Thủ thuật chụp ảnh khói potx

3 436 0
Thủ thuật chụp ảnh khói potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thủ thuật chụp ảnh khói Lý do của việc này rất đơn giản: một bức ảnh khói đẹp sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem, chưa kể tới sự độc đáo của nó. Tuy vậy, tìm được một bức ảnh nguyên bản của thể loại này không dễ, bởi quá trình chụp được một bức ảnh khói cần rất nhiều kĩ thuật kì công và những xử lý đặc biệt. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn những thủ thuật với các yếu tố cơ bản tạo nên một bức ảnh khói. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể đưa ra những thử nghiệm cho riêng mình và tạo nên những tác phẩm khói độc đáo và thú vị. 1. Nguồn tạo khói 2. Không gian và phông nền Chụp khói cần được thực hiện trong một bố cục khép kín, với các luồng khí di chuyển một cách hạn chế và trong tầm kiểm soát. Nhiệm vụ chính của người chụp là rọi sáng và làm nổi được phần khói trên một nền hoàn toàn đen. Nền đen này sẽ phục vụ cho quá trình chỉnh sửa và làm việc với độ phơi sáng. Vì thế, bạn cần sử dụng một nguồn sáng cực nhỏ, và phông nhân tạo phải được bố trí ở một khoảng cách thích hợp. 3. Chiếu sáng Một yếu tố quan trọng khác cần rất được chú tâm, là chiếu sáng. Trong các bức ảnh chụp khói, bạn sẽ thấy rất rõ sự khác biệt trong việc bố trí các nguồn sáng. Bạn không thể để ảnh thừa sáng (overexposure)– ban đầu nó có thể trông khá đẹp mắt, nhưng bạn sẽ gặp nhiều hạn chế khi chỉnh sửa, đổi màu âm bản cho ảnh (chuyển các vùng trắng thành đen ). Trong khi đó, sử dụng ánh sáng hắt phía sau sẽ giúp làm tăng độ tương phản và khiến bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Bạn cũng nên sử dụng các nguồn sáng phụ, bởi chúng sẽ dễ kiểm soát và bố trí hơn. Một mũi đèn cũng rất hữu dụng để giúp bạn tạo ra nguồn sáng chỉ điểm. 4. Phơi sáng Khi chụp khói, tốt nhất bạn nên để tốc độ cửa trập là 1/100 giây, vì các giá trị thấp hơn sẽ khiến ảnh có tính tùy biến kém hơn trong quá trình chỉnh sửa. Để Diaphragm ở mức tối đa (tới f:16) sẽ giúp bạn tăng độ sâu trường ảnh (DOF) cho ảnh, một yếu tố cực kì cần thiết trong thể loại chụp này. 5. ISO Nếu hệ thống chiếu sáng của bạn đáp ứng được, hãy để ISO 100 khi chụp. Cùng như các yếu tố trên, điều này sẽ có ích cho bạn trong quá trình chỉnh sửa. 6. Lấy nét Nếu dành thời gian quan sát khói, bạn sẽ thấy các chi tiết sẽ sắc nét nhất ở các vòng cuộn hoặc các vùng giao nhau của làn khói, vì thế độ sắc nét của hình ảnh chỉ có thể phụ thuộc vào các yếu tố này. Tốc độ của lấy nét tự động sẽ giúp bạn bắt đúng thời điểm khói hình thành. Khi có kinh nghiệm, bạn cũng có thể chỉnh nét bằng tay để lấy nét theo chủ ý của mình, tuy nhiên mắt bạn sẽ rất nhanh mỏi vì cần sự tập trung cao độ. 7. Kiểm tra lại ảnh Xem lại ảnh chụp khói và kiểm tra mức phơi sáng của chúng trên màn hình máy ảnh thường rất khó và không chính xác. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng biểu đồ histogram để biết phông đen của ảnh đã đủ đen chưa, hay vùng khói đã có màu gần với trắng chưa. 8. Hình dạng khói Trên thực tế, khói thu được có thể có bất kì hình dạng nào. Nếu bạn muốn khói định hình tốt, bạn có thể thử dùng một que tẩm nước hoa và ấn nhẹ, bạn sẽ thấy khói hơi rung và mờ ảo, tạo những vệt rất đẹp mắt. Nếu cần khói dầy hơn, hãy kết hợp 2 loại que tẩm khác nhau sao cho phù hợp, bạn sẽ thu được rất nhiều khói. 9. Hậu kì Chỉ trong quá trình chỉnh sửa hậu kì, bạn mới thực sự có cơ hội biến những bức ảnh chụp khói bình thường thành những tác phẩm ấn tượng. Điều quan trọng hơn cả là không ngại những thử nghiệm. Để hiểu hơn quá trình edit khói, bạn có thể dùng một chế độ định sẵn (preset) dành cho phần mềm Lightroom, có tác dụng làm những bức ảnh khói trở nên ấn tượng hơn. . Thủ thuật chụp ảnh khói Lý do của việc này rất đơn giản: một bức ảnh khói đẹp sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem, chưa kể tới sự độc đáo của nó. Tuy vậy, tìm được một bức ảnh nguyên. không dễ, bởi quá trình chụp được một bức ảnh khói cần rất nhiều kĩ thuật kì công và những xử lý đặc biệt. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn những thủ thuật với các yếu tố. lại ảnh chụp khói và kiểm tra mức phơi sáng của chúng trên màn hình máy ảnh thường rất khó và không chính xác. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng biểu đồ histogram để biết phông đen của ảnh

Ngày đăng: 30/03/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan