Bài giảng: Luật học so sánh doc

172 3.5K 98
Bài giảng: Luật học so sánh doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Luật học so sánh Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH 1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, môn học luật học so sánh ngày càng phát huy vai trò đặc biệt của nó. Hiện nay ở Việt Nam, luật học so sánh đang gây hứng thú rất mạnh cho những người nghiên cứu hay hành nghề luật. Vai trò và tầm quan trọng của luật học so sánh được thể hiện ở việc môn học này được đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật mà trước kia nó chưa từng được quan tâm tới trong quá trình ra đời và phát triển của công tác đào tạo pháp lý từ khi thống nhất đất nước. Ngày nay hầu hết các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp lý đều chú ý tới phương pháp so sánh pháp luật. Và hầu hết các luật và pháp lệnh đều bị đòi hỏi tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình soạn thảo và thông qua. Tuy nhiên, sự thống nhất trong nhận thức về một số vấn đề cơ bản của luật so sánh và trong việc giảng dạy luật so sánh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Cố nhiên, sự phong phú về các quan điểm khoa học có thể là rất cần thiết, nhưng chúng phải được xây dựng trên một nền tảng nhất định. Về tên gọi môn học, hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau như luật so sánh, phương pháp so sánh luật, các hệ thống pháp luật trên thế giới, hay luật đối chiếu… Tuy cách gọi khác nhau nhưng cách hiểu thống nhất vẫn là: nó không là một ngành luật thực định, chẳng phải luật hình thức hay luật nội dung, cũng không chứa quy phạm điều chỉnh nào. Theo Giáo sư Micheal Bogdan, nhà nghiên cứu hàng đầu về luật học so sánh, trong tác phẩm của mình, đã chỉ rõ nội dung của luật so sánh bao gồm 3 vấn đề: Một là, so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới nhằm tìm hiểu các điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Trang 2 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long Hai là, từ những tương đồng và khác biệt đã tìm ra, đi đến giải thích, đánh giá các cách giải quyết khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật, tìm ra những cốt lõi, tinh túy của các hệ thống pháp luật dị biệt. Ba là, Từ kết quả nghiên cứu của (1) và (2), xử lý các vấn đề phát sinh khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Từ quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về luật học so sánh như sau: Luật học so sánh là lý luận, hay là môn khoa học trong các ngành khoa học pháp lý. Mục đích của nó là nghiên cứu và so sánh các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế, làm sáng rõ sự tương đồng và dị biệt, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật, thực hiện hội nhập quốc tế về mặt pháp lý. 2. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Nói tới luật so sánh, có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ một vấn đề lịch sử khi mà trường phái luật tự nhiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII. Ngoài sự thành công trong việc phân biệt giữa luật tư và luật công, trường phái này còn có một thành công rất đáng kể nữa là thúc đẩy pháp điển hoá. Nhưng không phải ai cũng cho rằng pháp điển hoá là một giá trị. Nó thường bị coi là thủ phạm gây ra sự chia rẽ pháp luật châu Âu có nghĩa là phá vỡ jus commune. Như thế, trào lưu quốc gia hoá tư tưởng pháp luật đã tạo ra hoàn cảnh để luật so sánh phát triển vào cuối thế kỷ XIX và trở thành một môn khoa học pháp lý quan trọng. Tạm chia ra 2 mốc giai đoạn hình thành và phát triển của luật so sánh như sau: • Giai đoạn trước năm 1869: Luật so sánh vốn không mới mẻ hay hiện đại, mà đã xuất hiện từ trước công nguyên. Lúc đó, các nhà nước trên thế giới đã biết nghiên cứu các văn tự Hiến pháp của các nhà nước khác, trên cơ sở đó xây dựng Trang 3 Aristote (384-322BC) Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long Hiến pháp cho quốc gia mình. Điển hình là Aristote (384-322 B.C) đã nghiên cứu 158 bản Hiến pháp của các thành bang Hy Lạp và các dân tộc lạc hậu trong tác phẩm Politique của mình. Từ thế kỷ thứ 1 B.C đến năm 476, Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146 B.C), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, Nguồn gốc cơ bản của luật pháp La Mã có thể chỉ ra luật của 12 chương mục (từ 449 B.C) cho đến những luật lệ của Hoàng dế Justin ian I (khoảng 530). Luật pháp của La Mã như là các luật lệ của Justinian, bởi vì nó là cơ sở lý luận và thực tiễn trong thời kỳ Đế chế Byzantine và trong lục địa Tây Âu, và được tiếp tục ở các thời kỳ về sau, cho đến tận thời kỳ thế kỷ 18 của rất nhiều quốc gia. Và cùng với sự bành trướng lãnh thổ đó, Luật pháp La Mã chiếm giữ vị trí độc tôn, nền tảng của hệ thống Civil law sau này. Luật học so sánh thời kỳ này có dấu hiệu chững lại, do vị thế độc tôn, pháp luật La Mã chỉ có những biến đổi nhất định cho phù hợp với từng thời điểm, từng hoàn cảnh, từng phong tục tập quán ở những nơi mà nó gây ảnh hưởng Đến khi đế chế La Mã chính sức sụp đổ cùng với sự suy tàn của triều đại Byzantine vào năm 1453, người ta lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Luật Giáo hội. Thời kỳ này luật học so sánh như được làm sống lại, và người ta đã có những so sánh giữa luật giáo hội và luật La Mã. Luật học so sánh ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt là vào thế kỷ XVII và XVIII. Tiêu biểu là 2 học giả Monquas (Hà Lan) và Montesquieu (Pháp) đều tiếp cận các quy định của hệ thống pháp luật nước ngoài hay luật lệ quốc tế, để so sánh và đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc gia. Ở nước Anh, vào thế kỷ XVII, người ta đã so sánh luật giáo hội với thông luật (common law). Ở nước Pháp, các nhà làm luật lại tiến hành so sánh giữa tập quán pháp với hệ thống dân luật của Đức. Trang 4 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long Đỉnh cao của Luật học so sánh thời kỳ này chính là tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu. Montesquieu bỏ ra gần hai mươi năm nghiên cứu và viết cuốn sách này, bao quát các chủ đề về chính trị, luật, xã hội học, nhân loại học, và cung cấp hơn 3.000 trích dẫn. Bằng phương pháp luật học so sánh hiến pháp và pháp luật tiến bộ của các quốc gia khác nhau, trong luận thuyết chính trị của mình, ông đã bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền tự do công dân và nhà nước pháp quyền, và ý tưởng rằng các thể chế luật pháp và chính trị phải phản ảnh đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt. Học thuyết nhà nước pháp quyền được thừa nhận rộng rãi và có sức lan tỏa mạnh mẽ về sau. • Giai đoạn từ năm 1869 trở về sau: Năm 1869 có 2 sự kiện quan trọng: Sự ra đời của tạp chí chuyên ngành đầu tiên của luật học so sánh, đó là Tạp chí Luật so sánh do Hội nghiên cứu Luật so sánh của Pháp xuất bản; Và đây cũng là năm đầu tiên mà môn học luật học so sánh được giảng dạy tại các trường đại học Ngày nay các nhà luật học so sánh đều thừa nhận rằng, Hội Luật So sánh Quốc tế được thành lập 1896 là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước khởi đầu cho việc thừa nhận luật so sánh như một bộ môn khoa học pháp lý độc lập. Các dữ kiện trên minh chứng cho việc xem phương pháp so sánh pháp luật là một đặc trưng nổi trội, đồng thời cũng là một đối tượng quan trọng của luật so sánh hay cái gọi là "luật học so sánh". Đến thế kỷ XX, Luật so sánh còn mang mục đích tìm kiếm sự hài hòa và thống nhất. Thể hiện ở chỗ: Qua nghiên cứu Luật so sánh có thể lý giải, giải tỏa sự dị biệt giữa các hệ thống pháp luật, tiến tới một hệ thống pháp luật ưu việt. Ở Việt Nam, Luật so sánh đã có những bước phát triển ban đầu ở miền Nam Việt Nam. Những người đã có công truyền bá Luật so sánh ở nước ta đó là Tiến sỹ Trang 5 Montesquier Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long Ngô Bá Thành và Luật sư Vũ Văn Mẫu. Tiến sỹ Ngô Bá Thành đã có nhiều công trình nghiên cứu về Luật so sánh, đặc biệt là cuốn sách “ Một số ứng dụng của Luật so sánh” xuất bản năm 1965. Trong phần đầu của sách, Tiến sỹ Ngô Bá Thành đã làm rõ một số vấn đề cơ bản của luật so sánh như chức năng của luật so sánh, phương pháp tiếp cận của luật so sánh. Từ sau năm 1986, khi chính sách mở cửa và hội nhập được thực thi, việc nghiên cứu pháp luật của các nước và pháp luật quốc tế nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế- thương mại, đã thúc đẩy sự phát triển của luật so sánh. 3. KHOA HỌC LUẬT SO SÁNH 3.1. Khái niệm: Để nắm bắt được khoa học luật so sánh, vấn đề có ý nghĩa quyết định là cần phải làm rõ khái niệm luật học so sánh là gì. Trong khoa học pháp lý, từ rất sớm các nhà nghiên cứu đã làm quen với khái niệm so sánh pháp luật, phương pháp so sánh pháp luật là một trong những phương pháp quan trọng của sự nhận thức các hiện tượng pháp luật. Khái niệm luật học so sánh bao gồm: việc nghiên cứu khối lượng các văn bản quy phạm pháp luật, việc sử dụng phương pháp so sánh trong quá trình tiến hành so sánh các hệ thống pháp luật. Đánh giá, sử dụng các phương thức phản ánh và tiếp nhận các yếu tố đó trong hệ thống pháp luật quốc gia hay hệ thống pháp luật quốc gia khác, khuynh hướng, quy luật phát triển chung của pháp luật. Từ những phân tích trên có thể khái quát luật học so sánh là tổng thể các tri thức về việc nghiên cứu so sánh pháp luật nước ngoài. Trong quá trình nghiên cứu về luật học so sánh cần phải phân biệt thuật ngữ luật học so sánh trên 3 nghĩa: là một khoa học, là một phương pháp và là một môn học. • Với tư cách là một phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh pháp luật là một trong những phương pháp quan trọng của việc nghiên cứu các hiện tượng pháp lý. Thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh pháp luật mà Trang 6 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long chúng ta có khả năng làm sáng tỏ cái chung nhất, cái đặc thù và cái đơn nhất của các hệ thống pháp luật. • Với tư cách là một ngành khoa học, luật học so sánh là tổng thể những tri thức khoa học về các hệ thống pháp luật hiện hành được thể hiện trong các công trình ngiên cứu khoa học của các học giả. • Với tư cách là một môn học, luật học so sánh là đối tượng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, dưới các mức độ khác nhau, cụ thể có thể ở dạng nhập môn luật học so sánh và cũng có thể ở dưới dạng một lĩnh vực cụ thể như luật hành chính so sánh, luật thương mại so sánh, luật hình sự so sánh Việc luật học so sánh có phải là một ngành khoa học hay không đã gây ra nhiều sự tranh cãi, tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy, ngày nay có những lĩnh vực, có những vấn đề, có những hệ thống pháp luật sẽ không thể được nghiên cứu có kết quả nếu không tiếp cận dưới góc độ so sánh pháp luật, chẳng hạn như việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới; việc nghiên cứu những cơ sở xã hội, kinh tế, chính trị và truyền thống của sự ra đời và nội dung của các chế định pháp luật tương ứng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau; việc nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngoài Tất cả điều đó nói lên rằng, luật học so sánh có những đặc điểm, dấu hiệu riêng của một môn khoa học, nó có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của riêng mình. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh: Đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài, trên cơ sở đối chiếu các hệ thống pháp luật với nhau và với hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể: • Những vấn đề phương pháp luận của việc so sánh trong pháp luật (lý luận về phương pháp so sánh pháp luật); • Nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới; Trang 7 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long • So sánh các nguồn pháp luật của các hệ thống pháp luật trên thế giới; • So sánh các chức năng và một số loại nghiên cứu pháp luật so sánh khác được định hướng về mặt xã hội học; • Nghiên cứu so sánh pháp luật về mặt lịch sử. Với đối tượng nghiên cứu bao gồm những vấn đề khái quát đã đưa ra ở trên cho thấy luật học so sánh là một khoa học. Khoa học luật so sánh được thể hiện trên 2 phương diện, cụ thể: Thứ nhất, khoa học luật so sánh gắn liền việc sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu các chế định pháp luật và các vấn đề cụ thể của đất nước mà người nghiên cứu thuộc về đất nước đó. Trong trường hợp này, vấn đề pháp luật cụ thể được nghiên cứu trên cơ sở so sánh pháp luật rộng lớn hơn hoặc hẹp hơn. Thông thường việc so sánh này thường được tiến hành ở tầm vỹ mô, trong phạm vi của một lĩnh vực pháp luật cụ thể. Thứ hai, thể hiện với tư cách là việc nghiên cứu mang tính tự trị, độc lập pháp luật nước ngoài ở mức độ các hệ thống pháp luật nói chung, ở mức độ các ngành pháp luật cụ thể và các chế định pháp luật cơ bản, việc nghiên cứu ở góc độ này cho phép xác định khuynh hướng phát triển của pháp luật. Với đối tượng nghiên cứu rộng, luật học so sánh cung cấp cho người nghiên cứu những kết quả khoa học của riêng nó trên cả hai mặt: nhận thức - lý luận và ứng dụng - thực tiễn. Nó vừa là việc áp dụng phương pháp so sánh với tư cách là phương thức khoa học riêng, đặc thù của việc nghiên cứu, vừa là khuynh hướng của các nghiên cứu về pháp luật nói chung. Ở bình diện là khuynh hướng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luật học so sánh là: 1. Những vấn đề phương pháp luận của nghiên cứu so sánh pháp luật (ở đây lý luận về phương pháp so sánh chiếm vị trí đặc biệt); 2. Việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật cơ bản hiện nay trên thế giới; 3. Việc khái quát hóa và hệ thống hóa các kết quả của những nghiên cứu so sánh pháp luật cụ thể; Trang 8 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long 4. Việc soạn thảo các quy tắc phương pháp cụ thể và các quá trình của nghiên cứu so sánh pháp luật; 5. Việc nghiên cứu so sánh pháp luật về mặt lịch sử; 6. Việc nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý quốc tế hiện nay. 3.3. Phương pháp nghiên cứu của luật học so sánh Trong khoa học luật so sánh, phương pháp so sánh pháp luật là một trong những phương pháp quan trọng nhất. Nhờ vào việc áp dụng phương pháp so sánh pháp luật mà chúng ta có khả năng làm sáng tỏ được cái chung, cái đặc thù và cái đơn nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay. Tính chất và các đặc điểm của phương pháp so sánh pháp luật được làm sáng tỏ khi vận dụng phương pháp giải thích trên hai phương diện: Thứ nhất, Mối tương quan của nó với các phương pháp khoa học khác. Thứ hai, vị trí và ý nghĩa của nó trong hệ thống các phương pháp riêng của khoa học pháp lý. Như vậy phương pháp so sánh pháp luật không thể tiến hành một cách riêng rẽ mà phải kết hợp với các phương pháp khoa học chung. Tuy nhiên, trong luật học so sánh phương pháp so sánh được phản ánh rõ nét qua sự biểu hiện cụ thể: 1, xác định một cách rõ ràng xu hướng chung của việc nghiên cứu pháp luật. 2, bảo đảm sự tác động lẫn nhau một cách đúng đắn của các phương pháp khoa học chung và của các phương pháp khoa học riêng trong quá trình ngiên cứu khoa học. 3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luật học so sánh a. So sánh theo thời gian và không gian Pháp luật luôn tồn tại trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, không có pháp luật trừu tượng, nó có quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối tượng của sự so sánh có thể là hệ thống pháp luật với các bộ phận cấu thành của nó đã tồn tại trong lịch sử (so sánh theo thời gian), có thể so sánh pháp luật của các quốc gia trong cùng một hệ thống pháp luật (so sánh theo không gian). Trang 9 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long b. So sánh bên trong và so sánh bên ngoài So sánh pháp luật có thể được tiến hành trên các mức độ: • So sánh bên trong: là sự so sánh bên trong một quốc gia (đơn nhất hoặc liên bang). Sự so sánh này cho phép đưa ra đặc điểm chung của một hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định. So sánh bên trong có thể tiến hành ở cả hai phương diện thời gian và không gian. • So sánh bên ngoài: là sự so sánh bao quát nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Sự so sánh này có thể tiến hành ở việc so sánh pháp luật của quốc gia mình với pháp luật của các quốc gia khác và có thể tiến hành ở tất cả các cấp độ như: hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật So sánh bên ngoài cũng có thể được tiến hành giữa hệ thống pháp luật thuộc một vùng địa lý nhất định hoặc ngay cả hệ thống pháp luật của liên minh và tổ chức quốc tế khác nhau. c. So sánh vi mô và so sánh vĩ mô So sánh vi mô là sự so sánh được tiến hành ở mức độ các quy phạm và các chế định pháp luật. So sánh vĩ mô là sự so sánh được tiến hành ở mức độ các hệ thống pháp luật nói chung. Sự so sánh vĩ mô lớn nhất là sự so sánh ở mức độ thế giới được gọi là sự so sánh tổng hợp và toàn cầu. Tuy vậy, sự so sánh toàn cầu không thể bao quát hết được, mà chỉ thể hiện với tư cách sự so sánh đại diện. Về mặt thực tế, không thể so sánh ở góc độ tổng thể, bởi lẽ có gần hai trăm hệ thống pháp luật quốc gia đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Để khắc phục điều này, sự so sánh toàn cầu được tiến hành trên cơ sở so sánh các hệ thống cơ bản hiện nay. Sự so sánh này cho phép làm rõ vị trí, mối quan hệ lẫn nhau của các hệ thống pháp luật cơ bản hiện nay. Sự so sánh này có thể được thực hiện cả ở mức độ các hệ thống pháp luật nói chung, các ngành luật cơ bản, pháp luật vùng. Trang 10 [...]... chung môn học luật học so sánh có cơ cấu như sau: - Những vấn đề lý luận của luật học so sánh - Phân loại các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới - Các hệ thống pháp luật cơ bản - Vấn đề nhất thể hóa pháp luật Trang 22 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long 6.3 Chức năng thực tiễn của luật học so sánh: Mục đích của luật học so sánh là nghiên cứu các hệ thống và chế định pháp luật nước...Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long 3.3.2 Những mức độ so sánh khác nhau So sánh quy phạm: đây là mức độ so sánh thấp nhất Ở mức độ này sự so sánh thường là so sánh các yếu tố kỹ thuật pháp lý, sự trình bày giống nhau của các quy phạm được so sánh Mức độ trung gian: là sự so sánh các chế định pháp luật và các ngành luật Ở mức độ này sự so sánh giản đơn nhất là sự so sánh về mặt... quan thuộc hệ thống pháp luật quốc gia mình lên pháp luật nước ngoài CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Phân tích mục đích của Luật học so sánh 2 Trình bày hiểu biết về việc sử dụng kết quả của nghiên cứu so sánh pháp luật 3 Phân tích chức năng của Luật học so sánh Trang 26 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long CHƯƠNG II KHÁCH THỂ CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH VÀ VIỆC PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI 1... của nhà luật học nghiên cứu so sánh tùy thuộc vào mục đích được đặt ra cho họ 3 Có một số khách thể của luật học so sánh đòi hỏi phải làm rõ các thuộc tính của chúng 4 Có những khách thể của luật học so sánh có mối quan hệ mật thiết với nhau Các khách thể của luật học so sánh Hiện thực pháp luật: Hiện thực pháp luật là khách thể rộng lớn nhất và năng động nhất của luật học so sánh Hiện thực pháp luật. .. nhiệm Trang 30 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long Các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác Các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác là loại khách thể phổ biến của luật học so sánh Với nhu cầu so sánh lập pháp, hoạt động so sánh các đạo luật nhằm tìm ra ở sự nghiên cứu so sánh đó những điều tương tự, giống nhau trong đối tượng diều chỉnh pháp luật, trong hình thức... biệt của pháp luật không phải cách xa nhau mà có nhiều điểm tương đồng, tương tự nhau Trang 17 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long 5 MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Từ rất sớm trong khoa học pháp lý đã sử dụng luật học so sánh với tư cách là một trong những công cụ, phương tiện để đạt được các mục đích của mình Thông qua luật học so sánh các quá trình các hiện tượng pháp luật đã được nhận... cụ thể: - Luật học so sánh có ý nghĩa với khoa học pháp lý của mọi quốc gia, qua luật học so sánh cho phép xác định cùng một vấn đề các quốc gia có những Trang 25 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long phương thức giải quyết như thế nào, mở rộng tầm hiểu biết qua các nghiên cứu pháp lý, cho phép đúc kết các kinh nghiệm pháp lý cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực - Luật học so sánh giúp cho... toàn khác nhau So sánh các hệ thống pháp luật: đây là mức độ so sánh cao nhất, được tiến hành ở việc so sánh các hệ thống pháp luật ở dạng chỉnh thể của chúng với việc cân nhắc quá trình hình thành và hoạt động của các hệ thống pháp luật đó, các nguyên tắc cơ bản, các nguồn và cơ sở xã hội của chúng Trang 11 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long 3.3.3 Sự so sánh quy phạm và so sánh chức năng... như vậy, luật học so sánh càng khẳng Trang 20 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long định vị trí của mình, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao Ứng dụng của khoa học luật so sánh trong khoa học pháp lý là rất lớn, bao trùm các lĩnh vực sau: - Sử dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình xây dựng pháp luật; - Trong hoạt động giải thích pháp luật; - Trong thực tiễn áp dụng pháp luật; -... việc so sánh có thể được tiến hành giữa các văn bản pháp luật chung của khối, liên minh, tổ chức khác; giữa các văn bản của khối, liên minh, tổ chức với văn bản pháp luật của quốc gia Trang 29 Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS Trần Vân Long Các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Đây là loại khách thể được chú ý nhiều nhất trong khoa học luật so sánh Bởi lẽ, với khách thể này cho phép các nhà luật học . Bài giảng Luật học so sánh Tập bài giảng: Luật học so sánh ThS. Trần Vân Long CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH 1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH Trong bối cảnh hội. của luật học so sánh, đó là Tạp chí Luật so sánh do Hội nghiên cứu Luật so sánh của Pháp xuất bản; Và đây cũng là năm đầu tiên mà môn học luật học so sánh được giảng dạy tại các trường đại học Ngày. của luật so sánh. 3. KHOA HỌC LUẬT SO SÁNH 3.1. Khái niệm: Để nắm bắt được khoa học luật so sánh, vấn đề có ý nghĩa quyết định là cần phải làm rõ khái niệm luật học so sánh là gì. Trong khoa học

Ngày đăng: 29/03/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan