QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

23 1K 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với nó là sự bung ra của hàng loạt các loại hình kinh doanh mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần … và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá Tất cả làm cho nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh gay gắt hơn, khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều kiện không tránh khỏi, không ít các doanh nghiệp sa sút và đi đến phá sản Bởi vậy, một câu hỏi lớn nhất bao trùm đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Câu trả lời của mỗi doanh nghiệp mặc dù rất khác nhau, song không một doanh nghiệp nào có thể phụ nhận rằng “Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh không còn con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”.

Được chuyển thành công ty cổ phần từ năm 1995, công ty cổ phần hoá chất Việt Trì đã có những chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh riêng của mình để đứng vững trên thị trường Với sự linh hoạt và nhạy bén của mình công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh hoá chất và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của Ths Ngô Thị Việt Nga cùng với sự nhiệt tình của các cô chú cán bộ các phòng ban Đặc biệt là Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp của mình.

Do thời gian và năng lực có hạn, báo cáo tổng hợp của em không thể tránh khỏi hết những thiếu sót Em mong được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo, các cô chú để báo cáo tổng hợp của em đạt kết quả tốt.

Trang 2

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦNHOÁ CHẤT VIỆT TRÌ

1 Thông tin chung về Công ty

Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1961, chuyên sản xuất các sản phẩm hoá chất cơ bản phục vụ cho các ngành sản xuất giấy, dệt, dầu khí

1.1 Tên gọi

- Tên tiếng việt : Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì.

- Tên giao dịch quốc tế : Viêt Tri Chemical Joint Stock Company - Tên viết tắt : VICCO.

1.3 Loại hình doanh nghiệp

Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam Công ty được thành lập từ tháng 5 năm 1961.

2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam – Bộ công nghiệp Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hoá chất Việt Trì được chia thành các giai đoạn như sau:

Trang 3

2.1 Giai đoạn I (từ năm 1961 đến năm 1975)

Hoà chung với khí thế sôi động, khẩn trương của toàn khu công nghiệp, cùng với nhà máy Giấy Việt Trì, đúng vào ngày 19/5/1961 Nhà máy hoá chất Việt Trì đã mở máy sản xuất an toàn và cho ra mẻ xút sản phẩm đầu tiên

Khi mới ra đời tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy gần 1000 người nhưng có tới trên 60% được tuyển chọn từ lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong tình nguyện, con em của nhân dân Việt Trì Trên 70% công nhân có trình độ văn hoá mới hết cấp I, số công nhân học cấp III chỉ đếm trên đầu ngón tay Vừa tiến hành xây dựng, cán bộ công nhân viên nhà máy còn tích cực chuẩn bị sẵn sàng tiếp quản và vận hành dây chuyền máy móc thiết bị của nhà máy Nhà máy đã phát động phong trào, tự mở lớp bổ túc văn hóa, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho hàng trăm công nhân Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sự hỗ trợ của hơn 40 học sinh sinh viên thực tập, với đức tính cần cù hiếu học chỉ trong thời gian ngắn đội ngũ công nhân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất hoá chất, chuyên môn nghiệp vụ sẵn sàng bước vào mở máy sản xuất an toàn

Trong những năm từ năm 1966 đến năm 1972 nhà máy liên tục bị không quân Mỹ oanh tạc phá hoại Nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy luôn đoàn kết một lòng, không ngại hy sinh gian khổ, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy Vì thế mà trong suốt những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhà máy vẫn duy trì sản xuất liên tục, các sản phẩm của công ty vẫn có mặt cùng các ngành sản xuất khác góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển Miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

2.2 Giai đoạn II (từ năm 1976 đến năm 1986)

Đây là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh Ở giai đoạn này nhà máy đã nhanh chóng vận hành ổn định dây chuyền mới cải tạo mở rộng, từng bước làm chủ và khai thác tối đa công suất dây chuyền sản xuất, nhiều sáng kiến đã được đề xuất và ứng dụng hiệu quả cho quá trình sản xuất Nhiều đề

Trang 4

tài nghiên cứu đã được triển khai sản xuất cung cấp sản phẩm mới cho nền kinh tế đất nước.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, với kinh nghiệm đã tích luỹ được lại được sự hướng dẫn nhiệt tình của chuyên gia nước bạn, công việc cải tạo mở rộng nhà máy đã được tiến hành khẩn trương và hoàn thành đúng kế hoạch Ngày 20/10/1976 nhà máy đã chính thức khánh thành toàn bộ dây chuyền công nghệ đã được cải tạo mở rộng.

Đặc biệt, ngày 19/5/1983 nhà máy đã khánh thành lò sản xuất đất đèn CaC2 cung cấp cho sản xuất PVC Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng cũng được đầu tư trong giai đoạn này Trong giai đoạn này nhà máy đã cung cấp tới 19 sản phẩm cho nền kinh tế, sản lượng Xút lỏng đạt được là 4500 Tấn/Năm.

2.3 Giai đoạn III ( từ năm 1987 đến năm 1995 )

Đây là giai đoạn đổi mới Trong giai đoạn này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất Dây chuyền máy móc thiết bị đã bắt đầu hư hỏng nặng, vật tư phụ tùng thay thế đã hết, vật tư nhập khẩu không được, dây chuyền sản xuất thuốc trừ sâu 666 bị đóng cửa năm 1986 do nhà nước cấm sản xuất loại thuốc trừ sâu này, dây chuyền PVC phải dừng sản xuất năm 1987 do sản xuất không hiệu quả kéo dài, chất lượng sản phẩm không ổn định Do ngừng sản xuất 2 sản phẩm trên nên cân bằng Clo bị mất cân đối nghiêm trọng gây nên tình trạng máy móc hư hỏng nhiều, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Sau chiến tranh từ năm 1986 đến năm 1990 nhà máy mở rộng đợt II sản lượng xút được nâng từ 4885 Tấn/Năm đến 6000 Tấn/Năm

Năm 1991 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bột giặt 5000 Tấn/ Năm và trở thành một trong những cơ sở sản xuất bột giặt đầu tiên ở miền Bắc, tạo ra sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất kinh doanh

Trang 5

Năm 1994 Nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất Javel đạt chất lượng cao đồng thời ngừng sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xút, đầu tư dây chuyền sản xuất thuỷ tinh lỏng theo phương pháp Xô đa.

2.4 Giai đoạn IV ( từ năm 1995 đến nay )

Năm 1995 nhà máy đã được nhà nước chuyển đổi tên thành công ty cổ phần hoá chất Việt Trì và thay thế toàn bộ thùng điện cực Grafit bằng thùng điện phân điện cực Titan Trong năm 1995, tổng số thùng điện phân của nhà máy là 44 thùng, dòng điện 11000-14500A, và công suất 6500 Tấn NaOH/Năm.

Trong giai đoạn này nhà máy đẩy mạnh sản xuất kem giặt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi Trung Quốc đồng thời triển khai thành công đề tài sản xuất CaCl2 phun sấy trên cùng tháp sấy bột giặt mở ra khả năng tiêu thụ lượng lớn axit HCl, chấm dứt việc thải axit HCl Năm 1996 đầu tư hệ tháp phun sấy CaCl2 riêng biệt, đưa việc sản xuất CaCl2 vào hoạt động ổn định, sản phẩm có chất lượng cao đạt huy chương vàng hội chợ triển lãm Việt Nam

Năm 2001 nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm NPK công suất 15000 T/n đồng thời bắt đầu triển khai liên kết với công ty VICO (Hải Phòng ) sản xuất sản phẩm bột giặt Vì Dân tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho công ty.

Năm 2004 nhà máy đầu tư thêm 28 thùng điện phân nâng tổng số thùng điện phân làm việc lên 72 thùng, và nâng công suất NaOH lên 9000 T/n Cũng trong năm 2004 nhà máy đầu tư hệ máy ly tâm thay thế cho hệ lọc muối cô đặc xút cũ.

Năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo lộ trình của nhà nước; công ty cổ phần hoá chất Việt Trì chính thức hoạt động từ 4/1/2006 mở ra một thời kỳ mới của công ty Trong cơ cấu vốn điều lệ, phần vốn nhà nước chiếm gần 70% còn lại là của cán bộ công nhân viên đã tạo ra sự tham gia quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty hoá chất Việt Nam và cán bộ công nhân viên đi vào thực chất hơn

Trang 6

II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

1 Cơ cấu tổ chức Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng.

Số cấp quản lý của Công ty được chia làm hai cấp: + Cấp công ty;

+ Cấp phân xưởng.

Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo các phòng ban, như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần hoá chất Việt Trì

Trang 7

1.1 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quản quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát giám đốc và những người quản lý khác trong công ty Hội đồng quản trị điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

1.2 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các sổ sách chứng từ trong Công ty, báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy ra, những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồng quản trị.

1.3 Giám đốc

Giám đốc là đại diện pháp nhân theo pháp luật của công ty; điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

1.4 Phó giám đốc

Trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì có 2 phó giám đốc (phó giám đốc kinh tế và phó giám đốc kĩ thuật) Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nội dụng công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

- Phó giám đốc kinh tế:

+ Phó giám đốc kinh tế tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, kinh doanh, đời sống xã hội, trực tiếp chỉ đạo 1 số phòng ban nghiệp vụ quản lý về kinh tế theo sự phân công của giám đốc công ty.

- Phó giám đốc kĩ thuật:

Trang 8

+ Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, trực tiếp chỉ đạo khối các phòng ban quản lý kĩ thuật chất lượng và sản xuất theo sự phân công của giám đốc.

1.5 Phòng tổ chức – hành chính

- Chức năng:

+ Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện các công tác: tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất, công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực, lao động tiền lương, đề xuất các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ … đảm bảo đủ điều kiện thực hiện mục tiêu đề ra, giải quyết các chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành.

- Nhiệm vụ:

+ Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và thực hiện các công tác sau: Hợp đồng lao động, chế độ chính sách với người lao động (tiền lương, BHXH, BHYT…), quản lý lao động, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, đào dạo tuyển mộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công cộng, trang thiết bị dụng cụ hành chính xây dựng cơ bản (nhà làm việc, công trình công cộng).

1.6 Phòng kĩ thuật

- Chức năng:

+ Phòng kĩ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, quản lý kĩ thuật an toàn, quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý về chất lượng Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có chức năng hướng dẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc.

- Nhiệm vụ:

Trang 9

+ Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ: thiết kế, quản lý công nghệ sản xuất, xây dựng đăng kí các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng theo quy định của nhà nước, quản lý thiết kế bảo dưỡng lắp ráp thiết bị, xây dựng nội quy vận hành thiết bị kiểm tra về kĩ thuật…

1.7 Phòng kế toán

- Chức năng:

+ Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý các quỹ, kế hoạch hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của hoạt động tài chính của công ty.

- Nhiệm vụ:

+ Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý công tác kế toán, thống kê tài chính tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lãi lỗ của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán.

1.8 Phòng kinh doanh

- Chức năng:

+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho giám đốc các phương án kinh doanh cho công ty, lập các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn

- Nhiệm vụ:

+ Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: tổ chức thu mua cung cấp nguyên vật liệu, vật tư , nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chính sách giải pháp, xem xét các hợp đồng và cung cấp tài liệu cho khách hàng, có trách nhiệm thông tin các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và chất lượng cho các phòng ban liên quan…

Trang 10

2 Cơ cấu sản xuất

Hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất và tiêu thụ các loại hoá chất cơ bản, do đó Công ty đã xây dựng cơ cấu sản xuất gồm ba phân xưởng sau: Phân xưởng Clo, phân xưởng cơ điện và phân xưởng Xút.

Các phân xưởng tiến hành sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch mà Công ty đã lập, quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị Các phó quản đốc và các nhân viên trong phân xưởng giúp phân xưởng hoàn thành nhiệm vụ.

+ Phân xưởng Clo: tiến hành sản xuất các hoá chất có gốc Clo theo đúng số lượng từng sản phẩm đã định, cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của phân xưởng.

+ Phân xưởng Xút: tiến hành sản xuất hoá chất NaOH theo đúng số lượng đã định cũng như chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của phân xưởng.

III KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂMGẦN ĐÂY

1 Đặc điểm về lao động

Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và trong Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì nói riêng, những biến động về cơ cấu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp luôn có ảnh hưởng đến công tác trả lương bởi công việc mà các đối tượng này thực hiện mang những đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì tỉ lệ lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn, cụ thể như sau :

- Lao động chính: 211 người =59,4%.

- Lao động phụ trợ, phục vụ bao gồm: bảo vệ, nhân viên hành chính, y tế, giữ xe, vệ sinh công nghiệp, thủ kho, công nhân phân tích, bốc xếp, mua vật tư, bán hàng, điều độ, công nhân cơ điện: 106 người=29.9%.

Trang 11

- Lao động quản lý bao gồm các viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty: 38 người =10,7%.

Lao động chính, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý được phân bổ vào các sản phẩm theo bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty tháng 2/2009

Qua bảng ta thấy lao động trực tiếp trong công ty chiếm 59,4%; còn lại lao động gián tiếp chiếm 40,6% Như vậy, cơ cấu lao động trong công ty chưa hợp lý giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp, nhưng tỷ lệ 40,6% lao động gián tiếp vẫn là lớn

Ngoài ra, các yếu tố như: độ tuổi, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng có ảnh hưởng đến chính sách trả lương của công ty Ta có bảng thống kê chất lượng công nhân viên chức, lao động trong công ty cổ phần hoá chất Việt Trì như sau:

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty tháng 2/2009 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Bảng 1.

Cơ cấu lao động của Công ty tháng 2/2009 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2: Thống kê trình độ lao động trong Công ty - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Bảng 2.

Thống kê trình độ lao động trong Công ty Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3. Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của công ty - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Bảng 3..

Tình hình máy móc thiết bị sản xuất của công ty Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng sau thể hiện tình hình sử dụng vốn ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì: - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Bảng sau.

thể hiện tình hình sử dụng vốn ở Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì: Xem tại trang 15 của tài liệu.
5. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

5..

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005-2006 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

Bảng 6.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005-2006 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Kết hợp hai bảng số liệu 5 và 6 ta vẽ biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của Công ty giai đoạn 2002-2008. - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT VIỆT TRÌ.DOC

t.

hợp hai bảng số liệu 5 và 6 ta vẽ biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu của Công ty giai đoạn 2002-2008 Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan