Tính minh bạch trong chính sách tiền tệ và sự dẫn truyền của lãi suất bán lẻ

47 710 3
Tính minh bạch trong chính sách tiền tệ và sự dẫn truyền của lãi suất bán lẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính minh bạch trong chính sách tiền tệ và sự dẫn truyền của lãi suất bán lẻ

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI 5B: Tính minh bạch trong chính sách tiền tệ và sự dẫn truyền của lãi suất bán lẻ Tp.HCM, ngày 20, tháng 3, năm 2012 Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Vũ Uyên TC08 Phạm Nguyễn Quảng Hòa TC08 Huỳnh Thụy Thủy Tiên TC08 Nguyễn Văn Tốt TC08 Trần Ngọc Phương Anh TC09 Võ Minh Tiến TC09 2 Tính minh bạch trong chính sách tiền tệ và sự dẫn truyền của lãi suất bán lẻ M c l c: ụ ụ Mục lục: 2 PHẦN 1. TÓM TẮT CHỌN ĐỀ TÀI 2 Lý do chọn đề tài: 2 Mục tiêu nghiên cứu: 3 Phương pháp nghiên cứu: 3 Nội dung nghiên cứu: 4 PHẦN 2. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC CỦA TÁC GIẢ 4 Tóm tắt: 4 GIỚI THIỆU 5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 Tính minh bạch của chính sách tiền tệ 8 Sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường lãi suất bán lẻ 9 Phân tích định lượng 14 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở NEW ZEALAND 15 SỰ CỨNG NHẮC TRONG TIẾN TRÌNH ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT 17 DỮ LIỆU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 25 Dữ liệu 25 Kiểm định tính dừng kiểm định đồng liên kết 27 Sự dẫn truyền trong dài hạn sự thay đổi cấu trúc 29 KẾT LUẬN 35 PHẦN 3. TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU 36 Giải thích từ: 39 Phần 4: MỞ RỘNG – xem xét sự dẫn truyền của lãi suất ở Việt Nam 41 PH N 1. Ầ TÓM T T CH N TÀIẮ Ọ ĐỀ Lý do ch n đ tài:ọ ề Trong thời gian vừa qua, lãi suất là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với người đi vay, người gởi tiền, các định chế tài chính mà còn cả Ngân hàng nhà nước. Nhiều ngân hàng cho vay vượt trần lãi suất 14% lên đến 17%, 18% một năm cũng như hiện tượng các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao. Tuy nhiên, 3 để điều chỉnh những xáo trộn trên góp phần ổn định tình hình kinh tế, ngân hàng nhà nước đã đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình như điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, mà mới đây nhất là điều chỉnh trần lãi suất huy động từ 14% xuống còn 13%. Rõ ràng, lãi suất không chỉ là công cụ điều tiết thị trường mà còn là động thái phát tín hiệu về chủ trường của Chính phủ giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Lãi suất đã đang là một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nước ta, được các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo để có những động thái phù hợp. Chính vì tầm quan trọng của biến lãi suất đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đã có rất nhiều tác giả phân tích về lãi suất cụ thể hơn ở đây là vấn đề dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ tính minh bạch của chính sách tiền tệ. Rõ ràng, hiệu lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào sự dẫn truyền này, bởi nếu một sự dẫn truyền nhỏ thì những hành động Ngân hàng nhà nước tác động tới thị trường sẽ không còn hiệu quả. Vì vậy, nhóm chúng em đã tìm hiểu về sự dẫn truyền của lãi suất tính minh bạch của chính sách tiền tệ của New Zealand để đánh giá những yếu tố tác động đến dẫn truyền cũng như đo lường nó một cách cụ thể, thông qua nước này để hiểu rõ hơn có những nền tảng lý thuyết cũng như biện pháp thích hợp để áp dụng cho Việt Nam sau này. M c tiêu nghiên c u:ụ ứ Bài nghiên cứu này chỉ đơn thuần đưa ra cơ chế dẫn truyền căn bản của lãi suất, từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường cuối cùng là sang lãi suất bán lẻ, cụ thể là lãi suất huy động lãi suất cho vay. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những yếu tố tác động đến sự dẫn truyền này phân tích cụ thể về các mặt định tính định lượng cho nước New Zealand. Thông qua bài nghiên cứu, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về sự dẫn truyền lãi suất sự tăng dần tính minh bạch trong chính sách tiền tệ của New Zealand một cách rõ ràng hơn. Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu mô hình VECM (mô hình hiệu chỉnh sai số) để kiểm tra mức dẫn truyền tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng của lãi suất bán lẻ để 4 phản ứng với sự thay đổi trong lãi suất chính sách ở New Zealand. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, kiểm định nghiệm đơn vị mà cụ thể là sử dụng phương pháp của Phillips-Perron phương pháp ADF kiểm định đồng liên kết Johansen để có điều kiện hợp lý chạy mô hình VECM. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hồi quy OLS để so sánh với phương pháp Phillips-Loretan nhằm tính toán sự dẫn truyền trong dài hạn sử dụng biến giả để cho thấy tác dụng của chính sách tiền tệ minh bạch, nghĩa là trước sau khi có sự thông báo lãi suất chính sách sẽ tác động tới mức dẫn truyền cụ thể. N i dung nghiên c u:ộ ứ Bài nghiên cứu tập trung vào hai phần chính, bao gồm định tính định lượng. Phần định tính cho cái nhìn cụ thể về sự dẫn truyền lãi suất, chính sách tiền tệ của New Zealand từ năm 1990 (sau khi áp dụng lạm phát mục tiêu năm 1989) để thấy rõ Ngân hàng dự trữ nước này ngày càng nâng cao tính minh bạch của nó. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra nguyên nhân của sự dẫn truyền là do tính cứng của lãi suất trong tiến trình điều chỉnh lãi suất. Phần định lượng chủ yếu sử dụng mô hình VECM để đo lường sự dẫn truyền trong dài hạn sự dẫn truyền trong ngắn hạn cũng như tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng của lãi suất. Kết quả, các tác giả đã rút ra được các kết luận sau: sự dẫn truyền dài hạn của các lãi suất bán lẻ khác nhau thì khác nhau; lãi suất ngắn hạn dẫn truyền cao tốc độ nhanh hơn lãi suất dài hạn cuối cùng là OCR (lãi suất tiền mặt chính thức – mức lãi suất tham khảo ở New Zealand) ra đời làm tăng sự dẫn truyền lãi suất thả nổi lãi suất tiền gởi những không ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp cố định. PH N 2. Ầ BÀI NGHIÊN C U G C C A TÁC GIỨ Ố Ủ Ả Tóm t t:ắ Bài viết xem xét mức độ dẫn truyền điều chỉnh tốc độ lãi suất bán lẻ để đáp ứng với những thay đổi trong mức lãi suất bán buôn chuẩn ở New Zealand trong thời gian từ năm 1994 đến 2004. Các tác giả xem xét đến ảnh hưởng của chính sách minh bạch cấu trúc tài chính trong cơ chế dẫn truyền. New Zealand là quốc gia OECD đầu tiên thông qua chế độ lạm phát mục tiêu chính thức với trách nhiệm cụ 5 thể các quy định minh bạch. Tính minh bạch trong chính sách đã được tăng cường hơn nữa bời một sự chuyển đổi từ mục tiêu số lượng (tài khoản thanh toán) sang mục tiêu về giá (lãi suất) vào năm 1999. Các tác giả đã tìm thấy sự dẫn truyền hoàn toàn trong dài hạn cho một số lãi suất bán lẻ. Kết quả đã cho thấy rằng sự ra đời của lãi suất tiền mặt chính thức (OCR) đã làm tăng mức dẫn truyền của lãi suất thả nổi lãi suất tiền gửi nhưng không làm tăng mức dẫn truyền của lãi suất thế chấp cố định. Nhìn chung, kết quả của các tác giả đã xác nhận rằng lãi suất chính sách tiền tệ lãi suất có ảnh hưởng nhiều hơn đến lãi suất trong ngắn hạn tăng tính minh bạch đã làm giảm biến động của công cụ nâng cao hiệu quả của chính sách. GI I THI UỚ Ệ Chính sách tiền tệ là công cụ chủ yếu để điều tiết nền kinh tế vĩ mô tại hầu hết các nước công nghiệp. Khi chính sách tiền tệ cần được thắt chặt (nới lỏng), ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền tiền tệ sẽ tăng (giảm) lãi suất chính thức, ngân hàng các tổ chức tài chính khác sẽ theo đó tăng (giảm) lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay. Đối mặt với chi phí tài trợ cao hơn (hay thấp hơn), người tiêu dùng các công ty sẽ điều chỉnh tiêu dùng chi tiêu của họ cho phù hợp, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng lạm phát. Do đó, hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào tốc độ mức độ các tổ chức tài chính dẫn truyền những thay đổi trong lãi suất chính thức tới khách hàng của họ. Trong khi có nhiều nghiện cứu về sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ thì sự dẫn truyền của lại suất bán lẻ dường như chưa được tìm hiểu, ít nhất là cho đến gần đây. Hầu hết các nghiện cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ giả định rằng sự thay đổi của lãi suất chính thức dẫn truyền ngay lập tức hoàn toàn đến lãi suất bán lẻ ngân hàng. (ví dụ như: Bernanke Gertler, 1995; Kashyap Stein, 2000; Altunbas, 2002). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy sự dẫn truyền có thể là không hoàn toàn tốc độ điều chỉnh có thể bị chậm lại. Sự dẫn truyền tốc độ điều chỉnh cũng khác nhau giữa các định chế tài chính sản phẩm tài chính khác nhau, ám chỉ rằng tốc độ của sự dẫn truyền tiền tệ khác nhau giữa các phân khúc khác nhau của khu vực ngân hàng. Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng tìm thấy rằng tốc độ điều 6 chỉnh là khác nhau tùy thuộc vào lãi suất cao hơn hay thấp hơn mức cân bằng dài hạn. (Chong các cộng sự, 2005; Kleimeier Sander, 2005) Trong bài nghiên cứu này, các tác giả kiểm tra mức độ dẫn truyền tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ khi lãi suất chuẩn thay đổi ở New Zealand. Đặc biệt, các tác giả phân tích những vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả xem xét sự dẫn truyền dài hạn của lãi suất chính thức lãi suất liên ngân hàng đến các lãi suất bán lẻ khác nhau như là lãi tiền gởi lãi suất cho vay kể cả lãi suất cho vay cơ bản lãi suất thế chấp ở các kỳ hạn khác nhau. Tác giả sử dụng phương pháp luận của Phillips-Loretan (1991) là phương pháp loại bỏ vấn đề tiệm cận chú ý đến các kết luận có ý nghĩa thống kê đối với các hệ số trong dài hạn. Bằng cách kết hợp ảnh hưởng của động lực trong tiến trình tạo dữ liệu (DGP), phương pháp này cũng giải thích vai trò của sự bất ngờ của các chính sách trong quá khứ thiết lập các chính sách kì vọng trong tương lai trong mối quan hệ giữa lãi suất bán lẻ các công cụ của chính sách. Thứ hai, tác giả kiểm tra sự dẫn truyền ngắn hạn tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số cũng kiểm tra xem liệu tốc độ điều chỉnh là đối xứng hay không đối xứng. Cuối cùng, tác giả điều tra xem liệu sự thay đổi trong tiến trình điều hành tăng tính minh bạch cho chính sách tiền tệ (kết quả có được thông qua công cụ lãi suất tiền mặt chính thức năm 1999) có tác động khác nhau lên sự dẫn truyền tốc độ điều chỉnh lãi suất ở New Zealand hay không? Có ít nhất 3 lý do tại sao bài nghiên cứu của cơ chế dẫn truyền ở New Zealand là quan trọng. Đầu tiên, New Zealand là nước đầu tiên chính thức thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu với trách nhiệm cụ thể những quy định minh bạch. Những sắp xếp này trở thành mô hình nguyên mẫu cho khung chính sách được thông qua bởi các nước OECD nhiều nước đang phát triển gần đây. Thứ hai, không giống hầu hết các nước khác, có sự thay đổi chính trong cơ chế kiểm soát tiền tệ ở New Zealand từ việc rời bỏ mục tiêu số lượng ( số dư tài khoản thanh toán) sang lãi suất OCR. Mặc dù dưới một trong hai chế độ này, sự dẫn truyền chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua lãi suất. Câu hỏi đặt ra là có hay không với quy mô nào thì sẽ có sự thay đổi trong tốc độ mức độ điều chỉnh sự dẫn truyền từ công cụ chính sách đến lãi suất bán lẻ đến hiệu quả của sự quản lý tiền tệ bằng một quan hệ mật thiết. Tác giả cũng hy vọng 7 rằng dưới chế độ OCR, vai trò của lãi suất trong cơ chế dẫn truyền sẽ trở nên minh bạch hơn. Cân bằng số dư tiền mặt, không giống như lãi suất, thường không có mối quan hệ chắc chắn ổn định với thu nhập danh nghĩa hay lạm phát thông thường dẫn tới biến động lãi suất cao hơn đáng kể so với lãi suất mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu số lượng cung cấp một số lợi thế hoạt động vì chúng cung cấp một bước đệm tốt hơn chống lại sự điều tiết sự tăng lên của lạm phát không mong muốn. Đây là một trường hợp thông thường dưới chế độ lãi suất mục tiêu. Chúng cũng dễ dàng tạo ra một phảm ứng nhanh chóng trong lãi suất, có thể là quan trong trong suốt một thời kì lạm phát nặng nề. (xem Spencer, 1992). Lí do thứ 3 liên quan đến quan sát rằng New Zealand là một trong những nước OECD nợ nhiều nhất khu vực tư nhân trong nước lại có một tỷ lệ không mấy khả quan. Khu vực ngân hàng, hầu hết là chủ sở hữu nước ngoài, phụ thuộc ngày càng nhiều vào vay mượn nước ngoài. Cần quan tâm đến hiệu quả của chính sách tiền tệ khi có lỗ hổng trong hệ thống. Theo số liệu thống kê chính thức của ngân hàng dự trữ của New Zealand, 3/2005, nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là 149 tỉ $NZ, bằng 101% GDP New Zealand, gấp 8.8 lần nợ nước ngoài của chính phủ (17 tỉ $NZ chiếm 12% GDP). Trong khi khu vực doanh nghiệp tăng tiết kiệm nhờ vào lợi nhuận cao thì tiết kiệm khu vực tư nhân lại giảm nhanh chóng. Khu vực tư nhân ở New Zealand có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong số những nước OECD. Theo thống kê của New Zealand, dân cư có thu nhập trung bình ở đây không tiết kiệm bất cứ thứ gì ngoài thu nhập hiện tại nhưng thay vào đó không tiết kiệm khoảng 12% thu nhập mỗi năm. Nợ thế chấp dân cư chiếm khoảng 90% nợ của khu vực dân cư, nợ của khu vực dân cư chiếm hơn 50% tổng danh mục nợ của các định chế tài chính ở New Zealand. Vì kết quả của sự thiếu hụt tiết kiệm nội địa, ngân hàng ở New Zealand ngày càng vay vốn từ thị trường nước ngoài để đáp ứng như cầu mạnh cho việc thế chấp, đây là nhu cầu có tác động đến quan hệ giữa OCR lãi suất thế chấp cố định. Những vấn đề tác giả tìm ra cho thấy rằng sự dẫn truyền dài hạn của lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ khác nhau tùy theo các sản phẩm tài chính. Một số lãi suấtsự dẫn truyền hoàn toàn trong khi một số khác lại không như vậy. Sự dẫn truyền ngắn hạn tốc độ điều chỉnh cũng khác nhau tùy theo sản phẩm. Tác giả không tìm 8 được bằng chứng rằng ngân hàng ở New Zealand đã điều chỉnh tăng lãi suất chậm hơn so với khi điều chỉnh giảm lãi suất (cả lãi suất cho vay lãi suất tiền gởi). Sự xuất hiện của OCR làm tăng sự dẫn truyền dài hạn của lãi suất tiền gởi cố định lãi suất thả nổi nhưng không có tác động lên các lãi suất khác. Phần còn lại của bài nghiên cứu cơ cấu như sau: phần 2 cung cấp nền tảng về chính sách tiền tệ ở New Zealand. Phần 3 đưa ra khung khái niệm các tài liệu xem xét.Phần 4 nói về phương pháp luận. Phần 5 thảo luận về dữ liệu kết quả cuối cùng là kết luận. T NG QUAN TÀI LI UỔ Ệ Tính minh b ch c a chính sách ti n tạ ủ ề ệ Malcolm Edey and Andrew Stone (2004) đã làm rõ nhận thức về chính sách tiền tệ cũng như sự minh bạch truyền thông của chính sách tiền tệ. Theo tác giả, minh bạch trong chính sách tiền tệ là một khái niệm với nhiều khía cạnh. Nghiên cứu của Geraats (2001) đã phân loại các khía cạnh khác nhau của minh bạch thành năm loại chính: chính trị, kinh tế, thủ tục, chính sách hoạt động. Hơn nữa, do các loại hình này có mức độ thay thế nhau nhất định nên chúng đã được Hahn (2002) chia thành ba loại đó là : minh bạch về mục tiêu, minh bạch về thông tin minh bạch trong hoạt động. Minh bạch về mục tiêu: liên quan đến tính minh bạch về mục tiêu tổng thể của ngân hàng trung ương, mà có nghĩa là mở rộng mục tiêu chính sách, hơn nữa là mục tiêu hoạt động từng ngày ví dụ như duy trì lãi suất tiền mặt qua đêm tại các mục tiêu mong muốn. Cần phân biệt rõ ràng giữa tính minh bạch của một mục tiêu chính sách nhất định với độ chính xác mà mục tiêu đó được đưa ra. Minh bạch về thông tin: liên quan đến các thông tin mà ngân hàng trung ương cung cấp cho công chúng nói chung về: đầu tiên, là các dữ liệu ngân hàng trung ương dựa vào để xây dựng chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của nó, thứ hai, làm thế nào nó sử dụng dữ liệu đó để đi đến mục tiêu chiến lược cuối cùng. Minh bạch trong hoạt động: liên quan chủ yếu đến sự cởi mở của một ngân hàng trung ương về các công cụ sử dụng để cố gắng đạt được các mục tiêu chính sách của mình về việc sử dụng các công cụ này như thế nào. 9 Guthrie Wright (2000) đã tìm hiểu về hoạt động “Open mouth operations”. Bài viết đã trình bày một mô hình thực hiện chính sách tiền tệtrong đó một khi lãi suất đi lệch ra khỏi yêu cầu của cơ quan tiền tệ, một hoạt động “Open mouth operations” là tất cả những gì cần thiết để khôi phục lại chúng. Sau thông báo thắt chặt của RBNZ (Ngân hàng dự trữ New Zealand), lãi suất của tất cả các kì hạn tăng. Những sự thay đổi này không phải do hoạt động của thị trường mở. Ông lập luận rằng thông báo thắt chặt không hạ thấp mục tiêu lạm phát của RBNZ, hay gây ra lạm phát cao hơn trong dài hạn. Thay vào đó, ông cho rằng lãi suất tăng sau thông báo thắt chặt chủ yếu là bởi vì chúng báo hiệu rằng RBZN mong muốn một lãi suất cao hơn so với lãi suất trong thị trường lúc bấy giờ. Sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường lãi suất bán lẻ Sarno, L., Thornton, D.L., (2003) đã tìm thấy có sự ổn định đáng kể trong mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất quỹ liên bang (lãi suất chính sách) lãi suất tín phiếu kho bạc (lãi suất thị trường tiền tệ) trong suốt giai đoạn nghiên cứu mặc dù trải qua các thay đổi trong quy trình hoạt động chính sách tiền tệ. Các tác giả cũng lý luận sự hợp lý của mô hình cân bằng hiệu chỉnh VECM phi tuyến bất cân xứng sử dụng nó để định lượng cho mối quan hệ dài hạn ổn định giữa lãi suất quỹ liên bang lãi suất tín phiếu kho bạn 3 tháng đồng thời tìm hiểu tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng thông qua lãi suất quỹ liên bang, sự điều chỉnh về trạng thái cân bằng của lãi suất ở dưới mức cân bằng là nhanh hơn so với lãi suất ở trên mức cân bằng. Dan Chirleşan Marius Constantin Apostoaie (2011) đã tìm hiểu sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất liên ngân hàng ở Romani. Theo các tác giả này, sự phản ứng của lãi suất liên ngân hàng đối với sự thay đổi trong chính sách tiền tệ là chậm trong giai đoạn 2003-2008 mạnh từ sau 10/2008. Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự dẫn truyền này là: sự thay đổi vị trí của ngân hàng quốc gia Romani trong mối quan hệ với hệ thống ngân hàng, làm tăng sự không tin cậy giữa các tổ chức tín dụng, gia tăng nhận thức về rủi ro, kỳ vọng về việc suy giảm giá trị ngân hàng liên quan đến sự phát triển của lãi suất chính sách tiền tệ, sự thiếu hụt nguồn tài chính, sự giảm giá trị chỉ số kinh tế vĩ mô,… 10 Altunbas, Fazylov Molyneux (2002) đã nghiên cứu bằng chứng về các kênh cho vay ở ngân hàng châu Âu. Ông cho rằng, các ngân hàng thiếu vốn có xu hướng dẫn truyền nhiều hơn những thay đổi trong chính sách tiền tệ tại các nước nhỏ trong một hệ thống liên minh kinh tế tiền tệ (EMU). Kashyap Stein (2000) cho rằng hệ thống các ngân hàng nhỏ có những thay đổi nhiều hơn đối với việc cho vay khi nội dung chính sách tiền tệ thay đổi. Bài viết cũng một lần nữa khẳng định lại vai trò của các ngân hàng trong sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Cottarelli Kourelis (1994) là những người đầu tiên nghiên cứu sự dẫn truyền đến lãi suất cho vay. Họ thấy rằng sự dẫn truyền lãi suất khác nhau giữa các nước tính cứng lãi suất cho vay này có thể giảm xuống nhờ một vài nhân tố: sự tồn tại của thị trường đối với thương phiếu, lãi suất thị trường tiền tệ ít biến động rào cản khá yếu để cạnh tranh hay gia nhập ngành. Paisley (1994) Heffernan (1997) kiểm tra mối quan hệ giữa lãi suất thị trường lãi suất bán lẻ ở Anh thông qua mô hình hiệu chỉnh lỗi. Bài nghiên cứu cũng cho thấy thị trường ngân hàng bán lẻ là một trong những thị trường cạnh tranh không hoàn hảo phức tạp. Whilst Paisley (1994) không tìm thấy sự dẫn truyền hoàn toàn trong lãi suất thế chấp ở tổ chức xây dựng Anh. Heffernan (1997) tìm thấy sự dẫn truyền hoàn toàn trong việc hoàn trả thế chấp nhưng sự dẫn truyền không hoàn toàn cho tài khoản tiết kiệm tài khoản vãng lai của ngân hàng Anh tổ chức xây dựng. Hofmann Mizen (2004) nghiên cứu 13 sản phẩm huy động thế chấp của định chế tài chính tư nhân Anh sử dụng mô hình phi tuyến tìm thấy sự dẫn truyền hoàn toàn cho lãi suất huy động nhưng không hoàn toàn cho lãi suất thế chấp. Mojon (2000) kiểm tra sự dẫn truyền ngắn hạn đến lãi suất cho vay huy động ở 5 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Bỉ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha Hà Lan), giả [...]... cũng chỉ ra rằng tính minh bạch nhiều hơn trong sự quản lí của chính sách tiền tệ có thể làm tăng mức độ sự dẫn truyền dài hạn Trong khi tính minh bạch tăng lên trong chính sách tiền tệ sự giảm xuống sau đó của biến động có thể giải thích cho sự tăng lên trong mức độ dẫn truyền dài hạn đối với lãi suất thả nổi lãi suất tiền gửi cố định, thì nó lại không có ảnh hưởng gì tới lãi suất thế chấp cố... trò của tính bất ngờ trong chính sách ở quá khứ sự thiết lập chính sách mong đợi trong tương lai, trong mối quan hệ giữa lãi suất bán lẻ các công cụ chính sách Phương trình (1) là một mô hình dài hạn Vì sự thay đổi trong lãi suất của chính sách tiền tệ, các ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất bán lẻ ngay lập tức Lãi suất ngắn hạn được kì vọng sẽ được điều chỉnh nhanh hơn lãi suất trung dài... số độ dốc bằng 1 trong bảng 6 là 0.653, 0.746 0.087, cụ thể là đối với phương trình lãi suất thả nổi, lãi suất tiền gửi 6 tháng lãi suất cho vay cơ bản) Sự tăng lên của sự dẫn truyền dài hạn từ lãi suất chính thức đến lãi suất bán lẻ hầu như là do biến động lãi suất ít hơn, có tính minh bạch hơn cũng bởi vì tính cạnh tranh trong thị trường Sau khi có sự ra đời của OCR, lãi suất, được mong đợi... mô dẫn truyền tốc độ điều chỉnh của lãi suất bán lẻ khi lãi suất chuẩn thay đổi ở New Zealand Chi tiết hơn, tác giả đi sâu vào phân tích ba yếu tố của vấn đề trên, gồm: Thứ nhất, tác giả xem xét sự dẫn truyền dài hạn của lãi suất chính thức lãi suất liên ngân hàng đến các loại lãi suất bán lẻ khác nhau, tiêu biểu như: lãi suất huy động tín dụng, bao gồm lãi suất tín dụng cơ bản lãi suất. .. thì hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể bị suy giảm Tổng quan: các kết quả của bài nghiên cứu này chỉ ra rằng lãi suất chính sách tiền tệ có nhiều ảnh hưởng hơn lên lãi suất ngắn hạn Chúng tôi cũng tìm ra bằng chứng gợi mở rằng tính minh bạch tăng lên trong việc thực hiện chính sách tiền tệ đã làm giảm tính biến động của lãi suất chính sách chính thức dẫn đến sự cạnh tranh nhiều hơn trong ngành... rằng sự dẫn truyền là hoàn toàn cho hầu hết lãi suất cho vay nhưng không hoàn toàn lên tác động của cả lãi suất tiền gởi lãi suất cho vay Kleimeier Sander (2005) kiểm tra sự dẫn truyền trong thị trường bán lẻ của ngân hàng đối với khu vực đồng euro thấy rằng lãi suất cho vay phản ánh nhanh hơn đối với sự thay đổi trong chính sách tiền tệ dự đoán Chong các cộng sự (2005) kiểm tra lãi suất. .. cạnh tranh nhiều hơn trong ngành công nghiệp ngân hàng Vì tính minh bạch của chính sách tiền tệ tăng lên biến động lãi suất giảm đi, các thay đổi lãi suất ngắn hạn trong tương lai trở nên không nhiều nữa, bằng cách đó làm tăng mức độ dẫn truyền của lãi suất chính thức đến lãi suất bán lẻ trong sự kết nối với tính hiệu quả của chính sách tiền tệ PHẦN 3 TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU Bài viết này nghiên cứu... rằng có sự dẫn truyền hoàn toàn trong dài hạn Ông thấy rằng lãi suất bán lẻ phản ứng chậm đối với thay đổi trong lãi suất thị trường tiền tệ; lãi suất dài hạn phản ánh chậm hơn so với lãi suất ngắn hạn, sự bất cân xứng trong mức độ dẫn truyền Sự dẫn truyền đến lãi suất cho vay cao hơn khi lãi suất thị trường đang tăng hơn là khi nó đang giảm xuống, nhưng điều ngược lại là đúng cho lãi suất tiền. .. xét sự dẫn truyền cả trong ngắn hạn dài hạn của các lãi suất chính sách tiền tệ đến các loại lãi suất bán lẻ khác nhau cũng như là tốc độ điều chỉnh của các động lực ngắn hạn đến mối quan hệ cân bằng trong dài hạn Mối quan hệ trong dài hạn giữa lãi suất bán lẻ lãi suất thị trường tiêu chuẩn được thể hiện như sau: (1) Trong đó: y t = α0 + α 1 x t + ε t yt là lãi suất cho vay của ngân hàng hay lãi. .. thấy rằng lãi suất cho vay phản ánh nhanh hơn đối với sự thay đổi trong chính sách tiền tệ dự đoán Bài này cũng đã rút ra được một số kết luận như sau: lãi suất ngân hàng có tính cứng” sự khác nhau cần xem xét trong sự dẫn truyền giữa lãi suất cho vay lãi suất tiền gởi ở các ngân hàng khác nhau, cụ thể là lãi suất cho vay sẽ dẫn truyền nhanh hơn Dẫn truyền là hoàn chỉnh nhất trong cho vay . về lãi suất và cụ thể hơn ở đây là vấn đề dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ và tính minh bạch của chính sách tiền tệ. Rõ ràng, hiệu lực trong việc điều hành chính sách tiền. tài chính dẫn truyền những thay đổi trong lãi suất chính thức tới khách hàng của họ. Trong khi có nhiều nghiện cứu về sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ thì sự dẫn truyền của lại suất bán lẻ. GỐC CỦA TÁC GIẢ 4 Tóm tắt: 4 GIỚI THIỆU 5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 Tính minh bạch của chính sách tiền tệ 8 Sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ 9

Ngày đăng: 25/03/2014, 09:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục:

  • PHẦN 1. TÓM TẮT CHỌN ĐỀ TÀI

    • Lý do chọn đề tài:

    • Mục tiêu nghiên cứu:

    • Phương pháp nghiên cứu:

    • Nội dung nghiên cứu:

  • PHẦN 2. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC CỦA TÁC GIẢ

    • Tóm tắt:

    • GIỚI THIỆU

    • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • Tính minh bạch của chính sách tiền tệ

      • Sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ

      • Phân tích định lượng

    • CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở NEW ZEALAND

    • SỰ CỨNG NHẮC TRONG TIẾN TRÌNH ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT

    • DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

      • Dữ liệu

      • Kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết

      • Sự dẫn truyền trong dài hạn và sự thay đổi cấu trúc

    • KẾT LUẬN

  • PHẦN 3. TÓM TẮT BÀI NGHIÊN CỨU

  • Giải thích từ:

  • Phần 4: MỞ RỘNG – xem xét sự dẫn truyền của lãi suất ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan