Vực dậy công ty sau thất bại doc

3 511 0
Vực dậy công ty sau thất bại doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vực dậy công ty sau thất bại Phá sản là thất bại nặng nề nhất trong kinh doanh và việc vực công ty đứng dậy sau thất bại là việc vô cùng khó khăn, nhưng vẫn có thể “gây dựng lại” nếu biết vận dụng theo các biện pháp sau. Vấn đề tài chính là nguyên nhân đẩy các công ty đến bờ vực phá sản. Chấp nhận phá sản không có nghĩa là bạn hết hy vọng gây dựng lại công ty. Giải quyết các vấn đề tài chính là bước quan trọng nhất trong việc tái kiến thiết lại doanh nghiệp. Vậy bằng cách nào chúng ta giải quyết được vấn đề tài chính? Gây dựng lại một đường dây tín dụng là cách giải quyết vô cùng thông minh. Nộp đơn xin phá sản Nộp đơn xin phá sản là sự lựa chọn duy nhất đối với doanh nghiệp đã đến bước đường cùng. Khi chủ doanh nghiệp tuyên bố phá sản đồng nghĩa với việc doanh nghiệp ấy phải mang một hồ sơ “đen” và dĩ nhiên không một nhà cho vay vốn nào muốn hợp tác với một doanh nghiệp “cá biệt” như thế. Chính vì vậy vấn đề tài chính là vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp phải nghĩ đến nếu muốn hòa nhập lại môi trường kinh doanh. Kiểm tra báo cáo tín dụng doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tuyên bố và hoàn tất các thủ tục phá sản đồng nghĩa với việc các khoản nợ trong báo cáo tín dụng của bạn được xóa bỏ. Tuy nhiên, đôi khi có những trường hợp số tiền nợ vẫn được giữ như trên báo cáo tín dụng. Trả các hóa đơn đúng thời hạn Để thay đổi tình hình tài chính, để các nhà cho vay vốn gật đầu tạo dựng lại cho bạn một đường dây tín dụng bạn cần thanh toán các hóa đơn đúng thời hạn. Một xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp là trì hoãn các hóa đơn thanh toán và thậm chí là không có ý định trả. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và làm chậm quá trình tái kiến thiết của doanh nghiệp. Hãy nhớ, mỗi hóa đơn bạn thanh toán đồng nghĩa với cơ hội bạn nhận được một đường dây tín dụng mới càng dễ dàng hơn. Vay các khoản nhỏ để trả cho tín dụng Có thể các nhà tín dụng sẽ ngạc nhiên là làm sao bạn có thể trả được số tiền đó chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng không nên quan tâm quá nhiều tới điều họ nghĩ, quan trọng đây chỉ là giải pháp tạm thời để bạn tranh thủ lấy lại niềm tin của các nhà quản lý tín dụng. Chấp nhận vay các khoản nhỏ để trả nợ cho tín dụng sẽ có hiệu ứng tốt trong việc xây dựng lại đường dây tín dụng (vay vốn) của bạn để vận hành lại doanh nghiệp. Sử dụng thẻ bảo đảm tín dụng Có thẻ bảo đảm tín dụng giống như việc doanh nghiệp có thêm một bùa hộ mệnh sau phá sản, giúp doanh nghiệp xây dựng lại đường dây tín dụng dễ dàng hơn (bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai). Vì vậy trong trường hợp khẩn cấp hãy dùng đến thẻ bảo đảm tín dụng. Tránh các khoản nợ cao không cần thiết Khi bạn vay các khoản nhỏ có thể nó nằm trong tầm kiểm soát của bạn và bạn có khả năng để trả nhưng khi bạn vay các khoản lớn thì lại là vấn đề khác. Bạn sẽ không chỉ khó khăn trong việc trả lãi xuất hàng thàng mà còn khó khăn trong việc thanh toán tiền gốc cho chủ nợ. Chính vì vậy chỉ khi bạn thực sự cần thiết hãy dùng đến giải pháp này. Tiếp cận các chủ nợ (các nhà quản lý tín dụng) Đây cũng là một trong những bước quan trọng trong quá trình phục hồi đường dây tín dụng của bạn. Bạn cần gặp gỡ các chủ nợ (các nhà quản lý tín dụng) để bàn bạc và thuyết phục họ cho bạn vay vốn. Mang theo một số báo cáo thu nhập của bạn và các giấy tờ liên quan khác để sử dụng trong quá trình trao đổi với các nhà tín dụng. Tại thời điểm khó khăn này, bạn có thể sẽ không nhận được mức giá mà bạn mong muốn hoặc những yêu cầu của bạn về các khoản cho vay bù sẽ không được chấp nhận. Đừng quá lo lắng, hãy ngồi xuống, bàn bạc lại và thuyết phục họ. Nhớ là những đề nghị “hấp dẫn” sẽ rất có lợi để giúp bạn lấy được lòng các nhà quản lý tín dụng và vì thế doanh nghiệp của bạn sẽ có nguồn vốn đề vận hàng lại một cách dễ dàng. . Vực dậy công ty sau thất bại Phá sản là thất bại nặng nề nhất trong kinh doanh và việc vực công ty đứng dậy sau thất bại là việc vô cùng. pháp sau. Vấn đề tài chính là nguyên nhân đẩy các công ty đến bờ vực phá sản. Chấp nhận phá sản không có nghĩa là bạn hết hy vọng gây dựng lại công ty.

Ngày đăng: 23/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan