TIỂU LUẬN: Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ppt

28 4.8K 7
TIỂU LUẬN: Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………… TIỂU LUẬN Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức Lời mở đầu Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 2 Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với tư cách là một ngành luật độc lập, luật hành chính là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện họat động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng như các ngành luật khác, hệ thống luật hành chính là sự sắp xếp các quy phạm của luật hành chính thành các chế định cụ thể. Trong đó, mỗi chế định điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ với những đòi hỏi mới và to lớn của nền kinh tế đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước hình thành trong nền kinh tế kế họach hóa tập trung bao cấp trước đây đã tỏ ra bất cập với yêu cầu mới của nền kinh tế cả về tổ chức và trình độ, năng lực. Do vậy, bộ máy hành chính Việt Nam cần phải có những bước cải cách quan trọng được xác định bởi các qui phạm về luật hành chính: + Cải cách thể chế hành chính nhà nước. + Chấn chỉnh tổ chứcquy chế họat động của bộ máy nhà nước. + Xây dựng, kiện tòan đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để từ đó nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Nội dung Nhóm 3 chọn trình bày và phân tích là “quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức”, mong rằng sẽ đem đến cho các Anh chị thông tin hữu ích về phần này. Trong quá trình thực hiện sẽ còn nhiều thiếu xót, Nhóm mong nhận được sự chỉ bảo của Thầy và góp ý của các Anh chị! Trân trọng Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 3 Quy Chế Pháp Của Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức 1. KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm công vụ Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức (Luật số: 22/2008/QH12) Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan. Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, công vụ cũng có điểm khác nhiệm vụ. Công vụ là hoạt động nhà nước có tính chất thường xuyên, liên tục; hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp tiến hành. Nhiệm vụ là những công việc Nhà nước phải làm vì mục đích nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xã hội vì họ phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Để đảm bảo cho cán bộ, công chức hòan thành tốt công vụ, nhiệm vụ được giao, Luật cán bộ, công chức qui định các nguyên tắc trong thi hành công vụ như điều 3 : Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ (Luật số: 22/2008/QH12) 1. Tuân thủ Hiến pháppháp luật. 2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. 4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. 5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức 1.2.1. Cán bộ, công chức Điều 4. Cán bộ, công chức (Luật số: 22/2008/QH12) 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2. Công chứccông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 4 chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Giữa cán bộ và công chức tuy có những điểm chung như: là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cùng có các quyền, nghĩa vụ chung như trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy với nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ; đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa cán bộ, công chức. Để trở thành cán bộ phải thông qua việc bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm; còn đối với công chức về cơ bản phải qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm với những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể không giống nhau. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện bổ nhiệm vào những chức danh, chức vụ, ngạch, bậc đối với công chức vì thế có những yêu cầu khác với cán bộ. 1.2.1.1. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam Điều 3. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Ở Trung ương: a) Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương; b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; c) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập. 2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh): Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 5 a) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy; b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; c) Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. 3. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện): Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh. 1.2.1.2. Công chức trong Văn phòng chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, Kiểm tóan nhà nước Điều 4. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước(Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. 1.2.1.3. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Điều 5. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương. 3. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục. 4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 6 1.2.1.4. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện Điều 6. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Ở cấp tỉnh: a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân. 2. Ở cấp huyện: a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. 1.2.1.5. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân Điều 7. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; 2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện. Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 7 1.2.1.6. Công chức trong hệ thống Viện kiển sát nhân dân Điều 8. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; 2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; 3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. 1.2.1.7. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội Điều 9. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội (Nghị Định Chính phủ số : 06/2010/NĐ-CP) 1. Ở Trung ương: a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị - xã hội); b) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội. 2. Ở cấp tỉnh Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. 3. Ở cấp huyện Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương. 4. Công chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không bao gồm người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Dưới đây chúng tôi xin phân tích vị trí vai trò các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và đời sống của nước ta hiện nay: * MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 8 năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân " điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốcViệt nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta."Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc " Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. * TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Trích: Điều 10 Hiến pháp 1992 - Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Công đoàn các cấp được dự hội nghị của cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. * HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM: Theo quy định trong chương I của Hiến pháp 1992 (đã được bổ sung năm 2001), hệ thống chính trị của nước ta gồm: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, trong đó Đảng Cộng sản Việt nam là hạt nhân chính trị lãnh đạo, Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị. Như vậy, Hội Nông dân Việt nam là một thành viên trong hệ thống chính trị, đóng vai trò là người đại diện, thực hiện quyền làm chủ của giai cấp nông dân. Hội Nông dân có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị, được thể hiện: - Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội có vai trò tập hợp, tuyên truyền, giáo dục vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần quan trọng vào việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng. - Với Nhà nước: Hội là cơ sở chính trị, có vai trò tham gia quản Nhà nước và xã hội: Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 9 + Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, bộ máy tổ chức của Nhà nước. + Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật; vận động hội viên nông dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. + Giáo dục hội viên, nông dân nâng cao ý thức và năng lực làm chủ, tham gia xây dựng và giám sát hoạt của các cơ qua Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước. + Vận động cán bộ, hội viên, nông dân đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. - Với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Hội quan hệ bình đẳng và phối hợp tổ chức phong trào nông dân phát triển kinh tế-xã hội củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng nông thôn mới chăm lo bảo vệ quyền lợi của nông dân. - Đối với nông dân và phong trào nông dân. - Hội có vai trò đại diện chăm lo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. * ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH : - Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng tổ chức hoạt động của Hội LHTN, Hội sinh viên Việt Nam…nhằm đưa thanh niên vào trong tổ chức của Hội và Đoàn cùng phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nuớc Việt Nam độc lập dân chủ, giàu mạnh, công bằng, xã hội văn minh theo định hướng XHCN. Việc tập hợp lực lượng thanh niên, đưa họ vào trong các tổ chức của Hội, của Đoàn là bước khởi đầu quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần của Đoàn TNCS, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng thanh niên nói riêng và với quần chúng nhân dân nói chung. V.I Lênin đã cho chúng ta rằng: “Đừng quên rằng sức mạnh của một tổ chức Cách mạng là ở số lượng những mối liên hệ của nó”. - Giáo dục tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn - đối tượng giáo dục chủ yếu là đoàn viên, thanh niên - lực lượng to lớn, có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suy cho cùng là hình thành bộ mặt nhân cách con người trong xã hội mới phù hợp với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nội dung công tác giáo dục rất phong phú, bao gồm: + Giáo dục chính trị tư tưởng. + Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. + Giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống. + Giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về Dân S ố- Sức Khỏe- Môi Trường. + Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. + Giáo dục truyền thống Cách mạng. - Tham gia công tác giáo dục thanh niên phải thông qua những phong trào, những hành động Cách mạng cụ thể. Đoàn không thể chỉ nói suông, giáo dục mang tính kinh Luật hành chính GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 10 viện, giáo điều mà phải tổ chức, đưa thanh niên vào các phong trào hành động cách mạng, qua các công việc và phong trào thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Kết hợp chặt chẽ nguyên giáo dục: Học đi đôi với hành, luận gắng liền với thực tiễn. - Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa Nghị Quyết và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống. Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để gánh vác công việc tạo sinh lực mới cho Đảng. Quán triệt tinh thần công tác xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, lấy xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đoàn thanh niên phải là lực lượng nồng cốt trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động, xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI lần 2. * HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM : Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ. Hội có chức năng vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng và tham gia quản nhà nước. Trong những năm qua, nhận thức vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước (Nghị quyết 41); Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Chiến lược BVMT quốc gia), Đoàn Chủ tịch (ĐCT) TW Hội LHPN Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo các cấp Hội thực hiện đạt kết quả thiết thực. * HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM : + CHỨC NĂNG: Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị-xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước. + NHIỆM VỤ: - Tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng, động viên Cựu chiến binh tiếp tục rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ hiểu biết về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật…, thực hiện tốt nghĩa vụ người công dân, người cán bộ, công nhân viên chức, kiên quyết đấu tranh chống quan điểm, tư tưởng sai trái, ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, công thần… [...]... quản cán bộ, công chức 11 2.1.1 Bầu cử cán bộ 11 2.1.2 Tuyển dụng công chức 11 2.1.3 Tuyển dụng viên chức 14 2.1.4 Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức 14 2.1.5 Quản cán bộ, công chức, viên chức 14 2.2 Nghĩa vụ, quy n lợi, quy n hạn của cán bộ, công chức, viên chức 18 2.2.1 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức 18 2.2.2 Nghĩa vụ của viên chức. .. chức 18 2.2.2 Nghĩa vụ của viên chức 19 2.2.3 Quy n hạn của cán bộ, công chức, viên chức 20 2.2.4 Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm 21 2.3 Trách nhiệm pháp đối với cán bộ, công chức, viên chức 24 3 Kết luận và tài liệu tham khảo 26 Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 28 ... phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức; - Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ; - Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế; Ngoài các nội dung trên, việc quản cán bộ, công chức còn bao gồm các công tác khác liên quan được quy định tại Luật Cán bộ, công chức. .. hoàn trả của viên chức ( có hiệu lực 25/5/2012) Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản viên chức (có hiệu lực 01/6/2012) Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức 27 Luật hành chính -GVBM:ThS-LS Lê Minh Nhựt Mục lục: Quy Chế Pháp Của Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức 1 KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ... yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chứccông dân khi được giao nhiệm vụ giải quy t 3 Cán bộ, công chức, viên chức không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chứccông dân theo quy định của pháp luật c) Các quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong ứng xử nơi công cộng 1 Cán bộ, công chức, viên chức không... sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 2.1.3 Tuyển dụng viên chức 2.1.4 Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức 2.1.5 Quản cán bộ, công chức, viên chức 1 Mục tiêu quản cán bộ, công chức Quản cán bộ, công. .. nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương, Cùng với việc quy định những nội dung quản cán bộ, công chức, pháp luật cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và quy n hạn của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản đội ngũ cán bộ, công chức Trên cơ sở phân định cán bộ với công chức tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, việc quản cán bộ và quản công chức. .. quản cán bộ, công chức theo thẩm quy n Điều 35 1 Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy t định biên chế cán bộ, công chức thuộc Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân; số lượng Thẩm phán của các Toà án 2 Biên chế công chức Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy t định 3 Biên chế công chức Văn phòng Chủ tịch nước do Chủ tịch nước quy t định Quy chế pháp của cán bộ, công chức, viên chức. .. công chức; 3 Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức; 4 Quy t định biên chế cán bộ, công chức; 5 Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản cán bộ, công chức; 6 Ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch; 7 Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức; 8 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công. .. nhiệm, từ chức, luân chuyển đến các công việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Cần phải phân biệt nội dung quản cán bộ, quản công chức của cơ quan quản nhà nước về cán bộ, về công chức với nội dung quản cán bộ,quản công chức của cơ quan sử dụng cán bộ, sử dụng công chức Mặc dù về hình thức, nội dung quản nhà nước đối với cán bộ hoặc công chức có thể có những quy định . Quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức 16 3. Các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức Nội dung quản lý cán bộ, công chức được quy. chức, viên chức 2.1.5. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức 1. Mục tiêu quản lý cán bộ, công chức Quản lý cán bộ, công chức cũng giống như quản lý nguồn

Ngày đăng: 22/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan