Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO ở Việt Nam

14 371 0
Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập: Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦUHội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong cả lĩnh vực sản xuất, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá, xã hội khác.Hoà trong bối cảnh đó cùng với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ” và “là bạn với tấc cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc gia nhập ASEAN (7 – 1995), ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU (7 – 1995), tham gia APEC (11 – 1998), và việc Việt Nam chính thức trở thành viên WTO từ ngày 11 tháng 12 năm 2006. Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sau một năm Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức quốc tế WTO, Nước ta đã có những mặt tịch cực như xuất khẩu hàng may mặc và một số mặt vẫn còn hạn chế.Vì vậy, qua việc tham khảo tài liệu và những kiến thức đã học trường, em chon đề tài Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO Việt Nam.Em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!1 PHẦN I: NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG 1. về mặt thị trườngSau gần 1 năm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đáng mừng như hội nhập sâu hơn, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh . Song, bên cạnh đó, cũng nảy sinh hàng loạt vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế cần được giải quyết. 1.1 Xuất khẩu tăng, nhưng không đột biếnTheo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, trong 11 tháng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 43,6 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006 và nếu xuất khẩu dầu thô không giảm thì tốc độ xuất khẩu còn tăng cao hơn nữa. Ông Tuyển nhận xét, một biểu hiện đáng mừng mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp (DN) trong nước đã tăng cao hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (22% so với 18,6%). Một điểm nhấn đáng chú ý nữa là, sau khi đã được dỡ bỏ hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể đạt trên 7,5 tỷ USD và nhiều khả năng sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2010. Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn rất nhiều và thị trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng hơn. Mặc dù vậy, theo ông Tuyển, xuất khẩu của Việt Nam trong gần 1 năm qua vẫn chưa tăng đột biến. “Điều này đã được tôi dự báo từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Và 1 năm sau dự báo này đã đúng. Điều đó cho thấy, chúng ta đã có sự thay đổi nhiều mặt, song còn chậm trễ”, ông Tuyển nói. Cụ thể, cơ cấu kinh tế và sản phẩm của Việt Nam thay đổi còn chậm; tỷ lệ của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật và tri thức trong tổng hàng hoá xuất khẩu chưa tăng mạnh, nên kim ngạch xuất khẩu chưa tăng đột biến . “Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là lớn, song tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu lại chiếm tới 80%. Giá trị sản phẩm xuất khẩu của chúng 2 ta vẫn chủ yếu được tạo ra khâu gia công”, ông Tuyển nói. 1.2 Còn nhiều vấn đề cần giải quyếtÔng Tuyển nhận xét, đã có nhiều cơ hội được mở ra sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO như thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn; đổi mới trong nước được thúc đẩy nhanh và hình thành đồng bộ những yếu tố kinh tế thị trường; có vị thế mới để triển khai đường lối đối ngoại . Thế nhưng, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bởi chúng ta cũng đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể là cạnh tranh diễn ra gay gắt cả 3 cấp độ sản phẩm và sản phẩm, DN và DN, chính phủ và chính phủ. “Các sản phẩm của DN không chỉ gặp sự cạnh tranh rất mạnh thị trường nước ngoài, mà ngay cả thị trường trong nước. Mặc dù vậy, nhiều yếu tố liên q`uan tới khả năng cạnh tranh của DN lại nằm ngoài khả năng của DN như pháp luật, bộ máy thực thi pháp luật, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Điều này lại nằm trong việc hoạch định chính sách của Chính phủ”, ông Tuyển nói.Một trong những nguyên nhân của nhập siêu tăng mạnh trong thời gian qua là do năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu sản xuất còn lạc hậu. Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn lực vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Ông Tuyển cho biết, hiện giá thép trong nước đang phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu phôi và giá phôi của nước ngoài, song đầu tư vào sản xuất thép của các DN Việt Nam lại tập trung vào cán thép, chứ không phải là sản xuất phôi từ quặng. Việc dư thừa công suất cán thép là một ví dụ. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu thì tác động của giá cả thế giới là điều khó tránh khỏi. Trên thực tế, các nước khác cũng chịu sự tác động này, nhưng lại ít biến động về giá như Việt Nam. Một trong những nguyên nhân mà ông Trương Đình Tuyển chỉ ra là do sản xuất trong nước phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu và còn nhiều yếu kém trong quản lý tiền tệ. “Chúng ta đã tung một lượng tiền đồng lớn ra để mua USD nhằm duy trì tỷ giá, 3 nhưng lại chưa có biện pháp để thu tiền về dẫn đến lượng tiền lưu thông trên thị trường còn rất lớn. Công tác quản lý nhà nước về thị trường trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Quá trình sản xuất là cả một dây chuyền lớn với sự tham gia của nhiều nước và nhiều biến số phức tạp, trong đó có cả biến số về sự tác động của môi trường và tương tác phát triển. Nếu không quản lý tốt thị trường tài chính thì việc điều hành nền kinh tế sẽ rất khó khăn”, ông Tuyển lo ngại. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại kết luận: “Một năm là chưa đủ thời gian để đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơ hội để có sự bứt phá chỉ là 5 năm. Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là phải hành động, bởi chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi rất nhanh”. PHẦN II: NHỮNG ẢNH HƯỞNG4 quốc tế về kinh tế, đặc biệt thông qua tự do hóa hoạt động thương mại và đầu tư. Việc gia nhập WTOmột bước ngoặt trong quá trình phát triển và hội nhập này. Việt Nam đã nhận thấy hội nhập quốc tế và việc gia nhập WTO tạo ra những cơ hội phát triển cho các ngành khác nhau, đồng thời cũng đem lại những thách thức và một số ngành có thể phải chịu những tác động tiêu cực. Sau 20 năm cải cách và 10 năm hội nhập quốc tế và khu vực, chính sách và hệ thống pháp luật về thương mại Việt Nam tiếp tục thay đổi đáng kể sau khi gia nhập WTO. Quyền kinh doanh tiếp tục được mở rộng hơn đối với cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thuế nhập khẩu được cam kết toàn bộ 10,600 dòng thuế trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xóa bỏ trợ cấp trực tiếp đối với xuất khẩu hàng nông sản và một số loại trợ cấp trong các ngành công nghiệp. Chính sách đối với FDI, khu vực tư nhân và xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thay đổi và tạo ra môi truờng kinh doanh cạnh tranh và thông thoáng hơn so với trước. Nhờ cải cách trong nước và quá trình hội nhập, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những phát triển tích cực trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong năm 2006-2007, tạo nên kỷ lục về tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài trong năm đầu Việt Nam trở thành thành viên của WTO.Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP đã giảm trong khi tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp tăng lên. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp tăng liên tục, đặc biệt là trong năm 2006 và 2007. Công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ tăng cao. Giá trị vốn trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tăng mạnh, đặc biệt là trong các ngành có định hướng xuất khẩu. Cơ cấu sở hữu đã thay đổi với sự giảm sút vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong khi khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, các trang trại tư nhân và hộ gia đình đã vượt các nông trường quốc doanh và hợp tác xã. Tỷ trọng đầu tư của nhà 5 PHẦN III: KẾT LUẬNĐƯA GIA NHỮNG KHUYẾN NGHỊ3.1 Một số khuyến nghị của việc gia nhập WTO đến Cơ cấu kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam • Cần cải thiện năng lực dự báo và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước;• Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm giảm bớt áp lực phía cầu;• Tiếp tục mua bổ sung dự trữ ngoại hối nhằm dự phòng khả năng đảo chiều luồng vốn;• Chính sách tỷ giá cần được linh hoạt theo cả chiều giảm giá và tăng giá đồng nội tệ so với đô la Mỹ.• Ngân hàng Nhà nước cần tập trung vào tỷ giá hối đóai thực hơn là tỷ giá hối đóai danh nghĩa với đồng la Mỹ. • Chính phủ cần có giải pháp nhằm hạn chế bớt nguồn vốn chảy vào, đặc biệt các nguồn vốn đầu cơ ngắn hạn nhằm giảm bớt tác động tiêu cực, ngăn ngừa khả năng rút vốn đột ngột và khủng hoảng tài chính.Trong trường hợp luồng vốn đảo chiều, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần được giảm giá mạnh nhằm giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối. 6 3.2 Khuyến nghị đối với việc tiếp tục thực hiện những cam kết của WTO1. Chính phủ cần tăng cường và thực hiện một cách sâu sắc cải cách về thể chế và cơ cấu, tăng sự minh bạch và thông thoáng, giảm RIA (những tác động do chính sách đem lại) như là một thủ tục bắt buộc đối với cải cách chính sách. Cộng đồng doanh nghiệp hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục cải các lĩnh vực dịch vụ hành chính công, tránh chồng chéo và trùng lặp giữa dịch vụ công với các quy định có tính pháp lý, đặc biệt trong việc tiếp cận đấy đai, giấy phép xây dựng.2. Chính phủ cần tiếp tục tuân thủ và thực hiện đúng thời hạn các cam kết trong WTO3. Luật Đầu tư cần được sửa đổi về việc cấp phép đầu tư và các quy định khách để làm thuận lợi và đơn giản hơn việc thực hiện. 4. Việc thực thi vấn đề Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ cần phải được tăng cường trong sự hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 5. Hiệu lực và việc thực thi của hệ thống tư pháp, bảo vệ nhà đầu tư cần được nâng cao. 6. Các quy định về việc thoát khỏi thị trường và phá sản cần được điều chỉnh và thực hiện một cách hiệu quả. 7. Khung khổ pháp lý cho các hiệp hội doanh nghiệp cần được cải thiện; Luật về các Hiệp hội Doanh nghiệp và xã hội dân sự cần được ban hành trong thời gian tới. 7 8. Đối xử công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế của nhà nước để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. 9. Các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ cần được phát triển, đặc biệt là trong các khu và trung tâm công nghiệp. 10. Chính phủ cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị quốc tế thông qua việc tạo lập khung khổ pháp lý phù hợp và những khuyến khích về kinh tế. 11. Lĩnh vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng, thị trường vốn và bảo hiểu cần được tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.12. Phát triển cơ sở hạ tầng cần được đẩy nhanh qua việc mở cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân vào khu vực này, áp dụng hình thức BOT, BT và các hình thức phù hợp khác. 13. Phát triển nhanh nguồn cung cấp điện là rất cần thiết và có thể thực hiện bằng việc cho phép tham gia của đầu tư nước ngoài cũng như khu vực tư nhân trong nước trong lĩnh vực này. Hiệu lực của Cơ quan Điều hành Điện cần được cải thiện trong sự hợp tác với hiệp hội doanh nghiệp. 14. Hệ thống giáo dục và đào tạo, từ trường đại học đến đào tạo nghề, cần được cải cách và phát triển trong sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp để cải thiện tình hình cung cấp nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. 8 3.3 Khuyến nghị hành động của những thay đổi về chính sách và một số ngành xuất nhập khẩu chính do việc Việt Nam gia nhập WTO đối với một số lĩnh vực kinh tếĐể duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải tăng tốc cải cách, nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các ngành cũng như các doanh nghiệp. a) cấp vĩ môViệt Nam cần tiếp tục cải thiện hệ thống luật pháp và chính sách phù hợp với những quy tắc của WTO và các cam kết của Việt Nam. Sự hình thành và thực thi các luật pháp và chính sách kinh tế minh bạch, nhất quán và có thể tiên liệu được cùng với một hệ thống quản trị công hữu hiệu là quan trọng để Việt Nam trở thành một thị trường cạnh tranh và hấp dẫn và để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam cần rà soát và củng cố các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế thành một quy hoạch quốc gia thống nhất phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết WTO. Việt Nam cần phải xem xét tới chỉ số ERP và sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Những chiến lược và chính sách cho ngành hoặc khu vực, phù hợp tốt hơn với các quy tắc của WTO, phải toàn diện và bao trùm toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ tập trung vào việc tạo khuyến khích đối với một số ngành. Sự ưu tiên trong chính sách của Chính phủ phải hướng vào việc cải thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ công và tạo lập môi trường thân thiện cho hoạt động đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Để phát triển nông nghiệp, cần thiết phải có chính sách toàn diện và năng động thể hiện sự kết hợp giữa định hướng thị trường với chính sách phát triển, giữa lợi ích thương mại và chính sách phúc lợi xã hội. Các vòng đàm phán WTO sắp tới sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam đàm phán với các đối tác về những vấn đề quan trọng liên quan tới việc mở cửa thị trường nông sản. 9 Cải cách hành chính không chỉ theo hướng tạo cơ chế một cửa hoặc ngăn chặn tiêu cực, mà phải tập trung xây dựng một nền quản trị công chuyên nghiệp và hữu hiệu với trách nhiệm cao, minh bạch và đủ năng lực giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ môi trong một môi trường thay đổi nhanh, và nhằm vào việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch. Điều này có quan hệ trực tiếp với việc tiếp tục những thay đổi về chức năng của chính phủ và tạo cơ chế khuyến khích hợp lý đối với công chức. Môi trường kinh doanh cần được tiếp tục cải thiện để hỗ trợ sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho việc đạt được sự công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này có thể làm thu hẹp phạm vi của những vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như giảm thua thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam khi thuế chống bán phá giá được thực hiện. Về chiến lược phát triển ngành để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, Việt Nam cần tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trong những ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như giầy dép, dệt may, chế biến nông sản và hàng nông sản, ít nhất là trong trung hạn. Tuy nhiên, cần nâng cao hàm lượng tri thức để đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hàng xuất khẩu và cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Nếu không Việt Nam sẽ vẫn tụt lại trong cạnh tranh toàn cầu và sẽ gặp khó khăn để cải thiện vị thế về kinh tế trên thế giới. Do đó, Chính phủ cần mở rộng những hỗ trợ và khuyến khích phù hợp với thông lệ quốc tế và quy tắc của WTO, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như đào tạo, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường và sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ .Về vấn đề hỗ trợ trong xúc tiến thương mại, việc thực hiện một cách hữu hiệu đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại ở cấp vĩ mô. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu kinh nghiệm và năng lực về tài chính để thu thập thông tin và thực hiện xúc tiến xuất khẩu ở quy mô lớn, đặc biệt tại các thị 10 [...]... Tác động của những thay đổi về chính sách và một số ngành 7 13 a) Tác động của những thay đổi về chính sách .9 PHẦN III Đưa gia những khuyến nghị 11 3.1 Một số khuyến nghị của việc gia nhập WTO đến cơ cấu kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam .11 3.2 Khuyến nghị đối với việc tiếp tục thực hiện những cam kết của WTO 11 3.3 Khuyến nghị hành động của những thay đổi... phá gia Các hiệp hội doanh nghiệp cần 11 phối hợp hành vi của các công ty và chủ động kiểm soát tình hình xuất khẩu từ phía Việt Nam Tài liệu tham khảo: http:// www.nciec.gov.vn 12 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 PHẦN I Những nhân xét chung 2 1.1 Xuất khẩu tăng, những không đột biến 2 1.2 Còn nhiều vấn đề cần giải quyết 2 PHẦN II Những ảnh hưởng ... đột biến 2 1.2 Còn nhiều vấn đề cần giải quyết 2 PHẦN II Những ảnh hưởng 4 2.1 Tác động của việc gia nhập WTO đến cơ cấu kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam 4 a) Tác động đến cơ cấu kinh tế 4 b) Tác động đến cơ cấu xuất nhập khẩu 4 c) Tác động đến nguồn thu ngân sách .4 d) Tác động đến lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá ... xuất khẩu trong và ngoài nước; tham gia tích cực hơn trong các hoạt động khuyến nghị về chính sách, xây dựng và thực hiện chính sách, và trong việc gia i quyết các tranh chấp thương mại có thể gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới b) Ở cấp vi mô Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem... trung vào nâng cao hàm lượng gia trị gia tăng trong chuỗi gia trị Doanh nghiệp cần hợp tác để xây dựng những cụm và mạng lưới hiệu quả hơn để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh Để tránh việc bị áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị đối phó với các vụ kiện chống bán phá gia , và điều đầu tiên mà họ... của Việt Nam .11 3.2 Khuyến nghị đối với việc tiếp tục thực hiện những cam kết của WTO 11 3.3 Khuyến nghị hành động của những thay đổi về chính sách và một số ngành xuất khẩu chính .13 a) cấp vĩ mô .13 b) cấp vi mô .14 Tài liệu tham khảo http:// www.nciec.gov.vn 15 14 ... cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới b) Ở cấp vi mô Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem xét các cam kết theo WTO liên quan đến khu vực doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích và thách thức do những cam kết này đem lại Đây là cơ sở cho các doanh nghiệp xác định lại chiến...trường nước ngoài Những hỗ trợ như vậy của Chính phủ và các hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp gia m chi phí và bớt rủi ro trong các hoạt động xuất khẩu Các hiệp hội doanh nghiệp cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin, nghiên cứu . tham khảo tài liệu và những kiến thức đã học ở trường, em chon đề tài Phân tích những ảnh hưởng sau một năm gia nhập WTO ở Việt Nam. Em rất mong được sự. xuất khẩu của Việt Nam trong gần 1 năm qua vẫn chưa tăng đột biến. “Điều này đã được tôi dự báo từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Và 1 năm sau dự báo này

Ngày đăng: 15/12/2012, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan