Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba

30 541 0
Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN ******** Đề Tài: UNDP Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Ngọc Oanh Nhóm thực hiện: Nhóm 16 Lớp A14 – K45E – Khoa Kinh tế Đối Ngoại Hà nội – Tháng 3 năm 2009 MỤC LỤC 4.3 Phát triển năng lực xiv b. Xóa đói giảm nghèo phát triển xã hội xxvi LỜI MỞ ĐẦU Không thể phủ nhận rằng nửa cuối thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI đã đánh dấu nhiều cột mốc về phát triển kinh tế, văn hóa cũng như xã hội; đặc biệt là sự ra đời của xu hướng toàn cầu hóa đã mang lại những cơ hội lớn khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc một mức sống mới cao hơn đã được thiết lập cho toàn bộ người dân từ các quốc gia mà ngược lại, vẫn còn đó những vấn đề về bất bình đẳng, phân bố nguồn lực không đều dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Ở tầm vĩ mô, tình trạng này được thể hiện rõ nhất tại các nước thế giới thứ ba với mức sống thấp, tích lũy kém, thiếu vốn đầu tư đi kèm với phát triển không bền vững. Tuy nhiên, các nước này không đơn độc trong cuộc chiến nhằm phá vỡ “vòng luẩn quẩn của đói nghèo”. Cùng với xu thế phát triển chung, ngày càng có nhiều định chế quốc tế tham gia vào công cuộc đưa thế giới thứ ba lên một nấc thang phát triển mới bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Những tổ chức tiêu biểu có thể kể đến là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Hội phát triển quốc tế IDA với việc bơm vốn, tăng đầu tư tại các nước nghèo; ADB với hỗ trợ đồng thời cả về tài chính, kỹ thuật quản lý tại khu vực Châu Á… Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới Chuơng trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP với những kế hoạch trên phạm vi rộng hiệu quả thực hiện cao, được chứng minh qua nhiều năm hoạt động. Vì lý do đó, bài tiểu luận xin được đóng góp những nhận định về hoạt động của UNDP trong việc hỗ trợ phát triểncác nước thế giới thứ ba, thông qua phân tích những mục tiêu trọng tâm của tổ chức này. Với những số liệu thống kê cũng như trường hợp thực tế, việc thực hiện chương trình Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ; Xóa đói giảm nghèo phát triển xã hội; Năng lượng môi trường; Quản lý rủi ro thiên tai Phòng chống HIV/AIDS sẽ được nhìn nhận dưới giác độ tổng quan cụ thể hơn. ii Bài tiểu luận được viết dưới góc nhìn của sinh viên nên có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để nâng cao thêm hiểu biết của bản thân, cũng như có được những đóng góp thực sự hữu ích về vấn đề này. I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC UNDP 1. Khái quát về lịch sử cơ cấu của UNDP 1.1 UNDP là gì? Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc - UNDP (United Nations Development Programme) là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, thành lập năm 1965 tại New York theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trên cơ sở sáp nhập Chương trình Mở rộng Trợ giúp Kĩ thuật của Liên hợp quốc (EPTA - thành lập 1950) Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc (thành lập 1959). UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn 166 quốc gia với nhiệm vụ: giúp các nướcthu nhập thấp tạo ra các điều kiện phù hợp nhằm huy động vốn trong nước nước ngoài cho phát triển; giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư trên mọi nguồn kinh tế nhân lực sẵn có để tăng năng suất, nâng cao mức sống. Chi phí hoạt động của UNDP được bảo trợ thông qua các khoản viện trợ không bắt buộc từ các cá nhân các tổ chức trên thế giới. 1.2 Cơ cấu tổ chức của UNDP UNDP chịu sự chi phối của Đại Hội đồng Liên hợp quốc Hội đồng Kinh tế - Xã hội ECOSOC. Đại Hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn, ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động v.v Người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng giám đốc (Administrator) do Tổng thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. Cơ quan quyền lực cao nhất của UNDP là Hội đồng Chấp hành (Executive Board) gồm 36 nước thành viên phân bổ theo khu vực địa lý, cụ thể là: Châu Phi - 8; Châu Á- 7; Trung Âu - 4; Mỹ Latinh Caribê - 5; Tây Âu các nước khác - 12, có nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng Chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu vực kiến nghị chính sách phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC. Cơ quan thường trực là Ban Thư các cục, vụ chuyên ngành tại trụ sở New York cơ quan đại diện UNDP tại Geneve. Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 2001. iii 2. Nguồn vốn cơ cấu viện trợ UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống Liên hợp quốc hiện nay. Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, các tổ chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông qua các nguồn vốn thường xuyên (core resources), không thường xuyên (non-core resources) các nguồn đồng tài trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90% viện trợ từ nguồn vốn thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói của thế giới hiện nay. Viện trợ của UNDP là viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới dạng chương trình quốc gia có thời gian 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế của các quốc gia. Các chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên những ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm của nước nhận viện trợ các mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ của UNDP. Ngân sách dự kiến viện trợ cho các chương trình của các nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Chương trình quốc gia là khuôn khổ hợp tác của UNDP với nước nhận viện trợ. Trên cơ sở chương trình quốc gia, UNDP phối hợp với chính phủ xây dựng các chương trình dự án cụ thể. Phương thức tiếp cận để thực hiện các chương trình quốc gia của UNDP từ trước năm 2000 là tiếp cận bằng các dự án cụ thể. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh sang phương thức tiếp cận bằng các chương trình (cụm vấn đề). Đồng thời, UNDP cũng quản lý vốn của một số quỹ khác như Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ Phát triển phụ nữ (UNIFEM), Chương trình Những người tình nguyện Liên hợp quốc (UNV) Đối tác của UNDP gồm các Quỹ Chương trình viện trợ khác thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng khu vực các tổ chức phi chính phủ. 3. Tôn chỉ mục đích hoạt động Mục tiêu hàng đầu của UNDP là giúp đỡ các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng lực trong việc thiết kế thực hiện các chương trình phát triển nhằm xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần phải được sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa iv tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ. UNDP khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính những nghiên cứu cần thiết để xây dựng thực hiện các chính sách kế hoạch phát triển của các nước chứ không phụ thuộc một cách bị động vào các chính sách hỗ trợ. Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác quốc tế vì sự nghiệp phát triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước tư nhân, sự tăng trưởng công bằng. Các chương trình dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch ưu tiên quốc gia các ưu tiên trong chính sách của UNDP. Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ các lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là: • Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách đưa ra các khuyến nghị; thực hiện các nghiên cứu khả thi, tiền khả thi; tiến hành các phân tích đánh giá thực trạng, nghiên cứu tổng quan xây dựng các quy hoạch tổng thể . • Hỗ trợ trong việc phân tích phát triển, lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán • Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý, nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn; cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật; trao đổi thông tin tổ chức tham quan, khảo sát, hội thảo tập huấn. • Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển thực hiện các sắp xếp về tổ chức để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao; giúp đánh giá xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý • Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù hợp, khuyến khích giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ quốc gia; Trợ giúp việc thiết lập nâng cấp các phương tiện vật chất trang thiết bị. Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mô các vấn đề về thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ xoá đói giảm nghèo. Các dự án trợ giúp kỹ thuật tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ. v II. NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CỦA UNDP Nghèo đói, kém phát triển là hậu quả của không chỉ một mà nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy giải pháp cho tình trạng này cũng không thể rời rạc mà phải tạo dựng được một tác động tổng hợp, tháo gỡ “vòng luẩn quẩn” mà các nước thứ ba đang mắc phải. Để hiện thực hóa những mục tiêu mang tầm vĩ mô kể trên, UNDP đã đặt ra một nhóm đồng bộ những chương trình trọng tâm trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, xã hội, tự nhiên quản lý rủi ro… Những chương trình này hiện đang được tiến hành tại các nước đang phát triểnsự hiện diện của UNDP tùy theo đặc thù của từng quốc gia, việc thực hiện chúng được biến chuyển linh hoạt. Tuy nhiên, những chương trình này đều có khung hoạt động nguyên tắc chung cơ bản. 1. Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ Hơn bao giờ hết, rất nhiều quốc gia đang cố gắng xây dựng được cơ chế quản trị dân chủ. Thách thức đối với các nước này là làm thế nào để xây dựng các định chế quy trình đáp ứng được nhu cầu của những công dân bình thường, đặc biệt là những công dân nghèo. Chương trình này được UNDP đánh giá là công tác có tầm quan trọng sống còn nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) bởi nó tạo ra “môi trường động lực” giúp nâng cao nhận thức của mỗi người dân về MDGs đặc biệt là về công cuộc xoá đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Với chương trình này, UNDP hướng trọng tâm vào các công tác chủ yếu sau: 1.1 Tăng cường năng lực của các định chế Trọng tâm hiện nay là chia sẻ tri thức thiết lập mạng lưới nhằm cải tiến các quy trình làm việc của cơ quan dân cử; nâng cao chất lượng của các đại biểu, đặc biệt là đại biểu nữ những người được bầu lần đầu. Sự trợ giúp của UNDP bao gồm cả những hoạt động tiến hành tại Văn phòng Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp. Điều đó có nghĩa UNDP hỗ trợ Quốc hội nhằm đảm bảo họ có đủ năng lực, các nguồn lực cũng như tính tự chủ để thực hiện các chức năng cơ bản một cách hiệu quả. Đối với Chính quyền địa phương, UNDP hỗ trợ phát triển kỹ năng (nhất là trong lĩnh vực quản lý ngân sách lên kế hoạch) cũng như xây dựng một môi trường chính sách giúp phân quyền, quản lý địa phương cũng như phát triển nông thôn/đô thị một cách hiệu quả. Các nhóm dự án chính bao gồm: vi • Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các Đại biểu Quốc hội Hội đồng Nhân dân. • Tăng cường năng lực của một số Ủy ban trực thuộc Quốc hội trong việc nghiên cứu, thẩm định các văn bản pháp luật giám sát. • Tăng cường năng lực của Hội đồng Nhân dân nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao cho họ trong quá trình phân cấp quản lý. • Xây dựng cơ chế đối tác nhằm tăng cường cuộc đối thoại chính sách điều phối các nguồn trợ giúp cho Quốc hội Hội đồng Nhân dân. 1.2 Hỗ trợ hệ thống quy trình bầu cử UNDP đóng vai trò cân bằng giữa việc hỗ trợ các hoạt động bầu cử (một hoạt động ngắn hạn mang tính sự kiện) với việc hỗ trợ hệ thống quy trình dài hạn hơn nhằm giữ vững các nguyên tắc dân chủ trong xã hội. Các chương trình, dự án của UNDP tại các quốc gia các đối tác - cả trên phương diện quốc gia quốc tế - nhằm thúc đẩy bốn mục tiêu sau: • Có cơ cấu thể chế hợp pháp nhằm thúc đẩy bầu cử tự do, công bằng, minh bạch bền vững ở tất cả các cấp • Giáo dục cho công dân các cử tri về quyền dân chủ các trách nhiệm cần thực hiện • Hợp tác hỗ trợ bầu cử • Tăng về lâu dài số lượng phụ nữ tham gia bầu cử trong vai trò cử tri đại biểu. 1.3 Cải cách luật pháp quyền con người Công tác này nhằm gìn giữ thúc đẩy các giá trị của nhân quyền các quy tắc xây dựng luật pháp, cụ thể là tính độc lập, công bằng minh bạch của toà án; các mục đích hợp pháp, sự ủng hộ của luật pháp dành cho người nghèo sự tham gia của công dân vào quá trình cải tổ toà án pháp luật. Những đặc trưng của hoạt động này bao gồm: • Hỗ trợ các quốc gia phát triển những kế hoạch hành động vì nhân quyền • Ứng dụng tiếp cận dựa trên cơ sở các quyền này vào chương trình hành động • Hỗ trợ nhận thức về nhân quyền bằng giáo dục công dân • Xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức • Củng cố hoặc xây dựng các văn phòng thanh tra, mở rộng các định chế về nhân quyền ra những nước kém phát triển. vii 1.4 Xây dựng Chính phủ điện tử tiếp cận thông tin dành cho công dân * Về tiếp cận thông tin: Trên khía cạnh quản trị dân chủ thì tiếp cận thông tin là một công cụ hiệu quả giúp giữ vững tỉ lệ giảm nghèo giúp đạt được MDGs. Muốn thế, phải đưa ra những thông tin dễ hiểu thể tiếp cận được cũng như phải có các phương pháp khả năng tiếp cận phù hợp nhằm giúp người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách hay đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. UNDP cho đó là những điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo tiếng nói sự tham gia cần thiết cho một xã hội dân chủ mở. Các hoạt động của UNDP trong việc tiếp cận thông tin tập trung vào 2 mảng lớn, đó là việc cải thiện môi trường điều tiết luật pháp cho thông tin tự do nhiều chiều, đồng thời củng cố năng lực của công dân xã hội nhằm nâng cao nhận thức về quyền được thông tin tăng kỹ thuật liên lạc. * Về Chính phủ điện tử: Sự xuất hiện triển khai Công nghệ thông tin truyền thông (ICTs) đã tăng lên nhanh chóng từ đầu những năm 1990. Vì thế, khi hầu hết các quốc gia đang phát triển vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách đa dạng đủ mọi cấp độ, thì trọng tâm của ICT là sự phát triển việc sử dụng các ứng dụng của ICT hay những công nghệ mới nhằm tìm ra một con đường thuận tiện hơn cho người dân tiếp xúc với Chính phủ. 1.5 Cải cách hành chính Nhà nước chống tham nhũng Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá này càng cao thì các Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định có sức cạnh tranh, đồng thời, cần tạo được một cung cách quản lý hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững. Theo UNDP thì giảm thiểu tham nhũng một nền hành chính giản tiện đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững. Ở lĩnh vực này, UNDP nhấn mạnh vào ba điểm chính: • Tăng cường năng lực lập kế hoạch, chỉ đạo cũng như năng lực quản lý chung cho công tác CCHC tập trung vào công tác phân tích, hoạch định thực hiện chính sách tài chính trên quan điểm phát triển con người xây dựng kế hoạch hành động. • Xây dựng cải tiến hơn nữa các cơ chế cung cấp dịch vụ công hướng các cơ chế này vào việc phục vụ các nhu cầu ở cơ sở. viii • Vận dụng có hiệu quả các hệ thống quản lý năng lực hoạt động có tính chiến lược tiêu chuẩn chất lượng ở một số bộ tỉnh được lựa chọn. 2. Xóa đói giảm nghèo phát triển xã hội Nghèo đói là cụm từ mang tính đa chiều, bao gồm không chỉ tình trạng thu nhập thấp, mà còn là sự thiếu hụt dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nạn mù chữ, không có khả năng tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời ít có cơ hội tham gia vào những hoạt động gây tác động tích cực đến đời sống. Trên toàn cầu có đến 1,2 tỉ người vẫn đang phải vật lộn mưu sinh với không quá 1 USD mỗi ngày, gần 850 triệu người sống trong cảnh thiếu lương thực thiết yếu. Bởi vậy, xóa đói giảm nghèo phải thực sự trở thành trọng tâm trong những nỗ lực của tiến trình phát triển. Hoạt động của UNDP cho các chiến lược chính sách xóa đói giảm nghèo bám sát vào ba nguyên tắc cơ bản: tính đa chiều của vấn đề nghèo đói, lấy xu hướng bình đẳng giới làm trọng tâm một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, nhưng là không đủ cho quá trình xóa nghèo trong dài hạn. Người nghèo không chỉ nên được hưởng lợi công bằng từ tăng trưởng kinh tế, họ đồng thời cần có được cơ hội chủ động đóng góp vào quá trình đó. Tính công bằng là thước đo chủ chốt trong mối liên hệ tăng trưởng kinh tế - xóa đói giảm nghèo. Tất yếu là những chiến lược chính sách xóa nghèo phải bao hàm rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, những lĩnh vực then chốt trong chiến lược hỗ trợ của UNDP bao gồm: - Các chính sách khung mang tính vĩ mô - kiến tạo một khuôn khổ chính sách mở tăng cường trao đổi về các Chính sách kinh tế vĩ Mô cũng như Chính sách Điều tiết nền Kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo thực hiện các MDGs. - Chính sách việc làm cho mục tiêu xóa nghèo: Những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình tạo việc làm chủ yếu được thực hiện theo chuơng trình hợp tác ILO – UNDP “Việc làm vì mục tiêu Xóa đói giảm nghèo”. Các hoạt động này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: • Mối quan hệ giữa việc làm – tăng trưởng kinh tế - giảm tỉ lệ đói nghèo • Phối hợp mục tiêu giảm nghèo với mục tiêu tăng trưởng • Hỗ trợ chiến luợc tăng việc làm của các quốc gia ix • Nâng cao nhận thức trong từng khu vực về vấn đề việc làm - Quản lý các nguồn lực công cộng – với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia trong việc tập trung, phân bổ quản lý nguồn vốn, UNDP hiện đẩy mạnh công tác hoạch định thực hiện các biện pháp tài chính xóa đói giảm nghèo; đồng thời cũng đưa ra những biện pháp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu này một cách triệt để hơn. - Hoạt động công nghệ thông tin truyền thông cho phát triển (ICTs): Với mục tiêu tăng cường những tác động tích cực của ICTs trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, UNDP nhấn mạnh: • Phối hợp đưa ICTs vào khung chuơng trình xóa đói giảm nghèo thực hiện những MDGs. • Lấy người dân làm trung tâm hỗ trợ người nghèo được tiếp cận với ICTs. • Sử dụng một cách hiệu quả ICTs trong phát triển khu vực cũng như những hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ. 3. Chương trình của UNDP về năng lượng môi trường Những người dân thuộc các nước thế giới thứ 3 không chỉ sống trong đói nghèo mà còn chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái môi trường, thiếu nước sạch cạn kiệt tài nguyên. Nhờ vào những chương trình hoạt động của UNDP trên nhiều phạm vi lớn nhỏ, các quốc gia có thể tìm ra được những giải pháp chính sách tiến bộ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm tăng cường gắn kết thông qua những dự án thí điểm để giúp đỡ người nghèo có cuộc sống ổn định hơn. Những hoạt động của UNDP trong lĩnh vực này tập trung ưu tiên vào 5 lĩnh vực chính : 3.1 Quản lý hiệu quả nguồn nước Quản lý nguồn nước là khái niệm để chỉ hệ thống những biện pháp liên quan tới chính trị, kinh tế, xã hội, quản lý để phát triển phân bổ tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo đủ nước cho người dân. Đây là ưu tiên số một mà bất cứ quốc gia nào ở thế giới thứ 3 phải giải quyết. UNDP đã bắt tay với các quốc gia giải quyết vấn đề này thông qua nhiều cấp độ khác nhau : Quản lý khu vực về tài nguyên nước, nguồn cấp nước vệ sinh; Hoàn thiện hệ thống quản lý nguồn nước; Vượt qua những khó khăn về tài nguyên nước ở cấp khu vực toàn cầu…. 3.2 Tiếp cận với dịch vụ năng lượng hiệu quả x [...]... phòng tránh các tập quán quan hệ tình dục không an toàn xvi III UNDP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC THẾ GIỚI THỨ BA 1 Tác động tới các nước châu Phi Là một điểm nóng về vấn đề nghèo đói tình trạng kém phát triển, Lục địa đen đang thu hút sự hỗ trợ về mọi mặt của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNDP – một tổ chức rất có uy tín tại khu vực này Sự hợp tác có truyền thống lâu dài của UNDP với Ủy ban Châu... trường UNDP giúp đỡ khu vực Ả rập nói chung đảm bảo vấn đề môi trường sự phát triển bền vững, vạch ra các chính sách chiến lược chương trình quốc gia Ngoài ra, ở góc độ quốc gia, UNDP còn là cầu nối cho sự hợp tác giữa các đối tác trong nước quốc tế bao gồm các chính phủ, các cộng đồng dân cư các ủy nhiệm của Liên hợp quốc d Bình đẳng giới UNDP hỗ trợ sự phát triển bình đẳng của phụ... cực đến việc hiện thực hóa những mục tiêu này Chính vì vậy, hoạt động của các định chế quốc tế - tiêu biểu là UNDP hơn bao giờ hết càng có ý nghĩa đối với sự phát triển của thế giới nói chung các nước thế giới thứ ba nói riêng Bằng những chương trình đa dạng giải quyết đồng bộ nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển, UNDP đã đang có được nhiều bước đi tích cực trong công cuộc này Xây dựng... năng của chính phủ các nước đểthể xii đưa việc hạn chế rủi ro thiên tai vào kế hoạch chương trình phát triển của nước đó Các hoạt động chính bao gồm: - Kết hợp việc hạn chế rủi ro thiên tai với các lĩnh vực trọng tâm khác của UNDP như năng lượng môi trường, xoá đói giảm nghèo quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ - Tăng cường năng lực của từng quốc gia thông qua việc phát triển các. ..Năng lượng là vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững xóa đói giảm nghèo, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của phát triển – xã hội, kinh tế môi trường Không một MDGs nào không nhắc tới vấn đề về chất lượng trữ lượng của tài nguyên đối với các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 Các hoạt động đã đang được thực thi hướng tới mục tiêu là giúp các quốc gia hoạch định chính sách... rộng được tăng cường cả về mọi mặt thì vai trò của UNDP không hề suy giảm danh mục các dự án hợp tác của UNDP cũng mở rộng để đáp ứng những yêu cầu trong thời kỳ mới Ngày nay, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang khai thác ảnh hưởng, tri thức chuyên môn, kinh nghiệm các hoạt động tuyên truyền vận động toàn cầu của UNDP nhằm phục vụ các ưu tiên phát triển bức thiết của mình trong một thế giới. .. rằng các thông tin về rủi ro thiệt hại do thiên tai có thể được sử dụng đểthể cải thiện các quyết định quản lý rủi ro các đầu ra của phát triển Các minh chứng này cần được đảm bảo rằng các bên liên quan phải đồng ý tham gia sẽ sử dụng những phân tích rủi ro này trong việc đưa ra các quyết định, kế hoạch chính sách ưu tiên - Phát triển năng lực: GRIP sẽ hỗ trợ phát triển năng lực của các. .. triển của UNDP • 680 triệu USD là ngân quỹ của UNDP cho phát triển Châu Phi • 422.9 triệu USD là tổng số tiền UNDP Nhiệm vụ Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Dân Chủ Côngô bỏ ra để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Quốc hội tại nước này – đây là chiến dịch hỗ trợ lớn nhất công phu nhất mà Liên Hợp Quốc đã từng thực hiện từ trước đến nay Mạng lưới các cơ quan của UNDP đã cung cấp các kiến thức phát triển. .. như các cơ quan địa phương khác (như Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi Cộng đồng phát triển Nam Phi) các nhà lãnh đạo kinh tế - chính trị ở các quốc gia đã tạo điều kiện cho UNDP đóng vai trò chủ đạo trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển Một vài con số về hoạt động phát triển ở Châu Phi năm 2005 • 45 nước thuộc tiểu vùng cận Sahara tại Châu Phi được hưởng lợi ích từ hoạt động hỗ trợ phát triển. .. thách thức hơn 3.2 Tác động tới Việt Nam Là một trong những đối tác phát triển đầu tiên của Việt Nam, UNDP có một vai trò đặc biệt, ngay từ những ngày đầu thống nhất đất nước cũng như hiện nay Trong thập kỷ 1970 1980, UNDP là một cầu nối Việt Nam với thế giới bên ngoài, đem đến cho Việt Nam sự hỗ trợ kỹ thuật kinh tế đầy ý nghĩa cũng như những ý tưởng phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước . TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN ******** Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Ngọc. của UNDP. Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là: • Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách và. cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước

Ngày đăng: 31/03/2014, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.3 Phát triển năng lực

  • b. Xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan