ĐỀ TÀI " Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón " pot

30 471 0
ĐỀ TÀI " Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón TS. NGUYỄN HUY PHIÊU Viện Hoá học Công nghiệp MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI 4 III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ PHÂN BÓN Ở NƯỚC TA 11 IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP 17 V. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 23 VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 26 TÀI LIỆU NGUỒN 30 I. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ngành phân bón đã có những bước tiến rất đáng kể. Trong vòng 10 năm kể từ năm 1990 sản lượng sản xuất và tiêu thụ phân bón đã tăng lên 4 lần (từ 425 nghìn tấn năm 1990 lên đến 1770 nghìn tấn vào năm 2000). Công nghiệp phân bón đã đóng một vai trò rất quan trọng cho chiến lược phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia. Trong tiến trình hòa nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất phân bón, đã trực tiếp bị tác động với sức ép ngày càng lớn. Từ chỗ được trợ giá vận chuyển và bảo hộ bằng thuế quan đối với một số sản phẩm phân bón vào những năm trước, bắt đầu từ năm 2001 sự bảo hộ bằng thuế quan giảm dần và các sản phẩm phân bón phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên thị trường trong nước. Tình hình thời tiết không thuận lợi ở nhiều địa phương cùng với sự thay đổi cơ cấu cây trồng và thị trường phân bón ngày càng phức tạp nên việc sản xuất và tiêu thụ phân bón trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất phân bón trong nước vẫn là sự lựa chọn duy nhất. Để góp phần làm rõ thêm bức tranh tổng thể của ngành sản xuất phân bón Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ về vấn đề này: II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI Đánh giá chung về sản xuất phân bón Trong tương lai gần kỹ thuật chuyển gien chưa thể là phương sách cứu cánh để giải quyết vấn đề lương thực cho nhân loại. Vì vậy muốn duy trì năng suất cây trồng để đảm bảo an ninh lương thực vẫn phải sử dụng phân bón hoá học cùng với các loại phân hữu cơ khác, tính ra mỗi người dân phải đạt 35 kg N/năm. Dự đoán cho tới năm 2015 ngô, lúa và lúa mì vẫn là các loại cây trồng sử dụng nhiều phân bón, sản lượng phân bón của thế giới sẽ tăng khoảng 18 triệu tấn (chất dinh dưỡng) so với năm 2000, đạt khoảng 152.2 triệu tấn, mức độ tăng trưởng 0,9%. Mức độ tăng trưởng mạnh ở Nam và Đông Á (7,7 triệu tấn) và Mỹ La Tinh (3,3 triệu tấn), mức trung bình là ở vùng Hạ Sahara (châu Phi). Mức tiêu thụ phân bón ở Tây Âu giảm cho tới năm 2006, sau đó sản xuất sẽ ổn định. Về sản xuất phân đạm, trước đây phát triển mạnh chủ yếu ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Do giá khí thiên nhiên đắt người ta đã phải nhập khẩu amoniac để sản xuất phân đạm, sau đó đã dịch chuyển quá trình này tới các nước có nhiều khí thiên nhiên ở Caribê, Cận Đông và ở một số nước có mức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakistan. 2/3 mức tăng trưởng này là ở châu Á. Phần đóng góp của Tây Âu đã giảm từ 20% xuống còn 11% Các nhà máy sản xuất amoniac thường được kết hợp với nhà máy sản xuất urê để tận dụng CO 2 khi điều chế amoniac. Chi phí về nguyên liệu chiếm từ 2/3 tới 3/4 toàn bộ chi phí cho sản xuất amoniac. Yếu tố nguyên liệu cũng chiếm hơn 80% toàn bộ chi phí đầu vào đối với sản xuất urê. Trung Quốc và Ấn Độ đã đặt mục tiêu hàng đầu là phải tự cung cấp đủ phân bón. Những thay đổi của họ trong lĩnh vực này có tác động trực tiếp tới giá cả phân bón quốc tế. Về phân lân, hai thập kỷ qua trên thế giới, đã phát triển mạnh việc sản xuất phân lân tại các nước có nguồn photphat thiên nhiên, đặc biệt lâ ở Bắc Phi, Mỹ, các nước Cận Đông, Tây và Nam Phi. Do vậy, người ta đã tiết kiệm được công vận chuyển phân bón đậm đặc, giá trị cao hơn nhiều so với quặng photphat. Trước đây 91% sản lượng axit photphoric do Bắc Mỹ, Tây Âu, Liên Xô (cũ), Nhật Bản sản xuất, hiện nay 83% sản lượng này lại do các nước có nguồn quặng photphat sản xuất. Mức tiêu thụ phân lân tăng trong 30 năm qua chủ yếu là các loại phân sản xuất từ axit photphoric trích ly (MAP, DAP). Dưới đây là số liệu về cơ cấu sản phẩm phân lân của Trung Quốc - một nước có nền nông nghiệp tương tự với nước ta (số liệu năm 2000): Loại phân lân Sản lượng Phân lân truyền thống x 1000T P 2 O 5 3.672 - Supephotphat đơn 3.672 - Supephotphat kép 185 - Phân lân nung chảy 644 Phân phức hợp x 1000T sản phẩm - Nitrophot NP (27 - 13) 797 - MAP (11 - 42) 1.798 - DAP ( 1 8 - 46) 1.509 - NPK (15 - 15 - 15) 3.529 Như vậy trong số phân lân truyền thống, phân supephotphat đơn chiếm tới 81,58%, phân lân nung chảy chỉ chiếm 14,32%. Về sản xuất photpho vàng Photpho vàng được sản xuất theo phương pháp nhiệt điện. Do giá điện đắt nên qui mô sản xuất thường bị giới hạn. Người ta phân loại nhà máy theo công suất. Loại công suất Tấn P 2 O 5 /năm Nước sản xuất Công suất cao 230.000 - 367.000 CHLB Đức, Mỹ Công suất thấp 20.000 - 30.000 Colombia 35.000 - 38.000 Nhật Từ photpho vàng người ta sẽ sản xuất được axit photphoric (nhiệt) và các sản phẩm khác: Sản phẩm Tỷ lệ, % - Axit photphoric nhiệt 85 - 90 Trong đó: + Natri polyphotphat 60 + Photphat làm thức ăn gia súc và thực phẩm 7 - 9 + Phân bón 4 - 8 + Photphat kỹ thuật 10 - Sản phẩm photpho hữu cơ 10 - 15 Điểm mấu chốt của công nghệ sản xuất photpho vàng là tiêu hao nhiều điện năng, chiếm tới 60% chi phí cho nguyên liệu và năng lượng. Để giảm tiêu hao năng lượng người ta đã áp dụng các quá trình năng lượng kỹ thuật, tận dụng nhiệt khí thải của lò photpho để thiêu kết nguyên liệu có kích thước nhỏ hoặc dùng vào những mục đích khác. Quá trình này cho phép giảm tiêu hao nhiên liệu 17 - 20%. Do sử dụng được nguyên liệu và chất khử có kích thước nhỏ nên người ta đã giảm chi phí chủ yếu cho sản xuất chính đến 8 - 10% và giảm giá thành 1T photpho vàng đến 20%. Nguyên liệu cho sản xuất phân lân Tổng trữ lượng quặng photphat của thế giới khoảng 84 tỷ tấn, trong đó khoảng 50 tỷ tấn khai thác mang hiệu quả kinh tế, riêng Ma rốc chiếm 60 tỷ tấn, với chi phí khai thác dưới 36 USD/T nước này có thể khai thác trong vòng 28 năm, nếu với chi phí lên tới 90 USD/T thì có thể khai thác 1000 năm. Lưu huỳnh cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật nhưng phần lớn được sử dụng để sản xuất axit sunphuric phục vụ sản xuất phân lân. Khoảng 85% lưu huỳnh nguyên tố được lấy từ các nguồn hyđrocacbon dưới dạng một sản phẩm phụ của lọc dầu, xử lý khí thiên nhiên với giá rất thấp Muốn sản xuất 1 tấn P 2 O 5 Cần gần 1 tấn lưu huỳnh, nên giá lưu huỳnh sẽ là một phần quan trọng trong chi phi sản xuất axit photphoric. Nguyên liệu cho sản xuất phân kali Phần lớn trữ lượng kali tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế, trong đó khoảng 70% được xuất khẩu ở dạng nguyên khai, chỉ 10-12% dưới dạng phân bón hỗn hợp. Canađa và Liên xô (cũ) chiếm 2/3 mức xuất khẩu kali của thế giới. Ở Thái Lan có hai vùng trũng có muối kali là Corat và Sekhonakhon. Trũng Sekhonakhon kéo dài sang cả đồng bằng Viếng Chăn của Lào. Tổng diện tích chứa muối là khoảng 50.000 km 2 , trong đó trũng Corat khoảng 33.000 km 2 , trũng thứ hai rộng chừng 17.000 km 2 , trong đó Thái Lan chiếm khoảng 14.000 km 2 , còn ở Lào khoảng 3.000 km 2 . Theo đánh giá ban đầu, trữ lượng muối kali ở Thái Lan có khoảng 270 tỷ tấn. Còn ở Lào theo kết quả công tác tìm kiếm đánh giá năm 1985 – 1986 của các nhà địa chất Việt Nam và Lào tại vùng Đông Xiêng Đi (ngoại ô Viêng Chăn) có trữ lượng 1.617 triệu tấn quặng, hàm lượng trung bình 12,34% KCl, tính ra tinh quặng là 199 triệu tấn. Tại vùng Bản Natàn cách Viêng Chăn 35 km về phía Đông Bắc trữ lượng ước tính là 2,54 tỷ tấn KCl. Hàm lượng KCl trong quặng ở đây đạt 21,58%. Số liệu về mức sử dụng phân bón trên thế giới cho thấy lượng phân bón tính trên một ha bình quân vẫn còn thấp, song từng nước và khu vực riêng có thể lại khá cao (tính theo chất dinh dưỡng): Tên nước Lượng bón (kg/ha) Đất canh tác (ha/đầu người) Thế giới 98,7 0,215 Trung Quốc (1999) 203,4 0,106 Thái Lan (2000) 200,0 0,27 Nhật Bản 396,3 0,032 Pháp 277,0 0,316 Đức 283,2 0,144 Hà Lan 596,5 0,059 Anh 364,7 0,104 [...]... xuất phân bón có thể đi sâu nghiên cứu sản xuất nhiều chủng loại phân bón hỗn hợp phù hợp với từng loại cây trồng, đất trồng, phù hợp với quy trình canh tác của nông dân, nhất là ở các tỉnh phía Bắc Theo số liệu của Trung Quốc phân hỗn hợp chiếm 34% tỷ trọng phân bón nói chung Ở nước ta đối với cây lúa, quy trình bón phân của nông dân là bón lót toàn bộ phân lân, một nửa lượng phân đạm, sau đó mới bón. .. bà con nông dân sử dụng và bón phân cân đối hợp lý, biết các loại phân bón gì cho cây trồng nào kết hợp với kỹ thuật canh tác khoa học là điều hết sức quan trọng và việc nâng cao dân trí về kỹ thuật bón phân sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ phân bón V VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu hiện tại về phân bón ở Việt Nam cần khoảng... tấn phân lân chế biến, 1,5 triệu tấn phân hỗn hợp NPK 600 ngàn tấn phân DAP, 400 ngàn tấn môn sunphat và 500 ngàn tấn phân kali Đến năm 2005 nhu cầu về các loại phân bón sẽ là 8 đến 10 triệu tấn, đạt mức tăng trương từ 8 đến 10% Trong đó phân urê cần 2,5 triệu tấn, phân NPK - 2.2 triệu tấn phân lân 1,7 triệu tấn, DAP - 800 ngàn tấn, phân kali - 900 ngàn tấn Về phân lân Nhằm đáp ứng nhu cầu phân bón. .. trong khi thị trường phân bón rất đa dạng, phức tạp, có khi còn lẫn cả hàng kém chất lượng - Sức mua phân bón của nông dân còn hạn chế do giá nhiều hạng mục đầu vào còn cao và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chưa được ổn định, nhất là khâu chế biến và lưu thông - Giá thành phân bón có thể còn cao IV MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP Để góp phần tháo gỡ khó khăn chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp sau đây:... quản lý chất lượng phân bón thật chặt chẽ Các chuyên gia FAO đã đưa ra một nhận xét: điều kiện tiên quyết để phát triển thành công nông nghiệp và thị trường phân bón là nền kinh tế phải ổn định, tăng trưởng kinh tế đều đặn, lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái ổn định, hợp lý 2 Đối với Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Chúng tôi xin kiến nghị với Tổng công ty một số vấn đề như sau: -Tổng Công ty chỉ đạo để... công suất lên 1,6 triệu tấn/năm Về phân hỗn hợp NPK : Hiện có khoảng 30 nhà máy sản xuất phân hỗn hợp NPK với công suất 2.1 triệu tấn/năm, trong đó có 18 nhà máy thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, riêng 4 nhà máy liên doanh đối với nước ngoài đã đạt công suất 1,4 triệu tấn/năm Để phục vụ kế hoạch phát triển công nghiệp phân bón trên đây, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ cần được tiến hành theo... (Số liệu trên chưa tính đến cây lâm nghiệp, mỗi ha rừng cũng cần 20kg N/năm) III TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ PHÂN BÓN Ở NƯỚC TA Trước hết chúng tôi xin trình bày về tình hình sản xuất và nhập khẩu phân bón Việt Nam năm 2000, sau đó là biến động của năm 2001 Loại phân Sản xuất (1000T) Nhập khẩu (1000T) Urê 76 2.100 Amôn sunfat 76 436 Phân lân 1.130 - Phân NPK 1.400 200 DAP - 400 Phân Kali - 637 Phân. .. công suất 2 T/h TS NGUYỄN HUY PHIÊU Viện Hoá học Công nghiệp TÀI LIỆU NGUỒN 1 Nguyễn Xuân Thuý, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Tình hình cung cấp và sản xuất phân bón ở Việt Nam, Hội nghị châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội phân bón Quốc tế, Hà Nội, tháng 10 - 2001 2 Nguyễn Văn Bộ, Vụ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ernst Mutert, PPI/PPIC, Bón phân cân đối để nâng cao năng suất mùa vụ ở Việt... Ngoài vấn đề đa dạng hóa các chủng loại phân bón, các nhà máy phân bón cũng cần sản xuất thêm các sản phẩm hóa chất khác dể dùng cho chính mình và phục vụ cho các ngành khác, nhất là cho công nghiệp dầu khí để tăng thêm giá trị hàng hóa Chẳng hạn, trước mắt có thể sử dụng Na2SiF6 làm chất khoáng hóa cho lò nung xi măng để giảm nhiệt độ nung, sau đó sẽ sản xuất criolit dùng cho công nghiệp điện phân nhôm... La với giá điện giảm xuống chắc chắn công nghệ sản xuất photpho vàng sẽ có cơ hội phát triển Lúc đó có thể xây dựng xưởng với quy mô 3000 T/n (xưởng định hình của ngành) Ngay bây giờ Tổng Công ty có thể tính toán đến khả năng sản xuất điện phục vụ cho sản xuất photpho vàng VI MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Nhà nước Ngành công nghiệp phân bón không nên được xem xét một cách độc lập Các chuyên gia FAO cho . ĐỀ TÀI Một số suy nghĩ về ngành công nghiệp phân bón TS. NGUYỄN HUY PHIÊU Viện Hoá học Công nghiệp MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 3 II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI. thể của ngành sản xuất phân bón Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ về vấn đề này: II. VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP PHÂN BÓN CỦA THẾ GIỚI Đánh giá chung về sản. phân bón nói chung. Ở nước ta đối với cây lúa, quy trình bón phân của nông dân là bón lót toàn bộ phân lân, một nửa lượng phân đạm, sau đó mới bón đón đòng và bón thúc bằng một nửa lượng phân

Ngày đăng: 25/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan