kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

8 2.7K 22
kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn

Kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn Các câu hỏi được sử dụng một cách có cấu trúc, có thể thúc đẩy tiến trình phỏng vấn một cách đáng kể bằng cách khuyến khích ứng viên tiếp tục tham gia buổi tiếp xúc, làm rõ những hiểu biết của mình, và cho phép người phỏng vấn có thời gian để sắp xếp câu trả lời của ứng viên trước khi đánh giá những gì ứng viên nói ra 1. Câu hỏi mở - Mở đầu - Mục tiêu: Thiết lập mối quan hệ vào lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn. Dẫn đến một cuộc trao đổi ngắn, phong phú. Cuộc trao đổi này sẽ cho bạn thấy một hình ảnh về những giá trị và sự quan tâm của ứng viên. - Kết quả bình thường hay thông tin được thu thập: Sự kiện, ý kiến. - Ví dụ: Tôi nhận thấy rằng bạn đang tham dự nhiều khóa học vi tính. Điều gì làm cho bạn thích thú khi sử dụng máy vi tính? Tôi nhận thấy rằng bạn thích chơi bóng đá. Bạn nghĩ gì về những điều rắc rối xảy ra với đội tuyển Việt Nam? 2. Câu hỏi mở - Thăm dò - Mục tiêu: Để thăm dò một vấn đề cụ thể. - Kết quả: Sự kiện, ý kiến, đề nghị. - Ví dụ: Bạn có quan tâm gì về ? Bạn có ý kiến gì về ? 3. Câu hỏi mở - Cảm xúc - Mục tiêu: Để khám phá cảm xúc của người khác. - Kết quả: Ý kiến. - Ví dụ: Bạn cảm thấy thế nào về ? Thái độ của bạn thế nào về ? 4. Câu hỏi tình huống - Kỹ thuật STAR - Hành vi Nguồn tin: blogpot.com Đây là kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả nhất bằng cách sử dụng các tình uống cụ thể, thực tế, đưa ra những ví dụ đơn giản. Kỹ thuật này dựa trên bốn điểm: Situation (hoàn cảnh), Target (mục tiêu), Actions (hành động) và Results (kết quả). Từ việc nêu một hoàn cảnh nào đó - có thể là do bản thân ứng viên tự kể ra hay chúng ta gợi ý, chúng ta dẫn dắt ứng viên đến việc giải quyết vấn đề đó. - Mục tiêu: Khám phá ra hành vi ứng xử của một người trong quá khứ. Dự báo hành vi trong tương lai. - Kết quả: sự kiện, cách giải quyết, kết quả, ý kiến - Ví dụ: Bạn có bao giờ ở trong tình huống hãy mô tả. Mục tiêu của bạn là gì? Bạn đã làm gì ? Kết quả ra sao ? Bạn sẽ làm điều gì khác đi nếu tình huống đó lại xảy ra? Nếu bạn ở trong tình huống , bạn sẽ làm gì ? Bạn sẽ cố gắng để đạt được kết quả gì? 5. Câu hỏi tình huống - Nhập vai (role play) Bạn để ứng viên đóng vai trò cần khảo thí, còn bạn đóng vai đối tác của vai trò đó và phản biện. - Mục tiêu: Tìm hiểu kinh nghiệm, kỹ năng, cách ứng xử của ứng viên - Kết quả: Cách giải quyết, kinh nghiệm, ý kiến - Ví dụ: Bạn hãy đóng vai người bán hàng muốn bán mặt hàng XYZ, còn tôi là người chủ cửa hàng bạn cần bán. Nào bắt đầu 6. Câu hỏi đóng - Tìm sự kiện - Mục tiêu: thu thập thông tin cụ thể. Để giành lại quyền kiểm soát cuộc nói chuyện. - Kết quả: Sự kiện. - Ví dụ: Bạn đã làm việc cho công ty được bao lâu? Sáng nay bạn đến nơi làm việc khi nào? 7. Câu hỏi đóng - Xác nhận - Mục tiêu: Để có được sự xác nhận về những chi tiết tỉ mỉ. Để giành lại quyền kiểm soát cuộc nói chuyện. - Kết quả: Sự kiện, ý kiến. - Ví dụ: Bạn 25 tuổi phải không? Bạn có đông ý với ý kiến này không? NHỮNG CÂU HỎI NÊN TRÁNH 8. Câu hỏi có/không - Mục tiêu: cho phép một người mô tả nhận thức của họ về chính họ mà không đưa ra bất cứ bằng chứng hành vi nào. - Kết quả: không cho người khác cơ hội đưa ra câu trả lời hữu ích. - Ví dụ: Bạn có là một người quản lý tốt không ? Bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề cấp bách trong một lúc không ? 9. Câu hỏi dẫn dắt - Mục tiêu: Cho người khác ý kiến mà bạn đang tìm kiếm. - Kết quả: Đồng ý một cách thụ động với ý kiến của bạn. Khó chịu trước phương pháp tiếp cận của bạn. - Ví dụ: Theo bạn, đây là một ý kiến hay phải không? 10. Câu hỏi mẹo - Mục tiêu: Cố gắng đánh lừa người khác để họ tiết lộ điều gì đó qua việc trả lời một câu hỏi. - Kết quả: Bối rối, khó chịu. - Ví dụ: Bạn đã từng đánh, chửi nhân viên của bạn chưa? 11. Câu hỏi chọn lựa - Mục tiêu: Yêu cầu giải quyết nhiều loại câu hỏi cùng một lúc. - Kết quả: Bối rối, nản long, khó chịu, kháng cự. - Ví dụ: Theo bạn, chúng ta nên sử dụng kế họach A, hay có thể sửa chữa kế họach B, hay không có kế họach nào tốt cả, hay phát triển một kế họach mới? 12. Câu hỏi không rõ ràng - Mục tiêu: tạo nên sự nhập nhằng trong đầu người khác khi họ gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời. - Kết quả: Bối rối, nản lòng, khó chịu, kháng cự - Ví dụ: Nếu mặt trời mọc ở phương Đông, ai đã khiến cho loài chim bay về phương Nam vào mùa đông? Tôi yêu cầu bạn đánh máy báo cáo này, tại sao bạn lại đứng ở hành lang nói chuyện? Nguồn Tin: Sưu tầm . Kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn Các câu hỏi được sử dụng một cách có cấu trúc, có thể thúc đẩy tiến trình phỏng vấn một cách đáng kể bằng cách khuyến khích. thấy thế nào về ? Thái độ của bạn thế nào về ? 4. Câu hỏi tình huống - Kỹ thuật STAR - Hành vi Nguồn tin: blogpot.com Đây là kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả nhất bằng cách sử dụng các tình uống. người phỏng vấn có thời gian để sắp xếp câu trả lời của ứng viên trước khi đánh giá những gì ứng viên nói ra 1. Câu hỏi mở - Mở đầu - Mục tiêu: Thiết lập mối quan hệ vào lúc bắt đầu cuộc phỏng

Ngày đăng: 30/03/2014, 12:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan