luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx

88 267 0
luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ” 2 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANHSỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ…………………………………… 3 1.1. Tổng quan về cạnh tranh…………………………………………………… 3 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh……………………………………………………… 3 1.1.2. Phân loại cạnh tranh………………………………………………………… 6 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh …………………………………………………… 7 1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá………………………………………………… 9 1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………… 9 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá…………………… 9 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá……………………………………………………… 11 1.2.4. Các công cụ cạnh tranh…………………………………………………… 14 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu……… 17 1.3.1. Đối với doanh nghiệp……………………………………………………… 17 1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân……………………………………………… 18 1.3.3. Đối với xã hội………………………………………………………………… 19 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ……………………………………………… 20 2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ……………………………………………… 20 2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ……………………………………………… 20 2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ……………………………………………… 21 2.1.3. Quan hệ Việt NamHoa Kỳ…………………………………………………. 27 2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ………………………………………………… 31 2.1.4.1. Tình hình sản xuất……………………………………………… 31 2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ…………………………………………………… 32 2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép………………………… 32 2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam………………… 35 2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam………………………………… 35 2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam……………………………………… 37 2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam…………………………… 40 2.2.3.1. Thị trường EU…………………………………………………………… 40 2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ………………………………………………………… 41 2.2.3.3. Thị trường Mêhicô………………………………………………………… 42 2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản……………………………………………………… 42 2.2.3.5. Thị trường châu Phi……………………………………………………… 43 4 2.2.3.6. Các thị trường khác………………………………………………………… 44 2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ…… 45 2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu…………………………………………… 45 2.3.2. Thị phần của hàng hoá………………………………………………………… 48 2.3.3. Giá bán hàng hoá……………………………………………………………… 49 2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ … 51 2.4.1. Ưu điểm………………………………………………………………… 51 2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt………………… 51 2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng…………………………… 53 2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao……………………… 54 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân…………………………………………… 55 2.4.2.1. Hạn chế……………………………………………… 55 2.4.2.2. Nguyên nhân……………………………………………… 57 CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ… 60 3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam…………… 60 3.1.1. Cơ hội………………………………………………………………… 60 3.1.2. Thách thức……………………………………………………………… 63 3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép…………………………………… 67 5 3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam…………… 69 3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ…………………………………………… 69 3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư………………………………………………… 69 3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu………………………………… 70 3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực…………… 71 3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam…………………… 72 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp………………………………………… 73 3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp……………………………………… 73 3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã……………………………………………… 74 3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng………………………………… 75 3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại…………………………………… 76 3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam……………………… 76 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 81 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định ở mức cao và được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”. Nước ta đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia thể hiện được những lợi thế so sánh của mình . Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giầy dép luôn là mặt hàng chủ chốt – không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép với sản phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia. Nhận thức được đây là một vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài 7 “Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ” là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trong nội bộ ngành. Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ. 5. Kết cấu luận văn Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranhsức cạnh tranh của hàng hóa Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. 8 Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của em có hạn, tài liệu tham khảo còn chưa đa dạng và đây cũng là một đề tài còn mới nên trong luận văn này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. 9 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “cạnh tranh” là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế học. Đã có rất nhiều nhà kinh tế học có đóng góp cho lý thuyết về cạnh tranh. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: trường phái cổ điển và trường phái hiện đại. Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc trường phái Viên; Tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển. Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy được sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, Các Mác cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nằm giành giật được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đề thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh”, một số nhà khoa học cho rằng: cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa – dịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành 10 động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Theo quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là quá trình đào thải loại bỏ những chủ thể kinh doanh yếu kém, ít khả năng thích ứng với thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất để từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội. Hiện nay, trong kinh tế học còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện cũng chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn “Niên giám cạnh tranh thế giới”. Cả hai phương pháp trên đều do một số giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. Trong tác phẩm lợi thế cạnh tranh quốc gia, Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế [...]... thụ trên thị trường Chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường Mặt hàng nào có thị phần càng lớn thì càng có sức cạnh tranh cao Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì mặt hàng đó có sức cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đối với thị trường là rất kém Khi đề cập đến thị phần, người ta thường phân biệt thị phần của sản phẩm so với thị. .. cũng tốt hơn 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 2.1.1 Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Mỹ hoặc Hoa Kỳ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủ đô Washington) hợp thành Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và vịnh Mexico, Đông giáp... quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích 1.1.2 Phân loại cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh - Cạnh tranh giữa người bán và người mua - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể - Cạnh tranh dọc - Cạnh tranh ngang Xét theo hình thái cạnh tranh - Cạnh tranh hoàn hảo hay gọi là cạnh tranh thuần túy - Cạnh tranh không... cho Cisco, máy in cho HP… 33 Qua những đặc điểm cơ bản trên, việc được Hiệp định thương mại và giành được quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Hoa Kỳ có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, Việt Nam chỉ cần chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường Hoa Kỳ cũng đã là rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, ví dụ kim ngạch ngoại thương giữa Việt NamHoa Kỳ chỉ cần chiếm... biệt sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa với sức cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau Sức cạnh tranh của hàng hóa có được do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp, nền kinh tế tạo ra nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa Tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện sức cạnh tranh. .. của mặt hàng Thị phần của hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh Thị phần của một hàng hóa trên thị trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm mà mặt hàng đó có mặt trên thị trường so với tổng số hàng hóa Thị phần của một hàng hóa trên thị trường được xác định bằng công thức sau: Thị phần của hàng hóa X trên thị trường = MX/M x 100% Trong đó: MX: Số lượng hàng hóa X được tiêu thụ trên thị trường M: Tổng... nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới 1.1.3 Vai trò của cạnh tranh Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có tính cạnh tranh cao Vì nói đến kinh tế thị trường là nói tới cạnh tranh, không có cạnh tranh thì không còn gọi là nền kinh tế thị trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và các quy luật... của thị trường Hoa Kỳ Dung lượng thị trường Hoa Kỳ rất lớn do Hoa Kỳ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao Sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều Trong năm 2004, tổng doanh số bán hàng tại Hoa Kỳ đã lên tới hơn 4 nghìn tỷ USD, tăng 8% so với năm 2003 Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Hoa Kỳ đã từ 6% giảm xuống còn 1% Hàng hoá mà người Hoa Kỳ tiêu... dùng quốc tế 1.3.2 Đối với nền kinh tế Một mặt, tổng số sức cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi sức cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp Mặt khác, sức cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước ( đặc biệt trong điều kiện hội... lượng cao hơn, thậm chí trả giá cao hơn, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm 1.2.4 Các công cụ cạnh tranh Công cụ cạnh tranh là tập hợp các yếu tố, các chính sách, kế hoạch, chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh Việc lựa chọn các công cụ và biện pháp cho phù hợp để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể là cả một nghệ thuật trong cạnh tranh 21 Cạnh tranh . trạng sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị. nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép

Ngày đăng: 24/03/2014, 05:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan