Báo cáo " Bầu cử tổng thống ở Pháp " potx

5 651 4
Báo cáo " Bầu cử tổng thống ở Pháp " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Th«ng tin t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008 65 TrÇn Ngäc d−¬ng * rước năm 1958, tổng thống Pháp do Nghị viện (parlement) bầu ra. Với cách thức bầu cử này, thực tế tổng thống được các đảng phái chính trị bầu ra vì đảng nào nắm được nhiều ghế trong Nghị viện sẽ bầu được người của mình làm tổng thống. Cách thức bầu cử như vậy không mang lại uy tín lớn cho tổng thống. Hiến pháp năm 1958 đã mở ra nền Cộng hoà thứ năm và đã thay đổi một phần nào cách thức bầu cử này. 1. Chế độ bầu cử năm 1958 Mặc dù quy định tổng thống không do Nghị viện bầu ra nhưng Hiến pháp năm 1958 vẫn chưa thể quy định tổng thống được dân chúng trực tiếp bầu ra bởi vào thời điểm này nước Pháp vẫn còn nhiều thuộc địa. Nếu tổng thống do dân chúng trực tiếp bầu lên thì sẽ gặp phải một vấn đề tế nhị do cử tri hải ngoại đông hơn cử tri chính quốc. Vì thế, tổng thống vẫn được bầu trên cơ sở phổ thông gián tiếp (au suffrage universel indirect). Theo quy định của Hiến pháp năm 1958, tổng thống do một bầu cử đoàn (collège électoral) bầu ra. Bầu cử đoàn này bao gồm tất cả các nghị sĩ, các đại biểu hội đồng cấp vùng, những người đại diện do hội đồng cấp thành phố hay cấp xã bầu ra (số lượng người đại diện này thay đổi tuỳ theo số lượng dân và theo truyền thống Pháp thì những vùng nông thôn được ưu tiên rộng rãi hơn) và cuối cùng là những người đại diện cho các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Có nghĩa là một đại cử tri (grand électeur) đại diện cho khoảng 700 người dân. Bầu cử đoàn này bầu ra tổng thống với nhiệm kì 7 năm và có khả năng được bầu lại nhiều lần vô hạn định (indéfiniment rééligible). Trong thực tế, việc bầu cử tổng thống trên cơ sở phổ thông gián tiếp là công việc của một bầu cử đoàn gồm khoảng 80 000 người, trong đó gần 95% là những người đại diện cho các hội đồng thành phố và hội đồng xã. Trong bầu cử đoàn này các nghị sĩ là hạt nhân. Chế độ bầu cử này chỉ được thực hiện một lần duy nhất và đã bầu ra tổng thống De Gaulle với nhiệm kì đầu vào ngày 21/12/1958. 2. Chế độ bầu cử năm 1962 Luật sửa đổi Hiến pháp được ban hành ngày 6/11/1962 đã bổ sung cho các thiết chế của nền Cộng hoà thứ năm. Bầu cử tổng thống Pháp là cuộc sinh hoạt chính trị lớn vì thế tất cả các đảng phái cần được tham gia. Các đảng phái chính trị nhỏ dù không kì vọng người của mình được trúng cử nhưng vẫn phải được tham gia với hi vọng kết quả của cuộc bầu cử phản ánh trực tiếp sự ủng T * Bộ môn ngoại ngữ Trường Đại học Luật Hà Nội Th«ng tin 66 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2 008 hộ của dân chúng đối với đảng của mình. Qua cuộc bầu cử tổng thống, uy tín của các đảng phái được cân đo bằng lá phiếu trực tiếp của các cử tri. Chính vì thế, Luật sửa đổi Hiến pháp kể trên đã thiết lập chế độ bầu cử tổng thống trên cơ sở phổ thông trực tiếp gồm hai vòng (au suffrage universel direct à deux tours) và chế độ bầu cử này tồn tại cho đến hiện nay. vòng một, nếu ứng cử viên nào đạt được trên 50% số phiếu hợp lệ (suffrages exprimés) thì sẽ trúng cử ngay (chưa ứng cử viên nào đạt được điều này kể từ năm 1962 đến nay) và không cần phải tổ chức vòng hai. Nếu không có ứng cử viên nào đạt được số phiếu kể trên thì phải tổ chức vòng hai và về nguyên tắc chỉ có hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất vòng một mới được có mặt tại vòng này. a. Thời điểm bầu cử Khi nào người ta có thể tiến hành bầu cử? Cần phải phân biệt hai trường hợp: - Trường hợp thông thường: Đây là trường hợp tổng thống đảm nhiệm hết thời gian nhiệm kì của mình (7 năm và từ năm 2002 là 5 năm). Các trường hợp này xảy ra vào các năm 1965, 1981, 1988, 1995, 2002, 2007. Cuộc bầu cử mới diễn ra sớm nhất là 20 ngày và muộn nhất là 35 ngày trước thời điểm chấm dứt nhiệm kì tổng thống đương nhiệm. Cần phải tránh việc khuyết chức vụ tổng thống (vacance de la présidence) nên phải tiến hành bầu cử trước khi tổng thống đương nhiệm chấm dứt quyền hạn nhưng cũng cần phải hạn chế tối đa thời gian cùng tồn tại giữa tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống mới được bầu. - Trường hợp bất thường: Trường hợp này xảy ra khi tổng thống bị chết (Pompidou vào năm 1974), tổng thống phải từ chức (De Gaulle vào năm 1969), tổng thống bị phế truất hoặc tổng thống bị rơi vào tình cảnh trở ngại nhất định (empêchement définitif) do bị ốm đau, bị cầm tù Tình trạng này phải do Hội đồng hiến pháp xác nhận theo yêu cầu của Chính phủ. Khi đó thời hạn bầu cử vẫn là từ 20 đến 35 ngày nhưng kể từ khi có công bố khuyết chức vụ tổng thống. b. Việc ứng cử - Ứng cử vòng một + Giới thiệu ứng cử viên: Bất kì công dân nào cũng có thể ra ứng cử tổng thống với điều kiện phải nhận được sự bảo trợ (patronage) của 500 người được bầu (élus) ở cấp quốc gia và cấp địa phương (trước năm 1976 là 100 người). Họ bao gồm: Các nghị sĩ, các đại biểu hội đồng cấp vùng, đại diện của người dân Pháp nước ngoài, đại biểu hội đồng thành phố Paris, các thị trưởng, các thành viên của các hội đồng lãnh thổ hải ngoại (nhưng không chỉ đơn thuần là đại biểu cấp xã hoặc thành phố), tức là khoảng một phần tám mươi những “người có thể bảo trợ” (49519 người vào năm 1988). Những người giới thiệu này phải thuộc về 30 tỉnh hoặc vùng lãnh thổ hải ngoại khác nhau và mỗi tỉnh không được quá 10%. Ứng cử viên không thể chỉ đại diện cho một địa phương mà cần phải có tầm ảnh hưởng quốc gia. Tên của những người giới thiệu (tức Th«ng tin t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008 67 người bảo trợ) được đăng trên công báo trước cuộc bầu cử tám ngày và mỗi người chỉ có thể giới thiệu một ứng cử viên thông qua một tờ mẫu đặc biệt. Việc đăng tải này là kết quả của việc sửa đổi hiến pháp vào năm 1976. Nó phù hợp với lợi ích của công dân: Công dân có quyền được biết những người giới thiệu này đã đứng về ai để đảm đương trách nhiệm của họ. + Tiến hành ứng cử: Theo đúng nghĩa thì không có đơn ứng cử (acte de candidature). Các ứng cử viên được những người bảo trợ của mình giới thiệu và sự giới thiệu này phải gửi tới Hội đồng hiến pháp muộn nhất là 18 ngày trước khi vòng một bắt đầu. Tin chắc đã có sự đồng ý của ứng cử viên, Hội đồng hiến pháp kiểm tra các điều kiện đặt ra đối với việc giới thiệu có được đáp ứng đầy đủ hay không. Đặc biệt qua việc thăm dò, Hội đồng hiến pháp kiểm tra tính chân thực của các chữ kí người giới thiệu, sau đó chốt lại danh sánh ứng cử viên muộn nhất là 15 ngày trước khi vòng một bắt đầu. Chính phủ công bố danh sách này. Ứng cử viên phải trình bản kê khai tài sản. Nếu được bầu thì họ sẽ phải kê khai tài sản một lần nữa sau khi kết thúc nhiệm kì. Các bản kê khai này được đăng trên công báo. Thủ tục này cho phép kiểm tra liệu tổng thống có lợi dụng chức vụ để làm giàu hay không. Cuộc bầu cử có thể bị sai sót nếu một ứng cử viên bị chết hoặc gặp phải tình trạng trở ngại (bị ốm đau, bị cầm tù…) trước khi vòng một bắt đầu. Nếu không dự đoán trước thì một bộ phận dân chúng có thể sẽ rơi vào tình trạng không có ứng cử viên theo nguyện vọng của họ để bầu do thời hạn còn lại quá ngắn và danh sách ứng cử viên đã bị chốt, vì thế cần phải lấp lỗ hổng lại. Luật sửa đổi Hiến pháp năm 1976 quy định: Nếu một người đã bày tỏ ý định ứng cử ít nhất 30 ngày trước khi chốt lại việc giới thiệu và người này bị chết trong vòng 7 ngày trước ngày chốt lại kể trên thì Hội đồng hiến pháp có thể quyết định hoãn cuộc bầu cử (peut décider le report de l’élection). Hội đồng này có quyền đánh giá ảnh hưởng của việc hoãn lại này đối với kết quả cuộc bầu cử và đối với khả năng tìm một ứng cử viên khác trong thời gian còn lại. Nếu tình trạng trở ngại xảy ra sau thời điểm chốt lại việc giới thiệu thì Hội đồng hiến pháp mất hoàn toàn quyền tự do đánh giá và buộc phải hoãn cuộc bầu cử (doit reporter l’élection). - Ứng cử vòng hai Vòng hai được tiến hành vào ngày thứ mười bốn sau vòng một và chỉ còn hai ứng cử viên tham gia. Về nguyên tắc, hai ứng cử viên giành được số phiếu cao nhất vòng một thì được vào vòng hai. Tuy nhiên, việc rút đơn ứng cử có thể xảy ra (des désistements sont possibles). Sự liên minh giữa các đảng phái trong cuộc đấu vòng hai có thể dẫn đến việc tạo điều kiện cho một ứng cử viên đạt số phiếu thấp hơn vòng một nhưng lại có nhiều khả năng vòng hai. Giả sử như có hai ứng cử viên cánh tả, trong đó ứng cử viên Đảng cộng sản về nhất nhưng ứng cử viên này lại rút lui để đảm bảo thắng lợi cho Th«ng tin 68 t¹p chÝ luËt häc sè 2/2 008 ứng cử viên Đảng xã hội có nhiều khả năng được cộng đồng cử tri chấp nhận vòng hai. Vì thế Hiến pháp quy định: Kể cả khi có thể xảy ra việc rút lui không tiếp tục ứng cử thì hai ứng cử viên đã thu được số phiếu cao nhất vòng một được chấp nhận tham gia vòng hai. Ở đây lại phải tính đến khả năng một ứng cử viên bị chết hoặc gặp phải tình trạng trở ngại trong khoảng thời gian giữa vòng một và vòng hai. Trong trường hợp này, Hội đồng hiến pháp công bố toàn bộ tiến trình bầu cử phải được bắt đầu lại từ đầu. c. Chiến dịch bầu cử Chiến dịch chính thức diễn ra rất ngắn bởi vì nó chỉ kéo dài 15 ngày đối với vòng một và 8 ngày đối với vòng hai. Trong thực tế nó bắt đầu hàng tháng trời trước đó. Các ứng cử viên tự củng cố vị trí để quảng bá cho mình, đảm bảo sự ủng hộ của đảng mình và loại bỏ đối thủ Chiến dịch chính thức được quy định chặt chẽ. Chiến dịch này được đặt dưới sự giám sát của Hội đồng kiểm tra quốc gia (Commission nationale de contrôle) với nhiệm vụ chính là đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên trong các lĩnh vực. Có ba khía cạch cần giám sát trong chiến dịch bầu cử: - Việc cung cấp tài chính cho chiến dịch bầu cử: Luật ngày 11/3/1988, Luật ngày 15/1/1990 và Luật ngày 15/5/1990 đã cố gắng thiết lập sự “minh bạch” đối với nguồn thu và chi của các ứng cử viên đồng thời thiết lập sự bình đẳng giữa họ qua việc cung cấp tài chính của Nhà nước. - Việc tuyên truyền trên đài và trên vô tuyến: Việc này được Hội đồng tối cao về các phương tiện nghe nhìn kiểm tra. Hội đồng này giám sát sự bình đẳng giữa các ứng cử viên, có nghĩa là bình đẳng về thời gian phát sóng. Chẳng hạn vào năm 1988, mỗi ứng cử viên được hưởng 1 giờ 45 phút phát sóng trên vô tuyến và 1giờ 10 phút phát sóng trên đài. Các quy định rất tỉ mỉ cũng được đặt ra đối với thể thức phát sóng. - Việc thăm dò cử tri được Luật ngày 19/7/1977 quy định chung cho tất cả các cuộc bầu cử trong phạm vi quốc gia. Một uỷ ban được thành lập để giám sát việc tôn trọng quy chế tiến hành các cuộc thăm dò. Mặt khác, việc đăng tải kết quả các cuộc thăm dò cử tri phải chấm dứt một tuần trước khi mỗi vòng bầu cử bắt đầu. Người ta muốn tránh các kết quả thăm dò này có ảnh hưởng đến quyết định của các cử tri. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đăng tải này còn bị tranh luận rất nhiều. d. Công bố kết quả Kết quả bầu cử do Hội đồng hiến pháp tiếp nhận và công bố. Ứng cử viên nào đạt được quá nửa số phiếu hợp lệ thì trúng cử. Hội đồng cũng được giao nhiệm vụ phân xử tranh chấp liên quan đến bầu cử. Có nghĩa là giải quyết các khiếu nại, tố cáo và chúng phải do một ứng cử viên, một cử tri hay một tỉnh trưởng gửi tới Hội đồng trong vòng 48 tiếng kể từ khi kết thúc bầu cử. 3. Các cuộc bầu cử tổng thống dưới nền Cộng hoà thứ năm Nếu không tính cuộc bầu cử trên cơ sở phổ thông gián tiếp vào năm 1958 và cuộc bầu cử năm 2007 thì cho đến hiện nay đã có Th«ng tin t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008 69 7 cuộc bầu cử tổng thống trên cơ sở phổ thông trực tiếp. - Cuộc bầu cử năm 1965 mang lại sự ngạc nhiên chung với việc tướng De Gaulle phải cạnh tranh vòng hai với Mitterand, ứng cử viên duy nhất của cánh tả. Tướng De Gaulle do tin tưởng vào tính cách chân chính và uy tín lịch sử của mình nên trong thực tế đã không tiến hành chiến dịch vận động nhưng cuối cùng ứng cử viên này cũng phải bước vào vũ đài để tranh đua trước khi được bầu vòng hai (50,20% số phiếu hợp lệ). Cuộc bầu cử này lần đầu tiên cho phép hình thành liên minh cánh tả và sự thiết lập hai cực chính trị đối lập nhau. - Cuộc bầu cử năm 1969 được tiến hành sau khi tướng De Gaulle từ chức. Georges Pompidou đã chiến thắng Alain Poher với số phiếu hợp lệ là 58,21% và Alain Poher lúc đó đang đảm đương chức vụ quyền tổng thống (l’intérim de la présidence). Điều đặc biệt của cuộc bầu cử này là sự vắng mặt của cánh tả vòng hai do bất đồng với việc chỉ có một ứng cử viên duy nhất vòng một. - Cuộc bầu cử năm 1974 được tiến hành sau khi Georges Pompidou bị chết. F.Mitterand, ứng cử viên của liên minh cánh tả đã suýt giành được thắng lợi trước Giscard d’Estaing khi ứng cử viên này chỉ đạt được 50,80 % số phiếu hợp lệ, tức là hơn 480 000 phiếu. Cuộc bầu cử lần này ghi nhận một người không thuộc phái De Gaulle được bầu làm tổng thống. - Vòng hai của cuộc bầu cử năm 1981 lại chứng kiến cuộc đối đầu giữa F. Mitterand và Giscard d’Estaing nhưng lần này chiến thắng đã thuộc về F.Mitterand với 51,57% số phiếu hợp lệ. - Tại cuộc bầu cử năm 1988, F. Mitterand đã dễ dàng được bầu lại với 54% số phiếu hợp lệ so với 46% số phiếu hợp lệ của Jacques Chirac. Tại cuộc bầu cử lần này, đảng cực hữu Mặt trận quốc gia của Le Pen bắt đầu cho thấy vị thế của mình với 14,39% số phiếu thu được vòng một. - Tại cuộc bầu cử năm 1995, F. Mitterand đã không tham gia ứng cử sau hai nhiệm kì liên tục nắm quyền. Do bị chịu sức ép của thời gian dài Đảng xã hội cầm quyền nên ứng cử viên của đảng này L.Jospin phải chịu thua sát nút ứng cử viên của Đảng tập hợp vì nền cộng hoà Jacques Chirac (49,25% so với 50,75%). - Tại cuộc bầu cử năm 2002 có điều ngạc nhiên đã xảy ra: lần đầu tiên ứng cử viên Đảng mặt trận quốc gia Le Pen được lọt vào vòng hai. Nguy cơ một đảng cực hữu với chính sách bài ngoại mang tính phát xít lên nắm quyền đã khiến cử tri các đảng phái dồn phiếu bầu vòng hai cho ứng cử viên - đương kim tổng thống J. Chirac và ứng cử viên này đã dễ dàng giành chiến thắng với 82,25% số phiếu hợp lệ./. (Nguồn: - Institutions politiques et droit constitutionnel - Philippe Ardant – LGDJ - Paris - 1994; - Droit 1 re G C. Le Fiblec; P. Le Boolloch; J. Vaudrey et B. Vanboutte - - Bertrand- Lacoste - Paris - 1989; - Droit 1 re G - X. Cadoret; C. Knopp et C. Stirn - Dunod - Paris - 1989 - La Constitution française du 4 octobre 1958; - http://www.maisondudroit.org). . 1958, tổng thống Pháp do Nghị viện (parlement) bầu ra. Với cách thức bầu cử này, thực tế tổng thống được các đảng phái chính trị bầu ra vì đảng nào nắm được nhiều ghế trong Nghị viện sẽ bầu. mình làm tổng thống. Cách thức bầu cử như vậy không mang lại uy tín lớn cho tổng thống. Hiến pháp năm 1958 đã mở ra nền Cộng hoà thứ năm và đã thay đổi một phần nào cách thức bầu cử này. 1 này. 1. Chế độ bầu cử năm 1958 Mặc dù quy định tổng thống không do Nghị viện bầu ra nhưng Hiến pháp năm 1958 vẫn chưa thể quy định tổng thống được dân chúng trực tiếp bầu ra bởi vào thời điểm

Ngày đăng: 01/04/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan