Con suýt chết vì ‘kiêng gió, kiêng nước’ docx

5 118 0
Con suýt chết vì ‘kiêng gió, kiêng nước’ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con suýt chết ‘kiêng gió, kiêng nước’ “Chết bệnh chứ không ai chết bẩn”, với lập luận đó, ngay giữa thế kỷ 21, vẫn có rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em, bị nhiễm trùng da nghiêm trọng sau một thời gian do sốt có phát ban mà nhịn tắm rửa, “bọc kín” trong quần áo, suốt ngày chỉ ru rú ở nơi kín gió. Cháu Trung Tiến, 20 tháng tuổi, sống ở Hương Canh, Vĩnh Phúc, bị lên sởi. Gia đình đưa bé đi khám, được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà. Nhưng riêng chuyện tắm rửa cho cháu thì ông bà nội quyết định phải theo “kinh nghiệm của các cụ từ hàng nghìn năm nay”, nghĩa là trẻ lên sởi phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước. Ông bà bảo, nếu không kiêng được, các nốt đậu sẽ không “chín” để khỏi, mà chúng sẽ lặn vào trong cơ thể, làm bệnh nặng thêm, thậm chí chết người hoặc thành tật, sau này có sống cũng bệnh hoạn. Trẻ bị sốt phát ban vẫn cần được tắm sạch sẽ. Tuy nhiên do cơ thể trẻ còn yếu nên cần tắm nhanh Vì thế, giữa mùa hè, cháu Tiến vẫn phải mặc quần áo dài, suốt ngày ở trong phòng đóng kín cửa sổ, thậm chí không được bật quạt. Người cháu đầm đìa mồ hôi, nhưng ông bà nội chỉ cho phép dùng khăn mềm thấm khô đi chứ không được lau rửa dù có bốc mùi. Thấy mẹ cháu xót ruột Tiến ngứa ngáy, quấy khóc suốt ngày đêm, bà nội trấn an: “Phải chịu khó ít hôm cho đến lúc khỏi hẳn, đừng có xót con mà tắm cho nó rồi sau lại ân hận cả đời”. Các nốt trên người Tiến mãi không khỏi mà còn mưng mủ, người sốt cao, bà nội và mẹ mới tất tả đưa xuống Hà Nội khám. Nhìn đứa bé được bọc kín trong mấy lớp khăn áo giữa trời nóng bức, bác sĩ phải quát lên, bà nội mới chịu bỏ bớt ra. Bác sĩ khám và cho biết, bé Tiến bị nhiễm trùng da do cái sự “kiêng gió kiêng nước”, nếu để lâu có thể nhiễm trùng máu mà tử vong. Sau khi điều trị, hiện cháu Tiến đã hồi phục, không phải chịu biến chứng nào của chứng viêm da và bệnh sởi, gia đình mới thấy hú hồn. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, kiêng tắm rửa và tránh gió là sai lầm “cổ truyền” cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, trong khi y học không có khuyến cáo kiêng tắm cho bất cứ bệnh nào. Ngay cả bệnh nhân nặng vẫn phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Ở trẻ em, làn da vừa mỏng vừa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, càng dễ viêm da, bội nhiễm vi khuẩn. Làn da khi bị sốt phát ban vốn đã có tổn thương, nếu lại bị ủ nhiều ngày trong mồ hôi và ghét bẩn, kèm thêm những vết trầy xước do gãi, lại càng dễ nhiễm trùng nặng. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Vì thế, bác sĩ Lộc khuyên, trẻ bị sốt phát ban vẫn cần được tắm sạch sẽ. Tuy nhiên do cơ thể trẻ còn yếu nên cần tắm nhanh. Vào mùa lạnh, nên tắm từng bộ phận bằng nước ấm rồi thấm khô ngay trước khi tiếp tục làm sạch phần khác, đồng thời tránh gió lùa khi tắm. . Con suýt chết vì kiêng gió, kiêng nước’ Chết vì bệnh chứ không ai chết vì bẩn”, với lập luận đó, ngay giữa thế kỷ 21, vẫn có rất. phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước. Ông bà bảo, nếu không kiêng được, các nốt đậu sẽ không “chín” để khỏi, mà chúng sẽ lặn vào trong cơ thể, làm bệnh nặng thêm, thậm chí chết người hoặc. dù có bốc mùi. Thấy mẹ cháu xót ruột vì Tiến ngứa ngáy, quấy khóc suốt ngày đêm, bà nội trấn an: “Phải chịu khó ít hôm cho đến lúc khỏi hẳn, đừng có xót con mà tắm cho nó rồi sau lại ân hận

Ngày đăng: 25/03/2014, 14:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan