Báo cáo "Những vấn đề về sự tự nguyện khi kết hôn " docx

5 1.2K 7
Báo cáo "Những vấn đề về sự tự nguyện khi kết hôn " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 17 Ngô Thị Hờng * ết hônsự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Về mặt x hội, hôn nhân là sự liên kết mang tính quy luật giữa hai cá nhân thuộc hai giới nam và nữ. Về mặt pháp lí, hôn nhân là sự liên kết giữa một ngời đàn ông và một ngời đàn bà trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận. Nh vậy, mục đích của việc xác lập hôn nhân là để xây dựng gia đình. Khi nam, nữ kết hôn với nhau, giữa họ phát sinh quan hệ hôn nhân và đồng thời cũng hình thành nên gia đình. Vợ, chồng là hai chủ thể của quan hệ hôn nhân và cũng là hai thành viên của gia đình. Gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng, là tế bào của x hội. X hội muốn tồn tại và phát triển thì ngoài việc phải giải quyết những vấn đề cơ bản nh các chính sách kinh tế, an ninh x hội, chính sách đối ngoại còn phải đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của gia đình. Việc Nhà nớc công nhận quan hệ hôn nhân cũng chính là công nhận sự hình thành của gia đình. Hôn nhân đợc Nhà nớc thừa nhận khi các bên nam, nữ tuân thủ các điều kiện đợc luật hôn nhân và gia đình quy định vào thời điểm họ xác lập mối quan hệ này. Một trong các điều kiện quan trọng là sự tự nguyện của các bên nam, nữ khi kết hôn. Điều đó đ đợc thể hiện trong hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nớc ta. Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: Con trai và con gái đến tuổi đợc hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào đợc ép buộc bên nào, không một ai đợc cỡng ép hoặc cản trở. Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định: Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào đợc ép buộc bên nào, không ai đợc cỡng ép hoặc cản trở. Nh vậy, tự nguyện kết hôn là quyền của nam, nữ. Sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lí. Tự nguyện kết hôn là không có hành vi cỡng ép hoặc lừa dối để kết hôn đồng thời phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Nam, nữ khi kết hôn phải đợc tự do bày tỏ ý chí của mình là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. ý chí của các bên phải đợc thể hiện bằng những hình thức nhất định, đó là sự bày tỏ ý chí. Nhờ có sự bày tỏ ý chí mới có thể đánh giá và K * Giảng viên Khoa t pháp Trờng Đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 18 - tạp chí luật học hiểu đợc ý chí của các bên. Pháp luật đòi hỏi sự bày tỏ ý chí của các bên nam, nữ phải thống nhất với ý chí thực của họ. Nếu sự bày tỏ ý chí của các bên nam, nữ lại không phản ánh đúng ý chí của họ thì có thể coi là thiếu sự tự nguyện khi kết hôn và có thể bị tòa án ra quyết định hủy hôn nhân đó. Nh vậy, có sự tự nguyện hay thiếu sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn quyết định tính hợp pháp hay trái pháp luật của hôn nhân và ảnh hởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ hôn nhân. Việc đánh giá yếu tố tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ kiện về hủy hôn nhân trái pháp luật. Nhng để đánh giá sự tự nguyện của các bên khi kết hôn là vấn đề khó khăn và phức tạp. Không thể chỉ căn cứ vào tờ khai đăng kí kết hôn và vào lời khai của các bên nam, nữ trớc cán bộ hộ tịch mặc dù tờ khai đăng kí kết hôn và lời khai của nam, nữ trớc cán bộ hộ tịch là hình thức bày tỏ ý chí của họ. Bởi vì, thực tế có trờng hợp nam, nữ cùng khai là họ tự nguyện kết hôn nhng thực chất thì một trong hai bên hoặc cả hai bên không hoàn toàn tự nguyện thực sự do họ bị cỡng ép, bị lừa dối hoặc do kết hôn giả tạo. Vì thế, để đánh giá sự tự nguyện thực sự của các bên trong việc kết hôn cần phải dựa trên yếu tố tình cảm, đó chính là tình yêu đích thực giữa nam và nữ. Đôi bên phải có sự yêu thơng lẫn nhau và đây cũng chính là động lực thúc đẩy hai con ngời đi đến hôn nhân. Theo Ph. Ăngghen thì sự luyến ái giữa đôi bên phải là lí do cao hơn hết thảy mọi lí do khác trong việc kết hôn (1) . Theo tiến sĩ tâm lí học ngời Mỹ - Sol Gordon thì tình yêu đích thực đợc biểu hiện dới những đặc tính là hai ngời phải hết lòng vì nhau, thời gian có ý nghĩa bên nhau, họ bày tỏ sự quý trọng nhau và tinh thần sảng khoái, lành mạnh, họ có khả năng đơng đầu với những khó khăn phía trớc và chống chọi lại một cách tích cực, họ trao đổi với nhau chân thành, cởi mở Khi đ xác định và đánh giá rằng các bên thực sự có tình cảm yêu thơng nhau và xuất phát từ tình cảm đó nên hai bên mới mong muốn đợc trở thành vợ chồng để cùng nhau chung sống, để gắn bó với nhau, để chia ngọt sẻ bùi thì khi đó, việc kết hôn của họ đợc coi là tự nguyện. Sự tự nguyện thực sự của các bên nam, nữ là điều kiện cần phải có khi họ kết hôn. Song, sự tự nguyện kết hôn của các bên phải nhằm đạt tới mục đích của việc kết hôn là cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận. Nếu nam, nữ tự nguyện kết hôn nhng không nhằm mục đích đó thì sự tự nguyện của họ cũng coi nh không có ý nghĩa pháp lí. Ví dụ: A yêu B, mong muốn kết hôn với B; B không yêu A và cũng không muốn chung sống với A nhng vì A có quốc tịch nớc ngoài nên B đ đồng ý kết hôn với A chỉ nhằm mục đích để đợc nhập quốc tịch theo A và đợc xuất cảnh rồi sau đó B xin li hôn. Rõ ràng, đây là việc kết hôn giả tạo. Mặc dù luật hôn nhân và gia đình hiện hành cha đề cập vấn đề hôn nhân giả tạo nhng Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 19 1986 đ quy định: Nhà nớc bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Nh vậy, trong trờng hợp trên, mặc dù vẫn có sự tự nguyện của các bên nhng việc kết hôn là trái với đạo đức x hội, trái với mục đích của hôn nhân và do đó vẫn có thể coi là hôn nhân trái pháp luật và tòa án nhân dân có quyền hủy hôn nhân. Có thể so sánh với các quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) về giao dịch dân sự vô hiệu: Nếu giao dịch dân sự do các bên xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác hoặc giao dịch đợc xác lập không nhằm mục đích phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên thì giao dịch đó cũng bị coi là vô hiệu (Điều 138 BLDS). Đối với trờng hợp kết hôn nhng thiếu sự tự nguyện của các bên thì tòa án có thể hủy hôn nhân. Thiếu sự tự nguyện khi kết hôn là do có hành vi cỡng ép hoặc hành vi lừa dối kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể thế nào là có hành vi cỡng ép và hành vi lừa dối để kết hôn. Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối caovăn bản hớng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình 1986 cũng không quy định. Theo chúng tôi hành vi cỡng ép là buộc một ngời phải kết hôn với ngời mà họ không yêu thơng, không mong muốn kết hôn. Hành vi cỡng ép kết hôn trên thực tế có nhiều mức độ và hình thức khác nhau nhng theo Thông t số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hớng dẫn xử lí về mặt dân sự những việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn thì chỉ coi là có hành vi cỡng ép để xử hủy hôn nhân trong trờng hợp hành vi thực sự có tính chất cỡng ép, nh đ dùng bạo lực về thể chất hoặc tinh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đơng sự, làm mất hẳn sự tự nguyện của họ khi kết hôn. Hành vi dùng bạo lực về thể chất hoặc tinh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đơng sự, theo chúng tôi, đó là sự đe dọa trực tiếp của một bên gia đình hoặc của ngời khác, làm cho bên kia quá sợ hi mà phải kết hôn nhằm tránh những hậu quả có thể xảy ra gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của bản thân ngời kết hôn hoặc của ngời thân của họ. Thực tế cho thấy, hành vi đe dọa có thể nhằm vào chính ngời kết hôn nhng cũng có thể nhằm vào những ngời thân thích của họ. Bởi tính chất đặc thù của mối quan hệ gia đình là yếu tố tình cảm nên sự đe dọa nhằm vào cha mẹ, con hoặc anh chị em của ngời phải kết hôn thì cũng coi là thiếu sự tự nguyện kết hôn. Trong giao lu dân sự, các giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu khi có hành vi đe dọa cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những ngời thân thích (Điều 142 BLDS). Ngời thực hiện hành vi cỡng ép kết hôn có thể là một trong hai ngời kết hôn nhng cũng có thể là từ phía gia đình của một bên đối với bên kia. Ví dụ: Cha mẹ nghiên cứu - trao đổi 20 - tạp chí luật học và anh chị em của chị B đ cỡng ép, đe dọa buộc anh A phải kết hôn với chị B. Vấn đề cần đặt ra là đối với trờng hợp một ngời vì tôn kính cha mẹ mà đ nghe theo cha mẹ để kết hôn trái với ý muốn của mình thì có thể bị coi là có hành vi cỡng ép kết hôn, là thiếu sự tự nguyện không? Theo chúng tôi, trờng hợp này không coi là thiếu sự tự nguyện của ngời kết hôn, bởi vì dù nghe theo lời khuyên của cha mẹ nhng con vẫn có quyền tự mình quyết định. Luật hôn nhân và gia đình quy định con có nghĩa vụ lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ không có nghĩa là con phải nghe theo những lời khuyên trái với đạo đức x hội, trái với pháp luật. Đồng thời, chỉ coi là thiếu sự tự nguyện khi đơng sự vì quá sợ hi mà bị tê liệt ý chí. Trong trờng hợp trên, cha mẹ không đe dọa mà chỉ khuyên răn, thuyết phục và con vẫn có quyền tự lựa chọn. Thiếu sự tự nguyện khi kết hôn còn biểu hiện có sự lừa dối khi kết hôn. Lừa dối là trờng hợp một bên hoặc ngời thứ ba đ có hành vi cố ý nói sai sự thật về một ngời nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về bản thân ngời mà họ sẽ kết hôn, làm cho họ tởng lầm mà đồng ý kết hôn. Theo Thông t số 112/NCPL nêu trên, nếu một bên đ dùng thủ đoạn, mu chớc gian xảo để lừa dối bên kia một cách nghiêm trọng nh che giấu lí lịch chính trị hoặc t pháp đặc biệt xấu của mình, làm cho bên bị mắc lừa đồng ý kết hôn thì cũng coi là việc vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn. Theo hớng dẫn tại Thông t này, nếu một ngời có lí lịch chính trị hoặc t pháp đặc biệt xấu mà lại nói dối nhằm che đậy, xóa nhòa để ngời kia tởng lầm là ngời tốt mà đồng ý kết hôn thì coi là hành vi lừa dối khi kết hôn. Vấn đềkhi xác định lí lịch chính trị và lí lịch t pháp đặc biệt xấu thì cần căn cứ vào những chuẩn mực nào? Trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành cha có quy định rõ về vấn đề này. Có thể hiểu lí lịch chính trị xấu của một ngời là ngời đó cha nâng cao ý thức giác ngộ chính trị nên đ có những sai lầm lớn, nghiêm trọng trong việc thực hiện đờng lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nớc. Lí lịch t pháp là hồ sơ về phơng diện t pháp của mỗi ngời nhằm ghi nhận, lu giữ để chứng tỏ rằng ngời đó đ từng can án, phạm tội gì và phải chịu hình phạt nh thế nào, đ đợc xóa án cha. Nếu một ngời che giấu lí lịch t pháp đặc biệt xấu để kết hôn thì coi nh thiếu sự tự nguyện, vi phạm Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình 1986. Vậy lí lịch t pháp đặc biệt xấu là gì? Nếu coi ngời phạm tội nghiêm trọng là có lí lịch t pháp đặc biệt xấu thì nh vậy, có nghĩa là ngời phạm tội ít nghiêm trọng không có lí lịch t pháp đặc biệt xấu và nếu họ nói dối để kết hôn thì chúng ta vẫn thừa nhận hôn nhân đó là hợp pháp. Theo chúng tôi, việc xem xét không thể chỉ căn cứ vào việc ngời đó phạm tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà cần căn cứ vào việc họ phạm tội có chứng tỏ rằng họ thiếu t cách đạo đức làm chồng, làm cha hay làm vợ, làm mẹ; rằng họ không thể xây dựng đợc gia đình hạnh phúc hay không. Trong trờng hợp ngời phạm tội nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 21 nghiêm trọng nh tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết ngời hay tội cớp, bỏ trốn đang bị truy n nhng đ nói dối để kết hôn, sau đó ngời vợ (hay chồng) bị lừa dối đó mới biết và cho rằng mình bị lừa dối mà kết hôn, yêu cầu hủy hôn nhân thì cần phải hủy hôn nhân đó. Nhng nếu trờng hợp một ngời phạm tội nghiêm trọng đ nói dối để kết hôn sau đó vợ hoặc chồng họ phát hiện ra nhng lại thông cảm với hoàn cảnh của họ mà không yêu cầu hủy hôn nhân thì tòa án cũng không nên hủy hôn nhân khi có yêu cầu của những ngời khác có quyền yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật. Trong trờng hợp một ngời phạm tội ít nghiêm trọng nhng đ nói dối để kết hôn, sau đó vợ hoặc chồng họ lại đòi hủy hôn nhân vì cho rằng đ bị lừa dối thì tòa án nên hủy hôn nhân đó. Ví dụ: Anh M đang có vợ là chị K nhng lại chung sống nh vợ chồng với chị H nên bị tòa án xử phạt 2 năm (theo Điều 144 BLHS). Nếu theo Điều 8 BLHS thì M phạm tội ít nghiêm trọng. Sau khi mn hạn tù, M và K li hôn. Sau li hôn, M muốn kết hôn với P nên đ nói dối P rằng mình đ bỏ vợ vì vợ (chị K) ngoại tình. P đ tin M nên đồng ý kết hôn. Sau một thời gian chung sống, P phát hiện M đ bị đi vì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cho rằng mình bị M lừa dối nên đ yêu cầu tòa án hủy hôn nhân giữa P và M. Đối với trờng hợp này, theo chúng tôi cũng cần coi rằng P bị lừa dối do có sự hiểu lầm về t cách đạo đức của M. Hành vi vi phạm pháp luật của M đ chứng tỏ M không có ý thức vun đắp xây dựng hạnh phúc gia đình và P thấy rằng việc phải chung sống với M là sự xúc phạm lớn, rằng vì hành vi phạm tội của M mà P không thể chấp nhận cuộc sống chung thì cũng nên coi M là đ có lí lịch t pháp xấu. Từ sự phân tích trên đây, có thể kết luận rằng chỉ những trờng hợp lừa dối mang tính chất nghiêm trọng thì mới coi là thiếu sự tự nguyện của các bên khi kết hôn. Đối với những trờng hợp cũng có sự lừa dối nhng là nói sai về tuổi tác, về nghề nghiệp, về gia đình thì chỉ coi là sự nhầm lẫn. Ví dụ: Một ngời làm bảo vệ ở một công ti nhng nói dối là làm kế toán trởng, một ngời bố mẹ làm ruộng sống ở nông thôn lại nói dối là Việt kiều sống tại Pháp làm cho bên kia tởng lầm mà kết hôn thì trờng hợp này không coi là thiếu sự tự nguyện. Nếu vì sự nhầm lẫn đó mà dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng thì theo yêu cầu của họ, tòa án chỉ có thể xử theo thủ tục li hôn chứ không thể xử hủy hôn nhân trái pháp luật. Nh vậy, ý chí tự nguyện của nam, nữ là điều kiện cần thiết quyết định tính hợp pháp của hôn nhân. Song, việc đánh giá sự tự nguyện không chỉ căn cứ vào ý chí thực sự của nam, nữ dựa trên tình yêu thơng chân thành giữa họ mà còn phải dựa trên cơ sở pháp lí là mục đích của việc kết hôn, là mong muốn của những ngời kết hôn đạt tới. Mục đích đó không có gì khác là để đợc cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững./. (1).Xem: Ph. Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình của chế độ t hữu và của nhà nớc. . thiếu sự tự nguyện khi kết hôn và có thể bị tòa án ra quyết định hủy hôn nhân đó. Nh vậy, có sự tự nguyện hay thiếu sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn. thì khi đó, việc kết hôn của họ đợc coi là tự nguyện. Sự tự nguyện thực sự của các bên nam, nữ là điều kiện cần phải có khi họ kết hôn. Song, sự tự nguyện

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan