Báo cáo " CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI LÀM GÌ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MANG TÍNH TOÀN CẦU " ppt

5 2.4K 8
Báo cáo " CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI LÀM GÌ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MANG TÍNH TOÀN CẦU " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 96 CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI LÀM TRƢỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MANG TÍNH TOÀN CẦU Vũ Lê Kiểm Tú Khoa Môi trường và CNSH, trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ TP.HCM Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) gồm có 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang với chiều dài bờ biển 700km, chiếm 23% so với cả nƣớc, và 25 cửa lạch lớn và nhỏ. Vùng ven biển còn có hệ thống sông ngòi tự nhiên và nhân tạo dày đặc thuận lợi cho việc thông thƣơng với các tỉnh khác và các quốc gia láng giềng. Với tổng diện tích các huyện ven biển là 18.066,6 km 2 , chiếm gần 46 % diện tích của toàn ĐBSCL, dân số 10,88 triệu ngƣời vào năm 2010 chiếm 50% dân số của vùng . Kinh tế vùng ven biển này chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và thủy sản, chiếm 53 % GDP của ĐBSCL. Trong những năm gần đây ngành du lịch cũng phát triển mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế của cả nƣớc, chiếm 35% GDP dịch vụ toàn vùng. Nhƣng đây là vùng thấp nên sẽ chịu nhiều ảnh hƣởng do biến động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong mùa khô nƣớc mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Trƣớc tình hình cấp bách đó, các tỉnh ven biển ĐBSCL đã và đang thực hiện các biện pháp để ứng phó và thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu nhƣ hiện nay. VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL TRƢỚC TÁC ĐỘNG KÉP Ảnh hƣởng nƣớc biển dâng do tác động của BĐKH Vùng ven biển ĐBSCL do có vị thế thuận lợi nên trƣớc đây rất ít bị bão. Trong những năm gần đã liên tiếp xảy ra những trận bão lớn nhƣ năm 2006 đuôi bão Durion quét qua, năm 1997 cơn bão Lida đã đi qua khu vực này, năm 2008 đã bị bão số 10 gây thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 97 của. Diễn biến của các cơn bão ngày càng phức tạp, mức độ tàn phá sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu tình hình nƣớc biển tiếp tục dâng cao so với hiện nay. Vùng ven biển ĐBSCL đang bị đe dọa khủng khiếp. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng của bộ tài nguyên Môi trƣờng công bố tháng 6 năm 2009 nếu: - Nƣớc biển dâng 65cm thì diện tích bị ngập vùng ĐBSCL là 12,8%. - Nếu mực nƣớc dâng 75cm thì 19% diện tích bị ngập - Nếu nƣớc biển dâng là 100cm thì 37,8% diện tích sẽ bị ngập, tăng rất nhiều lần so với kịch bản thấp. BĐKH mà tác động lớn nhất sự dâng lên của mực nƣớc biển đã làm tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nhanh chóng, kèm theo tình trạng ngập lụt do hệ thống đê biển, hồ chứa bị đe dọa làm cho các cánh đồng lúa vùng đồng bằng ven biển bị ngập. Theo kết quả dự báo của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam tháng 4 năm 2011 tình trạng xâm nhập mặn cao nhất, và cao hơn trung bình nhiều năm. Trên các sông chính có độ mặn 4%o xâm nhập sâu vào đất liền 30-40 km tính từ cửa sông. Mực nƣớc sông Cửu Long giảm tại Tân Châu còn -0,2m, Châu Đốc -0,3m, thấp hơn trung bình nhiều năm 0,25m, làm cho diện tích lúa Đông Xuân của các tỉnh ven ven biển có khả năng không đủ nƣớc tƣới đến cuối vụ. Diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn chiếm khoảng 16% tổng diện tích gây ảnh hƣởng đến cây trồng khả năng bùng phát dịch bệnh rất cao. Rõ ràng nếu nƣớc biển tiếp tục dâng cao sẽ đe dọa vùng ven biển ĐBSCL và đời sống nông dân sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Hoạt động của các quốc gia thƣợng nguồn sông Mekong Hiện nay sông Mekong đã bị cắt vụn bởi 19 đập thủy điện. Trong đó Trung Quốc là nƣớc thƣợng nguồn xây 8 đập. Còn lại các nƣớc hạ nguồn xây 11đập bao gồm Lào xây 7 cái, hợp tác giữa Lào và Thái Lan 2 cái, còn lại 2 cái của Campuchia. Tổng dung tích của 11 đập ở hạ nguồn dự tính 5,7 tỷ m 3 nƣớc, lƣợng điện phát ra là 14697 MW. Việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc ảnh hƣởng nghiêm trọng đế hệ sinh thái. Tính đến thời điểm hiện nay ba dự án thủy điện đã hoàn thành và đƣa vào hoạt động tại nƣớc này. Dự án công trình thủy điện Tiểu loan (Xiao wan) đƣợc hoàn thành năm 2010 với dung tích hồ chứa W = 15 tỉ m 3 , công suất N = 4200 MW, chiều cao đập H = 292 m. Sau năm 2010 TQ sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy thủy điện Nọa Trát Độ (Nouzhadu) với dung tích W = 23 tỉ m 3 , công suất N = 5.000 MW. Dự kiến đến năm 2030 thì hoàn tất hệ thống công trình thủy điện bậc thang này. Hoạt động xây dựng hệ thống thủy điện của các quốc gia thƣợng nguồn sông Mekong sẽ gây ảnh hƣởng đến các nƣớc hạ nguồn trong đó có vùng ven biển ĐBSCL. Ngoài các công trình thủy điện ở thƣợng nguồn đã và đang xây dựng còn 1 mối nguy hiểm nữa là công trình thủy nông Khong-Chi-Mien của Thái Lan. - Nếu công trình đƣợc xây dựng thì ĐBSCL sẽ mất đi 6,32 tỉ m 3 nƣớc mỗi năm, trong đó có khoảng 3,92 tỉ m 3 (tức 300 m 3 /s) trong 5 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Số lƣợng nƣớc này đủ để canh tác 325.000 ha lúa, hay để ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào ĐBSCL vì nó chiếm 17% lƣu lƣợng sông mùa khô sông Tiền và sông Hậu (1.800 m 3 /giây). - Theo dự đoán thì 50% tổng lƣợng bùn cát của sông Mekong sẽ bị giữ lại trong các hộ chứa của các đập thủy điện làm cho khu vực hạ lƣu giảm độ màu mỡ, thiếu phù sa gây bạc màu đất nông nghiệp. Ngƣời dân phải bón các loại phân hóa học để có thể canh tác về cơ bản trƣớc mắt gây tổn thất cho nông dân, về lâu dài gây hại cho đất và môi trƣờng. Hàng năm lƣợng phù sa sông Mêkong đƣa về ĐBSCL là 160-165 triệu tấn. Nếu các đập thủy điện thƣợng lƣu xây dựng thì lƣợng phù sa sẽ giảm còn ¼ tức là 42 triện tấn/năm. Phù sa mất- mùa màng sẽ thất thoát vì độ phì nhiêu giảm. Hạ thấp cao trình đáy sông từ nguồn cho đến cửa biển Đồng bằng Sông Cửu Long. Mùa kiệt dòng chảy kiệt giảm nhỏ do các hồ chứa thƣợng nguồn tích nƣớc tạo điều kiện cho mặn xâm nhập vào đất liền. Giảm dòng chảy lũ sông Mekong từ 40.000 m 3 /s năm 2008 đến nay còn 28.000m 3 / s. Gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp giảm sản lƣợng làm cho ngƣời dân sống ven biển ĐBSCL bị ảnh hƣởng. Đáy sông giảm thấp nƣớc biển dâng lên. Đồng bằng sẽ chìm trong biển. Bài học này đã từng xảy ra ở Đồng Bằng Missipsipi Nam Mỹ, sau 20 ’ 30 năm đã chìm xuống biển. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 98 - Khi các đập thủy điện này đồng loạt hoạt động thì sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nƣớc vào mùa khô do các hộ chứa trữ nƣớc để phát điện, nhƣng lại gây ngập úng ở hạ nguồn vào mùa mƣa do các hồ chứa đồng loạt xả nƣớc. - Các thủy điện đầu nguồn còn làm thay đổi chế độ dòng chảy hình thành xói lở và bồi lấp mới ở vùng hạ lƣu. Dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái của vùng hạ lƣu Hệ thủy sinh tự nhiên giảm 12-27% và khoảng 20-25% loài có tính di cƣ sẽ biến mất. Sông Mekong có 65% là cá trắng, 35% là cá đen. Các loại cá sinh sống trên sông Mekong nhƣ cá tra dầu, cá đuối sông Mekong, các chép Thái khổng lồ, cá vồ cờ…có thể bị biến mất hoặc giảm số lƣợng do nguồn thức ăn và đƣờng sinh sản đã bị các đập thủy điện chặn lại. ĐBSCL sẽ mất từ 240-480.000 tấn cá trắng mỗi năm. Nếu tính đơn giá 2.500 USD/tấn, mỗi năm ĐBSCL sẽ bị thiệt hại về thủy sản từ 500 triệu đến 1 tỉ USD. Hình 1. Cá tra dầu sông Mekong với chiều dài lên tới 3,2 m và khối lƣợng lên tới 300 kg, cá tra dầu là một trong những loài cá nƣớc ngọt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số các loài cá của sông Mekong. Ảnh: lugaluda.com. Hình 2. Là một trong những loài cá nƣớc ngọt lớn nhất thế giới, cơ thể cá đuối sông Mekong có thể đạt tới chiều dài 5 m và nặng tới 30 kg. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết còn bao nhiêu con cá đuối nƣớc ngọt sống trong sông Mekong và liệu chúng có thể sốngbiển nhƣ các đuối nƣớc mặn hay không. Ảnh: AP. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 99 Hình 4. Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen) cũng là một loài cá chép có kích thƣớc lớn của sông Mekong. Đa số chúng có chiều dài trên 1,5 m và khối lƣợng hơn 45 kg. Chiều dài và khối lƣợng của những con to nhất có thể lên tới 3 m và 300 kg. Thịt cá chép Thái rất ngon và đó là nguyên nhân khiến số lƣợng của chúng giảm mạnh bởi tình trạng đánh bắt quá mức. Ảnh: National Geographic. Ngoài ra còn có nguy cơ xấu xảy ra khi lƣợng nƣớc khoảng 40 tỷ m 3 từ các hồ chứa đổ từ độ cao 1.000m tạo thành các trận sóng thần lớn có sức công phá khủng khiếp gây ra hiện tƣợng vỡ đập dây chuyền. Đây là một thảm họa, không đơn thuần của một quốc gia nào mà đây là thảm họa của các nƣớc trong vùng. Có thể gây ra sự biến mất của một nền văn minh… ỨNG PHÓ VÀ THÍCH NGHI Ứng phó và thích nghi với sự biến động khí hậu mang tính toàn cầu không những là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhiều về mặt kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của vùng ven biển ĐBSCL mà còn là nhiệm vụ của cả nƣớc, cả thế giới. Nếu nhƣ chúng ta không có các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng BĐKH thì tác động của nó là tình trạng nƣớc biển dâng sẽ diễn ra nhanh chóng, kéo theo hàng loạt sụ cố môi trƣờng khác ảnh hƣởng đến cuộc sống của nhân dân ĐBSCL. Hiện nay Các biện pháp cơ bản để ứng phó và thích nghi với tình trạng trên là biện pháp bảo vệ, biện pháp thích nghi và biện pháp ứng phó. Các biện pháp trên đều có thể áp dụng với các vùng Hình 3. Cá chép khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá chép lớn nhất thế giới. Chiều dài thân và khối lƣợng tối đa của chúng có thể đạt 2,4 m và 250 kg. Ảnh: hubpages.com. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 100 đất, cộng đồng dân cƣ, hệ thống sinh thái, các công trình bảo vệ. Dựa vào khả năng của từng vùng mà các huyện ven biển ĐBSCL cần gấp rút tìm ra biện pháp ứng phó và thích nghi với tình trạng BĐKH phù hợp với từng địa phƣơng. Có thể nói : Nƣớc biển dâng cộng với việc xây dựng các công trình thủy điện thƣợng nguồn là hiểm họa thực sựsự tồn vong của ĐBSCL. Đề xuất các biện pháp ứng phó sau đây: 1. Trong vùng ngập lụt cần tăng cƣờng trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản. 2. Xây dựng hệ thống đê quanh những vùng có nguy cơ bị ngập. 3. Không quy hoạch và xây dựng mới các khu định cƣ gần cửa sông, bờ biển. 4. Chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp cho từng vùng có nguy cơ bị ngập. 5. Tăng cƣờng giáo dục cho ngƣời dân về mối nguy của BĐKH toàn cầu và hoạt động các nƣớc thƣợng nguồn để ứng phó kịp thời trƣớc mọi biến động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Hƣng (2000). Báo cáo tổng kết 50 lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long. Hoàng Hƣng (2010). Báo cáo ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng lên môi trƣờng vật lý bờ biển, các cửa sông Tiền, sông Hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng (2006). Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/04/nhung-loai-ca-khong-lo-cua-song-mekong/ http://www.google.com.vn/ . sinh học năm 2011 96 CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẢI LÀM GÌ TRƢỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MANG TÍNH TOÀN CẦU Vũ Lê Kiểm Tú Khoa Môi. biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu nhƣ hiện nay. VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL TRƢỚC TÁC ĐỘNG KÉP Ảnh hƣởng nƣớc biển dâng do tác động của BĐKH Vùng ven biển

Ngày đăng: 22/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan