HOẠ SĨ TRẦN THANH TOÀN TRI ÂN QUÊ MẸ VIỆT NAM pptx

6 504 0
HOẠ SĨ TRẦN THANH TOÀN TRI ÂN QUÊ MẸ VIỆT NAM pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HOẠ TRẦN THANH TOÀN TRI ÂN QUÊ MẸ VIỆT NAM Tuyển tập hội họa Trần Thanh Toàn - Cõi nhân gian là một triết lý nhân sinh phương Đông Việt Nam bằng tranh sống động, cụ thể về cuộc đời và nghệ thuật. Cõi nhân gian của mỗi người luôn gắn bó với lịch sử dân tộc và thời đại. Cụ thể anh và gia đình đã sống trong cảnh đất nước bị chia cắt Bắc Nam, gia đình ly tán, cha và anh vào Nam, mẹToàn ở miền Bắc. Thế rồi gia đình đoàn tụ và định cư ở Hoa Kỳ. Có điều Trần Thanh Toàn thường xuyên về Việt Nam sống, vẽ và công bố tác phẩm tại quê nhà như trở với cội nguồn của họa đích thực. Trần Thanh Toàn sinh năm 1942, tại Hải Phòng, quê gốc huyện Thanh Niệm tỉnh Hải Dương. Anh vào đời bằng nghề công nhân cơ khí tại Hồng Quảng, trưởng thành từ phong trào sáng tác mỹ thuật quần chúng một thời vang bóng của Quảng Ninh Anh vốn có năng khiếu nên được cử đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đây là một ngôi trường danh giá, là niềm tự hào của anh công nhân cơ khí Trần Thanh Toàn khi được theo học tại đây. Chính sự tự hào này đã giúp anh vượt lên cuộc đời lắm truân chuyên để trở nên người thành danh và là họa quen biết. Tuyển tập các tác phẩm hội họa năm 2011 là một minh chứng cụ thể và coi như Trần Thanh Toàn đã làm một lời tri ân quê mẹ Việt Nam. Về nghệ thuật như lời anh tự bạch: “Tôi đam vẽ hàng ngày nhưng chưa bao giờ được vẽ”. Đúng vậy hàng ngày gặp bất cứ một phương tiện chất liệu nào anh đều cầm cọ và vẽ. Đặc biệt là một họa sử dụng tinh thông hơn mười chất liệu: sơn dầu, acrylic, lụa, phấn màu, bột màu, chì màu, bút dạ, giấy dó, trổ giấy, màu nước và cả thủ ấn họa. Chất liệu tuy chỉ là một phương tiện song không có nó khó tạo nên những hình thức nghệ thuật mới và đẹp. Mỗi một chất liệu đều có một vẻ đẹp đặc thù và luôn đòi hỏi một kỹ thuật riêng. Không am tường ngôn ngữ chất liệu, không tinh thông kỹ thuật khó sáng tác chứ chưa nói đến đẹp. Trần Thanh Toàn ưa dùng đa chất liệu mà vẫn khoe được vẻ đẹp đặc thù của từng chất liệu như tranh sơn dầu Phong cảnh trung du, Thuyền Hạ Long, Thiếu nữ, Hai con gái yêu và chân dung tự họa Tôi. Trần Thanh Toàn không sa vào tả chất, tả khối, tả ánh sáng, không kỹ thuật “tút tát” như nghệ thuật sơn dầu cổ điển phương Tây một thời, anh thường sử dụng cả hai thủ pháp gợi và tả mà vẫn nắm bắt được hình sắc vốn có của cảnh vật và con người trong nhiều chiều không gian và thời gian. Một phong cách nghệ thuật sơn dầu đậm bản sắc dân tộc của các thế hệ họa Việt Nam, anh đã biết tiếp thu theo cảm quan của thế hệ mình theo một hình thức tạo hình tâm trạng giàu chất thơ. Các tác phẩm Acrylic Phong lan trên núi Bài thơ, Suối mơ, Chốn cũ, Thằng tôi lại được anh sáng tác thiên về phong cách Siêu thực và Biểu hiện Trừu tượng. Anh không vẽ theo cái thấy thường tình vẫn khoe được vẻ đẹp đặc thù của acrylic hội đủ khả năng diễn tả đa sắc. Khi vẽ lụa anh đã biết khoe cái đẹp của nền lụa óng ả, nhung mịn, giàu chất thơ thể hiện trong các tác phẩm Hạ Long, Đền Ngọc Sơn. Có điều mảng và nét trong nhiều chiều không gian, khắc họa được nhịp điệu của thời đại. Không ít tác phẩm thuộc các chất liệu khác của Thanh Toàn “đọng” lại trong tôi như Tắm trăng, Gia đình mèo là tranh trổ giấy rất hiệu quả với hệ thống nét ít màu mà nhiều sắc tạo được nhiều lớp không gian. Bức Vợ tôi tuy chỉ là chì màu mà đẹp về hình, thơ mộng về màu, là một trong những bức tranh đẹp của Toàn. Thiền, Cha tôi sắp qua đời vẽ trên giấy dó, có độ đậm, độ loang đặc trưng của vẻ đẹp đặc thù của tranh giấy dó, khá hiệu quả. Hình tượng nghệ thuật trong một không gian ẩn chứ không hiện. Nhìn chung các chất liệu mà anh sử dụng khá hiệu quả đã thực sự làm phong phú hình thức tạo hình Trần Thanh Toàn. Tranh của Trần Thanh Toàn biết khai thác các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện đại: Siêu thực, Lập thể, ấn tượng và Biểu hiện trừu tượng. Kết hợp hài hòa với các yếu tố tạo hình Hiện thực, Tả thực, Truyền thống, Dân gian và Hiện đại tạo nên một phong cách Hiện thực tâm trạng giàu chất thơ theo cảm quan của thế hệ mình. Suy cho cùng nghệ thuật tất cả tùy thuộc vào cái “thích” của mỗi người. Tôi “thích” tranh chân dung và tranh phong cảnh của Trần Thanh Toàn. Trần Thanh Toàn vẽ nhiều tranh chân dung vợ con và tự họa trong nhiều chiều không gian và thời gian. Anh cũng vẽ nhiều chân dung bạn bè trong và ngoài nước theo tiêu chí của thể loại tranh chân dung hình là 3/4 tác phẩm, quan trọng hơn là giống cho đời nay, đẹp cho đời sau. Tranh phong cảnh thường được Thanh Toàn vẽ trực tiếp cùng với chất liệu sơn dầu hội đủ khả năng vẽ trực tiếp chuyển tải được cảm xúc tươi nguyên tạo nên cái duyên trong các tranh phong cảnh. Không chỉ biết khai thác vẻ đẹp đặc thù của từng cảnh, mà hơn thế anh còn khắc họa cho được những sắc thái tình cảm, xúc động và say trước từng cảnh vật. Cảnh vật nằm trong các chiều không gian thời gian khác nhau trong tranh như: Ban mai, Hoàng hôn, Trưa hè đều đem lại những cảm thụ khác biệt. Đúng như lời dạy của danh họa Tô Ngọc Vân: “Đẹp tức là một cảm xúc mạnh”, “Không cần biết đến chuyện bếp nước, chỉ cần đẹp”. Tôi “đọc” tiêu chí sáng tác tranh phong cảnh, tranh chân dung của Trần Thanh Toàn thấy đúng như thế. Cuối cùng tôi mượn lời tự bạch của Trần Thanh Toàn: “Không có gì có được sự giàu sang của một cuộc đời làm nghệ thuật” làm cái kết cho bài viết: Trần Thanh Toàn một cõi nhân gian như một người thành đạt hành hương vinh quy bái tổ tri ân quê mẹ Việt Nam có phải không Trần Thanh Toàn? . HOẠ SĨ TRẦN THANH TOÀN TRI ÂN QUÊ MẸ VIỆT NAM Tuyển tập hội họa Trần Thanh Toàn - Cõi nhân gian là một tri t lý nhân sinh phương Đông Việt Nam bằng tranh sống động,. điều Trần Thanh Toàn thường xuyên về Việt Nam sống, vẽ và công bố tác phẩm tại quê nhà như trở với cội nguồn của họa sĩ đích thực. Trần Thanh Toàn sinh năm 1942, tại Hải Phòng, quê gốc huyện Thanh. truân chuyên để trở nên người thành danh và là họa sĩ quen biết. Tuyển tập các tác phẩm hội họa năm 2011 là một minh chứng cụ thể và coi như Trần Thanh Toàn đã làm một lời tri ân quê mẹ Việt Nam.

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan