Luận văn " Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới " pot

89 509 2
Luận văn " Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới GVHD : PGS TS NGUYỄN TRUNG VĂN SVTH : NGÔ QUÝ HIỆP 2 MỤC LỤC. Lời nói đầu 6 Chương 1 : Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới và lý luận chung về Marketing xuất khẩu 7 1. Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới. 7 1.1. Tình hình tiêu thụ thuỷ sản của thế giới 7 1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua 7 1.1.2. Mức tiêu thụ của những nước chủ yếu. 8 1.2. Sản xuất hàng thuỷ sản của thế giới 9 1.2.1. Mức sản lượng của toàn thế giới. 9 1.2.2. Những nước sản xuất chủ yếu. 10 1.3. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. 11 1.3.1. Mức nhập khẩu của thế giới 11 1.3.2. Mức nhập khẩu và cơ cấu nhập khẩu của những nước nhập khẩu chủ yếu. 12 1.4. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. 14 1.4.1. Khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu. 14 1.4.2. Khả năng cạnh tranh của các nước xuất khẩu 15 1.5. Diễn biến giá quốc tế hàng thuỷ sản. 16 1.6. Dự báo thị trường thuỷ sản thế giới trong những năm tới. 17 1.6.1. Tình hình sản xuất 17 1.6.2. Tình hình tiêu thụ 18 1.6.3. Tình hình buôn bán hàng thuỷ sản 19 1.6.4. Diễn biến giá cả. 20 2. Lý luận chung về Marketing xuất khẩu 21 2.1. Bản chất của Marketing xuất khẩu. 21 2.1.1. Khái niệm về Marketing 21 2.1.2. Khái niệm và bản chất của Marketing quốc tế trong hoạt động xuất khẩu. 21 2.2. Chiến lược Marketing xuất khẩu. 23 2.2.1. Chiến lược Marketing. 23 2.2.2. Chiến lược Marketing trong hoạt động xuất khẩu. 24 3. Các bước tư duy và hành động của Marketing quốc tế trong xuất khẩu. 24 3.1. Nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu và cầu. 24 3.2. Phân tích SWOT và lựa chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu 25 3.3. Quyết định chiến lược Marketing hỗn hợp hướng tới thị trường xuất khẩu. .26 3.3.1. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu. 27 3.3.2. Chiến lược giá trên thị trường xuất khẩu 28 3.3.3. Chiến lược phân phối sản phẩm. 29 3.3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xuất khẩu 30 3.4. Chọn phương pháp thâm nhập thị trường xuất khẩu mục tiêu 31 Chương 2: Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm qua 33 3 1. Khái quát tình hình sản xuất và chế biến thuỷ sản 33 1.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản 33 1.2. Tình hình chế biến thuỷ sản 33 2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua 34 2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu 34 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 35 2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 38 2.4. Giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 39 3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 40 3.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu 40 3.2. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 42 3.3. Giá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu 43 3.4. Vị thế xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủ yếu. 44 4. Những vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới 45 4.1. Những khó khăn và thách thức 45 4.2. Cơ hội phát triển 47 5. Đặc điểm các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. 48 5.1. Thị trường Nhật Bản. 48 5.1.1. Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. 48 5.1.2. Nhu cầu về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản 49 5.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của người dân Nhật Bản. 49 5.2. Thị trường Mỹ 51 5.2.1. Khái quát chung 51 5.2.2. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ 51 5.2.3. Đặc điểm khách hàng và người tiêu dùng Mỹ. 52 5.2.4. Các vấn đề cản trở trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ 53 5.3. Thị trường EU 54 5.3.1. Một số đặc điểm chung về nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU. 54 5.3.2. Sản phẩm thuỷ sản sinh thái đối với thị trường Châu Âu 55 5.3.3. Sơ lược diện mạo một số thị trường thủy sản lớn của EU 56 5.4. Thị trường Trung Quốc. 57 5.4.1. Một số đặc điểm khái quát. 57 5.4.2. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc 58 5.4.3. Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở Trung Quốc trong những năm tới. 59 Chương 3: Định hướng và giảI pháp Marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm tới 61 1. Kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản thành công của một số nước 61 1.1. Quản lý và kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu ở Thái Lan – Một mô hình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển 61 4 1.2. Sự chuẩn bị cho tương lai của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Trung Quốc 64 2. Định hướng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của việt nam trong thời gian tới 65 2.1. Mục tiêu chiến lược Marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 65 2.2. Những định hướng cơ bản trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 66 2.2.1. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu 66 2.2.2. Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. 67 2.2.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản mới cho xuất khẩu 71 2.2.4. Nâng cao vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản. 71 3. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản 73 3.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. 73 3.1.1. Giải pháp về chất lượng sản phẩm. 73 3.1.2. Giải pháp về chủng loại sản phẩm 75 3.2. Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 77 3.3. Giải pháp về chiến lược phân phối trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 79 3.4. Giải pháp về chiến lược yểm trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 81 3.5. Giải pháp về chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 82 4. Một số kiến nghị về chính sách phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 83 4.1. Đẩy mạnh hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế cấp Nhà nước, hỗ trợ người sản xuấtcác doanh nghiệp xuất khẩu 83 4.2. Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin nhằm cập nhật tốt thông tin thị trường. 85 4.3. Thực hiện chính sách đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại. 86 4.4. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩuvận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế. 86 Kết luận 88 Nguồn tài liệu tham khảo 88 5 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1 : Sản lượng thuỷ sản của thế giới qua nh ững năm gần đây Đơn vị : triệu tấn 10 Bảng 2 : 10 nước nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới 13 Bảng 3: 10 nư ớc xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới Đơn vị : tỷ USD 14 Bảng 4 : Dự báo xuất nhập khẩu thuỷ sản của thế giới vào đ ầu thế kỷ XXI Đơn vị: tỷ USD 19 Bảng 5 : Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua 35 Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2002 37 Bảng 7 : Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 38 Bảng 8 : Giá trị các nhóm hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới (Tỷ USD) 66 6 LỜI NÓI ĐẦU Để thực hiện thắng lợi chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu của nước nhà, Việt Nam đã, đang và còn phải nỗ lực rất nhiều trong lộ trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế giới. Để xuất khẩu tăng nhanh trong thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như hàng nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, hàng giày dép, dệt may, và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao như ôtô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm. Hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh và triển vọng phát triển, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, xuất khẩu thu ngoại tệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản năm 2002 đạt 2,014 tỷ USD, tăng 0,7% so với kế hoạch và 13,31% so với năm 2001, nộp ngân sách nhà nước 1400 tỷ đồng, tiếp tục đứng vị trí thứ 3 về giá trị kim ngạch xuất khẩu của Đất nước. Trong thời gian trung hạn tới, nhiều khả năng sẽ có những thay đổi thứ hạng các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, thuỷ sản sẽ vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản cả về số lượng và chất lượng đang là yêu cầu cấp thiết của Nhà nước ta, là vấn đề cập nhật cao đang được nhiều người quan tâm. Ý thức được tình hình thực tế đó, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài được bố cục thành 3 chương như sau : Chương 1 : Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới và lý luận chung về Marketing xuất khẩu. Chương 2 : Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm qua. Chương 3 : Định hướng và giải pháp Marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm tới. Do những hạn chế về tài liệu, về thời gian và khả năng của người viết, đề tài khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn kịp thời của các thầy cô giáo trong trường cùng ý kiến đóng góp của đông đảo độc giả. Nhân dịp này, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong các năm học vừa qua. Đặc biệt, người viết xin chân 7 thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trung Vãn-người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ người viết thực hiện đề t ài này. Hà Nội, năm 2003 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING XUẤT KHẨU. 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN THẾ GIỚI. 1.1. Tình hình tiêu thụ thuỷ sản của thế giới. 1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua. Từ năm 1994 trở đi, mức tiêu thụ thuỷ sản có khuynh hướng tăng, chủ yếu là dành làm thức ăn cho con người. Theo số liệu thống kê của FAO, năm 1998, 36% sản lượng thuỷ sản thế giới được bán làm thức ăn tươi, 64% được tiêu thụ cho các dạng chế biến khác, 79,6% sản lượng phục vụ con người tiêu dùng, 20,4% còn lại được dùng vào các mục đích khác. Theo số liệu năm 2001, lượng tiêu thụ thuỷ sản trung bình trên thế giới là 13,1 kg thuỷ sản/người/năm. Khu vực Đông và Đông Nam Á chiếm tới 50% tổng tiêu thụ thuỷ sản của thế giới, trong đó Nhật Bản và Trung Quốc là những nước tiêu thụ lớn nhất, các nước như Philippin, Malaysia và Singapor có mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người cao. Các nước phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ là những trung tâm tiêu thụ thuỷ sản đạt mức cao nhất về bình quân theo đầu người hàng năm. Năm 2002, mức tiêu thụ thuỷ sản của toàn thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tăng sản lượng thuỷ sản thế giới thời gian qua là do sự kích thích của nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên tiêu thụ thuỷ 8 sản lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể tới là do tăng dân số, tăng thu nhập và yếu tố giá cả. Tăng dân số là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tăng tiêu thụ thuỷ sảncác nước đang phát triển, 80% dân số thế giới là thuộc các nước đang phát triển-nơi có nhu cầu thuỷ sản năng động nhất. Trong khi đó tăng thu nhập có tác động rất lớn tới sự phồn vinh của thị trường thuỷ sản thế giới. Điều này được phản ánh rất rõ qua việc thay đổi nhu cầu từ thịt gia cầm sang thuỷ sản. Sự thay đổi này rất nhạy cảm với yếu tố giá cả và chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Nói tóm lại, tiêu thụ thuỷ sản của thế giới thời gian qua chịu ảnh hưởng rất lớn của sản xuất thuỷ sản thế giới cùng với sự tiến bộ của Khoa học và Công nghệ. 1.1.2. Mức tiêu thụ của những nước chủ yếu. Nhật Bản là nước có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới trong thời gian qua. Hằng năm, người Nhật tiêu thụ một lượng thực phẩms thuỷ sản khổng lồ, trên 8 triệu tấn cùng với khoảng 600 nghìn tấn bột cá. Theo số liệu năm 2001, mức tiêu thụ của Nhật Bản chiếm 22% tổng sản lượng của toàn thế giới, giảm so với mức 30% của năm 2000 do suy thoái kinh tế, bình quân mỗi năm tiêu thụ khoảng 40kg/người. Trung Quốc là nước tiêu thụ thuỷ sản đứng thứ hai trên thế giới với mức tăng 10% mỗi năm kể từ năm 1995 và đến năm 1997 Trung Quốc đã chiếm 36% tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu. Mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tăng lên qua từng năm, cụ thể, sản lượng tiêu thụ thuỷ sản năm 1999 là 7,33 triệu tấn, năm 2000 là 8,528 triệu tấn, và năm 2001 là 9,923 triệu tấn. Mỹ là nước tiêu thụ thuỷ sản đứng thứ 3 trên thế giới, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ trung bình trong những năm 1994 đến 1997 là 5,78 triệu tấn/năm. Trong các năm tiếp theo mức tiêu thụ còn cao hơn. Theo số liệu năm 2002, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân của quốc gia này là 7k/người/năm, với tổng giá trị tiêu thụ đạt 26,7 tỷ USD. Cá hộp là mặt hàng thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ và ở mức khá ổn định trong những năm gần đây là 2-2,5 kg/người/năm, trong đó mặt hàng cá ngừ đóng hộp là mặt hàng chính với mức tiêu thụ là 1,8 kg/người/năm. Mặt hàng tiêu thụ lớn thứ hai là tôm đông lạnh với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người năm 1996 là 1,48 kg và năm 1998 là 1,63 kg. Ngoài ra các mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Mỹ nữa là cá hồi, cá tuyết và 9 nhuyễn thể 2 vỏ. Một số quốc gia và khu vực khác có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới như Singapo, EU, cũng là nhân tố quan trọng làm gia tăng mức tiêu thụ thuỷ sản thế giới thời gian qua. Năm 2002, tiêu thụ thuỷ sản bình quân của EU đạt 17kg/người/năm với tổng mức tiêu thụ đạt 650.000 tấn. Cũng trong năm này, con số tiêu thụ thuỷ sản bình quân ở quốc gia Singapor là 24kg/người/năm. 1.2. Sản xuất hàng thuỷ sản của thế giới. 1.2.1. Mức sản lượng của toàn thế giới. Mặc dù trong thời gian qua, thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí trong thời kì khủng hoảng kinh tế ở Châu Á 1997-1998, nhưng tổng sản lượng thuỷ sản thế giới vẫn tăng đáng kể. Đến thời điểm năm 2001, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt 129,3 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm 2000 là 141,7 triệu tấn, nhưng chủ yếu là do giảm sản lượng cá nổi nhỏ ở khu vực Nam Mỹ. Sản lượng khai thác đạt 91,8 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn, trong khi đó sản lượng nuôi trồng tiếp tục tăng lên 37,5 triệu tấn và chiếm 29% tổng sản lượng. Như vậy, một điều đáng lưu ý trong sản xuất thuỷ sản thế giới là xu hướng gia tăng của sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong khi sản lượng đánh bắt thuỷ sản tự nhiên ổn định hay có dấu hiệu giảm sút. Thuỷ sản nuôi trồng toàn cầu liên tiếp tăng với tốc độ trung bình 9,2% mỗi năm, so với chỉ 1,4% ở sản lượng thủy sản tự nhiên. Trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là ở khu vực các nước đang phát triển thì khả năng đánh bắt thuỷ sản tự nhiên không tăng một cách tương ứng. Do vậy, có thể nói sản phẩm khai thác là căn cứ bền vững, sản phẩm nuôi trồng mới là điều kiện để phát triển. Một điều quan trọng hơn nữa là phần lớn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của thế giới là do các nước đang phát triển sản xuất. Theo công bố mới nhất của Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) các nước đang phát triển, nhất là ở Châu Á, đang thống trị nguồn đánh bắt thuỷ sản thế giới. Hiện các nước đang phát triển chiếm khoảng 70% sản lượng thuỷ sản của thế giới. Trong rất nhiều lý do có lý do quan trọng phải kể tới là nuôi trồng thuỷ sản thực phẩm chi phí thấp và dễ thực hiện hơn so với chăn nuôi gia súc lấy thịt. Sự tăng, giảm sản lượng thuỷ sản thế giới và từng nước cụ thể thời gian qua phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố : - 10 Nhu cầu về thuỷ sản tăng mạnh trên thế giới do tăng nhanh dân số, do tăng thu nhập và thay đổi thói quen tiêu thụ. - Thành tựu khoa học kỹ thuật tác động đến việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. - Sự tương đối ổn định của giá năng lượng trong phần lớn thời gian qua. Mặt khác, cũng có những nguyên nhân làm giảm sản lượng thuỷ sản thế giới trong các năm qua, đó là : - Do những đặc trưng của ngành thuỷ sản, cũng giống như các nguồn tài nguyên khác, mức độ rủi ro của đầu tư là rất lớn. - Chi phí đánh bắt tăng, bao gồm mọi chi phí vận hành từ chi phí nguyên nhiên liệu, đào tạo, hậu cần và bến bãi, - Nguồn tài nguyên thuỷ sản của thế giới đã bị khai thác quá công suất, cùng với nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và điều kiện sinh thái thay đổi. - Các nước đang phát triển với những vấn đề đang cần phải giải quyết trong việc quản lý nguồn tài nguyên biển trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. 1.2.2. Những nước sản xuất chủ yếu. Năm 1998, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Pêru, Inđônêxia, Chilê và Ấn Độ theo thứ tự là những nước sản xuất thuỷ sản lớn nhất thế giới. Trung Quốc được coi là nước sản xuất thuỷ sản lớn nhất thế giới trong những năm 1990 và vẫn giữ được vị trí này trong 2 năm đầu của thiên niên kỉ mới. Ngoài ra tuyệt đại bộ phận các nước đang phát triển sản xuất thuỷ sản lớn khác như Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, đều đạt mức tăng sản lượng cao qua các năm. Bảng 1 : Sản lượng thu ỷ sản của thế giới qua những năm gần đây Đơn vị : triệu tấn Quốc gia 1999 2000 2001 Trung Quốc 40.029 41.600 42.580 Pêru 8.437 10.665 7.996 Ấn Độ 5.593 5.689 5.689 Nhật Bản 5.961 5.752 5.405 Mỹ 5.228 5.173 5.402 Inđônêxia 4.736 4.929 5.117 [...]... được đánh giá là tiềm năng đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu giao thương với Trung Quốc Năm 1999, giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 99 triệu USD Đến năm 2002, con số này là 314 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam Cộng đồng chung Châu Âu EU, gồm 15 quốc... khai thác thuỷ sản hàng năm từ 1 triệu tấn trở lên Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng thuỷ hải sản của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm kể từ năm 1985 trở lại đây Năm 1998, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam đạt khoảng 1,67 triệu tấn các loại, tăng 5,6% so với năm 1997 Năm 1998, Việt Nam đứng thứ 19 trên thế giới về sản lượng thuỷ sản (riêng về sản lượng... thoả mãn những mục tiêu của các doanh nghiệp ngoại thương Từ những khái niệm về MarketingMarketing xuất khẩu, chúng ta có thể rút ra bản chất của Marketing xuất khẩu như sau : Một là, Marketing xuất khẩu đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu Hai là, các hoạt động Marketing xuất khẩu đều hướng đến khách hàng nước ngoài Cho nên khi ứng dụng Marketing xuất khẩu phải... khẩu cao Với thị trường Nhật Bản, 20 năm qua Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản với khối lượng lớn từ Việt Nam, bởi vậy đã có 150 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật năm 1999 đạt 353 triệu USD, năm 2002 đạt 538 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 27% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam Trung Quốc là thị trường lớn... KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu Những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng nhanh về kim ngạch và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước Cũng như các nước đang phát triển khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của Quốc gia Trước ngày miền Nam hoàn... gian tới : - Mức tăng sản lượng thuỷ sản hàng năm chỉ đạt khoảng 1%-2% Sản lượng thuỷ sản thế giới đến năm 2005 có thể đạt mức 125-135 triệu tấn - Tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể đạt mức 4%-5%/ năm để bù đắp cho sản lượng đánh bắt ổn định hay giảm sút - Tăng sản lượng thuỷ sản của nhóm nước đang phát triển vẫn năng động trong khi tỷ trọng của các nước công nghiệp phát triển trong sản xuất thuỷ. .. và kể từ năm 2002 đã chiếm ngôi đầu bảng của Thái Lan Năm 2002, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc đạt 2,085 triệu tấn, trị giá 4,69 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8% và 12,1% so với năm 2001 1.4.2 Khả năng cạnh tranh của các nước xuất khẩu Cũng giống như đa số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản thuộc khu vực các nước đang phát triển, các nhà xuất khẩu Thái Lan đang phải đối phó với các biện pháp kiểm... hàng xuất khẩu chính của ta sang Mỹ vẫn là tôm, cá Năm 2001, xuất khẩu tôm chiếm tới 63,7% tổng lượng và 80% tổng giá trị thuỷ sản tới Mỹ Cá tra và cá basa Việt Nam chiếm tới 94,7% lượng “catfish” nhập khẩu vào Mỹ Cua, ghẹ là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam để tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tới thị trường này Cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ vây vàng là những mặt hàng có lượng và giá trị xuất khẩu. .. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn (vượt 13,54% so với cùng kì năm 1999) Theo số liệu thống kê gần đây, tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam năm 2002 đã đạt tới con số 2,410 triệu tấn, trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác là 1,434 triệu tấn, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nội địa đạt 0,976 triệu tấn Tuy nhiên, bên cạnh các con số đáng mừng trong sản xuất thuỷ sản, ... tại chỗ cao Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước để xuất khẩu là phương thức phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 32 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THUỶ SẢN 1.1 Tình hình sản xuất thuỷ sản Với 3260 km bờ biển, 112 cửa sông lạch, 1 triệu km2 . chọn đề tài Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới GVHD

Ngày đăng: 22/03/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan