết quả. Trên thực tế, Dự án đã góp phần đem lại những tiến triển chung trong lĩnh vực PLTMC thông qua hoạt động của chính phủ và các đối tác quốc tế. Dự án đã hỗ trợ triển khai các chương trình và xây dựng các hướng dẫn, quy trình quốc gia về PLTMC. Các hoạt động tiếp theo của Dự án tuyến trung ương nhằm mục đích tăng cường chính sách, sự ủng hộ, giám sát và đánh giá cấp quốc gia. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Dự án thí điểm này sẽ là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo nhằm mở rộng triển khai PLTMC trên phạm vi toàn quốc. Hoạt động xây dựng năng lực đào tạo tại các tuyến trung ương, tỉnh và huyện, cũng như việc thúc đẩy các quá trình đào tạo về PLTMC, TVXNTN, và TTTĐHV cũng góp phần vào tác động chung của Dự án. Mô hình dự án thí điểm có hiệu quả này đang hoặc sẽ được tiếp tục nhân rộng ra các huyện khác trong các tỉnh thí điểm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Các hoạt động tập huấn của dự án thí điểm đã cung cấp kiến thức cơ bản cho các cán bộ y tế xã và huyện về PLTMC như vấn, xét nghiệm, chuyển tuyến cũng như huy động cộng đồng và truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV). Việc điều phối các hoạt động PLTMC trong hệ thống y tế không đồng nhất, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức hiện nay cũng như thiếu sự phân định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm giữa các đơn vị, cả tuyến huyện và tuyến trung ương giữa Vụ Sức khỏe sinh sản và Cục Phòng chống HIV/AIDS mới thành lập gần đây. Các can thiệp tại tuyến huyện và tuyến xã nhằm bổ xung cho các dự án điều trị và chăm sóc đang được các nhà tài trợ khác (LIFE-GAP và Quỹ Toàn cầu) triển khai tại các tỉnh thí điểm. 9 Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC) Tuy nhiên, việc triển khai tại tuyến tỉnh kém nhất quán hơn, đặc biệt tại những tỉnh không tham gia tích cực vào quá trình lập kế hoạch và quản lý. Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam mới được thành lập, và các đơn vị tương ứng tại tuyến tỉnh là Trung tâm AIDS của tỉnh dự định sẽ trở thành đầu mối cho tất cả các hoạt động về HIV/AIDS, kể cả PLTMC trên toàn quốc và tại địa phương. Mô hình mới này chỉ tỏ ra có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh vì Ủy ban Phòng chống AIDS đây đã đi vào hoạt động từ lâu và đủ mạnh để đảm nhiệm vai trò tiếp nhận Dự án thí điểm. Dự án đã hỗ trợ hiệu quả cho đội ngũ cán bộ y tế cũng như nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên và các tình nguyện viên khác trong cộng đồng. Trình độ kỹ năng của cán bộ y tế không đồng đều, cần có thêm các lớp bồi dưỡng, đặc biệt về kỹ năng vấn. Hầu hết các hoạt động tình nguyện hiện nay dựa vào nguồn kinh phí từ chính phủ, nhưng nguồn kinh phí này không được duy trì một cách thường xuyên. Một số điểm dự án được triển khai tại vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhưng lại không huy động các bà đỡ tham gia vào các hoạt động TTTĐHV. Điều này có thể được xem xét cho giai đoạn mở rộng tại một số địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm cho thấy tại những nơi chính quyền địa phương tham gia tích cực thì kết quả chung, đặc biệt là sự phối hợp trong nội bộ hệ thống y tế và giữa hệ thống y tế với các tổ chức quần chúng (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên …) càng có hiệu quả hơn. Còn tại những nơi chính quyền địa phương không tham gia tích cực thì hệ thống PLTMC tại tuyến tỉnh, huyện cũng như sự hỗ trợ và cam kết của cán bộ cũng hạn chế hơn, đặc biệt là trong năm đầu triển khai. Tương tự như vậy, những địa phương có sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng thì mức độ đáp ứng của các dịch vụ y tế địa phương đó cũng cao hơn và hướng đến cộng đồng nhiều hơn. Kết luận và Khuyến nghị Dự án đã xây dựng và thử nghiệm thành công một mô hình thí điểm để chính phủ có thể điều chỉnh và nhân rộng nhằm triển khai cả bốn thành tố cơ bản của PLTMC, theo Chương trình Hành động Quốc gia đã được phê duyệt. Mô hình thí điểm đã được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và các chính sách về phân cấp phân quyền và bổ sung có hiệu quả cho các hoạt động PLTMC của các nhà tài trợ chính khác tại các điểm dự án. Dự án thí điểm đã xây dựng được các quy trình phù hợp để bổ sung cho các chính sách và đầu cho y tế hiện nay của chính phủ. Tác động: Số liệu định tính và định lượng hiện có cho thấy Dự án đã đạt được tác động về các chỉ số SKSS/SKBMTE, thể hiện qua tỷ lệ khá cao về phụ nữ nhiễm HIV được dự án PLTMC quản lý (mặc thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi, do mất sự kiểm soát với một số đối tượng thuộc diện dân di cư); tỷ lệ phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV tự nguyện tăng (hiện nay là 62%), tỷ lệ sero-conversion có chiều hướng giảm (trong số 54% trẻ sinh ra từmẹ nhiễm HIV được xét nghiệm, 100% có kết quả âm tính). Tuy nhiên, những kết quả và chỉ số khả quan này không phải hoàn toàn do Dự án mang lại. Các hoạt động đào tạo xây dựng năng lực của Dự án tuyến trung ương, tỉnh, huyện và tại địa phương cũng góp phần vào tác động chung và được lập kế hoạch để triển khai nhân rộng ra toàn quốc bằng nguồn ngân sách của chính phủ. Sự phù hợp: Dự án thí điểm đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam triển khai hoạt động trong các lĩnh vực được các nhà tài trợ ưu tiên và phù hợp với các mục đích và mục tiêu của chính phủ Việt Nam. Dự án được thiết kế và tổ chức triển khai phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam. CDC, Quỹ Toàn cầu và các nhà tài trợ khác đang hỗ trợ các hợp phần về chăm sóc và điều trị PLTMC tại Việt Nam, nhưng ít hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và tăng cường năng lực cho các tuyến dưới của hệ thống y tế. Những hỗ trợ của UNICEF đối với những mảng hoạt động chưa được tập trung đầu nêu nêu trên sẽ giúp cải thiện các kết quả và tác động của chương trình. Khuyến nghị 1: Chính phủ nên lập kế hoạch và tổ chức một hội thảo có sự tham gia rộng rãi của các nhà tài trợ, cộng đồng, các cơ quan nhà nước, nhân và các đối tác có quan tâm khác để phổ biến các phát hiện của Dự án, thảo luận các bài học kinh nghiệm, thu thập ý kiến phản hồi và thống nhất các bước triển khai tiếp theo. Xây dựng Năng lực Hệ thống Đào tạo: Dự án đã nâng cao năng lực về lập kế hoạch và hoạch định chính sách quốc gia về PLTMC, xây dựng được các tài liệu và quy trình đào tạo nhằm hỗ trợ việc triển khai Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC, góp phần tăng cường và đưa nội dung về PLTMC vào đào tạo tại tuyến tỉnh. Hoạt động xây dựng năng lực PLTMC chủ yếu được triển khai trực tiếp thông qua các đơn vị y tế tuyến huyện, và một phần thông qua tuyến tỉnh với việc hỗ trợ lập kế hoạch và xây dựng hệ thống quản lý đào tạo về PLTMC. Ngoại trừ Ủy ban Phòng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị đã được thành lập từ lâu và được Dự án hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý các hoạt động thí điểm về PLTMC, các Trung tâm Phòng chống AIDS tại các tỉnh thành khác mới được thành lập khi dự án đang triển khai nên không được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án. Khuyến nghị 2: Chính phủ nên xây dựng kế hoạch về nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý đào tạo và giám sát PLTMC tại tuyến tỉnh để tăng cường hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát về TVXNTN và TTTĐHV, với chiến lược triển khai cụ thể nhằm nhân rộng cách tiếp cận bền vững và có hiệu quả. Xây dựng Năng lực cho Cán bộ Y tế: Cán bộ y tế các tuyến, cộng tác viên, thành viên các tổ chức quần chúng và các tình nguyện viên y tế trong cộng đồng đều đánh giá cao những kỹ năng họ đã thu nhận được thông qua Dự án và đã truyền đạt những kỹ năng đó một cách có hiệu quả. Hoạt động truyền thông được nhiều người đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất của dự án để tiếp cận các nhóm đối tượng đích trong cộng đồng; những kỹ năng truyền thông mà các cán bộ y tế và nhân viên truyền thông học được đã hỗ trợ họ trong công tác tuyên truyền về PLTMC cũng như các lĩnh vực y tế khác. Hoạt động vấn có chất lượng và đảm bảo bí mật thông tin cũng được coi là những yếu tố quyết định nhằm khuyến khích người dân tìm đến dịch vụ TVXNTN, và là biện pháp có thể làm giảm các trường hợp mất dấu. Khuyến nghị 3: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cần tổ chức đào tạo lại cho cán bộ y tế tuyến xã và tuyến huyện về các kỹ năng thực hành, cụ thể là kỹ năng vấn và bảo mật thông tin. Cần có sự trợ giúp kỹ thuật để hỗ trợ các hệ thống của chính phủ triển khai việc xây dựng năng lực PLTMC ra diện rộng tại các tỉnh và địa phương khác. UNICEF có vị trí thích hợp để tiếp tục hỗ trợ về vận động cam kết tại tuyến trung ương, hỗ trợ kỹ thuật về nâng cao năng lực quản lý đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên y tế và các tổ chức quần chúng tại tuyến tỉnh. Trang thiết bị và vật tư: Trang thiết bị và các vật khác của Dự án (tài liệu truyền thông, thiết bị nghe nhìn, máy tính, vật lâm sàng khác) là phù hợp, tuy nhiên một số tivi do Dự án cung cấp không được sử dụng hiệu quả, một phần có một số dự án của các nhà tài trợ khác cũng đã trang bị phương tiện này, một phần các cơ sở y tế, đặc biệt là tại tuyến xã, quá chật hẹp. Nếu tổ chức được ngày khám thai thường xuyên hơn thì sẽ giảm được số lượng khách hàng đến vấn theo nhóm và việc sử dụng tivi trong vấn nhóm sẽ hiệu quả hơn và chất lượng vấn cũng được đảm bảo. những nơi phụ nữ mang thai được xét nghiệm nhiều lần trong suốt thời kỳ mang thai thì có tình trạng thiếu dụng cụ xét nghiệm nhanh, và hiện chưa có quy trình chuẩn để sàng lọc các trường hợp nguy cơ cao. Khuyến nghị 4: Cần chuẩn hóa các hướng dẫn kiểm tra giám sát hoạt động PLTMC và tổ chức đào tạo cho giám sát viên tuyến tỉnh và huyện để hỗ trợ việc thực hiện hoạt động PLTMC. Các quy chế và quy trình liên quan cũng cần được chuẩn hóa nhằm giảm bớt sự lãng phí trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế (ví dụ như việc xét nghiệm HIV quá nhiều lần cho 1 phụ nữ mang thai trong thai kỳ). 11 Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC) Huy động Cộng đồng: Dự án đã có đóng góp đáng kể vào việc tìm hiểu những nhân tố chủ chốt để đạt được hiệu quả khi triển khai cả bốn thành tố chính của PLTMC, bao gồm việc tăng cường huy động cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc và dự phòng HIV, góp phần đem lại những kết quả tốt hơn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Dự án cũng đem lại những lợi ích đáng kể trong việc tăng cường mạng lưới tình nguyện viên y tế tại tuyến xã và thôn bản, những người hiện đang được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình quốc gia khác (ví dụ chương trình kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng trẻ em). Tại những địa phương có sự tham gia tích cực của chính quyền thì kết quả đạt được cũng cao hơn và có vẻ bền vững hơn, đặc biệt là sự phối hợp trong hệ thống y tế và giữa hệ thống y tế với các tổ chức quần chúng (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên …). Tương tự, tại những địa phương có sự cam kết mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng thì các dịch vụ y tế cũng đáp ứng nhu cầu của người dân tốt hơn và tập trung hướng đến cộng đồng nhiều hơn. Khuyến nghị 5: Báo cáo đánh giá này đề nghị có tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của những người hưởng lợi, bao gồm phụ nữ và nam giới, người nhiễm HIV/AIDS, cán bộ nhà nước, lãnh đạo chính quyền địa phương và các đối tác khác tại tất cả các tuyến, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai dự án tiếp theo, giúp cải thiện một cách phù hợp và bền vững những hệ thống và thể chế hiện hành, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài và huy động cộng đồng- là một nguồn lực sẵn có nhất- phát huy khả năng tự lực của mình. Điều phối: Các dịch vụ PLTMC được cung cấp tại năm huyện thí điểm như một phần trong các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh với sự phối hợp của chương trình HIV/AIDS, bao gồm các dịch vụ vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, thống tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS. Sự phối hợp và lồng ghép các hoạt động PLTMC vào hệ thống y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh mỗi địa phương có sự khác nhau, do có những thay đổi trong hệ thống y tế và sự phân định không rõ ràng về vai trò, trách nhiệm, cũng như phương thức báo cáo và quản lý của mỗi đơn vị trong sở y tế, kể cả tuyến huyện – vốn có nhiệm vụ chính về chuyển tuyến- và giữa Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS mới được thành lập và Trung tâm Sức khỏe Sinh sản tại tuyến tỉnh. Tăng cường lồng ghép PLTMC vào hệ thống kiểm soát và dự phòng HIV/AIDS chung được coi là phương cách hữu hiệu nhằm tiếp cận tốt hơn đến các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi hơn vào các hoạt động dự phòng HIV của nhóm vị thành niên và nam giới, những người vốn thường coi PLTMC chỉ thu hẹp trong phạm vi nhóm phụ nữ mang thai. Khuyến nghị 6: Cần nhanh chóng làm rõ vai trò và trách nhiệm của các đơn vị y tế tuyến huyện và các đơn vị tham gia vào PLTMC để phối hợp tốt hơn. Chính phủ nên xem xét đến việc tổ chức đào tạo bổ sung về theo dõi giám sát cho các Trung tâm Phòng chống AIDS tuyến tỉnh mới được thành lập, và có kế hoạch tiếp tục theo dõi giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho những nơi đang thực hiện dự án thí điểm PLTMC nhằm xác đinh vấn đề và có những điều chỉnh, khuyến nghị cần thiết. Cũng cần lưu ý hơn đến khu vực y tế nhân trong việc chia sẻ thông tin về các dịch vụ PLTMC, cung cấp hướng dẫn, quy chế, cơ chế chuyển tuyến, giám sát và thậm chí quản lý các trường hợp mất dấu. Xây dựng Năng lực Thể chế: Mạng lưới đào tạo do Dự án xây dựng có thể coi là một biện pháp đảm bảo tính bền vững ban đầu tại các huyện/tỉnh dự án. Tại đây đã xây dựng được hệ thống đào tạo giảng viên, chương trình và tài liệu giảng dạy cho các lớp tập huấn về PLTMC (TVXNTN, TTTĐHV), và tại một số địa phương (như thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh) đã mở rộng ra cả một vài quận huyện không thuộc dự án. Những tài liệu truyền thông do dự án xây dựng và các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng tại những nơi triển khai thí điểm dự án là những chỉ số kết quả bền vững. Những tài liệu truyền thông đó cũng hỗ trợ ưu tiên về sản xuất các tài liệu truyền thông và các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng khi triển khai PLTMC trên diện rộng. Tuy nhiên, những tờ rơi tuyên truyền còn thiếu và cần có thêm các lớp đào tạo lại về TVXNTN và TTTĐHV. [...]... (PLTMC) I MÔ TẢ DỰ ÁN 1 Dự án Hỗ trợ các hoạt động của chương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PLTMC) Việt Nam, bao gồm các hoạt động PLTMC tại tuyến trung ương và năm quận huyện thí điểm tại năm tỉnh Việt Nam, được triển khai thông qua Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các Phòng Y tế tại năm huyện thí điểm với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam Kế hoạch dự án được xây dựng từ năm 2001, và... vấn để thúc đẩy quá trình triển khai, theo dõi và đánh giá các hoạt động của dự án UNICEF Việt Nam cũng đã hoạt động rất có hiệu quả IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN A Tính phù hợp của dự án 79 Chính phủ Việt Nam và tổ chức UNICEF đều khẳng định rằng chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những ưu tiên của Việt Nam Dự án được thiết kế phù hợp với việc phát triển và thử... triển khai từ tháng 6/2004 đến tháng 12/2007 Tổng kinh phí là $768.569 2 Mục tiêu của Dự án nhằm góp phần làm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con Việt Nam thông qua một hệ thống PLTMC hoạt động có hiệu quả dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia kết hợp với sự tham gia mạnh mẽ từ phía cộng động Dự án tập trung vào xây dựng năng lực cho cán bộ y tế về PLTMC, và dự phòng và kiểm soát các bệnh lây truyền qua... quản lý dự án và (x) theo dõi, giám sát và đào tạo tại chỗ Báo cáo Đánh giá Thí điểm là tài liệu đánh giá từ bên ngoài, được tiến hành theo kế hoạch khi kết thúc dự án Bản mô tả tóm tắt thiết kế dự án thí điểm và quy trình triển khai được trình bày trong Phụ lục 3 14 Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC) II PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ A Mục tiêu của Đánh giá 9 Với sự hỗ trợ của UNICEF Việt Nam, Bộ... PLTMC được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi Đó là (i) dự phòng HIV/ AIDS ban đầu, (ii) phòng tránh mang thai ngoài ý muốn phụ nữ có HIV dương tính, (iii) dự phòng lây nhiễm HIV từ người mẹHIV dương tính sang con, và (i) chăm sóc và hỗ trợ mẹHIV dương tính, con cái và gia đình của họ Thay vì triển khai toàn bộ các hoạt động về PLTMC, Dự án chỉ bổ sung các can thiệp về TVXNTN/PLTMC hiện đang... Không có ban quản lý dự án tuyến tỉnh để điều phối và quản lý theo dõi dự án thường xuyên Sơ đồ tổ chức dự án được trình bày trong Phụ lục 5 74 Việc triển khai dự án đã bị chậm trễ, đặc biệt là trong những năm đầu do (i) yếu tố ưu tiên can thiệp về dự phòng Việt Nam và (ii) UNICEF thiếu cán bộ Ngoài ra, các huyện ban đầu được lựa chọn tham gia dự án đã bị thay đổi, dựa trên đánh giá lại thực trạng... cho con bú và giới thiệu cho tôi đi xin sữa.” (Phỏng vấn sâu bà mẹHIV dương tính tại huyện Uông Bí) 32 Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC) “Sau khi sinh con, bác sỹ nói với tôi về nguy cơ nhiễm HIV khi nuôi con Bác sỹ cũng hướng dẫn tôi cách cho con ăn tốt nhất Chúng tôi rất nghèo, nên không thể mua sữa cho cháu được mà chỉ cho cháu bú được trong 4 tháng đầu.” (Phỏng vấn sâu bà mẹ có HIV. .. khai và mở rộng các hoạt động bắt đầu từ năm 2005 • Cục Phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam - được thành lập năm 2005, chịu trách nhiệm về chính sách và điều phối toàn bộ các hoạt động về HIV/ AIDS do Bộ Y tế quản lý tại tất cả các tuyến • Chương trình Hành động Quốc gia về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) giai đoạn 2006-2010 – Chương trình hành động quốc gia được Vụ Sức khỏe Sinh sản xây dựng với... tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới năm tuổi (so với mức năm 1990) Các cam kết của Việt Nam đối với Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UNGASS) – được đưa ra vào tháng 6 năm 2001 nhằm “đến năm 2005 giảm 20% và đến năm 2010 giảm 50%tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV Dự phòng Lây nhiễm HIV từ Mẹ sang Con (PLTMC) • Chiến lược Quốc gia về Phòng chống HIV/ AIDS đến 2010 tầm nhìn 2020 của Việt Nam – ký ban hành năm... Ban quản lý dự án gồm đại diện của Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Vụ Sức khỏe sinh sản là cơ quan triển khai dự án, chịu trách nhiệm lập kế hoạch dự án, tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị tại tất cả các tuyến của Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ và chính quyền tỉnh Khi Cục phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam ra đời năm 2005, tránh nhiệm điều . xuất Các bước Mở rộng Dự án 12. Các chỉ số Hoạt động tại Các huyện Dự án 7 Tóm tắt tổng quan Project Description Dự án Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) ở Việt Nam được triển. dự án chung được chuyển sang Cục Phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam. Dự án hiện do một Ban Quản lý Dự án Trung ương đặt tại Bộ Y tế, bao gồm Vụ Sức khỏe Sinh sản, Cục Phòng chống HIV/ AIDS Việt Nam. (ii) phòng tránh mang thai ngoài ý muốn ở phụ nữ có HIV dương tính, (iii) dự phòng lây nhiễm HIV từ người mẹ có HIV dương tính sang con, và (i) chăm sóc và hỗ trợ mẹ có HIV dương tính, con cái và

Ngày đăng: 01/04/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan