BÀI THẢO LUẬN Công nghiệp hóa, đô thị hóa và quan hệ hôn nhân ở đô thị Thanh Hóa. docx

22 684 0
BÀI THẢO LUẬN Công nghiệp hóa, đô thị hóa và quan hệ hôn nhân ở đô thị Thanh Hóa. docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THẢO LUẬN Công nghiệp hóa, đô thị hóa quan hệ hôn nhân đô thị Thanh Hóa. Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động, thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mợi mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội… Sự biến đổi toàn diện trên các mặt đó có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc tới quan hệ hôn nhân. Goode đã phân tích cách biến đổi của các mẫu hình gia đình nhiều nơi trên thế giới, do ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội mà ông gọi là công nghiệp hóa. Theo ông, dù các mẫu hình gia đình trong các mẫu hình văn hóa, các xã hội khác nhau, nhưng chịu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, chúng đều thay đổi theo hướng ông trở nên giống nhau trong mẫu hình mà ông đặt tên là gia đình vợ chồng. Ông nhấn mạnh tính chất tiến bộ hơn hăn của gia đình trong giai đoạn công nghiệp hóa so với giai đoạn tiền công nghiệp hóa trong các quan hệ gia đình, ông chỉ tập trung vào các cặp vợ chồng mà coi nhẹ quan hệ cha mẹ - con cái. Để thấy hơn được tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, tác động của nó đến quan hệ hôn nhân hệ quả. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 1. Khái niệm Khái niệm công nghiệp hóa Công nghiệp hóa là quá trính nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động giá trị gia tăng. Đây là một quá trinh chuyển biến kinh tế xã hội một cộng đồng người từ nền kinh tế tập trung với mức độ tập trung trung bình nhỏ bé ( xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế xã hội này đi đôi với Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 2 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên tiến bộ công nghệ. Đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình tháy triết học hoăncj sự thay đổi trong nhận thức tự nhiên. Khái niệm đô thị hóa Đô thị hóa là một quá trình kinh tế xã hội lịch sử mang tính quy luật trên quy mô toàn cầu. Đô thị hóa được xem là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại. ( Theo quan điểm của xã hội học) Khái niệm hôn nhân. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: Hôn nhânquan hệ giữa vợ chồng sau khi đã kết hôn. ( Điểm 6, Điều 8) Trong vấn đề này nhóm chúng tôi triển khai quan hệ hôn nhân dưới tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa dựa trên các yếu tố như sau: + Độ tuổi kết hôn. + Không gian ( Bán kính) kết hôn. + Tiêu chí lựa chọn bạn đời. + Quyền ra quyết định kết hôn. + Hình thức cư trú sau khi kết hôn. 2. Thực trạng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của cư dân đô thị Thanh hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã đang diễn ra khá mạnh mẽ Việt Nam nói chung đô thị Thanh Hóa nói riêng, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của cư dân. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 3 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp vị trí thứ 24/63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp trong đó một số khu công nghiệp tập trung các đô thị như: + Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn ( Đô thị loại IV) +Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa +Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Ngoài ra các đô thị loại V (thị trấn) Thanh Hóa cũng đang diễn ra công nghiệp hóa, đô thị hóa song chưa rõ rệt. Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 4 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên Quy hoạch các trục đương chính Bỉm Sơn Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thể hiện rõ nét qua các mặt sau: - Dân cư tập trung đông đúc khu vực thành phố thanh hóa, trong đó có cả dân gốc dân nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Theo thống kê dân số của Tỉnh Thanh hóa là khoảng 900.000 người trong đó số dân đô thị Thanh Hóa chiếm 1/4dân số của toàn tỉnh (Năm 2010). Đồng thời số dân đô thị Thanh Hóa tăng lên theo chiều ngang (tức là mở rộng về phạm vi đô thị của tỉnh Thanh Hóa) là do trong những năm gần đây tỉnh đã có dự án quy Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 5 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên hoạch các xã ven khu vực thành phố với 19 xã sáp nhập vào thành phố như các xã Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Tâm, xã Thiệu Khánh, xã Thiệu Dương, Thị trấn nhồi… - Dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa cơ sở hạ tầng được phát triển hơn. Với những dự án đầu tư của Trung ương của Tỉnh như dự án mở rộng quốc lộ 47 ( Tuyến đường du lịch từ T.P Thanh Hóa đi Sầm Sơn), Tuyến đường vận tải đi từ Cầu Voi xuống Sầm Sơn, mở rộng tuyến đường Nam Sông Mã…Hệ thống các trạm điện được tu sửa, trường học các khu vực ven thành phố được đầu tư nâng cấp được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Projecter, loa, míc, tivi… - Các nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều như Khu công nghiệp Lễ Môn, Siêu thị BigC, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, Khu công nghiệp đô thị Hoàng Long, Khu Công nghiệp Đông Bắc Ga nhiều công ty khác với sự đa dạng về ngành nghề, việc làm thu hút phần lớn lao động tự do đô thị nông thôn vào làm việc. - Dịch vụ xã hội phát triển với nhiều loại hình đa dạng như dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà, gia sư, giúp việc gia đình, đa dạng về các loại hình vui chơi giải trí. - Thương nghiệp phát triển: Đô thị thường được xác định là nơi tập trung những cơ quan, tổ chức chính trị. Cụ thể đây là nơi tập trung của các cơ quan như đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa, sở nội vụ, sở tài nguyên môi trường, sở lao động thương binh xã hội…Là trung tâm của tỉnh nên các hoạt động giao thương buôn bán diễn ra rất sôi nổi với nhiều trung tâm, siêu thị, các chợ lớn nhỏ như chợ Đông Thành ( Đối diện cổng trường Đại học Hồng Đức cơ sở 2), chợ Tây Thành (Đường Nguyễn Trãi), chợ Điện Biên, chợ vườn hoa, chợ hoa quả…Trong chợ các sản phẩm được bày bán rất đa dạng, phong phú. Đường giao thông thì khá là thuận lợi cho việc giao Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 6 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên thương qua lại với các vùng lân cận như Quảng Xương, Hoàng Hóa, Triệu Sơn… 3. Tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân của cư dân đô thị Thanh Hóa. 3.1. Độ tuổi kết hôn. Luật Hôn nhân & Gia đình ban hành năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi trở lên. Nếu như trước đây, độ tuổi kết hôn của nam nữ là rất sớm, có hiện tượng tảo hôn. Theo luật hôn nhân gia đình thì nam phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 mới được kết hôn. Tuy nhiên trước đây đô thị Thanh Hóa vẫn diễn ra khá phổ biến hiện tượng tảo hôn. Cụ thể theo số liệu thông kê các đô thị lớn Thanh Hóa như Bỉm Sơn tỷ lệ nam, nữ kết hôn sớm chiếm 20,5%, T.p Thanh Hóa chiếm 18,8%, Sầm Sơn thì tỷ lệ nam nữ kết hôn sớm nhiều hơn chiếm khoảng 26,5%. Xu hướng kết hôn sớm của nam, nữ các đô thị này được lí giải bởi nhà đông con, nghề nghiệp không có, nhận thức về tình yêu, hôn nhân chưa rõ ràng, mối quan hệ của gia đình…Chính vì vậy mà tỷ lệ nam, nữ kết hôn sớm là cao. Việc kết hôn quá sớm cũng đồng nghĩa với việc "đóng cửa" con đường học hành, sự nghiệp với người phụ nữ. Rất ít chị em lập gia đình, sinh con đẻ cái xong lại được đi học để có cơ hội tìm một việc làm theo ý, mà thường chấp nhận chăm sóc gia đình, hoặc tìm một công việc lao động phổ thông, thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Cụ thể khi hỏi bác Nguyễn Thị Thuận (Xã Quảng Cát, T.p Thanh Hóa) về tuổi kết hôn của bác xu hướng kết hôn của người dân đây. Bác cho biết: Bác cưới từ năm 1985.Hồi trước có đủ ăn giống bây giờ đâu, nhà thì năm, bảy an hem. Cứ nhà như thế các cụ sốt ruột bắt đi lấy chồng chứ. Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 7 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên Học hành thì không học nên lấy chồng sớm, chịu khổ. Nói chung đây vào thời đó cũng thường đi lấy chông lấy vợ sớm như thế chứ cũng không phải mình mình. Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa – nó có ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Mà đô thị Thanh Hóa sự tác động này thể hiện chỗ cơ sở hạ tầng được xây dựng cả về: Điện, đường, trường, trạm y tế, sự năng động về hoạt động giao thương buôn bán, cũng như hiện tượng cư dân tập trung đô thì đây có các trường học lớn như trường Đại học, Cao đẳng. sự hiện thực hóa tác động đó được thể hiện rõ nét thông qua các yếu tố như trình độ học vấn tăng lên, nhận thức được nâng cao, thu nhập tăng, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp được khẳng định cả hai giới nam nữ. Chính vì vậy, xu hướng tuổi kết hôn tăng lên (Tuổi kết hôn muộn hơn) cả nam nữ tăng lên. Hiện nay, đô thị Thanh Hóa tuổi kết hôn trung bình của nam thường là 28 tuổi còn nữ là 25 tuổi. Hiện tượng kết hôn sớm đô thị không phải là không còn tuy nhiên nó có xu hướng giảm dần. xu hướng chính các đô thị trong những năm gần đây đó là kết hôn muộn hơn vì với họ giành nhiều thời gian cho việc học hành, theo đuổi công danh sự nghiệp. 3.2. Không gian (Bán kính) kết hôn. Không gian (Bán kính) kết hôn được hiểu là phạm vi kết hôn. Điều mà chúng ta dễ nhận thấy đónhận thức của con người với việc yêu đương và hôn nhân đã có sự đột phá về giới hạn không gian thực hiện vượt qua cả giới hạn văn hóa. Trước đây với quan niệm của ông bà ta là hôn nhân dựa trên sự sắp đặt của bố mẹ, lấy chồng, lấy vợ gần tiện cho việc chăm nom khi sinh đẻ Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 8 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên và cũng là để cho bố mẹ được gần con cháu. Điều đó, đồng nghĩa với việc trai làng sẽ lấy gái làng hoặc phạm vi kết hôn cũng gần gũi. Với quan niệm truyền thống: “Ta về ta tắm ao ta Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn’’ Hay “Gái làng như vàng trong chum” Chính vì vậy mà dù nông thôn hay đô thị thì xu hướng kết hôn gần nhà vẫn là xu hướng phổ biến. Ngày nay, do tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa công nghệ thông tin phát triển, các phương tiện truyền thông mới ra đời như Internet, radio….con người có thể trò chuyện làm quen thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, chat yahoo, email với các thông dụng rất hữu ích, con người có thể trò chuyện làm quên với mọi người trên tất cả mọi vùng miền, kể cả trong nước quốc tế. Đồng thời yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng mở rộng phạm vi kết hôn. Rất dễ lí giải bởi khi đòi hỏi của nghề nghiệp là phải tiếp xúc với nhiều người bất kì đó là người cùng quê, khác quê hay khác đất nước thì đó cũng chính là cơ hội để chọn bạn đời của mình cũng dễ lí giải vì sao xu hướng lấy chồng ngoại quốc của phụ nữ Việt Nam ngày càng nhiều, qua đó chứng tỏ phạm vi kết hơn đã được mở rộng không những trong khu vực quốc gia mà cả khu vực xuyên quốc gia. Cụ thể Chị Nguyễn Thu Trang – một sinh viên chị cho biết: Việc lấy chồng đâu không quan trọng, có thể cùng quê hay khác mà điều quan trọng là phải có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng nếu được quê gần bố, mẹ thì thích hơn. Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 9 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên Yếu tố địa lí gần gũi nhau cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thu hút lẫn nhau trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình. 3.3. Tiêu chí lựa chọn bạn đời. Bạn đời là một trong những đối tượng được xem là quan trọng nhất trong hôn nhân. Nó được hiểu là người tâm đầu ý hợp với vợ (chồng). Tuy nhiên, để chọn được một người phù hợp với những tiêu chí mà mình đang đặt ra thì không phải là dễ với mỗi cá nhân thì tiêu chí lựa chọn bạn đời là khác nhau. Trước đây, con người đến với nhau rồi tiến tới hôn nhân có thể là do yếu tố tình cảm, tình yêu đôi lứa nhưng cũng có thể chẳng vì tiêu chí nào mà do hai bên gia đình đính ước với nhau. Ngày nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa các yếu tố như trình độ học vấn, yếu tố nghề nghiệp, thu nhập… tăng lên, ổn định hơn với đa dạng về cơ cấu ngành nghề cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra những tiêu chí để lựa chọn bạn đời. Cả hai phái nam nữ đều có những tiêu chí để lựa chọn một người bạn đời được xem là phù hợp nhất với mình. Đối với phái nam tiêu chí lựa chọn bạn đời có thể là xinh gái, con nhà gia giáo, học giỏi, thùy mị, nết na, nữ tính, có nghề nghiệp ổn định, có cá tính….trong đó hầu như tiêu chí được phái nam lựa chọn nhiều nhất so về thời gian cả trước đây bây giờ đó là những cô gái thùy mị, nết na, con nhà gia giáo, thêm một yếu tố được xem là khá cần thiêt bây giờ đó là con gái cũng cần phải có nghề nghiệp ổn định… Và điều đó được lí giải là vì họ thích mẫu con gái truyền thống, nhẹ nhàng, họ cho rằng những người có những cá tính như vậy thì sẽ giữ gìn được hạnh phúc gia đình lâu bền, đồng thời chăm sóc tốt con cái. Cụ thể khi được hỏi về tiêu chí lựa chọ bạn đời của anh Cao Văn Trọng Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 10 [...]... một năm anh chị xây nhà đây rồi tách ra riêng luôn, công việc cả ngày bận rộn thỉnh thaongr chủ nhật hai vợ chồng mới về thăm ông bà được.” 4 Hệ quả (Đánh giá) Dưới tác động của quá trình Công nghiệp hóa, đô thị hóa quan hệ hôn nhân của cư dân đô thị Thanh Hóa đã có những thay đổi mạnh mẽ Cụ thể như sau: - Quan hệ hôn nhân lỏng lẻo hơn: Tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa trình độ học vấn, nhận... cái trong gia đình dẫn đến ly hôn khá phổ biến PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN Công nghiệp hóa, đô thị hóa là quá trình tất yếu để xã hội bước lên một tầng phát triển mới Quá trình này có tác động mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội của đất nước nói chung đô thị Thanh Hóa nói riêng Công nghiệp hóa, đô thị hóa tác động mạnh đến quan hệ hôn nhân, quá trình này đã làm thay đổi về cơ bản bộ mặt của xã hội,... Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên độ tuổi kết hôn muộn hơn so với trước đây Nếu như trước đây quan hệ hôn nhân chặt chẽ, người vợ lấy về phải “tam tòng – tứ đức” phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng Ngày nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa các yếu tố như thu nhập, nghề nghiệp có tác động lớn đến quan hệ hôn nhân Do tập trung nhiều vào việc làm kinh tế, sự quan tâm đến... tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị hóa trong thời gian vừa qua ta thấy sự biến đổi như sau: Bảng 2: Sự tương quan về mô hình sống độc lập giữa khu vực thành thị nông thôn Tỉnh Thanh Hóa (Đơn vị %) 15 Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên 1976 Năm 1986 1996 2006 60,1 57,3 64,5 75,9 39,9 42,7 35,5 24,1 Mô hình sống độc lập Gia đình sống độc lập thành thị. .. kết hôn tăng, bởi dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa dân cư sống vùng đô thị được tiếp cận với các nguồn thông tin đa dạng, sử dụng được các phương tiện truyền thông hiện đại, du nhập lối sống ngoại lai những văn hóa phẩm đồi trụy có ảnh hướng xấu đặc biệt đối với thế hệ thanh, thiếu niên hiện nay có khả năng nhạy bén cao Họ xem nhẹ việc sống thử trước khi kết hôn là chuyện bình thường và. .. có nghề nghiệp ổn định đặc biệt là phải biết quan tâm đến chị Đồng thời một yếu tố không thể không nhắc đến đó là những người có nghề nghiệp gần giống như nhau, sở thích giống nhau thì sẽ tạo nên sự thu hút lẫn nhau trong quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình 3.4 Quyền ra quyết định kết hôn Hôn nhân là chuyện trọng đại, cả đời người Trước đây, trong xã hội truyền thống muốn tiến tới hôn nhân thì... trở nên lỏng lẻo hơn Xảy ra nhiều hiện tượng như kết hôn không lâu thì đã xảy ra hiện tượng bạo lực trong quan hệ vợ - chồng hay có thể dẫn đến li hôn - Quan hệ hôn nhân chủ yếu là quan hệ vợ - chồng, mối quan hệ với gia đình chồng không còn chặt chẽ như trước nữa Điều đó được lí giải là do hiện nay hầu hết các cặp vợ chồng sau khi kết hôn chỉ sống nhà chồng trong thời gian 2 tới 3 năm, sau đó khi... cái gì cũng liên quan đến cơm áo, gạo tiền Ai cũng lo đi kiếm tiền, nhà chú thì cô làm giảng viên trường Đại học công nghiệp dưới môi, còn chú thì cũng đi suốt ngày vì công việc mà, hai vợ chồng đi cả ngày tối đến lại lo cơm nước rồi làm việc không có thời gian quan tâm lẫn nhau 19 Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên Chính vì vậy, quan hệ hôn nhân trở nên lỏng lẻo... tưởng, con nhà giàu…trong đó tiêu chí mà phần lớn phái nữ đô thị Thanh Hóa lựa chọn đó là có nghề nghiệp ổn định biết quan tâm Nhiều lí do được đưa ra cho những tiêu chí lựa chọn bạn đời như vậy chính là do yếu tố kinh tế đô thị này nếu không có nghề gì đó trong tay thì sẽ rất khó để kiếm sống như vậy thì hạnh phúc gia đình cũng không thể bền chặt được Cụ thể khi hỏi về tiêu chí lựa chọn... Tỉnh Thanh Hóa cho thấy có tới 17% ( năm 2004) các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đã ra riêng Đến năm 2010 thì đã có tới 20,1% các cặp vợ chồng đã ra sống riêng sau khi kết hôn 16 Nhóm SV: Tổ 2, Nhóm 1 Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên Hiện nay thì xu hướng mô hình sống độc lập của các cặp vợ chồng sau khi kết hôn là khá phổ biến cả thành thị nông thôn (Theo số liệu phân tích bảng . tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới quan hệ hôn nhân như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, tác động của nó đến quan hệ hôn nhân và hệ quả. PHẦN. BÀI THẢO LUẬN Công nghiệp hóa, đô thị hóa và quan hệ hôn nhân ở đô thị Thanh Hóa. Môn: Xã hội học đô thị GV: Th.S Nguyễn Thị Duyên PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống. nghiệp hóa, đô thị hóa quan hệ hôn nhân của cư dân đô thị Thanh Hóa đã có những thay đổi mạnh mẽ. Cụ thể như sau: - Quan hệ hôn nhân lỏng lẻo hơn: Tác động của Công nghiệp hóa, đô thị hóa trình

Ngày đăng: 30/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan