TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty cơ khí Hà Nội pdf

26 564 2
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty cơ khí Hà Nội pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công tykhí Nội Lời nói đầu Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam từ những năm 90 trở lại đây ngày càng nhiều khởi sắc. Với chủ trương phát huy nội lực, phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, Đảng và Chính phủ ngày càng quan tâm phát huy thế mạnh của các DNNN, đặc biệt là những DN quan trọng của nền kinh tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước ta thành một nước sở vật chất hiện đại, cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Và song song với đó là đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao tạo một xã hội thực sự công bằng dân chủ văn minh, đưa đất nước vững bước trên con đường XHCN. Để đạt được mục tiêu đó, hầu hết các TPKT, các DN, các Công ty trong đó có Công ty khí Nội luôn đặt ra cho mình mục tiêu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định, đóng góp công sức vào việc xây dựng đất nước, xây dựng thành công XHCN ở nước ta. Đặc biệt được sự quan tâm của Đảng bộ luôn coi khí là một ngành trọng yếu, vì vậy, là một Công ty khí thuộc Tổng công ty khí và thiết bị công nghiệp - Bộ Công nghiệp, Công ty khí Nội luôn hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập tự chủ đã hoà mình vào sự phát triển chung của toàn xã hội và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Là con chim đầu đàn của ngành khí Việt Nam, Công ty khí Nội luôn gắng đi đầu về mọi mặt, xứng đáng với niềm tin và trọng trách mà Đảng và Chính phủ giao phó. Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và trong những năm tới sẽ tham gia khối mậu dịch tự do ( AFTA ), gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), tham gia diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bình Dương ( APEC ), Cũng như các công ty khác, mang lại rất nhiều thuận lợi : tạo thêm thị trường và nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, hội học hỏi kĩ thuật sản xuất mới. Nhưng đó cũng chính là những thách thức lớn đối với Công ty : Phải nỗ lực như thế nào thì mới theo kịp những bước tiến của thời đại ? Làm thế nào để đáp ứng được những thị trường mới ? Với những hiểu biết và sự tổng hợp những kiến thức đã học, cùng với thời gian thực tế tại công ty, em đã phần nào hiểu được những điều bổ ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chương I Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty khí Nội 1. Giới thiệu chung về công ty : Công ty khí Nội, trước đây là Nhà máy khí Nội được khởi công xây dựng ngày 15/12/1955 và khánh thành vào ngày 12/4/1958. Quy mô ban đầu của Nhà máy bao gồm 6 phân xưởng : Mộc, Đúc, Rèn, khí, Lắp ráp, Dụng cụ và 9 phòng ban : Phòng Kĩ thuật, Phòng Kiểm tra kĩ thuật, Phòng điện, Phòng Kế hoạch, Phòng Tài vụ, Phòng Cung cấp, Phòng Cán bộ và Lao động, Phòng Bảo vệ, Phòng Hành chính quản trị. Công ty khí Nội tên giao dịch quốc tế là HAMECO. Vốn lưu động : 8.552.000.000 VNĐ Tài khoản tiền Việt Nam số 710A- 00006 tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa. Tài khoản Ngoại tệ số 362111307222 tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Địa chỉ giao dịch : Số 24 Đường Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân Nội. Điện Thoại : 04.8584416 – 8584354 – 8583163. Fax : 04.8583268. Giấy phép kinh doanh số : 1152/QĐ-TCNĐT cấp ngày 30/10/1958. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty : Công ty khí Nội đã phát triển qua 4 giai đoạn . 2.1. Giai đoạn 1 : ( 1958-1965 ) : Đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh doanh từ thiết kế công nghệ, chế tạo đến lắp ráp và chuẩn bị kĩ thuật cho những loạt sản phẩm chế tạo. 2.2. Giai đoạn 2 ( 1965-1975 ) : Là giai đoạn cả nước bước vào thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Do hoạt động trong điều kiện bom đạn chiến tranh khốc liệt ở miền Bắc nên khẩu hiệu của công ty là “ Vừa sản xuất, vừa chiến đấu “ hoà nhập vào khí thế sôi sục của cả nước với số lượng và chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú. Những đóng góp đó đã được Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng 2, nhận Cờ Luân lưu của Chính phủ ( 1973- 1975). 2.3. Giai đoạn 3 ( 1975-1985 ) : Là giai đoạn ổn định sản xuất, sở sản xuất được mở rộng, tăng 2,7 lần về diện tích mặt bằng, sản lượng máy công cụ tăng lên 122% và đã máy xuất khẩu ra nước ngoài . 2.4. Giai đoạn 4 ( 1986 đến nay ) : Là giai đoạn công ty chuyển mình theo chế thị trường sự quản lý của Nhà Nước. Tuy bước đầu gặp khó khăn, song nhận được sự lãnh đạo và hỗ trợ khuyến khích của Đảng, Nhà Nước, nên tập thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn phát huy sáng kiến tiếp tục sản xuất. 3. Nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty : Công ty khí Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyên sản xuất các mặt hàng khí phục vụ chủ yếu cho các ngành kinh tế, công nghiệp dưới dạng sản phẩm hoặc phụ tùng thay thế. Ngoài ra công ty cũng sản xuất một số mặt hàng phục vụ tiêu dùng của thị trường trong nước. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các ngành nghề và lĩnh vực sau: - Công nghệ sản xuất máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế. - Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị. - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ, dây chuyền và thiết bị đồng bộ, dịch vụ kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. - Sản xuất TOLE định hình, mạ mầu, mạ kẽm. - Máy và thiết bị nâng hạ. Chương II Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 1. Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý. Để tiến hành tổ chức quản lý và điều hành sản xuất, công ty tổ chức quản lý theo cấu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu tổ chức ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay với bộ máy gọn nhẹ, không phòng trung gian, thông tin kịp thời chính xác, góp phần phục vụ sản xuất cao nhất và nhanh chóng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để những phương án chỉ đạo và điều hành thích hợp. Nhiệm vụ chung của các phòng ban là tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các chỉ thị, mệnh lệnh của ban giám đốc và chủ trương các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các nhiệm vụ trên, các phòng ban còn giúp đỡ ban giám đốc theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện tiến độ sản xuất. Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Giám đốc công ty PGĐ quản lí chất lượng và môi PGĐ kĩ thuật và PGĐ kinh tế đối ngo ại PGĐ nội chính và xây dựng cơ b ản -Xưởng Mộc -Xưởng Đúc -X. Máy công cụ -X. Bánh răng -X. khí lớn -X. Kết cấu thép -X. Thuỷ l ực Văn Phòng GĐ Phòng t ổ chức Nhân sự TT tự đ ộng hóa Thư viện Ban Qu ản lý Phòng kế toán Phòng vật tư Phòng giao d ịch Phòng XDCB P. Bảo vệ P. Quản trị đời sống P. Y t ế 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cấp : 2.1. Ban giám đốc công ty : - Giám đốc công ty : Là người quyền điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cấp trên về tình hình hoạt động của công ty. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lí kinh doanh, giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị : + Phòng tổ chức cán bộ + Ban nghiên cứu và phát triển + Trung tâm tự động hoá + Liên doanh với SHIROKI - Phó giám đốc nội chính và xây dựng bản giúp GĐ quản lý, điều hành các hoạt động nội chính và xây dựng bản, chịu trách nhiệm trước giám đốc. PGĐ nội chính và XDCB điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị : Văn phòng giám đốc, phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng XDCB và nhiệm vụ đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong lĩnh vực công tác phụ trách. Phòng kĩ thuật Phòng điều độ sản xuất Phòng KCS - Phó giám đốc kinh tế đối ngoại giúp giám đốc trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại và xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc chỉ đạo giám sát hoạt động của các đơn vị : Phòng kế toán tài chính, VP thương mại, Phòng vật tư, Ban đấu thầu dự án. PGĐ kinh tế đối ngoại nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng các phương án đấu thầu, các phương án xuất nhập khẩu và thể thay mặt GĐ kí kết các hợp đồng kinh tế. - Phó giám đốc sản xuất giúp GĐ công ty điều hành hoạt động sản xuất, thực hiện đúng tiến độ mục tiêu đã định. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của các đơn vị sau : Phòng kĩ thuật, Phòng KCS, Phòng điều độ sản xuất, tổng kho, Phòng điện, Các phân xưởng sản xuất. Có nhiệm vụ xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý. - Phó giám đốc về đảm bảo chất lượng và môi trường giúp giám đốc trong lĩnh vực môi trường và an toàn lao động. nhiệm vụ đề bạt, thưởng phạt các cá nhân trong lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của công ty. 2.2. Các phòng ban chính :  Văn phòng giám đốc là thư kí các hội nghị do GĐ triệu tập và chủ trì tổ chức, điều hành thực hiện các công việc của văn phòng.  Văn phòng giao dịch thương mại : Giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, nghiên cứu thị trường và tiến hành các hoạt động Marketing trong và ngoài nước. Thiết lập và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty đã kí kết với khách hàng và nhà cung cấp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của công ty và làm đầu mối giải quyết những vướng mắc với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng, nghiên cứu, giải quyết các thủ tục giấy phép, thuế thực hiện những hoạt động XNK trực tiếp hoặc uỷ thác của công ty theo chỉ đạo của GĐ  Phòng kế toán tài chính : Theo dõi tình hình hoạt động của công ty, quản lý vốn bằng tiền, thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán nhà nước và công ty quy định, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ thống kê, quản lý về kho tàng, vốn, tài sản và lập các dự toán, kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu sử dụng vật tư, tài sản, vốn và kinh phí.  Phòng tổ chức nhân sự giúp GĐ tổ chức nhân sư, lao động tiền lương và thực hiện đầy đủ những chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty đúng với pháp luật và các quy chế hoạt động của công ty đã ban hành.l  Phòng KCS giúp GĐ kiểm tra, thanh tra chất lượng những loại sản phẩm sản xuất và những loại vật tư, hàng hoá mua sắm cần thiết cho nhu cầu sản xuất của công ty.  Phòng điều độ sản xuất giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực phân công, theo dõi chế tạo sản phẩm, điều hành các đơn vị sản xuất và những đơn vị phục vụ sản xuất theo lệnh sản xuất đã phát, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, phát hiện những vấn đề trực tiếp hay gián tiếp gây trở ngại, chậm trễ đến quá trình sản xuất, báo cáo kịp thời đến phó giám đốc phụ trách sản xuất.  Phòng vật tư vận tải : nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư, thiết bị theo đúng chỉ tiêu và định mức kĩ thuật, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về số lượng chủng loại, chất lượng vật tư và thời gian để đảm bảo cung ứng cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng theo kế hoạch, đồng thời với nhiệm vụ tổ chức vận chuyển và bốc xếp hàng hoá.  Phòng kĩ thuật : nhiệm vụ tổ chức, điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ KHKT vào công tác thiết kế xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế của công ty.  Trung tâm tự động hoá : nhiệm vụ nghiên cứu những công nghệ mới, tự động hoá, tìm giải pháp ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng của các sản phẩm và thích ứng với nhu cầu của thị trường.  Phòng điện : nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng và hiện trạng các thiết bị, lập phương án sản xuất, mua sắm các thiết bị, vật tư thay thế và dự phòng để phục vụ kịp thời cho sữa chữa định kì, sửa chữa đột xuất khi cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo và tổng hợp kiểm kê TSCĐ trong toàn công ty, tham gia Hội đồng thanh lý, nhượng bán các trang thiết bị trong toàn công ty. [...]... Campuchia Chương IV Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất công ty khíNội (Giai đoạn 1998 – 2020) I Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khí Nội Hiện nay, Công ty khí Nội đang dẫn đầu về chế tạo các thiết bị kĩ thuật cho ngành mía đường và các mặt hàng này chiếm trên dưới 1/2 tổng doanh thu hàng tháng của công ty Để đóng góp vào mục tiêu phát triển và hiện... nâng cao năng lực sản xuất Công ty khí Nội “, trong đó những nội dung đã và đang được triển khai từng bước tại Công ty Kết luận Sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các ngành kinh tế nói chung và ngành khí nói riêng Công ty khí Hà Nội, một đại diện cho ngành khí, đã và đang hoà mình vào xu hướng chung của cả nước trong công cuộc phát triển đất... sản xuất, cấu các nguồn vốn 3 Đặc điểm về máy mọc thiết bị của Công ty 7 4 Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty 8 5 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 9 Chương IV: Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất 10 Công ty khíNội giai đoạn 1998 - 2020 I Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khíNội 10 II Chiến lược phát triển khoa học công nghệ... còn nhiều mặt hạn chế, nhưng những thành tích nổi bật của công ty đã góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta Mục lục Lời nói đầu Chương I: tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công 1 ty khí Nội 1 Giới thiệu chung về Công ty 1 2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1 3 Nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty 1 Chương II: Chức năng nhiệm vụ của... động của công ty giảm dần qua các năm gần đây, sự giảm này là do công ty đã bố trí lại sản xuất phù hợp với các khâu sản xuất và máy móc thiết bị Đồng thời công ty đã giải quyết chế độ chính sách về hưu và mất sức để tinh giảm biên chế cán bộ công nhân viên công ty ty 2 Đặc điểm về vốn sản xuất, cấu nguồn vốn Là một DNNN, Công ty khíNội luôn phát huy vai trò là nòng cốt trong ngành công nghiệp... nước và tạo ra năng lực để ngành khí chế tạo máy vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường XNK Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ và sản xuất của Công ty khí Nội giai đoạn 1998-2020 được xây dựng trên sở đường lối CNH, HĐH đất nước của Đảng, trên sở các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp, Tổng Công Ty Máy và Thiết bị Công nghiệp Nhiều nội dung bản của chiến lược đã được nêu... 60-70% trên tổng số vốn Những số liệu trên cho thấy rằng công ty khí Nội là một công ty luôn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước, cụ thể là công ty thể đưa ra các chiến lược, quyết định năng động giúp nắm bắt được hội kinh doanh kịp thời Và song song với vấn đề này là sự đổi mới chế chính sách kinh tế và công cụ quản lí tài chính của nhà nước ở tầm... không và rất nhiều phụ tùng khí khác Vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa SXKD để tự trang trải, vừa đào tạo đội ngũ lao động, vừa cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng đổi mới công nghệ, Công ty khí Nội đã phấn đấu hết mình và đạt được những kết quả đáng khích lệ Với định hướng nâng cao chất lượng mặt hàng máy công cụ, đa dạng hoá sản phẩm, công ty đã tạo ra được những sản... sản phẩm của công ty được tiêu dùng khắp nơi trong cả nước, khách hàng chính của công ty gồm : Nhà máy đường, Nhà máy xi măng, Hiện nay công ty đang tập trung mở rộng thị trường trên cả ba miền : Bắc, Trung, Nam Đây là một việc làm cần thiết và là yếu tố quan trọng giúp cho công ty đứng vững trên thị trường b) Thị trường nước ngoài: Trong công tác phát triển thị trường của mình, Công ty lấy thị trường... một triển vọng mới cho công ty II Chiến lược phát triển KHCN và sản xuất của công ty giai đoạn 1998 - 2020 Công ty khí Nội đang tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước theo đường lối đổi mới của ĐCS Việt Nam Hiện nay, Công ty một sở hạ tầng còn nhiều tiềm năng, bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong chế tạo máy, nhất là chế tạo máy công cụ, những kinh . của công ty. Chương I Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội 1. Giới thiệu chung về công ty : Công ty cơ khí Hà. TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty cơ khí Hà Nội Lời nói đầu Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh

Ngày đăng: 23/03/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan