Con Trâu - Vật cúng tế trong các lễ hội lớn của dân tộc M’nông ở Tây Nguyên pot

4 1K 0
Con Trâu - Vật cúng tế trong các lễ hội lớn của dân tộc M’nông ở Tây Nguyên pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con Trâu - Vật cúng tế trong các lễ hội lớn của dân tộc M’nông Tây Nguyên Đối với đồng bào M’nông Tây Nguyên, lễ vật cúng trong các nghi lễ rất quan trọng vì nó không chỉ thể hiện sự tôn kính, biết ơn các vị thần linh đã che chở, ban cho mưa thuận gió hòa mà còn thể hiện được sự phát triển, đi lên của dân tộc. Trong các lễ hội lớn của người M’nông không thể thiếu bóng dáng con trâu. Ảnh: Internet Đồng bào M’nông Tây Nguyên có một hệ thống nghi lễ xung quanh cuộc sống và mỗi nghi lễ đều gắn liền với một vật cúng nhất định. Những nghi lễ truyền thống không chỉ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của đồng bào đối với các vị thần linh mà còn thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ mà đồng bào dâng lễ vật cúng. Lễ vật cúng thường là trâu, bò, heo, dê, gà… Đối với các lễ hội lớn, đặc trưng như: lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước, lễ mừng thắng lợi, lễ mừng được mùa… thì vật hiến sinh bao giờ cũngcon trâu, nếu không có “ăn trâu” thì chưa được gọi là một lễ quan trọng. Dựa vào sự non, già của con trâu (độ dài và cong của chiếc sừng) để đánh giá lễ hội đó lớn hay nhỏ. Ngày xưa, đồng bào M’nông quan niệm rằng, con trâu càng già, sừng càng dài thì đó mới thực sự là một lễ lớn. Ngày nay, vật hiến sinh cho các nghi lễ truyền thống phụ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng của chúng mà đồng bào làm lễ hiến sinh. Theo quan niệm của đồng bào M’nông, con trâu chính là “vật tổ” xa xưa và “hồn trâu” giúp con người gần gũi với thần linh hơn “các hồn” khác như “hồn nhện”, “hồn dế”, “hồn cào cào”… đây, con trâucon vật nuôi có giá trị kinh tế lớn của gia đình nên khi giết trâu tế thần là thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo cao nhất của con người với thế giới tâm linh. Đồng bào tin rằng “thần trâu”, “hồn trâu” luôn bên cạnh sẽ mang lại may mắn cho gia đình và cộng đồng… Mặt khác, “ăn trâu” còn là dịp thể hiện sự hưng thịnh, trù phú của cộng đồng và là sợi dây gắn kết giữa con người với thế giới tâm linh. Con trâu là “linh hồn”, làm cho buổi lễ thêm sinh động, náo nhiệt và như một “sứ giả” chịu trách nhiệm trình lên các vị thần linh những lời thỉnh cầu, biết ơn của đồng bào. Do đó, trước khi bị giết, trâu được chọn thường được chăm sóc, vuốt ve, tắm rửa sạch sẽ để tạo nên sự linh thiêng khác với những con trâu bình thường. Đặc biệt hơn, đồng bào M’nông còn có nghi thức “khóc trâu” để đưa tiễn “linh hồn” trâu về với thế giới tâm linh. Đối với đồng bào M’nông, lễ vật cúng trong các nghi lễ rất quan trọng vì nó không chỉ thể hiện sự tôn kính, biết ơn các vị thần linh đã che chở, ban cho mưa thuận gió hòa mà còn thể hiện được sự phát triển, đi lên của dân tộc”. Việc dâng lên các Yàng những tặng phẩm là những bằng chứng của đức tin, lòng biết ơn sâu sắc củacon dân làng đối với thần linh và các thế lực siêu nhiên. Mỗi khi dâng hiến các lễ vật, chúng tôi cảm thấy yên lòng hơn rất nhiều vì được sự che chở, dẫn dắt của thần linh. Có thể nói, lễ vật cúng trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào M’nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung là “lá chắn” mang lại sự an toàn, yên vui cho bà con dân làng. Ngày nay, nhịp sống đã thay đổi, nhưng đồng bào M’nông vẫn duy trì được phong tục truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. . Con Trâu - Vật cúng tế trong các lễ hội lớn của dân tộc M’nông ở Tây Nguyên Đối với đồng bào M’nông ở Tây Nguyên, lễ vật cúng trong các nghi lễ rất quan trọng vì nó. với các vị thần linh mà còn thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ mà đồng bào dâng lễ vật cúng. Lễ vật cúng thường là trâu, bò, heo, dê, gà… Đối với các lễ hội lớn, . Có thể nói, lễ vật cúng trong các nghi lễ truyền thống của đồng bào M’nông nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung là “lá chắn” mang lại sự an toàn, yên vui cho bà con dân làng. Ngày

Ngày đăng: 25/03/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan