TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY potx

4 1.1K 1
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP TỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Môi trường pháp là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới vấn đề quản trị doanh nghiệp. Qua hơn 20 năm đổi mới, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan và sức ép khi gia nhập WTO, môi trường pháp của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bàn về tác động của môi trường pháp tới vấn đề quản trị doanh nghiệp, có thể khẳng định rằng, hiện nay môi trường pháp của nước ta chưa tạo ra động lực để các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hướng tới những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Trước hết, doanh nghiệp sinh ra là để kinh doanh và săn tìm lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau, ít nhất có thể nêu ba cách sau đây: 1.Lách luật để trốn thuế, gian lận thuế, trốn tránh các nghĩa vụ đối với người lao động và bảo vệ môi trường; 2.Liên kết và hoạt động dưới sự bảo kê của cá nhân hoặc những nhóm quyền lực để thu được những khoản lợi nhuận siêu ngạch; 3.Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Trong ba cách đã nêu trên, cách thứ ba phức tạp hơn, đòi hỏi những điều kiện khắt khe hơn và với một thời gian dài.Vì vậy, chỉ khi nào môi trường pháp không cho phép hoặc bản thân chủ doanh nghiệp không đủ điều kiện để áp dụng cách thứ nhất và thứ hai, thì doanh nghiệp mới tìm đến cách thứ ba. Đáng tiếc là, môi trường pháp nước ta hiện nay đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều doanh nghiệp áp dụng cách thứ nhất và thứ hai. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta rất đồ sộ nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu bằng những công văn – một trong những văn bản dưới luật – và việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt hiện naymôi trường vô cùng thuận lợi cho những hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Còn vi phạm nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động và xả thải ra môi trường thì gần như các doanh nghiệp đang vô tư thực hiện mặc dù văn bản cấm thì không ít! Liên kết và hoạt động dưới sự bảo kê của cá nhân hoặc những nhóm quyền lực để thu được những khoản lợi nhuận siêu ngạch cũng là phương thức rất hữu hiệu (và cũng không ít) của các doanh nghiệp hiện nay. Thứ hai, dấu ấn của cơ chế quản hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp trước đây vẫn còn rất nặng nề trong mối quan hệ giữa cơ quan công quyền thuộc bộ máy Nhà nước. Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn chưa thực sự là “Nhà nước dịch vụ” với nhiệm vụ cung cấp cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp những dịch vụ công thuận tiện nhất. Ngược lại, các cơ quan công quyền vẫn chủ yếu thực hiện việc kiểm tra, giám sát với tư cách của một “Nhà nước cai trị”. Điều đó thể hiện hệ thống khổng lồ những thủ tục hành chính, giấy phép con vô lý…gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính đã triển khai khá rầm rộ và cho biết, với 258 thủ tục ưu tiên cắt giảm đợt đầu, người dân và cộng đồng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 30.000 tỷ đồng/năm. Song, con số đó mới chỉ là “tính cua trong lỗ”. Bởi lẽ, để kết quả của Đề án đi vào thực tế phải sửa trực tiếp 14 luật, 3 pháp lệnh, 44 nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng và gần 100 quyết định cấp bộ.Ông Daniel Trnka, chuyên gia phân tích của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người chấp bút bản Báo cáo đánh giá về Đề án 30, theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, nói “Người dân và giới doanh nghiệp đòi hỏi phải cụ thể hóa các tính toán này bằng các thực thi thực tế”. Điều đó có nghĩa là, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa có kết quả trên thực tế. Hệ thống các thủ tục hành chính nhiêu khê, phiền hà và thiếu tính khả thi đã bắt buộc nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phải “đối phó” bằng nhiều cách để được việc. Và, tất nhiên, những “bài đối phó” đó không bao giờ trở thành chuẩn mực của quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Thứ ba, tham nhũng - một trong những “ kẻ thù” của việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệpvẫn đang là quốc nạn của nước ta. Dự thảo Báo cáo chính trị sẽ được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: "Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…. ". Tham nhũng là vật cản vô cùng lớn đối với việc thiết lập một hệ thống quản trị doanh nghiệp tiến tiến theo thông lệ quốc tế. Bởi lẽ, tham nhũng sẽ thủ tiêu sự công khai, minh bạch; làm rối loạn sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp; tham nhũng “cạnh tranh” gay gắt với các Nhà tư vấn – vốn được coi là “Bác sĩ” của doanh nghiệp; tham nhũng cũng có thể đưa một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng thành những gương điển hình với những danh hiệu cao quý; tham nhũng có thể tôn vinh một số cá nhân vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thành anh hung lao động, v.v… Với những tác động như trên của tham nhũng thì việc cải tiến, áp dụng những biện pháp cần thiết để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp là một thách thức lớn. III- VÀI KIẾN NGHỊ Với những nội dung đã trình bày trên, trong phạm vi đánh giá tác động của hai nhân tố thể chế kinh tế và môi trường pháp đến vấn đề quản trị doanh nghiệp, xin có một vài kiến nghị sau: Một là, nhanh chóng thực hiện chủ trương cổ phần hóa để giảm đến mức thấp nhất số lượng các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng nhất để chuyển một bộ phận lớn các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước – vốn không thật sự quan tâm đến vấn đề quản trị doanh nghiệp – thành những doanh nghiệp phải quan tâm và đầu tư cho công tác quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, trước hết phải xác định lại nội dung về “Chức năng quản kinh tế của Nhà nước XHCN”. Nhà nước XHCN có chức năng quản kinh tế. Điều đó không ai phủ nhận. Song, chức năng quản kinh tế của Nhà nước không đồng nghĩa với việc Nhà nước phải trực tiếp làm kinh tế, phải kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản kinh tế của Nhà nước là hình thành một hành lang pháp minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho nhân dân kinh doanh và thu thuế. Tất nhiên, với vai trò “nhạc trưởng” của mình, Nhà nước phải đầu tư, quản một số lĩnh vực quan trọng có liên quan đến an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội. Đó là những hoạt động đầu tư không vì mục đích lợi nhuận và nhân dân, các doanh nghiệp không thể làm hoặc không làm. Và cần có một lực lượng chuyên trách với năng lực quản trị doanh nghiệp đủ điều kiện dể quản những doanh nghiệp này. . TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. về tác động của môi trường pháp lý tới vấn đề quản trị doanh nghiệp, có thể khẳng định rằng, hiện nay môi trường pháp lý của nước ta chưa tạo ra động

Ngày đăng: 22/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan