Báo cáo " So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ: Pháp và Việt " pptx

15 582 0
Báo cáo " So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ: Pháp và Việt " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 247 So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ: Pháp Việt Đinh Hồng Vân* Khoa Ngôn ngữ Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 11 năm 2007 Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu t-rên lý thuyết cũng như khảo sát ngữ liệu cho thấy ở cả hai ngôn ngữ Pháp Việt đều có những phương tiện biểu đạt ý nghĩa bị động với những đặc thù riêng của mỗi ngôn ngữ. Việc thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp phổ biến hơn trong tiếng Việt. Tuy nhiên, lối nói tiếp thụ-bị động hay nói cách khác là việc xử dụng các cấu trúc để biểu đạt ý nghĩa bị động đang có xu hướng gia tăng trong tiếng Việt đi kèm với xu hướng này là sự xuất hiện của một số cấu trúc mới được dùng để thể hiện ý nghĩa bị động. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của giao thoa ngôn ngữ qua tiếp xúc dịch thuật. Một trong những biện pháp có thể giảm bớt khó khăn của người Việt Nam học tiếng Pháp khi phải sử dụng dạng bị động là tăng cường việc hướng dẫn người học chủ động so sánh đối chiếu dạng bị động tiếng Pháp với lối nói tiếp thụ-bị động tiếng Việt. 1. Đặt vấn đề * Theo các nhà nghiên cứu, ý nghĩa bị động tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ, sự khác biệt là ở cách biểu đạt ý nghĩa này. Một trong những phương tiện thường được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa bị động là dạng bị động. Đối với các ngôn ngữ châu Âu thì dạng bị động là một hiện tượng quen thuộc nhưng cho đến hiện nay vẫn còn có nhiề u quan niệm khác nhau về dạng bị động nói chung dạng bị động trong tiếng Pháp nói riêng. Trong tiếng Việt thì đây là một hiện tượng ngữ pháp đang phát triển vì vậy cách quan niệm về dạng bị động trong ngôn ngữ này còn rất ________ * ĐT: 84-4-7548151 E-mail: dhvan2001@gmail.com khác biệt: có quan niệm cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động, có quan niệm cho rằng trong tiếng Việt có tồn tại dạng bị động. Khi học tiếng Pháp hay khi phải chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ này, người Việt Nam không khỏi lúng túng. Tuy nhiên, mục đích của bài viết này không phải là để bàn về sự tồn tại hay không tồn tại của dạng bị động mà chỉ thử tìm hiểu, so sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp trong tiếng Việt. Với mục đích đó, bài viết sẽ xem xét một cách cụ thể các vấn đề về cấu trúc, ý nghĩa vai trò của dạng bị động để trả lời câu hỏi đâu là những cấu trúc phổ biến nhất trong tiếng Pháp trong tiếng Việt thường được dùng để biểu đạt ý nghĩa bị động? Bài viế t này cũng sẽ dựa trên một số văn bản đã được dịch từ tiếng Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 248 Pháp sang tiếng Việt để có thể tìm hiểu về những phương tiện tương đương cho phép chuyển dạng bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. 2. Những quan niệm chung về dạng bị động Dạng là gì? Theo quan niệm chung, dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có th ể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của câu. Phạm trù dạng được thể hiện bằng những hình thức khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Chẳng hạn như ở tiếng La- tinh, dạng được thể hiện bằng hình thái của động từ. Ví dụ như với động từ "yêu, thương", cùng được chia ở thức chỉ định, thì hiện tại nhưng có hình thức khác nhau ở dạng chủ động ở dạng bị động : Dạng chủ động Dạng bị động amo amor amas amaris amat amatur amamus amamur amatis amamini amant amantur Trong khi đó ở tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì lại không có hình thái riêng biệt cho dạng bị động, dạng này được thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ être, trong tiếng Pháp, to be, trong tiếng Anh, với phân từ quá khứ. Ví dụ: - Jacques a surpris le voleur. (Jacques đã bắt gặp tên trộm.) - Un voleur a été surpris par la police… (Tên trộm đã bị công an bắt quả tang.) - Millions of people have read that book. (Hàng triệu người đã đọc cu ốc sách này.) - That book has been read by millions of people (Cuốn sách này đã được hàng triệu người đọc). Chẳng hạn như ở tiếng La-tinh, dạng được thể hiện bằng hình thái của động từ, trong khi đó ở tiếng Pháp thì lại không có hình thái riêng biệt cho dạng bị động, dạng này được thể hiện bằng sự kết hợp giữa trợ động từ être với phân từ quá khứ. Dạng bị động là mộ t hiện tượng ngữ pháp phổ biến ở nhiều ngôn ngữ. Song, mỗi trường phái ngữ pháp đều có cách quan niệm riêng về hiện tượng ngữ pháp này. Trong ngữ pháp truyền thống, dạng bị động được coi là một phạm trù hình thái học thuần tuý. Có thể đây là do chịu ảnh hưởng của cách quan niệm ở các ngôn ngữ như tiếng La-tinh hoặc Hy-lạp. G. Mauger [1], p.199] đã xếp dạng bị động vào m ục chia động từ của tiếng Pháp. Trong ngữ pháp ngữ pháp cải biến-tạo sinh, dạng bị động được coi là một hiện tượng ngữ pháp phổ quát gắn liền với phép cải biến bị động hay quá trình bị động hóa. N. Chomsky [2, p.88] câu bị động là kết quả của sự cải biến từ các câu chủ động tương ứng. Theo quan niệm loại hình học cú pháp thì dạng bị độ ng gắn liền với sự phân biệt về loại hình học cú pháp điển hình giữa các ngôn ngữ "thiên chủ ngữ" các ngôn ngữ "thiên chủ đề". Sự phân biệt này do Ch. N. Li S. A. Thompson [3] đề ra lần đầu tiên năm 1976 trong công trình "Subject and topic: a new typology of language". Theo các tác giả này, bị động là một hiện tượng ngữ pháp điển hình của ngôn ngữ thiên chủ ngữ. Ngữ pháp ngữ nghĩa - chức năng muốn kết hợp cả hai cách quan niệm của ngữ pháp cải biến -tạo sinh loại hình học cú pháp để phân tích hiện tượng bị động. Các tác giả thuộc trường phái này (Givón, Dixon, Palmer) cho rằng bị động là một hiện tượng ngữ pháp vừa có tính phổ quát vừa có tính loại hình: tính phổ quát Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 249 được thể hiện qua các đặc điểm ngữ nghĩa- chức năng của dạng bị động, còn tính loại hình được thể hiện qua các đặc điểm hình thái cú pháp. Do vậy, dạng bị động được được phân tích trên cả ba phương diện. Về dụng học, dạng bị động được dùng để tránh nêu tác thể, tập trung mô tả kết quả của hành động để thiết l ập liên kết chủ đề. Về cấu trúc ngữ nghĩa, từ chủ động sang bị động thì sẽ có một sự thay đổi về ý nghĩa do có một sự thay đổi của các tham tố ngữ nghĩa cơ bản là tác thể, đích thể động từ. Về hình thái cú pháp, chủ ngữ của câu bị động biểu hiện đích thể, còn thì tác thể thì bị tỉ nh lược, nếu xuất hiện thì thường đi sau một giới từ (by, par) giữ vai trò bổ ngữ chỉ tác nhân; động từ thì biến từ hình thái diễn đạt hành động thành hình thái thể hiện trạng thái của đích thể chủ ngữ. 3. Những lý luận phổ biến liên quan đến dạng bị động của tiếng Pháp Nhìn chung, dạng bị động tiếng Pháp được định nghĩa là sự đối lập với dạng chủ động trên ba khía cạnh: sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ bổ ngữ trực tiếp; sự thay đổi của động từ; ở dạng bị động, động từ được chia với trợ động từ "être"; sự hiện diện của một giới từ (PAR hoặc DE) trước bổ ngữ chỉ tác nhân. Thường thì bổ ngữ chỉ tác nhân bị tỉnh lược. Cho đến nay, có ít nhất là năm cách định nghĩa khác nhau về dạng bị động dựa trên: nghĩa; hình thái; cú pháp; cả nghĩa lẫn hình thái; cả hình thái lẫn cú pháp. 3.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa Các nhà ngữ pháp thường đối lập dạng chủ động, khi chủ ngữ thực hiện hành động, với dạng bị động, khi chủ ngữ chị u sự tác động của hành động. Theo R. L. Wagner et J. Pinchon [4, p. 46]: "Dạng bị động là dạng có chủ ngữ của động từ thể hiện đối tượng của hành động (tức là bổ ngữ chỉ đối tượng ở dạng chủ động)". Cách định nghĩa này đã bị phê phán từ lâu, vả lại chính các tác giả thuộc trường phái này cũng đã chỉ ra những hạn chế của nó. Họ cho rằng cách định nghĩa này chỉ để đối lập các nghĩa khác nhau của bản thân một động từ. 3.2. Định nghĩa dựa trên hình thái Dạng bị động được coi là một dạng thức của động từ được đối lập với dạng chủ động. Theo G. MAUGER, một tác giả tiêu biểu của cách định nghĩa này: "Tiếng Pháp không có dạng bị động đặc thù. Chính sự kết hợ p của trợ động từ être với phân từ quá khứ đóng vai trò của dạng bị động." [1], p. 199]. Thực chất, quan niệm này chỉ xét trên phương diện thuần tuý hình thức, cơ bản dựa vào phép biến đổi dạng động từ chủ động sang bị động. Vì thế nó dễ được người học tiếp thu, áp dụng phép chuyển đổi. Song hạn chế của quan niệm này là làm cho h ọ thường tiếp thu một cách máy móc, nhiều khi đưa ra những câu bị động khó chấp nhận trong tiếng Pháp: "*La ville est traversée par une grande voiture" (*Thành phố bị đi xuyên qua bởi một chiếc ô tô to). Mặt khác, cách quan niệm này có thể bị phản bác cả trên hai phương diện. Về mặt hình thức, không thể chỉ có sự thay đổi về hình thái của động từ mà không có những thay đổi khác trong câu; cần phải thấy dạng bị động là một hiện tượng liên quan đến cả câu. Về mặt ngữ nghĩa, việc phân biệt thực hiện chịu đựng hành động cũng không đủ vì có nhiều câu thực sự là câu chủ động nhưng chủ ngữ lại thực sự chịu tác động. Như vậy, hình thái có thể là một điều kiện cần nhưng chưa phải là một điề u kiện đủ để xác định dạng bị động. Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 250 3.3. Định nghĩa dựa trên cú pháp Theo tinh thần của lý thuyết ngữ pháp cải biến, lấy cơ sở là câu, J. Dubois [5], p.50] đã đề ra một giải pháp: "dạng bị động" vừa là một phạm trù ngữ pháp, gắn liền với động từ, vừa là một kiểu cấu trúc cú pháp. Ông lấy câu hạt nhân gồm một danh ngữ (SN 1) một động ngữ (SV) gồm một động từ một danh ngữ (SN 2) làm cơ sở: "Phép cải biến bị động có chức năng cơ bản là đảo ngược trật tự của các danh ngữ mà vẫn giữ nguyên vai trò của chúng trên bình diện nghĩa. Phép cải biến bị động thay đổi chức năng ngữ pháp của SN 1 nhưng không làm ảnh hưởng tới vai trò tác thể của nó." 3.4. Định nghĩa dựa trên cả ngữ nghĩa lẫn hình thái E. A. Referovskaïa A. K. Vassilieva [6], p.183] cho rằng: "Hệ liên tưởng của dạng bị động là các tổ hợp phức, gọi là "phân tích tính". Các tổ hợp này được hình thành dựa trên các "thời" của trợ động từ être phân từ quá khứ của động từ cần chia… Các dạng thức bị động được sử dụng để chỉ ra rằng chủ ngữ của câu chịu đựng tác động của hành động…". Ngay cả khi hai tiêu chí này không được kết hợp với nhau một cách tường minh trong định nghĩa về dạng bị động dựa trên ngữ nghĩa thì sự kết hợp này vẫn hàm ẩn trong các ví dụ: ngoài sự đối lập liên quan đến chủ ngữ của câu, một bên chính chủ ngữ là chủ thể hành động, m ột bên chủ ngữ phải chịu tác động của hành động, các ví dụ cho định nghĩa này luôn bao gồm tổ hợp [être + phân từ quá khứ]. 3.5. Định nghĩa dựa trên cả hình thái lẫn cú pháp Đây là cách định nghĩa hiện đang được nhiều nhà ngôn ngữ nêu ra trong nhiều sách ngữ pháp. Nhóm tác giả của Đại học Tổng hợp Strasbourg gồm Martin Riegel, Jean- Christophe Pellat René Rioul [7] cũng coi dạng bị động vừa là một phạm trù của " hình thái học động từ", vừa liên quan đến toàn bộ cấu trúc câu, hoặc một dạng câu đặc biệt. Sau khi giới thiệu định nghĩa về dạng bị động gồm trợ động từ être được chia theo thời thức của động từ chính với phân từ quá khứ là những biểu hiện phạm trù của động từ, các tác giả đã nhấn mạnh vấn đề dạng bị động của động từ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc câu. Vì vậy hầu hết các nội dung liên quan đến bị động được các tác giả phát triển trong phần cú pháp. 4. Những phương diện cơ bản của dạng bị động trong tiếng Pháp Để có một cách nhìn tương đối hoàn chỉnh, chúng ta sẽ xem xét dạng bị động trong tiếng Pháp trên hai phương diện cấu trúc hình thức ng ữ nghĩa. 4.1. Dạng bị động nhìn từ phương diện cấu trúc hình thức Dạng bị động đã được tất cả các nhà ngữ pháp đề cập đến tất nhiên là nó được giảng dạy một cách có hệ thống ở mọi chương trình. Tuy nhiên, hiện tượng ngữ pháp này của tiếng Pháp không đơn giản như đã được giới thiệu trong các giáo trình: - Không phải lúc nào chính các chủ ngữ và bổ ngữ đối tượng của câu chủ động xuất hiện lại ở trong câu bị động dưới hình thức ban đầu của chúng. Chẳng hạn: "du lait - sữa" trong câu "Les chats boivent du lait (Những con mèo uống sữa) không thể xuất hiện lại y nguyên như vậy trong câu bị động: "* Du lait est bu par les chats (*Sữa bị uống bởi những con mèo). Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 251 - Hoặc như đại từ chủ ngữ "Je" của câu chủ động "J'ai vu ce film" (Tôi đã xem phim này." khó có thể trở thành bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị động "*Ce film a été vu par moi" (*Phim này đã được xem bởi tôi). - Trong một số trường hợp, không phải là chủ thể hành động xuất hiện trở lại dưới dạng bổ ngữ chỉ tác nhân mà là một bổ ngữ chỉ địa đ iểm: "La bouteille contenait ces objets" (Cái chai đựng những vật này). "Ces objets étaient contenus dans la bouteille"(Những vật này được đựng trong chai) Vì vậy, cần phải phân tích những yếu tố thường được sử dụng để định nghĩa dạng bị động trong tiếng Pháp như hình thái học động từ bị động, sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ bổ ngữ trực tiếp, tiêu chí đồng nghĩa giữ a câu bị động câu chủ động tương ứng, vấn đề bổ ngữ chỉ tác nhân, hành động phải chịu đựng. Đây sẽ là cơ sở để đề ra một số tiêu chí để có thể giảm bớt khó khăn của việc nhận diện dạng bị động của tiếng Pháp. 4.1.1. Vấn đề hình thái học động từ bị động "Hình thái học động từ b ị động" (morphologie verbale passive) là một trong những nội dung cơ bản trong các nghiên cứu về dạng bị động tiếng Pháp. Hay nói cách khác thì nét đặc trưng của dạng bị động, nếu không muốn nói là duy nhất, là tổ hợp gồm động từ "être" phân từ quá khứ (être + PP), trong đó động từ "être" được coi là trợ động từ của dạng bị động. Thậm chí một số tác gi ả như G. Mauger hay R. L. Wagner et J. Pinchon còn nói "chia động từ ở dạng bị động" (conjugaison passive) để dạng bị động vào bảng chia động từ. Tuy nhiên, quan niệm này có những điều bất cập. Trước tiên, để bảo đảm tính nhất quán, người ta chỉ có thể nói về hình thái học khi đề cập đến những sự thay đổi về hình thức của một từ. Còn đối vớ i những dạng phức hợp của động từ, dù là chủ động hay bị động thì, về mặt nguyên tắc, chúng phải được xếp vào lĩnh vực cú pháp. Mặt khác, nếu chỉ thuần tuý thay một động từ chủ động bằng một động từ bị động, thì chưa đủ để biến một câu chủ động thành một câu bị động vì nếu không có sự thay đổi về ch ủ ngữ thì có khi giữa những câu thu được sẽ xuất hiện một quan hệ trái nghĩa chứ không phải là quan hệ đồng nghĩa: - Le roi a chaleureusement salué le Premier ministre. - Le roi a été chaleureusement salué par le Premier ministre. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng câu thứ hai là một câu bị động nhờ vào ngữ động từ, nhưng đó không phải là câu bị động của câu thứ nhất. Như vậy ta có thể khẳng định rằng nếu chỉ dự a vào dạng thức của động từ không thôi thì chưa đủ để chúng ta đem đối lập một câu chủ động với một câu bị động. 4.1.2. Sự hoán đổi vị trí giữa chủ ngữ bổ ngữ của động từ Sự khác nhau về vị trí của chủ thể hành động bổ ngữ chỉ đối tượng ở các câu bị động câu chủ động tương ứ ng là một tiêu chí cú pháp thường được sử dụng để xác định câu bị động. Khi thì tiêu chí này được sử dụng kết hợp với tiêu chí về hình thái, khi thì nó được sử dụng như một đặc trưng cơ bản duy nhất của dạng bị động (chẳng hạn như trong quan niệm của J. Dubois [5]). Hệ quả trực tiếp là dạng bị động không chỉ là một hiện tượng củ a động từ mà là một hiện tượng của câu nó đòi hỏi phải có một sự liên hệ với một cấu trúc khác, đó là một câu chủ động, có như vậy thì người ta mới có thể nói đến sự hoán đổi vị trí của các yếu tố. Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 252 Tiêu chí về sự hoán đổi vị trí còn có một hệ quả nữa là nó khiến những câu kiểu "Il a été procédé à une enquête par la police" bị loại khỏi danh sách cấu trúc bị động vì không có câu chủ động tương ứng. Như vậy tiêu chí về sự hoán đổi vị trí có thể là cần thiết nhưng không nên hiểu nó theo một cách cứng nhắc. 4.1.3. Vấn đề bổ ngữ chỉ tác nhân Cho đến nay, hai giới từ thườ ng được kể đến nhiều nhất khi nói đến bổ ngữ chỉ tác nhân đó là PAR DE. Tuy nhiên, theo nhiều tác giả thì còn có một số giới từ khác cũng được sử dụng để đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị động như à, avec, entre, dans. Song các dẫn chứng về khả năng đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân của các giới từ này đều không có sức thuyế t phục. Ví dụ như giới từ "à" được kể đến như một giới từ được dùng để đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân. Nhưng ngoài trường hợp "mangé aux mites, aux vers, etc. - bị mối ăn" đã được M. Grévisse [8] nêu ra trong cuốn Le Bon Usage thì hầu như không có một ví dụ nào khác cho việc dùng giới từ này trong thành phần bổ ngữ chỉ tác nhân nữa. Vậy, chừng nào ch ưa tìm được câu bị động sử dụng giới từ "à", ngoài một số câu "kinh điển" thì chừng đó chưa nên đưa "à" vào danh sách các giới từ có thể được sử dụng để dẫn nhập bổ ngữ chỉ tác nhân vào trong cấu trúc bị động hoặc nếu có thì cũng nên nói rõ rằng đây là một trường hợp ngoại lệ, mang phong cách cá nhân. Kết quả phân tích về mứ c độ sử dụng hai giới từ "par" "de" cho thấy nhìn chung là "par" được sử dụng nhiều hơn "de" để đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân. Khi nghiên cứu khả năng phân bố của "par" "de" trong từng nhóm động từ như các động từ chỉ sự nhận thức (connaître), chỉ sự tri giác (regarder), chỉ sự đi kèm (accompagner), chỉ sự trợ giúp (aider), chỉ sự chấp nhận (accepter), chỉ thành phần cấu tạo (composer), chỉ vị trí (précéder), chỉ tình cảm (aimer) thì thấy nếu động từ chỉ trạng thái thì cả hai giới này đều có thể được dùng để đánh dấu bổ ngữ chỉ tác nhân nhưng "par" có vẻ phổ biến hơn; nếu động từ chỉ hành động thì "par " được dùng phổ biến hơn, đôi khi chỉ có giới từ này là được chấp nhận (như trường hợp của các động từ adopter, refuser, composer, former,…). Đối với những động từ chỉ tình cảm như "aimer" chẳng hạn thì chủ ngữ của câu bị động là nguồn thì giới từ "de" lại phổ biến hơn, nhưng khi những động từ này có mang ý nghĩa chỉ hành động thì bổ ngữ tác nhân lại phải đi sau "par". 4.1.4. Các kiểu cấu trúc bị động có mặt trong ngữ liệu Việc khảo sát ngữ liệu cho thấy: trong tiếng Pháp, ý nghĩa bị động có thể được biểu đạt bằng một cấu trúc đầy đủ nhưng cũng có thể bằng một cấu trúc giản lược. Ở mức độ tối thiểu, cấu trúc giả n lược đó có thể là phân từ quá khứ bị động mang các dấu hiệu về giống số của danh từ mà nó bổ nghĩa; ở mức độ cao nhất là câu bị động. Một cấu trúc bị động đầy đủ bao gồm bốn thành tố: một chủ ngữ ngữ pháp, động từ "être", một phân từ quá khứ, có thể một bổ ngữ gián tiếp hoặc mộ t trạng ngữ hay một bổ ngữ chỉ tác nhân, một yếu tố có thể bị tỉnh lược. Các thành tố này có thể được biểu thị trong mô hình sau : PPR = SN 2 + être + PPP + par SN1 Trong đó PPR là mệnh đề bị động, par SN1 là bổ ngữ chỉ tác nhân, SN2 là chủ ngữ ngữ pháp, PPP là phân từ quá khứ bị động. Từ công thức điển hình của dạng bị động hoàn chỉnh này, trên thực tế, sự kết hợp của các thành tố là rất đa dạng. Trong ngữ liệu có các cấu trúc bị động sau : Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 253 FF1: "être + pp" không có tác thể FF2: "être + pp + PAR + tác thể" FF3: "être + pp + DE + tác thể" FF4: Cấu trúc bị động có PP nhưng không có động từ "être" FF5: Cấu trúc bị động với động từ phản thân FF6: "se faire, se laisser + động từ nguyên thể" FF7: Cấu trúc bị động có cấu trúc vô nhân xưng Trong số các kiểu cấu trúc biểu đạt ý nghĩa bị động này có những cấu trúc thường xuyên được sử dụng, có những cấu trúc ít được sử dụng hơ n. Trong tổng số 1.730 câu bị động tiếng Pháp thống kê được trên ngữ liệu thuộc các phong cách văn chương, hành chính công vụ, khoa học, báo chí – công luận sinh hoạt hàng ngày, thì hai cấu trúc phổ biến nhất là FF1 FF4 với 1.281 câu, chiếm 75,35%. Ngoài ra, việc so sánh tỷ lệ câu bị động có trong ngữ liệu còn cho thấy thứ nhất là việc sử dụng dạng bị động phụ thuộc vào lứa tuổi, cụ thể là người l ớn có xu hướng sử dụng nhiều dạng bị động hơn là trẻ em; thứ hai là ngay trong một phong cách, như phong cách khoa học chẳng hạn, dạng bị động được sử dụng trong ngôn ngữ viết (30,70%) nhiều hơn là trong ngôn ngữ nói 6,04%). Tỷ lệ các cấu trúc bị động trong ngữ liệu Văn chương Hành chính công vụ Báo chí khoa học Sinh họat hàng ngày Tổng số/Tỷ lệ FF1 120 19,67% 87 36,40% 310 35,92% 14 77,77% 531 30,69% FF2 91 14,91% 42 17,57% 51 5,90% 1 5,55% 185 10,69% FF3 10 1,63% 4 1,67% 9 1,04% 23 1,32% FF4 290 47,54% 95 39,74% 363 41,83% 2 11,11% 750 43,35% FF5 62 10,16% 4 1,67% 121 14,02% 1 5,55% 188 10,86% FF6 22 3,60% 8 0,92% 30 1,73% FF7 15 2,45% 7 2,92% 1 0,11% 23 1,33% 610 12,44% 239 69,47% 863 30,70% 18 3,55% 1.730 4.2. Dạng bị động nhìn từ phương diện ngữ nghĩa 4.2.1. Vấn đề đồng nghĩa giữa câu bị động câu chủ động Thường thì các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có thể kết luận một câu nào đó là bị động nếu có một câu chủ động tương ứng với nó. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trong tiếng Pháp, khó có thể biết đó là câu bị động hay không vì có s ự lẫn lộn giữa phân từ quá khứ bị động với tính từ; ví dụ : 1 - L'enfant était lié/attaché à sa mère. (Đứa bé bện/gắn bó với mẹ nó). 2 - On avait lié/attaché l'enfant à sa mère. (Người ta đã buộc/trói đứa bé vào mẹ nó). 3 - L'enfant avait été lié/attaché à sa mère. (Đứa bé đã bị buộc/trói vào mẹ nó). Rõ ràng là giữa câu 1 câu 2 không hề có một sự đồng nghĩa nào: câu 1 không hề mang ý nghĩa vật lý ("trói/buộc") của câu 2. Nếu như chúng ta muốn giữ nguyên nội dung thông tin về các mặt thờ i - thể của câu 2 thì phải công nhận là chỉ có câu 3 là câu bị động tương ứng của câu 2. Thực vậy, động từ của câu 3 có mang ý nghĩa vật lý của động từ ở câu 2. Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 254 Với tình trạng hiện tại, câu 1 chỉ có thể có nghĩa tâm lý mà thôi. Mà theo nghĩa tâm lý thì lié attaché phải được coi là tính từ hơn là một phân từ quá khứ vấn đề không tương ứng giữa câu chủ động với câu bị động chỉ xảy ra khi, ngay từ đầu, câu 1 được coi là câu bị động. Vấn đề thực sự ở đây là việc giải thích nghĩa vật lý của câu 1 vì ngay cả khi nó đượ c coi như vậy thì cũng không có câu chủ động tương ứng với nó tuy rằng cả "lié" "attaché" đều là phân từ quá khứ. Theo hướng này thì câu 1 có vai trò biểu thị kết quả của một hành động hơn là bản thân hành động. Liệu câu này có thể được coi là câu bị động hay không? Nếu có thì câu chủ động tương ứng là câu nào? Trong một số trường hợp, giữa hai câu chủ động bị động có một sự tương xứng trên phương diện hình thức nhưng không tương xứng về thể (aspect). Vấn đề này nảy sinh chủ yếu đối với trường hợp câu chủ động có động từ ở dạng đơn giản (forme simple): lúc này, sự việc được trình bày dưới dạng chưa hoàn thành. Trong khi đó, câu bị động tương ứng lại có một động từ ở dạng phứ c hợp (forme composée), ấy vậy mà dạng này lại thường được coi như là để thể hiện các sự việc đã kết thúc. Điều này lại càng đúng đối với những câu bị động không có bổ ngữ chỉ tác nhân hoặc bổ ngữ tình huống. Chẳng hạn như rõ ràng là hai câu sau đây không có chung một ý nghĩa : - On ferme la porte (Người ta đóng cửa) - La porte est fermée (Cửa đóng) Sự đối lậ p thể hoàn thành - thể không hoàn thành có thể được mô tả như là sự đối lập giữa một tiến trình với kết quả của tiến trình đó. Như vậy là phải lựa chọn một trong hai giải pháp đặt ra với câu "La porte est fermée": + Nếu đây được coi là một câu bị động do hình thức động từ thì hệ quả sẽ là không nhất thiết phải có sự đồng nghĩa gi ữa hai câu chủ động bị động; + Hoặc ngược lại, nếu sự đồng nghĩa là một tiêu chí để định nghĩa cho dạng bị động thì đây không phải là câu bị động. Đôi khi, sự xuất hiện của các từ chỉ lượng có thể phá vỡ sự đồng nghĩa giữa câu chủ động bị động tương ứng. Ví dụ "Marie n'a pas invité beaucoup d'amis" (1) "Beaucoup d'amis n'ont pas été invités par Marie" (2). Câu (1) cho bi ết là Marie đã mời ít bạn bè. Câu (2) chỉ cho biết là nhiều bạn bè không được mời, chứ không cho biết là Marie đã mời nhiều hay ít bạn. 4.2.2. Vấn đề "hành động phải chịu đựng" Tiêu chí "hành động phải chịu đựng" đòi hỏi câu bị động phải có một động từ thể hiện hành động. Tuy nhiên, trên thực tế, động từ của rất nhiều câu bị độ ng "truyền thống" không thể hiện hành động. "Subir" là một động từ tiêu biểu cho những động từ không thể hiện hành động nhưng vẫn xuất hiện trong câu bị động. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra với nhiều động từ khác, những động từ được coi là để miêu tả trạng thái như "devoir, contenir, posséder". Nhìn chung quan niệm về câu bị động dựa trên tiêu chí ng ữ nghĩa này là không chặt chẽ, nó làm nảy sinh ra quá nhiều vấn đề khi phải xác định một cách chính xác cái gọi là dạng bị động. 4.2.3. Bị thể bị biến đổi "Bị thể bị biến đổi" là một tiêu chí ngữ nghĩa khác cũng thường được đề cập đến khi người ta bàn về dạng bị động, đó là chủ ngữ trong câu bị động bị biế n đổi do tác động của hành động. Tuy nhiên những động từ như "aimer" được dùng ở dạng bị động thì khó có thể nói là chủ ngữ bị động bị biến đổi do tác Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 255 động của hành động, vì chủ ngữ đó là nguồn của trạng thái tâm lý. Với những phân tích trên đây, dạng bị động được định nghĩa như sau: "Trong tiếng Pháp, dạng bị động được cấu tạo bằng một phân từ quá khứ mà chủ ngữ không phải là chủ thể hành động có thể được kết nối với chủ ngữ bằng động từ "être" mang nội dung ý ngh ĩa thời- thể." Định nghĩa này có thể giúp giải quyết được những vấn đề bất cập đã được nêu ra trên đây. Tóm lại, việc một động từ ngoại động trực tiếp có thể dùng được ở dạng bị động hay không phải được xét trong một phạm vi lớn hơn, chứ không phải riêng trong bản thân động từ. Nhiều khi, khả năng này có thể đượ c lý giải bằng "sự tương hợp ngữ nghĩa" giữa động từ, chủ ngữ bổ ngữ, tức là trên bình diện toàn câu. 5. Việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt Ở tiếng Việt, bị động là một trong những vấn đề đã được bàn đến khá nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất: có quan niệm cho rằng ti ếng Việt không có cấu trúc bị động, ngược lại có quan niệm cho rằng tiếng Việt có cấu trúc bị động. Tuy nhiên cả hai trường phái đều công nhận rằng tiếng Việt có những phương tiện cần thiết để biểu đạt ý nghĩa bị động? Tác giả Nguyễn Minh Thuyết [9] lập luận: do tiếng Việt khác hẳn các ngôn ngữ Ấn-Âu về nguồn gốc cũng như loại hình nên các phạm trù ngữ pháp: giống, cách, ngôi, thời, thức, dạng vốn là đặc tính của các ngôn ngữ này không thể xuất hiện trong tiếng Việt. Tác giả này cho rằng tiếng Việt diễn đạt ý nghĩa bị động bằng phương tiện từ vựng là các động từ bị được. Nguyễn Kim Thản [10], tr.205] khẳng định: "Tuy không dùng hư từ để biểu thị dạng bị động nhưng tiếng Việt lại dùng cấu trúc cú pháp để biểu thị ý nghĩa bị động". Về phương tiện đánh dấu lối nói tiếp thụ - bị động, trong bài viết: "Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ "được, bị, phải”, Nguyễn Tài Cẩn đã khẳng định rằng “[ ] ngay từ bây giờ - không cần phải chứng minh gì thêm - cũng đã có thể kế t luận được rằng đó là ba từ: - Thứ nhất, dùng để diễn đạt ý nghĩa tiếp thụ; - Thứ hai, dùng để diễn đạt ý nghĩa tình thái.” [11]. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại”, Đinh Văn Đức cho rằng: “Trong số các động từ tiếng Việt có một nhóm những động từ kiểu như: cần, muốn, có thể, toan, định, dám, bị, được rõ ràng là những động t ừ trống nghĩa. Ở chúng các ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng đã được ngữ pháp hoá nhưng lại chưa trở thành những từ thực sự, những động từ này có nội hàm rất hẹp nên ngoại diên phải rộng Trong khi diễn đạt các ý nghĩa: yêu cầu (cần), khả năng (có thể), ý định (toan, định, dám), nguyện vọng (mong, muốn), quan hệ bị động (bị, được) các độ ng từ này được sử dụng hoàn toàn theo cách đánh giá của người nói đối với thực tại. Đó là một quan hệ thể hiện nhận thức chủ quan: khi ta nói: "Tôi được khen" hay "Tôi bị phạt" thì các từ "được" "bị", một mặt là phương tiện diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp bị động nhưng bị động ở đây có thể được hiểu theo sắc thái "may" hay "rủi", mà "may" hay "rủi" là theo nhậ n thức đánh giá của người nói- do đó bị được cũng lâm thời trở thành những từ tình thái ” [12], tr.139]. Các tác giả Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên [13] cũng cho rằng: "[…] trong các ngôn ngữ phân tích tính điển hình như tiếng Việt, ý nghĩa bị động chủ yếu được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ, bị động có dáng dấp của một phạm trù thu ần tuý cú pháp. Từ cách nhìn đó, chúng tôi cho rằng mặc dù trong tiếng Việt không tồn tại dạng bị động với tư cách là một phạm trù Đinh Hồng Vân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 23 (2007) 247-261 256 hình thái học thuần tuý, nhưng ý nghĩa bị động với tư cách là một loại ý nghĩa ngữ pháp (đối lập với ý nghĩa chủ động - ngoại động) vẫn được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định là hư từ trật tự từ, vì vậy tiếng Việt vẫn có các cấu trúc bị động câu bị động". Tóm lại, có thể khẳ ng định rằng tiếng Việt có cấu trúc thể hiện ý nghĩa bị động được đặt trong tương ứng với cấu trúc chủ động có những đặc điểm sau: 5.1. Về ngữ nghĩa - Chủ ngữ trong câu chủ động tương ứng luôn ở vai tác thể (chủ thể hành động). - Còn chủ ngữ trong câu thể hiện ý nghĩa bị động có vai nghĩa điển hình nh ất là bị thể (đối tượng của hành động). Ví dụ: Câu chủ động Câu bị động Ba đánh Nam. Nam bị Ba đánh. Gió lay đổ bụi cây. Bụi cây bị gió lay đổ. 5.2. Về cấu trúc hình thức Câu thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Việt có cấu trúc hình thức như sau : - Chủ ngữ: chủ ngữ của câu thể hiện ý nghĩa bị động chính là bổ ngữ trực tiếp của câu chủ động tương ứng. Ví dụ: Câu chủ động Câu bị động Thầy giáo phạt học sinh. Học sinh bị thầy giáo phạt. - Động từ: trong câu thể hiện ý nghĩa bị động, động từ chính là tổ hợp của một trong hai từ bị, được với ngoại động từ tương ứng trong câu chủ động. Câu chủ động Câu bị động Thầy giáo phạt học sinh. Học sinh bị thầy giáo phạt. - Bổ ngữ chỉ tác nhân: bổ ngữ chỉ tác nhân của câu thể hiện ý nghĩa bị động chính là chủ ngữ trong câu chủ động tương ứng có thể bị lược bỏ, điều này hoàn toàn trùng hợp với bản chất của câu bị động của các ngôn ngữ phương Tây. Câu chủ động Câu bị động Thầy giáo phạt học sinh. Học sinh bị phạt. - Trong cấu trúc của một số câu thể hiện ý nghĩa bị động của tiếng Việt, có xuất hiện từ “bởi”. Từ này nếu xuất hiện thì sẽ đứng giữa động từ bổ ngữ chỉ tác nhân. Ví dụ: Câu chủ động Câu bị động Thầy giáo phạt học sinh. Học sinh bị phạt bởi thầy giáo. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ xuất hiện của “bởi” rất thấp (0,46%). Điều đó cho thấy rằng cách diễn đạt ý nghĩa bị động với sự tham gia của từ "bởi" này hiện nay chưa phải là phổ biến lắm, đây không phải là một cấu trúc cơ bản trong tiếng Việt. Vả lại, lối nói này vẫn còn b ị nhiều nhà nghiên cứu phê bình, cho đó không phải là tiếng Việt hay là lối diễn đạt tiếng Việt rập khuôn theo các ngôn ngữ châu Âu. Nhưng chắc chắn nó có ảnh hưởng đến văn phong của giới trẻ vì nó liên tục xuất hiện trên vô tuyến, ở các chương trình ca nhạc “MTV I like”, “Ở nhà chủ nhật” và các câu giới thiệu nhà tài trợ cho các chương trình phim truyện, sách báo 5.3. Cấu trúc bị động hiện có trong tiếng Việt Trong thời đại mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế, với các hoạt động chuyển giao công nghệ thì việc sử dụng các cấu trúc bị động như hiện nay là một tất yếu khách quan, chắc chắn là số lượng câu bị động sẽ ngày càng tăng trong tiếng Việt. Quá trình thu [...]... Tuy sự so sánh này là khập khiễng vì trên hai loại phong cách khác nhau, nhưng nó cũng phần nào cho thấy xu hướng vận động của tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới 6.3 Bàn luận Các kết quả so sánh phân tích trên đây cho thấy những nét tương đồng dị biệt giữa hai ngôn ngữ Pháp Việt trong cách biểu đạt ý nghĩa bị động Về mặt hình thức, trong dạng bị động của... hướng sử dụng từ "phải" để thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Việt 6.2 Việc chuyển dịch cấu trúc bị động trong Hiến pháp CH Pháp 1958 Trong bản Hiến pháp CH Pháp 1958 có cả thảy là 344 câu, trong đó có 219 câu có cấu trúc bị động, chiếm 63,66% Khi khảo sát trên bản dịch của Nhà pháp luật Việt - Pháp, chúng tôi thấy có 159 câu có cấu trúc bị động Như vậy là số câu có cấu trúc bị động trong bản dịch... tiếng Việt bằng câu có cấu trúc bị động Trong số 173 câu tiếng Việt có cấu trúc bị động này, có 128 câu có sự xuất hiện của hai từ " ược/b ", không câu nào có từ "phải" Điểm khác biệt lớn nhất trong cách biểu đạt ý nghĩa bị độnghai bản dịch này là số lượng câu có cấu trúc bị động ở bản dịch của Đỗ Đức Dục nhiều gấp gần 4,5 lần so với bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh (39/173) Có nhiều câu có cấu trúc bị động. .. này là sự biến đổi của động từ trong tiếng Pháp, trong khi động từ không hề thay đổi trong tiếng Việt ngoại trừ việc chèn thêm các từ "bị/ được" vào phía trước động từ trong câu bị động, đôi khi các từ này cũng vắng nốt Nét khác biệt thứ hai về mặt hình thức là vị trí của bổ ngữ chỉ tác nhân khi nó xuất hiện trong các cấu trúc bị động của tiếng Pháp tiếng Việt: trong tiếng Pháp, nó hay đứng sau... tiếng Pháp trong lối nói bị động của tiếng Việt, chủ thể hành động (tác thể) không giữ vai trò chủ ngữ của câu, trong khi đó thì đối tượng của hành động (bị thể) lại đảm nhận vai trò này Thứ hai, 75% bổ ngữ chỉ tác nhân bị tỉnh lược trong tổng số câu bị động tiếng Pháp thống kê được 74,59% trong tiếng Việt Đôi khi, trong cả hai thứ tiếng, ngay cả đối tượng của hành động cũng bị tỉnh lược Khi từ "bởi"... gazeuse" có tới 229 cấu trúc bị động, còn trong bản dịch sang tiếng Việt chỉ còn 125 câu thuộc lối nói tiếp thụ - bị độngnghĩa là nhiều cấu trúc bị động của tiếng Pháp đã được dịch sang lối nói chủ động trong tiếng Việt Như vậy, trong quá trình dạy dạng bị động của tiếng Pháp cho người Việt Nam, chúng ta cần chú ý đến việc liên hệ, so sánh để giúp người học có thể nắm được những nét tương đồng dị... dị biệt giữa hai ngôn ngữ để có thể sử dụng dạng bị động của tiếng Pháp một cách tự nhiên hơn cũng tránh được những giao thoa ngôn ngữ không đáng có trong quá trình dịch thuật để góp phần gìn giữ vốn ngôn ngữ của dân tộc 7 Kết luận Tóm lại, việc nghiên cứu trên lý thuyết cũng như khảo sát ngữ liệu cho thấy ở cả hai ngôn ngữ Pháp Việt đều có những phương tiện biểu đạt ý nghĩa bị động với những... câu bị động) Trong trường hợp này không có giới từ “bởi” Ví dụ : "Quá trình biên so n chương trình SGK mới được Bộ triển khai một cách tích cực khẩn trương" Vị trí thứ hai là: đứng ở cuối câu, sau giới từ “bởi”: "Bí mật hạt nhân bị rò rỉ bởi virus máy tính" Loại câu này khá giống với cấu trúc câu bị động trong các thứ tiếng Anh, Pháp thường bị các nhà nghiên cứu cho là loại câu tiếng Việt bị Tây... lắm so với loại câu có bổ ngữ chỉ tác nhân đứng ngay sau từ bị hoặc được: Mặc dù hầu hết các tác giả nói về vấn đề vấn đề biểu đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt đều không nói đến từ "do", việc khảo sát ngữ liệu vẫn cung cấp một loạt cấu trúc thể hiện ý nghĩa bị động có sự xuất hiện của từ "do" Theo các tác giả Nguyễn Kim Thản Nguyễn Phú Phong [14], p.95] thì (N2 + do + N1 + V) là một cấu trúc bị. .. vậy khi dịch Pháp - Việt cần phải biết rõ tác giả có ý định đánh giá hay không để lựa chọn giữa "bị/ được" hoặc "do"; còn khi dịch Việt - Pháp, nếu có sự đánh giá của người nói thì việc sử dụng dạng bị động tiếng Pháp còn phải được kết hợp với các biện pháp từ vựng khác nữa Ngoài ra, như nhận xét của một số nhà ngôn ngữ, người Việt Nam ít dùng câu bị động Trong một bài giảng bằng tiếng "Mouvements moléculaires . giữa hai ngôn ngữ Pháp và Việt trong cách biểu đạt ý nghĩa bị động. Về mặt hình thức, trong dạng bị động của tiếng Pháp và trong lối nói bị động của tiếng Việt, chủ thể hành động (tác thể). ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 (2007) 247-261 247 So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ: Pháp và Việt Đinh Hồng Vân* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học. dạng bị động mà chỉ thử tìm hiểu, so sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt. Với mục đích đó, bài viết sẽ xem xét một cách cụ thể các vấn đề về cấu trúc, ý nghĩa

Ngày đăng: 28/03/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan