Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

137 1K 13
Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN* * * * *HOÀNG THỊ THU HƯỜNGNGHIÊN CỨU“HƯNG HÓA KÝ LƯỢC” NHỮNG GIÁ TRỊ CÒN LẠICHUYÊN NGÀNH HÁN NÔMMÃ SỐ: 60.22.40LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂNNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS. ĐINH KHẮC THUÂNHÀ NỘI - 2008 LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài của luận văn này cũng như trong nhiều vấn đề khoa học khác.Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong Hội đồng chấm luận văn, vì những ý kiến góp ý, phê bình của các thầy sẽ giúp cho tôi có những tiến bộ hơn trong học tập và nghiên cứu.Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa thông tin và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất cũng như tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.Tôi xin chân thành cảm ơn nghệ nhân Lò Văn Biến thôn Căng Nà Thị xã Nghĩa Lộ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểm về chữ Thái và tiếng Thái.Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã sát cánh và động viên tôi rất nhiều trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành luận văn.Tác giả luận vănHoàng Thị Thu Hường2 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan:- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.- Luận văn này chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác.- Đề tài luận văn được nghiên cứu một cách nghiêm túc.- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác được tiếp thu một cách chọn lọc, chân thực trong luận văn. Tác giả luận vănHoàng Thị Thu Hường3 MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN . 2 . 2 LỜI CAM ĐOAN . 3 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của đề tài 12 7. Cấu trúc của đề tài 12 PHẦN NỘI DUNG . 15 CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM . 15 1. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật . 15 1. 2. Tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm . 19 1. 2.1. Thời gian, hoàn cảnh ra đời tác phẩm . 19 1. 2.2. Những nội dung chính của tác phẩm 23 Tiểu kết chương 1 . 23 CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU VĂN BẢN “HƯNG HÓA KÝ LƯỢC” . 25 2.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan . 25 2.1.1. Thuật ngữ “Văn bản” . 25 2.1.2. Khái niệm “Văn bản học” 27 2.2. Giới thiệu về văn bản “Hưng Hóa ký lược” 27 2.2.1. Số lượng văn bản, hiện trạng từng văn bản 27 2.2.2. Nội dung tác phẩm 41 2.2.3. Danh sách tài liệu tham khảo mà Phạm Thận Duật đã dựa vào để viết “Hưng Hóa Ký lược” 45 Tiểu kết chương 2 . 50 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM “HƯNG HÓA KÝ LƯỢC” 51 3.1. Giá trị lịch sử . 51 3.1.1. Giá trị về lịch sử địa lý và Diên cách 51 3.1.2. Nhân vật và sự kiện lịch sử 55 3.2. Giá trị về việc nghiên cứu di tích văn hóa các đình, đền, chùa . 59 3.3. Giá trị về mặt nghiên cứu dân tộc học . 61 3.4. Giá trị y học và sản vật 66 3.5. Giá trị về ngôn ngữ, chữ viết 70 3.5.1. Chữ viết (Thổ tự - chữ viết Thái) 71 3.5.2. Ngôn ngữ (Thổ ngữ - Ngôn ngữ Thái) 77 Tiểu kết chương 3 . 89 PHẦN KẾT LUẬN . 92 1. Về các văn bản của “Hưng Hóa ký lược” . 93 2. Về tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” 93 3. Về giá trị của tác phẩm 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 Phụ lục 1 - Các địa danh xưa và nay 99 4 Phụ lục 2 Bảng phiên âm chữ Thái . 106 5 PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiCác tác phẩm địa chí là loại sách ghi chép về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, văn hóa, phong tục, tập quán… của một quốc gia hay một vùng đất. Sách địa chí không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Bỏ qua các phương thức trình bày khác nhau, ngôn ngữ khác nhau của các tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận một đặc điểm chung mà tất cả các tác phẩm dư địa chí đều có. Đó là những kho tàng kiến thức đồ sộ, cần thiết cho việc hoạch định đường lối cai trị, đường lối kinh tế, văn hóa phù hợp với từng vùng của những người quản lý từ trung ương đến địa phương đương thời. Ngoài ra những kiến thức ấy còn vô cùng quan trọng đối với những người nghiên cứu sau này. Đây chính là những bằng chứng xác thực, sống động cho chúng ta tìm hiều về con người, về văn hóa, về quá trình thu hẹp hay mở rộng…. của những vùng đất đai trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc. Cũng như các đất nước khác, sách địa chí xuất hiện ở nước ta từ khá sớm. Thời Lý Lý Anh Tông, có tác phẩm Nam bắc phiên giới địa đồ ghi về hình thế núi sông phong vật, đã thất truyền từ lâu. Thời Trần có An Nam chí lược của Lê Trắc, gồm 19 quyển chủ yếu về sử chí, nhưng trong đó có quyển 1 và quyển 19 thuộc thể loại dư địa chí. Tác phẩm này được giới nghiên cứu đầu thế kỷ XX biết đến qua bản in của Ngạn Minh Hương, người Nhật, xuất bản tại Tokyo. Thời Lê có Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đây là cuốn sách địa chí xưa nhất còn lại đến ngày nay. Thời Nguyễn có các tác phẩm địa chí toàn quốc như Hoàng Việt nhất thống dư chí đời Gia Long, Hoàng Việt địa dư chí đời vua Minh Mệnh, Đại Nam nhất thống chí (1864 1875), sau này còn có Đồng Khánh dư địa chí đời Đồng Khánh. 6 Ngoài ra, còn có sách viết về địa chí khu vực, vùng miền như Ô châu cận lục của Dương Văn An, chép về núi sông, thành trì, phong tục của vùng Thuận Quảng, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng chép về hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam; Hải Dương chí lược của Ngô Thì Nhậm chép về đất đai, phong tục, nhân vật, đinh, thuế …của xứ Hải Dương; Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Cao Bằng thực lục của Nguyễn Hựu Cung; Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng Bình Chính; Bắc thành dư chí lục của Lê Chất; Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch; Tuyên Quang phong thổ ký của Nguyễn Văn Bân….Nằm trong hệ thống sách địa chí khu vực, tác phẩm Hưng Hóalược của Phạm Thận Duật là cuốn sách viết về địa lý, văn hóa, phong tục…của vùng Hưng Hóa xưa (bao gồm toàn bộ tỉnh Sơn La, Lai châu, Điện Biên, Yên Bái và một phần các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ và Lào Cai ngày nay).Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực dư địa chí nói chung, địa chí Hưng Hóa nói riêng (bao gồm các vấn đề : Diên cách (thay đổi địa giới); Cương vực; Đinh điền ngạch thuế; Núi sông; Đền chùa; Thành trì; Cổ tích; Khí hậu; Thổ sản; Phong tục tập quán; Thổ tự (chữ Thái); Thổ ngữ (tiếng Thái)) và tìm hiểu những giá trị mà tác phẩm còn truyền lại đến ngày nay, chúng tôi chọn đề tài “Hưng Hóa lược Những giá trị còn lại”.Thông qua đó, chúng ta có thể thống kê tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của vùng Hưng Hóa dưới triều Nguyễn. Biết được sự thay đổi về địa giới các khu vực qua từng thời kỳ và lý do của sự thay đổi đó; biết về dân số cũng như cơ cấu quan chức địa phương, biết về thổ sản, khí hậu…. Đặc biệt hơn cả là những kiến thức về phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn. Chữ Thái và tiếng Thái được chúng tôi đặc biệt quan tâm trong luận văn này.7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềHưng Hóalược là một tác phẩm dư địa chí có chất lượng không chỉ về mặt nội dung mà còn cả về phương thức trình bày, cùng với tác giả Phạm Thận Duật - nhà thơ, nhà chính trị, tác phẩm này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Trên chính quê hương của tác giả, hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình) dưới sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Văn Huyền, Hoàng Lê, Ngô Thế Long, Phạm Văn Thắm, Nguyễn Hữu Tưởng đã cho ra cuốn sách Phạm Thận Duật cuộc đời và sự nghiệp, được in vào năm 1989, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. Cuốn sách này chia làm ba phần lớn: phần thứ nhất viết về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật; phần thứ hai lược dịch các tác phẩm của tác giả, trong đó có phần dịch về Hưng Hóa ký lược. Tuy nhiên, các dịch giả chỉ giới thiệu qua về phần Thổ tự và Thổ ngữ; Phần thứ ba là phụ lục bao gồm các bài thơ mà tác giả được tặng, đối viếng; Vọng Sơn niên phả và Niên biểu về Phạm Thận Duật.Tiếp đó Viện sử học đã tổ chức hội thảo về Phạm Thận Duật, kết quả cuốn Phạm Thận Duật Sự nghiệp văn hóa, sứ mệnh cần vương ra đời vào năm 1997, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của tác giả nói trên, trong đó có bài: Vài nét về giá trị của sách Hưng Hóalược của Nguyễn Quang Ân, nguyên trưởng phòng tư liệu Viện Sử học lúc bấy giờ; bài: Phong tục tập quán các dân tộc ít người qua “Hưng Hóa ký lược” của Bùi Xuân Đính, nguyên Phó viện trưởng viện Dân tộc học. Ngoài ra còn một loạt các bài viết của các tác giả khác cũng được in trong cuốn sách này.Năm 2000, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin đã cho ra đời ấn phẩm “Phạm Thận Duật toàn tập”, đã cho dịch toàn bộ các tác phẩm của Phạm Thận Duật, trong đó “Hưng Hóa ký lược” được giới thiệu lại với đầy đủ các 8 mục trong sách, bao gồm cả phẩn Thổ tự và Thổ ngữ mà cuốn Phạm Thận Duật Sự nghiệp văn hóa, sứ mệnh cần vương, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1989 đã để lại trước đó. Trong sách cũng có bài nghiên cứu “Hưng Hóa ký lược, cuốn địa phương chí đặc sắc của Phạm Thận Duật” do PGS. Phan Văn Các nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết. Bài viết đã giới thiệu một cách sơ lược về tác phẩm nói trên và đưa ra một số nhận xét hết sức sát đáng về phương thức biên soạn và nội dung tác phẩm đề cập. Giáo sư đã viết: “Có thể nói, với Hưng Hóa ký lược, Phạm Thận Duật đã thể hiện một tư duy khoa học sắc sảo, vượt ra ngoài khuôn khổ đào tạo kiểu từ chương khoa cử đương thời, vươn tới chiếm lĩnh những tri thức bách khoa và thực tiễn để cống hiến đích thực cho khoa học và cho đất nước.”Gần đây nhất, năm 2007, thạc sĩ khoa Ngữ Văn chuyên ngành Hán Nôm Nguyễn Thị Nhung, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bảo vệ thành công luận văn “Hưng Hóa lược - tác phẩm dư địa chí thế kỉ XIX”. Luận văn này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật, đưa ra những đánh giá về giá trị của tác phẩm và có phần phụ lục giới thiệu bản dịch Hưng Hóa ký lược. Tuy nhiên, phần Thổ ngữ và Thổ tự, luận văn cũng giới thiệu rất sơ lược và chúng tôi mong rằng trong luận văn này, ngoài những những nghiên cứu riêng của học viên, chúng tôi còn cố gắng bổ sung thêm một số phần mà những người nghiên cứu trước chưa đề cập đến. 3. Mục đích nghiên cứu“Hưng Hóa ký lược” là một tác phẩm dư địa chí với nội dung bao gồm các mục: Diên cách, cương vực, đinh điền thuế lệ, từ tự, thành trì, cổ tích, khí hậu, thổ sản, tập thượng, thổ tự và thổ ngữ. Nghiên cứu về tác phẩm, cũng chính là nghiên cứu về các nội dung nói trên. Qua đó cho chúng ta thấy được những thay đổi cụ thể về diện tích, tên gọi cũng như về dân số của các vùng 9 trong khu vực qua các thời kỳ khác nhau và các triều đại khác nhau trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.Trong từng tiểu mục của tác phẩm, có lồng ghép đưa ra những câu chuyện lý giải về các phong tục tập quán, tên gọi vùng miền, các dòng sông ngọn núi. Đây chính là những căn cứ để nghiên cứu về xuất xứ tên gọi địa danh cũng như xuất xứ của các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc trong vùng đất Hưng Hóa xưa và nay.Phần Từ tự là một phần rất quan trọng đối với những người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, văn hóa. Vì qua phần này có thể hé mở cho chúng ta biết về nếp sống tôn giáo của dân bản địa, những tôn giáo có sẵn và tôn giáo du nhập; thời kỳ du nhập tôn giáo mới, mục đích của sự du nhập đó cũng như xuất xứ của các đền chùa và các vị thần thánh mà đền chùa đó thờ cúng.Phần Tập thượng ngoài việc cung cấp về số lượng các dân tộc cư trú trong vùng còn đưa ra những kiến thức cụ thể, phong phú về phong tục tập quán của dân bản địa. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với những nhà nghiên cứu dân tộc học, vì họ thể dựa vào đây để đưa ra những lý giải chính xác về các thói quen, những điều tôn sùng và kiêng kị của các dân tộc trong vùng. Ngoài ra, họ cũng có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về những sự thay đổi của các phong tục đó dưới sự tác động của hoàn cảnh chủ quan và khách quan.Đặc biệt, phần Thổ tự và Thổ ngữ không chỉ quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ mà còn quan trọng đối với những ai quan tâm, có hứng thú với ngôn ngữ các dân tộc ít người. Hai tiểu mục này được các nhà nghiên cứu đánh giá như một cuốn từ điển dạy ngoại ngữ, giúp chúng ta có được những cơ sở ban đầu cho việc học chữ và tiếng Thái.10 [...]... 1a 7,13(4); 3a 2,1; 6a - 6,7; 8b 3,2; 21b 5,3; 21b 5,23; 24a 4,9; 25a 3,9; 25b 5,13; 26b 1,2; 44b 6,16; 53b 4,9; 54a 7,5; 56a 5,3; 56b 4,21; 57a 1,18; 58b 2,5; 59a 1,7; 61a 1,7 • Chữ Hoa ( • ): kỵ húy tên của Thuận Đức Nhân hoàng hậu, mẹ vua Thiệu Trị (Hồ Thị Hoa), được viết bớt nét sổ ở giữa thành dạng ( ) Toàn văn bản có 7 chữ Lần lượt ở các vị trí sau: 15b 3,3,6;... kiêng húy những nhân vật như đã trình bày ở trên, phần này không nhắc lại) , cụ thể như sau: • Chữ Thời ( • ) đổi thành tự dạng chữ Thời cổ ( ) có 1 chữ, ở vị trí 2a 1, 1 ; đổi thành chữ Thìn ( 2 ) có 37 chữ, lần lượt ở các vị trí sau: 1b 1, 4; 20b 7, 8; 51b 6, 17; 52b 7, 17; 53b 4, 7; 54a 1, 6; 54b 3, 9; 58b 7, 14; 59a 3, 23; 60a 1, 9; 61b 1, 12; 63b 4, 8; 68a 4, 7; 68b 2,... 3.1 Giá trị lịch sử 13 3.1.1 Diên cách địa lý hành chính các khu vực trong tỉnh Hưng Hóa xưa 3.1.2 Nhân vật và sự kiện lịch sử 3.2 Giá trị về việc nghiên cứu di tích văn hóa các đình, đền, chùa 3.3 Giá trị về mặt nghiên cứu dân tộc học 3.4 Giá trị y học và sản vật 3.5 Giá trị về ngôn ngữ, chữ viết 3.5.1 Chữ viết 3.5.2 Ngôn ngữ Tiểu kết chương ba PHẦN KẾT LUẬN 1 Về các văn bản của Hưng Hóalược ... 2.2 Những nội dung chính của tác phẩm Tiểu kết chương 1 Chương 2: Khảo cứu và giới thiệu văn bản Hưng Hóalược 2.1 Các thuật ngữ và khái niệm liên quan 2.1.1 Thuật ngữ “Văn bản” 2.1.2 Khái niệm “Văn bản học” 2.2 Giới thiệu về văn bản Hưng Hóalược 2.2.1 Số lượng văn bản, hiện trạng từng văn bản 2.2.2 Nội dung chi tiết văn bản Tiểu kết chương 2 Chương 3: Giá trị của tác phẩm Hưng Hóalược ... sau đây: Thứ nhất: vấn đề tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Thứ hai: nội dung tác phẩm, từ đó ra những giá trị mà nội dung mang lại (bao gồm: giá trị lịch sử địa lý; giá trị lịch sử nhân vật, sự kiện; giá trị ngôn ngữ, chữ viết; giá trị về nội dung dân tộc học; giá trị y học và thổ sản) Thứ ba: giới thiệu về phần Thổ tự, cách cấu tạo chung của chữ Thái, phiên âm chữ Thái; Thổ ngữ, cách đọc, ý nghĩa... Khâm định Việt sử thông giám cương mục Cuốn sách Hưng hoálược do ông viết là một công trình địa phương chí rất tiêu biểu và có nhiều giá trị Ngoài ra, ông còn là một nhà thuỷ lợi tài năng, đã đề xuất và bảo vệ những quan điểm đúng đắn, những giải pháp hợp lý và khoa học về công tác trị thủy 23 Trên ba mươi năm làm quan đạt đến nhất phẩm triều đình, tuy ở xa quê hương, nhưng ông luôn luôn để tâm... bản, hiệu: Hv 205 Đây là bản mà nhà thư tịch học Trần Văn Giáp đã lược thuật trong tác phẩm “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm” nổi tiếng của mình Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan, chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận với văn bản này Nhưng theo Trần Văn Giáp: sách chép tay, giấy bản (23 × 16 cm), 90 tờ, tờ 2 trang, mỗi trang 9 dòng, dòng 27 chữ, kiểu chữ hành Đầu sách đề Hưng Hóalược tự, nhưng lại có... chính thức Lời tựa bản A.91 như sau: Phiên âm: Hưng Hóalược tựa Tiên nho vân: khẩu sở dục ngôn, ngôn cổ nhân khẩu; thủ sở dục thư, thư cổ nhân thủ Cái cổ nhân tác trứ cực bị, hậu khả dĩ vô phục chuế hĩ! Duật khứ niên thừa phiếm phạp Hưng Hóa chi Tuần giáo, phỏng tri Lê tiền Hoàng đốc đồng, ngã triều Trần hiệp trấn Ngụy phủ viện, giai hữu Hưng Hóa lục, lụy cấu chi, phất hoạch Hạnh thuật đắc... sâu, ít ai đặt chân đến, những chỗ khả nghi đâu phải ít 22 Duật tôi tự không ngại kiến thức hẹp hòi, lấy hai sách đối chiếu với nhau, với lại sử sách và truyện ký các gia đình dòng họ, chuyện thường kể ở các làng quê đem ra chia thành 12 mục, đặt nhan đề là Hưng Hóalược Điều này chứng minh rằng, Hưng Hóalược được biên soạn trên cơ sở kế thừa hai cuốn sách Hưng Hóa lục” của Hiệp trấn Trần... ngày 6 tháng 9) Ông là tác giả của những cuốn sách: - Hưng Hóalược - Vãng sứ Thiên Tân nhật ký - Hà đê bộ văn tập - Hà đê tấu tư tập - Như Thanh nhật trình - Quan Thành văn tập 18 1 2 Tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Như trên, chúng ta đã biết Hưng Hóalược là một tác phẩm dư địa chí do Phạm Thận Duật biên soạn vào những năm ông giữ chức Tri châu Tuần Giáo Tuy nhiên sự ra đời của công . Thái)) và tìm hiểu những giá trị mà tác phẩm còn truyền lại đến ngày nay, chúng tôi chọn đề tài Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại .Thông qua đó,. từ đó ra những giá trị mà nội dung mang lại (bao gồm: giá trị lịch sử địa lý; giá trị lịch sử nhân vật, sự kiện; giá trị ngôn ngữ, chữ viết; giá trị về nội

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:13

Hình ảnh liên quan

Là tác phẩm được hình thành bởi lòng nhiệt huyết tìm tòi nghiên cứu của tác giả cùng với sự “trợ giúp” của gần 50 tài liệu các loại (sử học, văn  học, dược học, dư địa lý...) đã khiến “Hưng Hóa ký lược” thực sự trở thành  một tác phẩm có giá trị về nhiều  - Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

t.

ác phẩm được hình thành bởi lòng nhiệt huyết tìm tòi nghiên cứu của tác giả cùng với sự “trợ giúp” của gần 50 tài liệu các loại (sử học, văn học, dược học, dư địa lý...) đã khiến “Hưng Hóa ký lược” thực sự trở thành một tác phẩm có giá trị về nhiều Xem tại trang 51 của tài liệu.
Đối chiếu với bảng “Danh mục dân tộc” (Viện Dân tộc học) - Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

i.

chiếu với bảng “Danh mục dân tộc” (Viện Dân tộc học) Xem tại trang 65 của tài liệu.
Theo bảng trên, chúng ta có số lượng cụ thể của từng nhóm từ như sau: - Nhóm từ về thiên văn (thiên văn môn): 23 (từ) - Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

heo.

bảng trên, chúng ta có số lượng cụ thể của từng nhóm từ như sau: - Nhóm từ về thiên văn (thiên văn môn): 23 (từ) Xem tại trang 89 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan