GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA KHÁCH SẠN THƯƠNG MẠI

57 1.6K 18
GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA KHÁCH SẠN THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khách du lịch nội địa là tập khách truyền thống và quan trọng trong thị trường khách của nhiều doanh nghiệp du lịch. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, kéo theo du lịch phát triển, làm xuất hiện nhiều khách sạn mới.Và lúc này, sự cạnh tranh giữa các khách sạn ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu và qua các mẫu phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp tại khách sạn Thương Mại cho thấy, những năm vừa qua, khách sạn đã đặt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn., cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các sản phẩm dịch vụ của khách sạn còn đơn điệu so với các khách sạn cùng loại khác, công tác marketing thu hút khách vẫn chưa thực sự đặt được hiệu quả. Vì thế, sức cạnh tranh của khách sạn Thương Mại còn bị hạn chế. Mặt khác, trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhu hiện nay, khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua mang tính toàn cầu khiến cho người dân lo lắng, thắt chặt chi tiêu. Họ chủ yếu tiêu dùng cho các sinh hoạt hàng ngày còn du lịch là khoản thường bị cắt giảm đầu tiên. Do đó, việc thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nội địa là một vấn đề rất quan trọng đối với khách sạn Thương Mại Vì vậy, để kích thích người tiêu dùng đi du lịch đồng thời, đưa được hình ảnh của khách sạn tới người tiêu dùng thì việc thực hiện các hoạt động marketing nhằm thu hút khách là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của khách sạn

TÓM LƯỢC Qua thời gian thực tập tại khách sạn Thương Mại, được nghiên cứu và khảo sát trực tiếp, đề tài đã đưa ra được thực trạng hoạt động kinh doanh,đặc biệt là hoạt động marketing của khách sạn, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các hoạt động này. Từ đó, đưa ra một số đề suất, giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa cho khách sạn Thương Mại. Nếu các biện pháp này được áp dụng một cách phù hợp và linh hoạt thì có thể cung cấp được các dịch vụ có chất lượng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách, góp phần đưa hình ảnh của khách sạn đến gần hơn với khách hàng và giúp cho khách sạn nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, do tài liệu nghiên cứu còn ít, khả năng bản thận còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường cũng như từ phía khách sạn Thương mại. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Thái đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hưỡng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa khách sạnDu lịch đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới chú Phạm Văn Lập, trưởng phòng tổ chức hành chính và cô Nguyễn Thị Liễu, tổ trưởng tổ buồng cùng các cô chú trong khách sạn Thương mại đã tạo mọi điều kiện và chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại khách sạn để em có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, cung cấp cho em các số liệu cũng như các thông tin hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA KHÁCH SẠN THƯƠNG MẠI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khách du lịch nội địa là tập khách truyền thống và quan trọng trong thị trường khách của nhiều doanh nghiệp du lịch. Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, kéo theo du lịch phát triển, làm xuất hiện nhiều khách sạn mới.Và lúc này, sự cạnh tranh giữa các khách sạn ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu và qua các mẫu phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp tại khách sạn Thương Mại cho thấy, những năm vừa qua, khách sạn đã đặt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn., cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các sản phẩm dịch vụ của khách sạn còn đơn điệu so với các khách sạn cùng loại khác, công tác marketing thu hút khách vẫn chưa thực sự đặt được hiệu quả. Vì thế, sức cạnh tranh của khách sạn Thương Mại còn bị hạn chế. Mặt khác, trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhu hiện nay, khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua mang tính toàn cầu khiến cho người dân lo lắng, thắt chặt chi tiêu. Họ chủ yếu tiêu dùng cho các sinh hoạt hàng ngày còn du lịch là khoản thường bị cắt giảm đầu tiên. Do đó, việc thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nội địa là một vấn đề rất quan trọng đối với khách sạn Thương Mại Vì vậy, để kích thích người tiêu dùng đi du lịch đồng thời, đưa được hình ảnh của khách sạn tới người tiêu dùng thì việc thực hiện các hoạt động marketing nhằm thu hút khách là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của khách sạn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Có nhiều góc độ tiếp cận về vấn đề thu hút khách nhưng theo em, dưới góc độ tiếp cận luận văn thì marketing là cần thiết nhất. Vấn đề nghiên cứu đó chính là các giải pháp marketing để thu hút khách nội địa tại khách sạn Thương nhằm tăng cường thu hút khách, phát triển doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy thị trường nội địa của ngành trong thời gian tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đã đặt ra, đề tài cần thực hiện được các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về giải pháp marketing thu hút khách du lịch nội địa trong kinh doanh khách sạn. - Khảo sát và phân tích thực trạng về thị trường khách nội địa và việc thực hiện hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại. Từ đó, chỉ 3 ra nhũng thành công và tồn tại cùng các nguyên nhân, làm căn cứ cho việc đề suất các gải pháp nhằm nhằm khắc phục những tồn tại đó. - Nghiên cứu đề suất một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa cho khách sạn Thương Mại trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra những kiến nghị vĩ mô đối với nhà nước, tổng cục du lịch và thành phố Hà Nội. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đó là sự giới hạn về thời gian và không gian cụ thể là: - Về không gian nghiên cứu: Đó là việc nghiên cứu các hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại - Về thời gian nghiên cứu: Thời gian để nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại được xem xét từ năm 2008 cho đến nay và những năm tiếp theo. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như trên thì bài luận văn có kết cấu bao gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại - Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại - Chương 4: Các kết luận và đề suất hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại 4 CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 2.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm khách sạn và đặc điểm kinh doanh khách sạn a. Khái niệm khách sạn Khách sạn là cơ sở lưu trú được coi là phổ biến đối với tất cả các khách đi du lịch. Trong du lịch thì khách sạn chính là loại hình lưu trú cơ bản nhất, cùng với sự phát triển của ngành du lịch trong những năm vừa qua thì ngành kinh doanh du lịch cũng có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng đa dạng, từ những khách sạn cao cấp năm sao bằng đẳng cấp quốc tế đến các khách sạn phổ thông, từ khách sạn có quy mô nhỏ đến các khách sạn có quy mô lớn, từ các hoạt động một cách độc lập đến các khách sạn thuộc các tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, các dịch vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc cho thuê các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho các khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ. Cơ sở đó có thể bao gồm các dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ cần thiết khác. “ Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch” (Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000) b. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là kinh doanh sự lưu trú và các dịch vụ có liên quan đến sự lưu trú của khách hàng. Kinh doanh khách sạn có mối quan hệ mật thiết với kinh doanh lữ hành nhưng nó cũng mang tính độc lập tương đối, điều này thể hiện ở chỗ kinh doanh khách sạn chính là phục vụ lưu trú cho khách du lịch và các đối tượng có nhu cầu lưu trú nhưng không phải đi du lịch như khách công vụ, buôn bán… Kinh doanh khách sạn được định nghĩa như sau: ”Kinh doanh khách sạn là việc sản xuất, trao cho khách hàng những hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cần của họ về chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí phù hợp với mục đích, động cơ của chuyến đi”. Trong kinh doanh khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy sản phẩm của ngành khách sạn là sự kết hợp của sản 5 phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên, đó là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn Nhìn chung, kinh doanh khách sạn có các đặc điểm chủ yếu sau: - Sự trùng lặp về thời gian và địa điểm trong sản xuất. Sản phẩm của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơi khác bán hoặc tiêu thụ mà chỉ có thể sản xuất và tiêu dùng đồng thời ngay tại chỗ. - Vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn cũng quyết định quan trọng đến kinh doanh khách sạn. Nó đảm bảo tính thuận tiện cho khách và cho cung ứng, sản xuất. - Dung lượng vốn lớn: Vốn đầu tư xây dựng, bảo tồn, sửa chữa khách sạn rất lớn do khách sạn phải luôn giữ ở tình trạng đẹp, tốt và sửa chữa khách sạn khi xuống cấp. - Dung lượng lao động lớn: Khi nói đến khách sạn là đề cập đến loại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tố con người được nhấn mạnh. Mỗi khách sạn cần có lượng nhân viên lớn, giàu kinh nghiệm, không quá thừa hoặc quá thiếu. - Đối tượng kinh doanh và phục vụ của ngành khách sạn đa dạng về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập quán, nếp sống. 2.1.2. Khái niệm về khách du lịchkhách du lịch nội địa Khách du lịch là một khách thăm trú tại một quốc gia (địa phương) trên 24 tiếng và nghỉ qua đêm tại đó với các lí do khác nhua như kinh doanh, hội nghị, thăm thân, nghỉ dưỡng, nghỉ lễ, giải trí, nghỉ mát… Liên hiệp quốc định nghĩa khách du lịch là người sống xa nhà trên một đêm và dưới một năm vì chuyện làm ăn, hay để giải trí loại trừ nhân viên ngoại giao, quân nhân vfa sinh viên du học. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam, khách du lịch được định nghĩa như sau: “Khách du lịch là những người đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc, hoặc làm việc để nhận đươc thu nhập ở nơi đến”. Theo WTO: khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24 tiếng với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền. Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất quan niệm về khách du lịch ở hai phạm vi quốc tế và nội địa: - Khách du lịch quốc tế: là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. - Khách du lịch nội địa: 6 Theo WTO: Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động được trả lương ở nơi đến. Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. 2.1.3. Khái niệm và những khác biệt của marketing khách sạn a. Khái niệm về Marketing khách sạn Định nghĩa Marketing ngành công nghiệp lữ hành và khách sạn dựa trên 6 nguyên tắc căn bản sau:Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tiêu điểm cơ bản của Marketing là tập trung vào nhu cầu của khách hàng (khoảng cách giữa những cái mà khách hàng có và những cái mà khách hàng muốn có) - Bản chất liên tục của Marketing: Marketing là một hoạt động quản lý liên tục chứ không phải chỉ quyết định một lần là xong. - Sự tiếp nối trong Marketing: Marketing tốt là tiến trình gồm nhiều bước tiếp nối nhau - Nghiên cứu Marketing đóng vai trò then chốt để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách - Sự phụ thuộc lẫn nhau của các công ty lữ hành và khách sạn - Một cố gắng sâu rộng và của nhiều bộ phận trong công ty. Marketing không phải là công việc của mọi bộ phận trong công ty. Từ những nguyên tắc căn bản trên, theo giáo trình marketing du lịch, trường Đại học Thương mại thì : “Marketing là một quá trình liên tục, nối tiếp nhau qua đó bộ phận marketing của các doanh nghiệp khách sạn du lịch lập kế hoach, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng và đạt dược những mục tiêu của công ty.” Để đạt được hiệu quả cao nhất, markteting đòi hỏi sự cố gắng của mọi người trong một công ty, và những hoạt động của các công ty hỗ trợ cũng có thể mang lại hiệu quả. Ngoài ra Marketing còn được hiểu như sau: marketing là nhận diện và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng bằng cách cung ứng các sản phẩm hay dịch vụ thông qua các quá trình trao đổi đôi bên cùng có lợi b. Sự khác biệt của marketing trong khách sạn Các dịch vụ du lịchkhách sạn có những đặc điểm đặc trưng mà các ngành dịch vụ khác không có. Có tám khác biệt cơ bản sau: - Thời gian tiếp cận với dịch vụ ngắn hơn: Khách hàng có thể sử dụng các hàng hóa dịch vụ trong suốt quá trình họ mua dịch vụ nhưng sự tiếp cận của khách hàng với các dịch 7 vụ thường ngắn hơn. Chính vì lí do này mà các nhà cung cấp khách hàng thường ít có thời gian tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. - Chú trọng hơn trong việc quản lý bằng chứng: Một sản phẩm hàng hóa bình thường về cơ bản là một vật thể hữu hình. Khách hàng không thể nhìn thấy, sờ thấy hoặc tự đánh giá chất lượng của dịch vụ vì tính vô hình của dịch vụ nhưng khách hàng có thể thấy được nhiều yếu tố hữu hình liên quan đến các dịch vụ đó. Họ tin vào các “dấu vết” hoặc bằng chứng hữu hình khi họ mua dịch vụ. - Hấp dẫn mua dựa trên khía cạnh tình cảm nhiều hơn: Sự ràng buộc tình cảm xảy ra thường xuyên hơn đối với các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn vì ngành khách sạn liên quan trực tiếp đến con người, cho nên sự gặp gỡ giữa con người và con người thường xuyên diễn ra. Chính vì điều này mà một số người khi mua những dịch vụ là do lý do tình cảm. - Nhấn mạnh hơn về hình tượng và tầm cỡ: Hình tượng và tầm cỡ của khách sạn là một khái niệm làm cho người sử dụng dịch vụ liên tưởng đến nỗ lực mà các khách sạn bỏ ra trong việc tạo ra những liên kết về tinh thần để các khách sạn tạo ra những nét riêng biệt trong khách sạn của mình. - Đa dạng và nhiều loại kênh phân phối: Không sử dụng bất kỳ một loại kênh phân phối vật chất nào, mà thay vào đó ngành du lịch sử dụng một hệ thống đặc trưng các trung gian môi giới về lữ hành, nhiều trung gian sẽ tác động đến những dịch vụ mà khách mua và sử dụng. - Việc sao chép các dịch vụ dễ dàng hơn: Hầu hết các dịch vụ trong lữ hành và khách sạn đều ít nhiều bị sao chép, vì các đối thủ cạnh tranh có thể tự do tìm hiểu các dịch vụ mà khách sạn mình cung cấp và chúng ta không thể ngăn cấm được. - Chú ý hơn vào việc khuyến mãi ngoài thời kỳ cao điểm: Vào các thời điểm ngoài du lịch thì các phòng khách sạn thường áp dụng rất nhiều các chương trình khuyến mãi như giảm giá phòng, tổ chức các chương trình nhân dịp những ngày có ý nghĩa đối với khách sạn như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới… - Sự phụ thuộc nhiều hơn vào các tổ chức bổ trợ: Một dịch vụ là sự tổng hợp của rất nhiều các dịch vụ khác, sự bổ trợ giúp đỡ lẫn nhau của các dịch vụ khác sẽ tạo cho khách hàng một dịch vụ tốt. 2.1.4. Một số khái niệm liên quan - Phân đoạn thị trường là chia toàn bộ thị trường của một loại dịch vụ nào đó thành các nhóm có những đặc trưng chung. Các nhóm này thường được gọi là các đoạn thị trường hay thị trường mục tiêu. Một đoạn thị trường là một nhóm hợp thành có thể xác định được một trhị trường chung - Lựa chọn thị trường mục tiêu: là một phân đoạn thị trường được doanh nghiệp lữ hành hay khách sạn chọn để tập trung các nỗ lực marketing kinh doanh hiệu quả. 8 - Định vị thị trường là việc phát triển một dịch vụ và marketing hỗn hợp để chiếm được một vị trí cụ thể trong tâm trí của khách hàng tại các thị trường mục tiêu. - Marketing mix là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu. ( theo Philip Kotler) 2.2. Một số lý thuyết về marketing nhằm thu hút khách nội địa trong kinh doanh khách sạn 2.2.1. Đặc điểm và hành vi mua của khách du lịch nội địa a. Đặc điểm khách nội địa: - Thời gian lưu trú của khách nội địa thường ngắn, trung bình chỉ khoảng 3-4 ngày, điều này tùy thuộc vào các mục đích khác nhau của chuyến. - Đối với du lịch nội địa, khách hàng thường mua trực tiếp các phần chính của một chương trình du lịch như: đặt phòng trực tiếp, tự thuê phương tiện vận chuyển…mà ít khi sử dụng toàn bộ chương trình trọn gói của doanh nghiệp. - Đối với khách du lịch nội địa thì cầu về dịch vụ lưu trú là chủ yếu - Khách du lịch nội địa thường đi theo nhóm người như gia đình hay các đoàn với số lượng lớn. - Cầu của khách nội địa thường được định mức trong giới hạn về tài chính của mình. b. Quá trình quyết định mua của khách nội địa - Ý thức nhu cầu: Mục đích chuyến đi của khách nội địa thường là tham quan, nghỉ ngơi…Đây chính là động lực thúc đẩy nhu cầu nghỉ ngơi tại các khách sạnkhách đến tham quan. - Tìm kiếm thông tin: Việc tìm kiếm thông tin là rất quan trọng đối với các khách nội địa có nhu cầu nghỉ ngơi tại khách sạn vì thông qua các thông tin mang tính chất sơ bộ đó khách có thể hiểu được phần nào các dịch vụ mà khách sạn cung cấp, từ đó lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. - Đánh giá các khả năng lựa chọn: Khách hàng có thể áp dụng các tiêu chuẩn của mình để đánh giá hoặc áp dụng các tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế do các tổ chức quốc tế quy định, như chất lượng dịch vụ phòng, sự tiện nghi của khách sạn, thái độ phục vụ của nhân viên các bộ phận trong khách sạn… - Tiến hành mua dịch vụ: Khách hàng đã biết được những dịch vụ nào của khách sạn có thể đáp ứng tốt nhu cần của mình thì sẽ cps ý định mua nhưng quyết định mua của họ còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác ngoài nhu cầu. - Đánh giá sau khi mua: Sau khi khách hàng đã sử dụng các dịch vụ mà khách sạn cung cấp họ sẽ đánh giá các dịch vụ đó bằng cách so sánh với mong muốn của mình thông qua các thông tin mà khách nhận được từ tất cả các nguồn thông tin khác nhau. 9 2.2.2. Vai trò của hoạt động marketing nhằm thu hút khách nội địa của doanh nghiệp khách sạn Ngày nay bất kỳ một doanh nghiệp nào định hướng ra thị trường đều phải đặt hoạt động marketing lên tầm quan trọng hàng đầu. Thành công của marketing dựa vào cả nhân tố của marketing mix và môi trường marketing như cạnh tranh, pháp luật, môi trường kinh tế, công nghệ…Marketing ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết trong ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và ngành khách sạn, du lịch nói riêng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, phân đoạn thị trường với tính phức tạp ngày càng cao, khách hàng nói chung cũng như khách du lịch nội địa ngày càng có kinh nghiệm đã nhấn mạnh hơn vai trò của marketing, cụ thể là: - Về cạnh tranh: Số lượng khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ du lịch ngày càng nhiều. Bằng cách dựa vào nguồn lực mạnh, các chương trình quốc gia về du lịch, họ đã tăng sức mạnh marketing và làm tăng cạnh tranh trong nghành. - Ngày nay, các doanh nghiệp du lịch không chỉ cạnh tranh trong ngành mà còn chủ yếu cạnh tranh với những người ngoài ngành. Sản phẩm du lịch không phải thiết yếu do vậy khách dễ từ bỏ chuyến đi do kích thích marketing của các ngành khác. - Đối tượng khách hàng và sở thích của họ ngày nay đã thay đổi nhiều. Trên tổng thể, thị trường được phân đoạn sâu rộng hơn do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội , lối sống…đòi hỏi các doanh nghiệp khách sạn du lịch phải có những sản phẩm thích hợp hơn để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. - Du khách nói chung và khách du lịch nội địa nói riêng ngày càng tinh tế và có kinh nghiệm tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn. Họ có đầy đủ thông tin để đánh giá các khách sạn tại nhà thông qua các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại…Để được họ chấp nhận, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch phải có các dịch vụ và sản phẩm chất lượng tốt hơn và hoạt động marketing cũng phải sâu sắc hơn. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm thu hút khách nội địa của khách sạn Thành công của marketing là dựa trên những nhân tố môi trường marketing. Các hoạt động marketing để thu hút khách của một doanh nghiệp du lịch chịu tác động từ cả 3 môi trường, đó là: môi trường bên ngoài, môi trường ngành kinh doanh và môi trường nôi tại của doanh nghiệp. a. Môi trường bên ngoài Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp khách sạn, du lịchnơi mà doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những mối hiểm hoạ có thể xuất hiện, tác động đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là lực lượng không thể khống chế được mà doanh nghiệp cần phải theo dõi và thích ứng. Nó gồm các nhân tố: 10 [...]... Hacinco 2 Giải pháp marketing nhằm thu hút khách Nhật tại khách sạn Nikko Hà Nội 3 Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn Sheraton Hà nội 4 Giải pháp marketing thu hút khách du lịch của khách sạn Green Park ……… 13 Khi nghiên cứu các đề tài liên quan đến việc thu hút khách thi em đã tìm được rất nhiều thông tin bổ ích thông qua các bài luận văn của những năm trước Trong những... với khách sạn, chính sách nào không Việc so sánh này giúp ta có thể phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân để giải quyết vẫn đề 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về khách sạn Thương Mại a Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thương mại Khách sạn Thương. .. dữ liệu nội bộ như bảng cơ cấu khách, bảng giá phòng … của khách sạn trong các năm 2008 – 2009 và thông qua các nguồn dữ liệu bên ngoài như: các website của khách sạn, các tài liệu sách báo liên quan khác… b Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Để đánh giá thực trạng giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại ngoài việc thu thập các dữ liệu thứ cấp em còn thu thập... chơi giải trí và thư giãn của khách hang Để thu hút được khách du lịch nội địa cũng như quốc tế đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thu t của khách sạn Thương mại phải đầy đủ, tiện nghi và hiện đại Do đó, nó đòi hỏi nhu cầu đầu tư vốn phải tương đối lớn Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư của khách sạn còn hạn chế vì vậy, so với các khách sạn cũng cấp khác thì khách sạn Thương mại vẫn chưa thể là khách sạn đứng... khách sạn Thương mại Khách sạn Thương Mại thu c công ty Du lịch và xúc tiến Thương mại được thành lập theo quyết định số 912/TCCB-TM ngày 10/09/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại trên cơ sở sáp nhập giữa công ty Khách sạndu lịch Hoa Lan (Bộ Nội thương cũ) và khách sạn Kinh tế đối ngoại (Bộ ngoại thương cũ) Tên: công ty Du lịch và xúc tiến Thương mạikhách sạn Thương mại Tên giao dịch đối ngoại: trade... ra được rất nhiều những lí luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu như: marketing du lịch, khách nội địa, kinh doanh khách sạn Đồng thời, cũng thông qua thực trạng của chính khách sạn mình thực tập, các sinh viên khóa trước đã đưa ra được nhiều giải pháp để thu hút khách du lịch đặc biệt là thị trường khách nội địa, vì đây là một trong những tập khách hàng mà khách sạn nào cũng mong muốn có được Tuy nhiên,... hút khách du lịch nội địa của khách sạn Thương Mại 3.3.1 Kết quả bảng điều tra lấy ý kiến của khách hàng Kết quả điều tra thu được sau khi phát phiếu với tổng số phiếu phát ra là 30 và thu về 30, tất cả các phiếu đều hợp lệ Sau khi thu phiếu, tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra về hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại kháh sạn Thương mại, thu được các kết quả... TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA KHÁCH SẠN THƯƠNG MẠI 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch của khách sạn Thương Mại 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn mà dựa vào đó để đưa ra các nhận định ban đầu Ưu điểm của nguồn dữ liệu này là không tốn kém, dễ tiếp... khách sạn Thương mại là doanh nghiệp Nhà nước được Tổng cục Du lịch xếp hạng 3 sao Với sự lãnh đạo vững vàng của Ban điều hành và sự phục vụ tận tình của các nhân viên, khách sạn Thương mại đã, đang và sẽ làm hài lòng và hấp dẫn ngày càng nhiều du khách đến đây b Lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạnkhách sạn 3 sao nằm trong nội thành Hà Nội, lại nằm ngay bên hồ Ngọc Khánh, khách sạn Thương Mại. .. vực khách sạn, du lịch mà các ngành kinh doanh khác trong nền kinh tế đều cần có các chiến lược marketing để có thể thu hút được nhiều tập khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời tạo ra được nhiều tập khách hàng trung thành với doanh ngiệp mình Một số đề tài của 2 năm trước: 1 Giải pháp marketing nhằm thu hút khách công vụ tại khách sạn Hacinco – Công ty cổ phần Hacinco 2 Giải pháp marketing . marketing nhằm thu hút khách Nhật tại khách sạn Nikko Hà Nội. 3. Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn Sheraton Hà nội. 4. Giải pháp marketing thu hút khách du lịch của khách. cứu giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại khách sạn Thương Mại - Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa. GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA KHÁCH SẠN THƯƠNG MẠI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khách du lịch nội địa là tập khách truyền thống và quan trọng trong thị trường khách của

Ngày đăng: 26/03/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan