DÂN SỐ - ĐỊNH CƯ MÔI TRƯỜNG potx

129 662 7
DÂN SỐ - ĐỊNH CƯ MÔI TRƯỜNG potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE DÂN SỐ - ĐỊNH CƯ MÔI TRƯỜNG (In lần thứ II) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 2001 1 Preface The textbook on “Demography, human settlements and environment” has been established in the framework of the project “Capacity building for environmental management in Vietnam”. The educational component of the project targets the Master programme, organised by the Faculty of Environmental Sciences at the Hanoi University of Science, Vietnam National University. A specific project objective was to develop reference materials for the students. The result is five textbooks, including this one, which have been published with the Vietnam National University Publishing House, whose co- operation enabled 750 copies to be published, instead of the original target of 250 copies. Peel review is crucial for quality control and has been a structural component of the textbook development. The main objective of the peer review process was to generate comments and detailed suggestions to improve the manuscripts. Dr. Nguyen Dinh Hoe, completed a draft textbook in January 1999. In March 1999, the Hanoi University of Science organised a review workshop, in which twenty-seven academics participateô. The review was based on the following main criteria, set by the university: l) scientific quality; 2) up-to- dateness; 3) pedagogical quality. In addition, an extensive external peer review was completed, including scientists from universities and research institutes in Hanoi and Ho Chi Minh City. A final review was organised by the publishing house. The authors have adapted their manuscripts according to the comments expressed. Acknowledgements On behalf of the Project Advisory Committee, we would like to congratulate the author, Dr. Nguyen Dinh Hoe of the Faculty of Environmental Sciences, for successfully completing the development of this textbook. We take the opportunity to kindly thank Ass. Prof. Le Trong Cuc, former director of the Centre for Natural Resources and Environmental Studies at the Vietnam National University of Hanoi, Dr. Pham Thi Mong Hoa, the Centre for Human Geography at the National Centre for Social and Humanity Science in Hanoi, and Dr. Tran Van Thuy, Institute of Geography of the National Centre for Natural Science and Technology in Hanoi, for their active participation in the peer review process. Also, we acknowledge the constructive co-operation of the Vietnam National University Publishing House. Finally, we express our sincerest gratitucte to the European Commission for funding the project on “Capacity building for environmental management in Vietnam” and enabling the development and publication of the textbook on “Demography, human settlements and environment”. The editors, Prof. Mai Dinh Yen, Faculty of Binlogy, Hanoi University of Science, Vietnam National University Prof. Luc Hens, Department of Human Ecology, Free University of Brussels (VUB) Mr. Eddy Nierynck, Department of Human Ecology, Free University of Brussels (VUB) 2 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn sách “Dân số, Định Môi trường” được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án: “Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam”. Mục tiêu đào tạo của đề án là chương trình đào tạo Thạc sỹ do Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Mục tiêu đặc biệt của đề án là tăng cường cung cấp các tài liệu tham khảo cho sinh viên. Kết quả là 5 cuốn sách giáo trình đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản và đã có thể in được 750 cuốn thay vì nhiệm vụ lúc đầu là 250 cuốn. Công việc nhận xét đánh giá là quan trọng cho chất lượng cuốn sách đã được chú ý trong suốt quá trình biên soạn. Mục đích chính của công việc này là phản biện và đóng góp các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các bản thảo. Sau khi TS Nguyễn Đình Hòe hoàn thành bản thảo vào tháng 1 năm 1999, tháng 3 năm 1999, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo để đánh giá nghiệm thu với sự tham dự của 27 nhà khoa học Môi trường. Việc đánh giá nghiệm thu căn cứ vào 3 tiêu chuẩn chính của sách giáo trình mà Trường đề ra là: 1) Tính khoa học; 2) Tính cập nhật hiện tại và 3) Tính sư phạm. Ngoài ra, cuốn sách còn có sự tham gia nhận xét đánh giá của các nhà khoa học Trường đại học và Viện nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp tham gia sửa chữa bản thảo một cách công phu để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Thay mặt hội đồng cố vấn của đề án, chúng tôi xin chúc mừng tác giả TS Nguyễn Đình Hòe - Khoa Môi trường đã hoàn thành có kết quả cuốn sách. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS Lê Trọng Cúc, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Phạm Thị Mộng Hoa - Trung tâm Địa lý nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, TS Trần Văn Thủy Viện Địa lý Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tích cực tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá cho nội dung của cuốn sách. Chúng tôi cũng xin cám ơn về sự hợp tác xây dựng của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau cùng chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới Hội đồng châu Âu đã tài trợ ngân sách cho Đề án “Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam” để cuốn sách “Dân số, Định Môi trường” được biên soạn và xuất bản. Các biên tập: GS Mai Đình Yên - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS Luc Hens - Bộ môn Sinh thái Nhân văn Trường Đại học Tự do Brussels, Vương quốc Bỉ (VUB). Eddy Nierynck - Bộ môn Sinh thái Nhân văn trường Đại học Tự do Brussels, Vương quốc Bỉ (VUB). 3 LỜI NÓI ĐẦU Việc đáp ứng cho số dân ngày càng tăng một cuộc sống có chất lượng đòi hỏi phải duy trì một hệ thống môi trường lành mạnh. Ngược lại, hệ thống môi trường chỉ có thể được bảo vệ trong khả năng chịu tải của nó nếu nhân loại có thể kiểm soát được dân số của mình. Dân số đứng theo bất cứ góc độ xã hội, chính trị hay môi trường cũng không chỉ đơn thuần là số dân, mà còn là động lực của các quá trình dân cư. Nhân loại không bao giờ là một đám đông cố định để có thể dễ dàng định vị, kiểm kê, kiểm soát, đánh thuế, tiêm chủng, huấn luyện mà là một hệ thống động lực đầy biến động với các quá trình dân như du cư, di cư, định (và tái định cư), đô thị hóa Các cộng đồng dân cư khác nhau trên thế giới có những khác biệt rất lớn về tiêu thụ, xả thải, cách ứng xử với các hệ tài nguyên môi trường. Một người dân ở một nước phát triển Bắc Mỹ có thể tiêu thụ một lượng tài nguyên lớn gấp 25 lần và xả thải cũng lớn gấp 25 lần một người dân bình thường ở châu Á, trong khi có đến 80% công dân Bắc Mỹ luôn tự coi họ là những nhà môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về quá trình dân sốdân đặc biệt có ý nghĩa trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhân loại. Môn học "Dân số - Định Môi trường" được biên soạn cho chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng xuất phát từ nhận thức đó. Tuy nhiên do khuôn khổ môn học có hạn, nội dung của giáo trình không thể bao quát hết các vấn đề về Dân số- định và Môi trường. Sự khống chế về thời gian và khuôn khổ gián trình này trong phạm vi chương trình đào tạo Thạc Sỹ Khoa học Môi trường đòi hỏi các tác giả phải chọn lọc những mảng kiến thức cơ bản đáp ứng cao nhất với đối tượng học viên. Phần đầu của chương trình (chương 1) trình bày những khái niệm cơ bản về Dân số học để người đọc có thể đi tiếp sang các phần khác của chương trình. Vấn đề về Dân số học cũng đã được trình bày khá kỹ trong nhiều ấn phẩm tiếng Việt (xuất bản phẩm của Uỷ ban DS và KHHGĐ, của Đại học Sư phạm Hà Nội và của Nhà xuất bản KHXH) và người đọc dễ dàng tiếp cận thêm những vấn đề khác về dân số học khi có nhu cầu. Phần thứ 2 của chương trình gồm 4 chương (từ chương 2 đến chương 5) trình bày mối tương tác giữa môi trường với các quá trình động lực dân khác nhau như du cư, di cư, định (tái định cư) và tị nạn môi trường. Phần thú 3 gồm chương 6 và 7 trình bày lý do của việc lồng ghép các vấn đế dân số vào các chính sách môi trường và phát triển, cũng như mục tiêu cuối cùng của các chính sách này là nhằm đạt đến phát triển nhân văn - cội nguồn của mọi quá trình động lực dân cư. Các ví dụ với khá nhiều ví dụ Việt Nam - được thiết kế trong 27 ô. Những ví dụ này đa phần được trích dẫn từ báo hàng ngày và một số công trình nghiên cứu gần đây. 4 Việc xếp các ví dụ vào ô vì 2 lẽ: Để tránh việc ngắt mạch hành văn liên tục của vấn đề đang diễn giải. Để có thể tiện thay thế bằng các ví dụ khác tốt hơn và chính xác hơn trong tương lai, đảm bảo tính cập nhật của số liệu. Việc biên soạn nội dung của chương 5 "Đô thị hóa và môi trường" có sự tham gia của giáo sư Walter De Lannoy, trường đại học tự do Brussels Bỉ (VUB) và giáo sư Han Verschure, trường Đại học Katholic Leuven (KUL) Bỉ. Hai giáo sư người Bỉ nói trên đã tham gia hỗ trợ cho giáo trình trong khuôn khổ dự án “Xây dựng năng lực Quản lý môi trường” do Vương Quốc Bỉ tài trợ cho trường Đại học Khoa học tự nhiên. Giáo sư Luc Hens, trưởng đề án phía Bỉ đã trao đổi về đề cương chi tiết của giáo trình cũng như cung cấp nhiều tài liệu tham khảo mới, đặc biệt về các vấn đề tị nạn môi trường. Dự án hợp tác nói trên cũng đã tạo điều kiện cho tác giả giáo trình được đi nghiên cứu trao đổi khoa học tại trường Đại học tự do Brussels 2 tháng để tìm tư liệu và kinh nghiệm xây dựng giáo trình. Một phần kinh phí biên soạn giáo trình đã được dự án tài trợ. Các nhà lãnh đạo dự án phía Việt Nam: GS Nguyễn Cẩn, GS Mai Đình Yên và PGS Phạm Ngọc Hồ đã có những quan tâm và giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình xây dựng giáo trình. TS Phạm Thị Mộng Hoa, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa lý nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học XH và NV Quốc gia, Bác sĩ Vũ Thu Hà thuộc Trung tâm nghiên cứu Sức khoẻ Phụ nữ và nông thôn (RaFH) đã trao đổi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Đỗ Thị Thanh Huyền- học viên Cao học Môi trường Khóa VI- đã tham gia nhiệt tình trong việc biên soạn chương 6 (Học thuyết Malthus Môi trường) cũng như xử lý văn bản giáo trình trên máy vi tính. Giáo trình đã được dạy thử nghiệm cho học viên Cao học Môi trường các Khóa IV, V và VI của trường Đại học Khoa học Từ nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội và những ý kiến đóng góp của học viên thật sự có giá trị cho việc xây dựng bản thảo giáo trình. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những giúp đỡ giá trị và đa dạng của các tổ chức và các nhà khoa học nói trên, và mong nhận được những góp ý về nội dung của giáo trình để tác giả có thể nâng cấp chất lượng của giáo trình trong tương lai. Tác giả TS Nguyễn Đình Hoè 5 Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ HỌC GIỚI THIỆU CHUNG Dân số học (Demography) là khoa học nghiên cứu biến động về số lượng, phân bố và các đặc tính của dân cư. Phân tích các tài liệu về dân số cung cấp nhiều thông tin có giá trị về rất nhiều lĩnh vực như lịch sử, chính trị, kinh tế, di truyền, sức khoẻ cộng đồng, nhân chủng học và xã hội học. Tuy nhiên, điều quan trọng hàng đầu đối với chúng ta lại là ở chỗ: dân số vào các thời kỳ khác nhau ở những địa điểm khác nhau, tốc độ sinh và tử, sự phân bố theo nhóm tuổi, nguyên nhân chính của tử vong đã phản ánh rất nhiều điều về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường. Mặc dù con người có khả năng thích ứng rất cao với nhiều hoàn cảnh sống, nhưng chắc chắn là sự tồn tại của con người luôn luôn yêu cầu những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường. Và mặc dù công nghệ đã tăng cường khả năng của con người, nhưng con người cũng khó thích nghi với những vùng đất quá nóng, quá lạnh, quá khô hoặc quá cao - đó là những vùng đất có khả năng sản xuất kém. Vì vậy thực là dễ hiểu câu "đất lành chim đậu", những nền văn minh rực rỡ trong quá khứ đã từng xuất hiện trên những vùng đất màu mỡ và khí hậu ổn định. Và sự suy thoái môi trường của các vùng đất trú - do thiên tai hay do con người - cũng đã làm suy tàn nhiều nền văn minh cổ đại. Điều đó chắc chắn cũng còn xảy ra trong tương lai. 1.1. Một số đặc trưng của dân số học 1.1.1. Tỷ lệ sinh (CBR) Thực ra cần phải gọi là tỷ lệ sinh thô (Crude Binh Ra te - CBR), đó là số trẻ mới sinh (còn sống) trong một năm trên 1000 dân. Số trẻ sinh ra, còn sống trong năm CBR = Dân số năm x (tính vào giữa năm) x 1000 Gọi là "thô" vì CBR được so sánh với toàn bộ dân mà chưa tính đến vấn đề tuổi tác hay thành phần giới của cộng đồng dân đó. Đơn vị tính CBR thường dùng là ‰. CBR của một quốc gia bị ảnh hưởng rất mạnh bởi cấu trúc tuổi và giới của dân cư, bởi phong tục và kích thước (độ lớn) của gia đình và bởi chính sách dân số. Các áp lực này rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau, khiến cho CBR cũng rất biến đổi. CBR > 30 o / oo được gọi là cao, nhưng thật đáng buồn là hơn một nửa số nhân loại lại đang sống trong những vùng có CBR cao hoặc rất cao, tập trung ở lân cận đường xích đạo và nam bán cầu (nên thường được gọi là những nước "phương Nam"). Dân cư phương Nam đa số là nông dân, sống ở nông thôn, nghèo và tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ khá lớn. CBR < 20 o / oo được coi là thấp, đặc trưng cho các nước công nghiệp "phương Bắc 6 " như các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và cả Australia, New Zealand, mặc dù 2 nước này ở Nam bán cầu. Điều cần lưu ý là ngay tại những nước có CBR cao, những vùng có chương trình kiểm soát sinh đẻ hiệu quả vẫn có CBR thấp. CBR trong khoảng giữa 20 đến 30 o / oo được gọi là trung bình, đặc trưng cho một số nước mới phát triển. CBR < 15 o / oo ứng với các nước giảm dân số, trong đó 15 o / o các nước trên thế giới được coi là quốc gia giảm dân số. Ngoài tình trạng kinh tế (nghèo đói thường đi đôi với đẻ nhiều), thì các yếu tố tôn giáo và chính trị cũng ảnh hưởng đến CBR. Nhiều người theo đạo Hồi có chế độ đa thê và theo đạo Thiên Chúa đã chỉ trích gay gắt các kỹ thuật kiểm soát sinh đẻ nhân tạo. Điều này cũng làm cho CBR tăng lên. Ô 1 - CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC Năm 1965, CBR của Trung Quốc đạt đến 37‰. Trong 27 năm (1949 – 1976), dân số Trung Quốc tăng lên từ 540 triệu lên 852 triệu. Năm 1970, dân số Trung Quôc tiêu thụ hơn 50 % số tăng GNP. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông mất Chính phủ Trung Quốc xiết chặt biện pháp kế hoạch hóa gia đình "mỗi gia đình chỉ có 1 con". Trường hợp sinh con thứ 2 bị phạt 15‰ tổng thu nhập trong 7 năm. Năm 1983, bất cứ cặp vợ chồng nào sinh con thứ 2 đều bị cưỡng bức triệt sản. Những cố gắng đó giúp cho tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1% vào những năm 1986. Tuy nhiên, từ sau năm 1987, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt đến 1,4% phản ánh sự mệt mỏi của chính sách kiểm soát sinh đẻ quá hà khắc. Nguồn :Getis et al. 1994 Ô 2 - TỶ LỆ SINH THÔ CBR Ở VIỆT NAM 1955 – 1959 : 44‰ 1965 – 1969 : 43,2‰ 1970 – 1974 : 35,5‰ 1975 – 1979 : 33,2‰ 1985 – 1989 : 31‰ 1994 : 25,3‰ Dự báo năm 2000 : 23,9‰ ; Đến năm 2015 : 17,8‰ Nguồn: UBDS và KHHGD, 1996 1.1.2. Tỷ lệ chết Thuật ngữ chính xác là tỷ lệ chết thô (Crude Death Rate - CDR), tính theo % dân số người chết hàng năm trên 1000 dân Số người chết vào năm CDR = Dân số năm x (tính vào giữa năm) x 1000 7 Cũng như CBR, CDR hiến đổi mạnh và liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế.  CDR > 20 ‰ được gọi là cao, gặp ở các nước chưa phát triển, chủ yếu là châu Phi.  CDR < 100 ‰ là tỷ lệ thấp. Sự giảm nhanh tỷ lệ chết sau đại chiến II liên quan đến những thành tựu mới của y học như thuốc kháng sinh, vắc xin, kiêm soát dịch bệnh làm cho độ chênh lệch CDR giữa các nước phát triển và đang phát triển không lớn. Nhiều nước công nghiệp có tỷ lệ người cao tuổi lớn nên CDR tăng, trong khi dân ở các nước đang phát triển có độ tuổi trẻ khiến cho CDR thấp. Vì vậy, CDR không nhạy cảm trong mục tiêu đánh giá dân số học. Thay cho CDR. người ta thường dùng một tham số khác là tỷ lệ tử vong trẻ sinh. CDR ở Việt Nam năm 1994 : 7,06‰ 1.1.3. Tỷ lệ tử vong trẻ sinh IMR Tỷ lệ tử vong trẻ sinh (Infant Mortality Rate - IMR) là tỷ lệ trẻ được 1 tuổi bị chết trong 1000 ca sinh đẻ. Số trẻ chết dưới 1 tuổi IMR = Số ca sinh đẻ x 1000 IMR là chỉ tiêu rất nhạy cảm với điều kiện kinh tế - xã hội, chăm sóc y tế. Châu Phi có IMR cao nhất thế giới (gần 100‰). Một số nước như Guinea và Mozambique, IMR đạt đến 15‰ năm 1993. Liên Xô năm 1990 đạt 29‰, riêng miền Trung Á của Liên Xô là 110‰, Bắc Mỹ và Tây âu 6 – 10‰. 1.1.4. Độ mắn tổng số TFR Độ mắn tổng số (Total Fertility Ra te - TFR) là chỉ tiêu còn nhạy cảm hơn cả CBR trong việc phản ánh lượng sinh sản của cộng đồng. TFR là số con (còn sống) trung bình có thể được sinh ra bởi một người mẹ, nếu giả thiết trong suốt độ tuổi sinh đẻ của mình (15 – 49), người phụ nữ đó sinh đẻ với tốc độ trung bình của phụ nữ trong cộng đồng. TFR có thể định nghĩa tóm gọn là "số con trung bình còn sống trong đời một phụ nữ". TFR >= 4,2 : cao TFR = 3,2 – 4,1 :trung bình cao TFR = 2,2 - 3,1 :trung bình thấp TFR<= 2,1 : thấp Sau đây là chỉ số TFR ở một số nước năm 1991: Cộng hòa Yêmen: 7,5; Uganđa: 7,3; Arập Xêút : 7,1; Philippin: 3,9; Brunêy: 3,6; Malaysia: 3,5; Indônwsia: 3,l; Thái lan: 2,2; 8 Singapo: 1.8; New Zealand và Italia: l,4; Đức: 1,5; Hà Lan và Thụy Điển: 1,6; Nhật: 1,7; Pháp: 1,8; Hoa Kỳ: 1,9 (Nguồn : "Cứu lấy trái đất", 1991) TFR ở Việt Nam: 1960 – 1964 : 6,4 1970 – 1974 : 5,9 1975 – 1979 : 5,3 1980 – 1984 : 4,7 1985 – 1989 : 3,98 1992 : 3,3 1993 : 3,1 1996 : 2,69 Dự báo năm 2015: 2,1 Nguồn: Ủy ban DS và KHHGD, 1996 Tỷ lệ TFR = 2,1 được gọi là mức thay thế vì dân số không thay đổi. Đỗ Thịnh và Đặng Xuân Thao (1997) nghiên cứu mối liên quan giữa học vấn và mức sinh sản của phụ nữ Việt Nam cho thấy: năm 1985, TFR của phụ nữ thành thị là 2,23, của phụ nữ nông thôn là 4,27. Số năm đi học trung bình của phụ nữ thành thị là 7.90, của phụ nữ nông thôn là 5,99. Như vậy trung bình phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ thành thị 2,04 con và đi học ít hơn 1,91 năm. Từ đó, các tác giả nhận xét rằng, cứ mỗi năm học vấn tăng thêm cho phụ nữ giúp họ giảm được 1 con. Tương quan giữa số năm đi học trung bình và TFR ở các vùng khác nhau của phụ nữ Việt Nam như sau: N 0 Vùng Số năm đi học TFR HDI 1 Miền núi Bắc Bộ 4,29 4,17 0,386 2 Đồng bằng sông Hồng 6,85 3,03 0,504 3 Bắc Trung Bộ 5,69 4,29 0,454 4 Duyên Hải Trung Bộ 6,68 4,61 0,468 5 Tây Nguyên 3,96 5,98 0,322 6 Đông Nam Bộ 6,89 2,90 0,462 7 ĐB Sông Cửu Long 5,26 3,89 0,412 Theo: Đỗ Thịnh và Đặng Xuân Thao(1997) chỉ số HDI theo tài liệu Aduki Co., 1996 Độ mắn vừa có ý nghĩa sinh học vừa có nội dung xã hội. Tự nhiên. ngoài việc chỉ thị cho khả năng sinh sản, độ mắn còn mang đậm nét yếu tố xã hội, khiến cho phụ nũ 9 luôn buộc phải có số lượng con ngoài ý muốn. Khả năng tiếp cận tự do với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã giúp cho phụ nữ chủ động hơn trong lĩnh vực sinh đẻ. Ô 3- 6 THÁNG ĐẦU NĂM 1998: HƠN 680 NGHÌN PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI … Theo số liệu của Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em – KHHGD (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 1998, tổng số ca nạo thai và hút điều hoà kinh nguyệt là 680.992 ca (năm 1997: 1.123.620 ca). Trên thực tế, con số này cao hơn. Mức độ và xu hướng nạo, phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt vẫn liên tục gia tăng từ năm 1995 đến nay. Qua điều tra, phụ nữ từ 15 – 19 tuổi nạo phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt chiếm 13‰, từ 25 – 29 tuổi chiếm gần 25‰ và 7‰ ở nhóm tuổi 45 – 49. Theo P.A: Báo Lao động ngày 6.7.1998 1.1.5. Tăng dân số tự nhiên Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) - CBR - CDR Nói tăng tự nhiên là không tính đến các trường hợp di và nhập cư. Tình hình tăng dân số Việt Nam như sau: Bảng 2 - Dân số Việt Nam Năm Tổng số dân (triệu) Tỷ lệ tăng (%) 1921 13,584 1926 17,100 1,86 1931 17,702 0,69 1936 18,972 1,39 1943 22,150 3,06 1951 23,601 0,50 1954 23,835 1,10 1960 30,172 3,93 1965 34,929 2,93 1970 41,063 3,24 1976 41,160 3,00 1979 52,742 2,16 1989 64,412 2,10 1993 70,542 2,3 1996 76,000 1,88 Năm 1989, một số nước châu Á khác có tốc độ tăng dân số như sau: Nhật: 0,4; Singapo: l,l; Hàn Quốc: 1,2; Đài Loan: 1,3; Hông Kông: l,4;Thái Lan: 1,5 Nguồn : Đặng Xuân Thao, 1997 [...]... gia 28 Chương 3 ĐỊNH MÔI TRƯỜNG GIỚI THIỆU CHUNG Tái định là việc lập tại một chỗ ở mới cho một cộng đồng đã định ở một nơi khác Trong trường hợp cộng đồng du chuyển sang sống cố định thì người ta sử dụng thuật ngừ "định cư" Như vậy định hay tái định đều có nghĩa là việc lập ở một chỗ mới Cũng như di cư, định và tái định là một đặc thù của quá trình dân trong lịch... quyền ở một số nơi chưa chặt chẽ, chưa có các biện pháp tích cực giúp đồng bào khắc phục khó khăn ổn định đời sống sinh hoạt Theo Trần Xuân Bằng - Báo Nhân dân ngày 2.10.1997 2.2 Đo lường di Tỷ lệ di thuần (Net Migrant Rate - NMR) là tỷ số giữa hiệu số di cư/ nhập trên 1000 dân NMR = Số xuất - Số nhập x1000 Số dân (giữa năm) Tỷ lệ di có thể bằng 0 nếu số xuất bằng số nhập cư, nhưng... di có thể rất rầm rộ Tỷ lệ di phản ánh sự cân bằng số dân của một lãnh thổ - Hệ số di (Migrant Rate - MR) MR = Tỷ lệ di thuần Số sinh - Số chết x1000 MR cho phép so sánh tỷ lệ giữa số dân di so với số tăng dân số tự nhiên 2.3 Nguyên nhân của di Ravenstein (1889) trên cơ sở phân tích số liệu điều tra ở Anh năm 1881 đã đề xuất lý thuyết đẩy - hút Theo lý thuyết này, một số người di cư. .. sinh sống ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ Số dân nhập có tổ chức miền Bắc chiếm: 19,3% dân số tỉnh Lâm Đồng; 18,9% dân số Đắc Lắc; 18,5% dân số Bà Ria - Vững Tàu; 8,6% dân số tỉnh Đồng Nai; 8,2% dân số Sông bé (Bình Dương và Bình Phước) Tỷ lệ di của thanh niên 25 - 29 tuổi chiếm 8,21%, cao gấp 4 tần số dân di 18 trên 50 tuổi Cứ 10 nam thanh niên trong độ tuổi 25 - 29 thì đã có 1 người di cư. .. cho thấy tại sao ở các nước đang phát triển đông dân, nền kinh tế lạc hậu thường gây suy thoái môi trường nghiêm trọng Quan hệ giữa dân sốmôi trường được thể hiện trong khung logic về động lực dân (hình 2) Hình 2 Quan hệ giữa dân sốmôi trường - đồ logic (1) Dân số: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, số dân, thành phần, phân bố di (2) Các tham số chuyển giao: công nghệ, trí thức, hoạt động kinh... (under population) Do sức ỳ dân số, sự quá tải dân số cần phải được dự báo cho 30 - 35 năm sau từ sự phát triển của cộng đồng bản địa Vội vã di dân đến mà chưa tính đến sức ỳ dân số chắc chắn sẽ dẫn đến quá tải dân số của vùng tái định 1.1.7 Tiến trình dân số Thực ra, sự tăng dân số thế giới không thể mãi mãi tăng theo hàm số mũ (đường cong dạng chữ J) như biểu đồ tăng dân số thế giới 2000 năm qua... đầu, quan trọng nhất dẫn đến suy thoái môi trường Cứ mỗi lần dân số tăng gấp đôi, lại xảy ra sự suy giảm tương ứng không gian trú, sự cạnh tranh tài nguyên khốc liệt và thường dẫn đến xung đột căng thẳng Tác động của dân số lên môi trường được tính như sau: I - Tác động môi trường P - Số dân C - Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người T - Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài... Năng Ea HLeo, Ea Kar, Jut, Krong Pak, dân di tự do chiếm 33 - 50% (Báo Lao động ngày 4 5 1998) Di dân có tổ chức cũng được Nhà nước thực hiện trong những năm 1984 - 1989 nhằm phân bố lại lao động, tăng ng lao động cho các tỉnh phía Nam Trong số dân di có tổ chức đợt này, có: 4,2% dân số Hà Nam Ninh cũ; 3,7% dân số tỉnh Thái Bình; 3,1% dân số tỉnh Hải Hưng cũ; 3,6% dân số Bình Trị Thiên cũ;... nhiên, điện từ trường, phóng xạ, thuốc trừ sâu Bệnh tâm lý do tái định Những tai biến môi trường có thể gây cản trở cho định cư, hoặc gia tăng ng độ gây hại do định như: xói mòn đất, lũ quét, ngập lụt, bồi tụ không mong đợi, nhiễm mặn, trượt lở đất… 3.1.2 Những nguyên tắc môi trường của định a Tính của hoạt động định phụ thuộc vào: Tài nguyên thiên nhiên của địa điểm định quan trọng... (bảng 3) 10 Bảng 3 Thời gian tăng gấp đôi dân số thế giới Năm Dân số (triệu) DT (triệu) 1 250 - 1650 500 1650 1850 1.000 200 1930 2.000 80 1975 4.000 45 Nguồn: Getis et al., 1994 1.1.6 Sức ỳ dân số Sức ỳ dân số còn gọi là quán tính dân số Việc đạt đến độ mắn tổng số TFR = 2, 1 không có nghĩa là đã chấm dứt sức tăng dân số Bởi vì do cấu trúc tuổi của dân cư, số trẻ em được sinh ra vẫn ngày càng tăng . của dân số lên môi trường được tính như sau: I - Tác động môi trường P - Số dân C - Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người T - Công nghệ (quyết định. Tăng dân số tự nhiên Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) - CBR - CDR Nói tăng tự nhiên là không tính đến các trường hợp di cư và nhập cư. Tình hình tăng dân số

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DÂN SỐ - ĐỊNH CƯMÔI TRƯỜNG

    • LỜI GIỚI THIỆU

    • LỜI NÓI ĐẦU

    • Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ HỌC

      • GIỚI THIỆU CHUNG

        • 1.1. Một số đặc trưng của dân số học

        • 1.2. Hiện trạng dân số thế giới và vấn đề kiểm soát sinh đẻ

        • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

        • Chương 2: DI CƯ, DU CƯ VÀ MÔI TRƯỜNG

          • GIỚI THIỆU CHUNG

            • 2.1. Di cư trên thế giới và ở Việt Nam

            • 2.2. Đo lường di cư

            • 2.3. Nguyên nhân của di cư

            • 2.4. Trở ngại của di cư

            • 2.5. Tác động của di cư

            • 2.6. Du cư (Nomad)

            • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

            • Chương 3: ĐỊNH CƯ VÀ MÔI TRƯỜNG

              • GIỚI THIỆU CHUNG

                • 3.1. Tổng quan các vấn đề về tài nguyên - môi trường trong định cư.

                • 3.2. Sinh thái dịch bệnh và các ổ dịch ở địa phương

                • 3.3. Một số ổ dịch bệnh địa phương ở Việt Nam

                • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

                • Chương 4: ĐÔ THỊ HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

                  • GIỚI THIỆU CHUNG

                    • 4.1. Các quá trình dân cư liên quan đến đô thị hóa

                    • 4.2. Đô thị hóa và những vấn đề môi trường

                    • 4.3. Những vấn để về quản lý đô thị: trước nguy cơ bùng nổ dân số đô thị

                    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan