Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam

45 955 11
Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: ODA là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến ODA tại Việt Nam, cần nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản là nhà tài trợ số một thế giới về ODA với phần lớn số tài trợ dành cho các nước Châu Á. Vai trò quan trọng ODA của Nhật Bản trong việc phát triển của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật Bản thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế,và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà cung cấp lớn nhất ODA cho Việt Nam trong hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. ODA cũng là một “vũ khí” của Nhật Bản nhằm tăng ảnh hưởng chính trị và làm tiền đề cho FDI Nhật Bản theo sau. Nghiên cứu về ODA Nhật Bản cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế cung cấp nguồn vốn này. Nhật Bản đã chọn những ngành nào để đưa ODA vào và nguyên nhân Nhật Bản có sự lựa chọn đó. Trước thực tế trên, đề tài “Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam” được chọn để nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam và một số quốc gia, đề tài đề xuất những giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quá vốn nguồn vốn ODA này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách ODA Nhật Bản nói chung và ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam nói riêng . 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách ODA của Nhật Bản giai đoạn 2001 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề án đã sử dụng 1 số phương pháp nghiên cứu như mô hình hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề đặt ra 5. Kết cấu đề tài:Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục…đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về ODA và Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản Chương 2. Tình hình cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút và quản lí vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: ODA là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến ODA tại Việt Nam, cần nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản là nhà tài trợ số một thế giới về ODA với phần lớn số tài trợ dành cho các nước Châu Á. Vai trò quan trọng ODA của Nhật Bản trong việc phát triển của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật Bản thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế,và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà cung cấp lớn nhất ODA cho Việt Nam trong hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. ODA cũng là một “vũ khí” của Nhật Bản nhằm tăng ảnh hưởng chính trị và làm tiền đề cho FDI Nhật Bản theo sau. Nghiên cứu về ODA Nhật Bản cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế cung cấp nguồn vốn này. Nhật Bản đã chọn những ngành nào để đưa ODA vào và nguyên nhân Nhật Bản có sự lựa chọn đó. Trước thực tế trên, đề tài “Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam” được chọn để nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam và một số quốc gia, đề tài đề xuất những giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quá vốn nguồn vốn ODA này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách ODA Nhật Bản nói chung và ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam nói riêng . 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách ODA của Nhật Bản giai đoạn 2001 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề án đã sử dụng 1 số phương pháp nghiên cứu như mô hình hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề đặt ra 5. Kết cấu đề tài:Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục…đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Khái quát chung về ODAChính sách cung cấp ODA của Nhật Bản Chương 2. Tình hình cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút và quản lí vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 1.1. Khái niệm: ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc chính phủ một nước với chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. 1.2. Các hình thức ODA: ODA không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên ODA cho vay ưu đãi: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền( tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp ODA hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại. * Các phương thức cung cấp ODA: Hỗ trợ cán cân thanh toán: là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá); Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp Hỗ trợ chương trình: là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào Hỗ trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA * Phân loại theo nguồn cung cấp: ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giã hai chính phủ ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ. * Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA: Đối với nguồn vốn ODA không hoàn lại: Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau: Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, giáo dục và đào tạo, văn hoá, xã hội, nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển và tăng cường năng lực thể chế, bảo vệ môi trường, môi sinh, quản lý đô thị, hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ, hỗ trợ ngân sách, … Đối với nguồn vốn ODA hoàn lại hoặc ODA hồn hợp: Các lĩnh vực được ưu tiên của hình thức này gồm có: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, xã hội 1.3. Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản: 1.3.1. Quan điểm của NB về ODA: Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến Chương ODA tháng 6 năm 1992. Hiến Chương ODA nhằm tăng cường sự hiểu biết và thu hút sự hỗ trợ rộng rãi trong nước và quốc tế đối với các chương trình ODA. Hiến chương ODA là một sự đánh giá tổng hợp về chính sách viện trợ của Nhật Bản dựa trên các kết quả đã đạt được, các kinh nghiệm và các bài học rút ra từ các chương trình. Hiến chương nhấn mạnh vào các điểm: nhân đạo, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Theo Hiến chương này, ODA của Nhật được thực hiện dựa trên việc đánh giá tổng hợp yêu cầu của nước muốn nhận ODA, tình hình kinh tế của nước này cũng như quan hệ song phương của Nhật và nước này, tuân theo các nguyên tắc sau: - Theo đuổi việc phát triển và bảo vệ môi trường - Tránh sử dụng ODA cho các mục đích quân sự - Xem xét đến vấn đề chi phí quân sự, phát triển và sản xuất vũ khí huỷ diệt và tên lửa của nước nhận viện trợ - Xem xét các nỗ lực phát huy dân chủ và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và các tình trạng liên quan đến các nhu cầu tối thiểu của con người và nhân quyền tại quốc gia nhận viện trợ 1.3.2. Lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản Có thể phân chia lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản làm 04 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: (Từ 1954 đến 1963) Viện trợ mang ý nghĩa bồi thường chiến tranh. Giai đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc gia Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt Nam. Giai đoạn 2: (Từ 1964 đến 1988) Tăng cường và đa dạng hoá viện trợ. Giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản muốn mở rộng quan hệ và gây ảnh hưởng với nhiều nước đang và chậm phát triển. Giai đoạn này, ngoài khu vực Đông Nam Á, Nhật đã mở rộng viện trợ ODA cho các khu vực khác như Đông Á, Phi Châu và Nam Mỹ. Giai đoạn 3: (Từ 1989 đến 1995) Vươn lên là cường quốc số 1 thế giới về viện trợ song phương. Nền kinh tế Nhật rất hùng mạnh trong giai đoạn này. Lần đầu tiên Nhật vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia cung cấp viện trợ song phương lớn nhất trên thế giới vào năm 1989 (đạt 8,4 tỷ USD trong khi viện trợ của Mỹ là 8,1 tỷ USD). Đối tượng nước nhận viện trợ cũng được mở rộng đến hầu hết các khu vực trên thế giới. Giai đoạn 4: (từ 1996 đến nay) Cắt giảm viện trợ và thay đổi mục tiêu đầu tư. Do suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc Chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm khối lượng viện trợ kể từ năm 1996. Đồng thời với quá trình cắt giảm viện trợ, mục tiêu viện trợ cũng có những thay đổi đáng chú ý. * ODA được cho là sát thủ kinh tế của Nhật Bản: 1.3.3. Thực hiện ODA của Nhật Bản: Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, với ngân sách tài trợ mỗi năm khoảng 10 tỷ USD. Nhật Bản đã cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước viện trợ ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận viện trợ trên. Từ năm đầu thập niên 1990 đến năm 2000, trong khi viện trợ ODA của các nước của Uỷ Ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD giảm nhẹ thì ODA Nhật Bản tăng gần 50%. Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế giới hiện nay, Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài và bền bỉ. Mới chỉ cách đây hơn 50 năm, Nhật Bản còn là một trong những nước nhận viện trợ của nước ngoài. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ II (1945), nền kinh tế Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Để ổn định và phát triển đất nước, Nhật Bản đã tự nỗ lực rất cao, đồng thời tiếp nhận nhiều nguồn viện trợ song phương và đa phương. Nhật Bản thường dành trên 60% tổng số vốn ODA của mình để ưu tiên cho 3 lĩnh vực: (1) Cơ sở hạ tầng hành chính và xã hội, (2) Cơ sở hạ tầng kinh tế, (3) Hỗ trợ sản xuất. 1.3.4. Các loại hình ODA Nhật Bản Hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm:  Viện trợ không hoàn lại  Hỗ trợ kỹ thuật,  Cho vay với các điều kiện ưu đãi  Hỗ trợ khẩn cấp quốc tế Đóng góp cho các tổ chức đa phương Trong các hình thức này, đáng chú ý là ba loại ODA song phương sau: Viện trợ không hoàn lại là viện trợ dành cho các nước đang phát triển mà không yêu cầu nước nhận viện trợ phải hoàn lại nguồn vốn viện trợ. Mục tiêu chính của viện trợ không hoàn lại là nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người, phát triển nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA chịu trách nhiệm thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản. Hợp tác kỹ thuật nhằm mục đích tăng cường nguồn nhân lực và xây dựng thể chế thông qua chuyển giao kỹ thuật và kiến thức thích hợp cho các nước nhận viện trợ. JICA chịu trách nhiệm thực hiện hợp tác kỹ thuật và cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà cho các nước nhận viện trợ Cho vay song phương (vốn vay bằng đồng yên) là cho chính phủ các nước nhận viện trợ vay ưu đãi. Vốn vay chủ yếu được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như đường sá, cầu cống, hệ thống bưu chính viễn thông và phát triển nông nghiệp. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chiu trách nhiệm thực hiện các dự án cho vay song. 1.3.5. Hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước: 1.3.5.1. ODA Nhật Bản tại Trung Quốc:  Viện trợ ODA của Nhật cho Trung Quốc bao gồm ba lĩnh vực: viện trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật. Trong ba khoản viện trợ này thì viện trợ có hoàn lại thường chiếm tỉ lệ cao.  Kim ngạch viện trợ song phương của Nhật Bản đối với Trung Quốc thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch viện trợ hàng năm của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Tế (OECD) dành cho Trung Quốc. a. Các lĩnh vực NB ưu tiên đầu tư vào TQ: - Môi trường: Nhật Bản vận dụng các công nghệ và kinh nghiệm của mình để hỗ trợ Trung Quốc dựa trên các nhu cầu của nước này. Chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực như tái chế rác thải, cac biện pháp chống ô nhiễm môi trường. - Nông nghiệp: Tăng năng suất nông nghiệp để đảm bảo cung cấp lương thực ổn định của Trung Quốc. Nhật Bản hỗ trợ trong việc cải tạo cơ sở hạ tầng nông nghiệp như thuỷ lợi và các hệ thống xử lý nước thải, cung cấp các trang thiết bị để xây dựng, cung cấp phân bón và các trang thiết bị nông nghiệp, thúc đẩy việc vận dụng các máy móc và công nghệ mới đến các khu vực nông thôn - Cơ sở hạ tầng : Trong lĩnh vực này, Nhật Bản hỗ trợ Trung Quốc cải thiện các cơ sở hạ tầng lạc hậu gây trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế như giao thông, liên lạc, phát điện qua việc (1) trong giao thông vận tải, Nhật Bản giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng và cải thiện các công nghệ quản lý và bảo dưỡng nhằm tăng tính hiệu quả của giao thông; (2) trong năng lượng, Nhật Bản hỗ trợ xây các nhà máy điện và các đường dây truyền tải điên nhằm giảm sự mất cân bằng giữa các vùng đồng thời cũng chú trọng đến việc chống ô nhiễm môi trường, (3) trong liên lạc, Nhật Bản hợp tác để cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông liên lạc của Trung Quốc và giúp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. - Y tế: Trung Quốc cần tiếp tục cải thiện các dịch vụ y tế tại các khu vực nông thôn. Để giảm sự mất cân đối về vùng, Nhật Bản hỗ trợ cải thiện các dịch vụ y tế khu vực, chú trọng đến việc tăng cường y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong các khu vực nông thôn - Nguồn nhân lực: Nhật Bản hỗ trợ trong việc cải thiện giáo dục cơ bản, cung cấp các tư liệu giáo dục và xây dựng các trường học. Nhật Bản hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về kỹ sư bậc trung và quản lý qua việc cử chuyên gia Nhật và gửi đối tác đi đào tạo tại Nhật. b. Thực hiện ODA Nhật Bản tại Trung Quốc: Năm 1979, khi đương nhiệm thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira trong chuyến thăm Trung Quốc đã tuyên bố đợt viện trợ vốn vay yên Nhật đầu tiên dành cho Mỹ với tổng giá trị là 330,9 tỷ yên Nhật; thực hiện lần vay vốn yên Nhật đợt 2 trong giai đoạn 1984-1989, vốn cam kết phía Nhật là 470 tỷ yên; sau đó, do tỷ giá đồng Yên tăng mạnh nên tăng thêm 70 tỷ yên, dùng trong kế hoạch phát triển cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tổng vốn tăng lên là 540 tỷ yên; đợt vốn vay yên Nhật lần 3,4 có giá trị lần lượt là 810 tỷ yên và 970 tỷ yên. Kể từ sau năm 2001, Nhật Bản bắt đầu cắt giảm khoản vay yên Nhật dành cho Trung Quốc, khi đó cắt giảm 25%, tức là 161,366 tỷ yên, năm 2002 cắt giảm khoảng 121,214 tỷ yên. Năm 2007, Nhật Bản cuối cùng dừng vốn vay yên Nhật dành cho Trung Quốc. Tổng số ODA Nhật Bản cho Trung Quốc mà chủ yếu dưới hình thức vốn vay ODA đã góp phần vào việc giảm bớt những khó khăn về cơ sở hạ tầng tại các vùng duyên hải của Trung Quốc và làm ổn định kinh tế vĩ mô của nước này. Thêm vào đó, các khoản viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật đã góp phần vào các lĩnh vực y tế, sức khoẻ, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực. ODA Nhật Bản do đó đã hỗ trợ Chính sách Mở cửa và Cải cách của Trung Quốc và có vai trò quan trọng vào sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc. c. Xu hướng của ODA Nhật Bản trong thời gian tới: ODA Nhật Bản có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình kể từ khi Nhật bắt đầu các khoản ODA cuả mình cho Trung Quốc so với tình hình hiện tại đã có những thay đổi to lớn do đó việc thực hiện ODA của Nhật Bản cũng phải phản ánh được đầy đủ các thay đổi đó. Các thay đổi chính có thể kể ra đây là: Nhật Bản đang gặp phải các khó khăn về kinh tế và tài chính. Trong lúc đó, Trung Quốc đã có sự phát triển về mặt kinh tế và quân sự, và hiện đang nổi lên với tư cách là một đối thủ kinh doanh cạnh tranh. Có sự hoài nghi tại Nhật về việc tăng ODA cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hoá khả năng quân sự của mình. Trung Quốc đã có khả năng phát triển quỹ dành cho khu vực tư nhân từ các thị trường trong và ngoài nước và thực tế thì. Việc này dẫn đến những thay đổi về nhu cầu và kỳ vọng của Trung Quốc đối với ODA Nhật Bản. Các phương châm cơ bản để thực hiện ODA Nhật đối với Trung Quốc trong tương lai bao gồm: Nhật Bản xem xét chi tiết các đề nghị dự án và việc thực hiện viện trợ một cách có hiệu quả dựa trên các khu vực ưu tiên cũng như các vấn đề liên quan đến các nhu cầu phát triển cho các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Nhật Bản có sự hiểu biết và hỗ trợ từ người dân Nhật Bản. Trung Quốc phải tự thực hiện các chương trình mà khả năng nước này có thể đảm đương được. Nỗ lực thực hiện các mục tiêu của hợp tác Nhật Bản và Trung Quốc bằng cách điều phối ODA bằng cả nguồn vốn nhà nước và tư nhân. Nhật Bản nên thực hiện ODA theo đường lối có thể khuyến khích các nỗ lực của Trung Quốc nhằm theo đuổi kinh tế thị trường. Cần chú ý để đảm bảo thực hiện ODA Nhật Bản đối với Trung Quốc không dẫn đến việc tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc và theo đúng các nguyên tắc của Hiến Chương ODA. Nhật Bản chú trọng tập trung ODA vào các lĩnh vực như bảo tồn môi trường và hệ sinh thái, ô nhiễm và thoái hoá môi trường, cải thiện tiêu chuẩn sống và phát triển xã hội tại các khu vực đất liền, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế, và chuyển giao công nghệ. 1.3.5.2. ODA Nhật Bản tại Indonesia: Indonesia là một trong những quốc gia nhận viện trợ ODA lớn nhất từ Nhật Bản. Kể từ thập niên 1960, Indonesia cùng với Đài Loan và Hàn [...]... xuống cấp ngày càng gia tăng ở nước này Nhật Bản hỗ trợ Indonesia trong vấn đề Bảo tồn rừng và phòng chống cháy rừng CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CUNG CẤP ODA CỦA NHẬT BẢN VỚI VIỆT NAM Ngay sau khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1981, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam, chiếm 30% tổng khối lượng ODA mà các nước cam kết dành cho Việt Nam Kinh tế Việt Nam phát... hướng ODA Nhật Bản vào Việt Nam: Chính Phủ Nhật Bản công bố chính sách hỗ trợ cho Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1994, và tính tới những phát triển kinh tế xã hội gần đây cùng với những thách thức mới để hình thành nên "Chương trình hỗ trợ cho Việt Nam" vào tháng 6 năm 2000 Trong "Chương trình hỗ trợ cho Việt Nam" , ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đặt ưu tiên cao vào đạt mức phát triển kinh tế cân bằng với. .. 31-3-2011), vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 86,5 tỷ Yên, tương đương 1 tỷ 41 triệu USD dành cho 6 dự án 21/1/2011, Chính phủ Nhật Bản chính thức cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 58,18 tỷ yên (tương đương khoảng 700 triệu USD) ODA vốn vay thuộc đợt 1 tài khóa 2010 của Chính phủ Nhật Bản (bắt đầu ngày 1/4/2010) Khoản tài trợ ưu đãi này được cung cấp để giúp Chính phủ Việt Nam ba dự án lớn... cấp ODA, cũng như xu hướng cung cấp ODA của Nhật Bản Chương 2 là toàn bộ nghiên cứu về thực trạng cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam Nhật Bản ưu tiên tài trợ ODA cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giáo dục, y tế,v v nguyên nhân Nhật Bản có xu hướng lựa chọn viện trợ cho các ngành đó, cũng như tác động và ảnh hưởng ODA. .. tin cho rằng Nhật Bản sẽ cắt giảm 20% vốn ODA cho Việt Nam trong năm tài khóa 2011, nhưng Nhật Bản chưa có thông báo chính thức cho vấn đề này Thế nhưng trong dài hạn, nguồn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam có thể không còn nhiều như trước nữa Nguyên nhân của việc giảm sút này là vì Nhật Bản sẽ huy động lại vốn ODA để tái thiết đất nước, Nhật Bản cũng đã xây dựng được tầm ảnh hưởng với Việt Nam và đang... Đặc điểm chính của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam 2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế: Một trong những điểm đáng chú ý của ODA Nhật Bản cho Việt Nam là việc hợp tác toàn diện và có chiều sâu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế Ba loại hình hỗ trợ tri thức của Nhật Bản là: - Tư vấn chính sách về định hướng phát triển - Phát triển hệ thống luật pháp chính sách thể... trên đường tìm kiếm những đối tác mới, bên cạnh đó còn do một số nguồn tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã bị thất thoát,v v Do vậy khó tránh khỏi tình trạng ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giảm dần cho đến năm 2015, và Việt Nam phải tự phát huy nội lực bằng nguồn vốn của chính mình 3.2 Quan điểm và giải pháp: 3.2.1 Quan điểm về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản: - Chủ dự án là người... Việt Nam xuất phát từ lợi ích của Nhật Bản bởi vì ODA giữ vai trò “mở đường” và tạo “cử chỉ thân thiện”, để sau đó Nhật Bản thực hiện chính sách xúc tiến thương mại và đầu tư trực tiếp FDI Qua ODA, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể tiếp cận nhanh hơn đến Việt Nam qua các hợp đồng xây dựng dự án cụ thể, nhà đầu tư Nhật Bản cũng đến Việt Nam dễ dàng hơn vì cơ sở hạ tầng phát triển Ngược lại, Việt Nam có... trò của ODA Nhật trong từng lĩnh vực ưu tiên cho Việt Nam có thể điểm lại như sau: a Về kinh tế vĩ mô: Theo đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản bằng các biện pháp kinh tế lượng cho 8 năm kể từ khi Nhật nối lại viện trợ cho Việt Nam kể từ năm 1992, ODA Nhật đã góp phần tăng GDP của Việt Nam thêm 1.5%, dự trữ tiền mặt lên 4.65%, nhập khẩu thêm 5.94% và xuất khẩu thêm 3.84%trong năm 2000 Vì ODA Nhật Bản. .. trường tại Việt Nam Một trong những điều kiện của khoản vay hỗ trợ cải cách kinh tế mà Nhật Bản đặt ra với Việt NamChính phủ Việt Nam tiến hành chuyển đổi nền kinh tế thành nền kinh tế thị trường Đánh giá củaViệt Nam cho thấy khoản vay này giúp thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống thuế quan và thương mại của Việt Nam Việt Nam nhận thức . về ODA và Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản Chương 2. Tình hình cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút và quản lí vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam NỘI. nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách ODA Nhật Bản nói chung và ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam nói riêng . 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chính sách ODA của Nhật Bản giai đoạn 2001. Nhật Bản là nhà cung cấp lớn nhất ODA cho Việt Nam trong hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam

Ngày đăng: 30/03/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan