Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

61 2.8K 8
Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

Trang 1

MỞ ĐẦU

Năng suất lao động là mối quan tâm chung của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội Năng suất lao động đánh giá được trình độ của người lao động, sự phát triển của một doanh nghiệp hay xã hội Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao thì rất cần phải nâng cao năng suất lao động Người lao động muốn tăng thu nhập thì cũng cần phải nâng cao năng suất lao động Đặc biệt với tình trạng nền kinh tế lạc hậu của nước ta hiện nay thì vấn đề phải nâng cao năng suất lao động càng trở nên quan trọng và cấp thiết

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong quá trình thực tập tại công ty 20 em đã chọn nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động Công ty 20 là một công ty thuộc Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Quốc Phòng và cũng là nột doanh nghiệp đặc thù của ngành dệt may Do điều kiện có hạn nên em chỉ nghiên cứu năng suất lao động tại xí nghiệp 3 của công ty 20, đây cũng là một xí nghiệp may tiêu biểu của công ty phản ánh được tình hình chung của công ty Sau khi suy nghĩ và tìm hiểu tực tế ở xí nghiệp em xin

chọn đề tài là : “Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 -Công ty 20”

Nghiên cứu về đề tài này em muốn phản ánh được những biến động về năng suất lao động trong những năm gần đây của xí nghiệp và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động, đồng thời qua đó nêu ra một vài giải pháp, kiến nghị nhằm tăng năng suất lao động cho xí nghiệp 3 – công ty 20 Kết cấu bài viết gồm 3 phần như sau:

Chương I: Năng suất lao động và sự cần thiết phải tăng năng suất lao động Chương II: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho Xí nghiệp 3 - Công ty 20

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp mô tả, thống kê, phân tích và tổng hợp, đặc biệt em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi để thu thập các thông tin cần thiết cho bài viết Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chỉ bảo của những người có kinh nghiệm, qua đây em xin chân thành cảm ơn GS.TS Tống văn Đường và các cô(chú), anh(chị) trong phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Trang 3

CHƯƠNG I: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢITĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÍNH NĂNG SUẤT LAOĐỘNG

1.1.Bản chất của năng suất lao động

1.1.1.Khái niệm năng suất lao động

Quan điểm của C.Mác “Năng suất lao động là sức sản xuất của laođộng cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động của hoạt động sản

xuất của có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định

Quan điểm truyền thống: “Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra (làsản phẩm) và đầu vào (là lao động hao phí để tạo ra sản phẩm đó)”

Công thức thường dùng để tính năng suất lao động W = Q/T

Nó phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm

Bản chất của năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động

1.1.2 Khái niệm cường độ lao động

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động Trong cùng một thời gian, mức chi phí bắp thịt, trí não, thần kinh con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao C.Mác gọi cường độ lao động là khối lượng lao động bị ép vào trong một thời gian nhất định hoặc còn gọi là “ những số lượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một đơn vị thời gian”.

1.1.3 Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động

Năng suất lao động và cường độ lao động giống nhau ở chỗ là cả hai đều tăng tỷ lệ thuận với kết quả lao động Chính điều này khiến cho người ta thường nhầm lẫn giữa năng suất lao động và cường độ lao động

Trang 4

Tuy nhiên về bản chất tăng năng suất lao động và cường độ lao động là hoàn toàn khác nhau Trong cùng một thời gian năng suất lao động tăng sẽ làm tăng sản phẩm nhưng giá trị của sản phẩm không tăng theo Còn cường độ lao động tăng sẽ làm tăng số lượng sản phẩm nhưng cùng với nó thi giá trị sản phẩm cũng tăng theo vì số sản phẩm được tạo ra nhờ tăng cường độ lao động là do lao động trội ra (hay lao động nhiều lên)

Về bản chất tăng năng suất lao động sẽ làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm Điều này có nghĩa làm cho giá thành sản phẩm giảm vì chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm giảm Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động là các yếu tố về trình độ tay nghề,công nghệ, mức độ thuần thục, kỹ năng kỹ xảo của người lao động cũng như phương pháp lao động của họ Vì thế tăng năng suất lao động làm tăng hiệu quả lao động, giảm mệt mỏi, hao phí sức lực trong quá trình sản xuất Còn cường độ lao động tăng không làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm, chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm không giảm, không làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Nguyên nhân chủ yếu của tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương của lao động, người lao động phải làm việc nhanh hơn nhiều hơn trong cùng một đơn vị thời gian Điểm khác biệt quan trọng nữa là cường độ lao động có thể tăng rất nhiều do trình độ khoa học không ngừng tăng lên nhưng cường độ lao động thì chỉ tăng lên đến một giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc vào khả năng sinh lý của con người, mà khả năng này thì có hạn trong một chừng mực nào đó.

Vì thế nhiệm vụ của các nhà quản lý là tìm cách làm tăng năng suất lao động đó mới là cách làm tăng hiệu quả sản xuất lâu dài và bền vững.

1.2 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động

Có nhiều chỉ tiêu để tính năng suất lao động: năng suất lao động tính bằng hiện vật, năng suất lao động tính bằng giá trị, năng suất lao động tính

Trang 5

bằng thời gian lao động… Vì vậy tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp và mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp

1.2.1 Năng suất lao động tính bằng hiện vật

Năng suất lao động tính bằng hiện vật được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí

Công thức tính : W = Q/T Trong đó:

W: Năng suất lao động trong một thời gian nhất định

Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật ( tính bằng đơn vị hiện vật hay là hiện vật kép: m, m2, tấn, cái, chiếc, tấn – km, tấn/giờ, kw/h…)

T: Tổng lao động hao phí tính bằng thời gian hao phí (giờ, ngày…) hoặc số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên

Ưu điểm của chỉ tiêu:

- Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động

- Biểu hiện năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không bị ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả

- Có thể dùng để so sánh trực tiếp năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm

Nhược điểm của chỉ tiêu:

-Không thể dùng để so sánh năng suất lao động của các ngành có các loại sản phẩm khác nhau hay các năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng.

-Tổng sản lượng (Q) chỉ tính đến thành phẩm nên năng suất lao động tính được chưa phản ánh đúng được hiệu quả của lao động đã hao phí cho toàn bộ khối lượn sản phẩm tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp Vì vậy các ngành có tỷ trọng bán thành phẩm lớn không áp dụng được chỉ tiêu này.

-Chỉ tiêu này không phản ánh được yếu tố chất lượng của sản phẩm.

Trang 6

1.2.2.Năng suất lao động tính bằng giá trị

Năng suất lao động tính bằng giá trị được xác định bằng giá trị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Công thức tính : W = Q/T Trong đó:

W: Năng suất lao động tính bằng giá trị

Q: Giá trị tổng sản lượng ( thường dùng tổng gía trị sản xuất hay tổng doanh thu, đơn vị tính là tiền tệ

T: Tổng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm Ưu điểm của chỉ tiêu:

- Phản ánh tổng hợp hiệu quả của lao động, cho phép tính cho các loại sản phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu tính bằng hiện vật.

- Tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ ( thành phẩm, bán thành phẩm, các công việc và dịch vụ…)

Nhược điểm của chỉ tiêu:

- Bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả

- Khuyến khích dùng các nguyên, nhiên vật liệu đắt tiền.

1.2.3 Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động

Năng suất lao động hiểu theo cách khác là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm

Công thức tính: L = T/Q Trong đó:

L: lượng lao động hao phí cho một sản phẩm T: thời gian lao động hao phí

Q: Tổng sản lượng Ưu điểm của chỉ tiêu:

Trang 7

- Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị

Nhược điểm của chỉ tiêu: - Tính toán phức tạp

- Không dùng để tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.

2 Phân tích năng suất lao động

2.1 Phân tích biến động năng suất lao động theo thời gian lao động

2.1.1 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian lao động

Vì Q có thể tính bằng hiện vật hay giá trị Còn tổng lao động hao phí (T) có thể tính bằng số người, số ngày người, số giờ người, số tháng -người làm việc thực tế để tạo ra Q, cho nên cứ ứng với mỗi biếu hiện cụ thể của Q, T sẽ có được một chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện thành nhiều chỉ tiêu qua đơn vị thước đo thời gian là: năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày, năng suất lao động tháng, năng suất lao động năm (kỳ).

Công thức tính:

Wgiờ = Q/ Tổng số giờ - người làm việc Wngày =Q/ Tổng số ngày - người làm việc

Wtháng = Q/ Tổng số tháng - người làm việc Wnăm (kỳ) = Q/ Tổng số lao động bình quân trong năm (kỳ)

2.1.2 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo thời gian

* Wngày = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày

* Wtháng = Wngày x số ngày làm việc bình quân trong tháng

Wtháng = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình quân trong tháng

* Wnăm = Wngày x số ngày làm việc bình quân trong năm

Trang 8

Wnăm (kỳ) = Wgiờ x số giờ làm việc bình quân trong ngày x số ngày làm việc bình quân trong năm

Iw ngày = Iw giờ x I giờ công

Iw tháng = Iw ngày x I ngày công/tháng Iwnăm = Iw ngày x I ngày công/năm Trong đó:

Iw giờ: chỉ số năng xuất lao động giờ

Công thức tính : Iw giờ = Wgiờ 1/Wgiờ 0

Trong đó : Wgiờ 1: Năng suất lao động giờ kỳ thực hiện Wgiờ 0: Năng suất lao động giờ kỳ kế hoạch

Iw ngày: chỉ số năng suất lao động ngày Iwtháng: chỉ số năng suất lao động tháng Iw năm: chỉ số năng suất lao động năm I giờ công: chỉ số giờ công bình quân

I ngày công/tháng: chỉ số ngày công bình quân trong tháng I ngày công/năm: chỉ số ngày công bình quân trong năm

2.2 Phân tích biến động năng suất lao động theo đối tượng lao động

Năng suất lao động của công nhân chính

Công nhân sản xuất chính là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Công thức tính năng suất lao động của công nhân chính

W: năng suất lao động của công nhân chính Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…

T: tổng lao động hao phí của công nhân chính

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả làm việc của công nhân chính và phản ánh hao phí lao động trực tiếp cho 1 sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị

Trang 9

Để đánh giá năng suất lao động của công nhân chính ta có thể xem xét Wgiờ ,Wngày ,Wtháng và biến động của các nhân tố đó

Năng suất lao động của công nhân sản xuất

Công nhân sản xuất là người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Năng suất lao động của công nhân sản xuất phản ánh đầy đủ hơn lượng lao động hao phi để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một đơn vị giá trị.

Năng suất lao động của công nhân chính không phản ánh được hết lượng lao động hao phí mà phải sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động của công nhân sản xuất

Công thức tính năng suất lao động của công nhân sản xuất W=Q/T

W: năng suất lao động của công nhân sản xuất Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…

T: tổng lao động hao phí của công nhân sản xuất Năng suất bình quân một lao động

Năng suất lao động bình quân một lao động phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động

Công thức tính năng suất lao động bình quânW=Q/T W: năng suất lao động bình quân một lao động

Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu… T: tổng lao động hao phí

2.1.2.Biến động năng suất lao động

Mọi hiện tượng thường xuyên biến động về quy mô và trình độ Người ta thường nghiên cứu biến động theo thời gian, biến động so với kế hoạch, biến động kết cấu… Phân tích biến động năng suất lao động của Xí nghiệp 3 -Công ty 20 ta chỉ xem xét biến động tuyệt đối và tương đối về mặt thời gian.

Trang 10

 Biến động tuyệt đối

Biến động tuyệt đối dùng để đo lượng tăng, giảm của năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch hoặc kỳ sau so với kỳ trước Đơn vị tính biến động tuyệt đối là đơn vị của năng suất lao động

Công thức tính: ∆W = W1 – W0

Trong đó:

∆W: biến động tuyệt đối (tăng, giảm) về năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch hoặc kỳ sau so vơi kỳ trước

W1: Năng suất lao động kỳ sau, kỳ thực hiện W0: Năng suất lao động kỳ trước, kỳ kế hoạch  Biến động tương đối

Cùng với việc xác định biến động tuyệt đối người ta còn xác định sự biến động tương đối về năng suất lao động bằng cách so sánh giữa mức năng suất lao động thời kỳ sau so với thời kỳ trước (hoặc thực hiện so với kế hoạch, mục tiêu).

Hai chỉ tiêu thường được dùng để đo mức biến động tương đối là: chỉ số năng suất lao động ( Iw ) và tốc độ tăng năng suất lao động ( Tw ).

Iw = W1/W0

Trong đó :

Iw: Chỉ số năng suất lao động

W1: Năng suất lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện W0: Năng suất lao động kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch Tw = (W1 – W0) x 100 /W0

Trong đó:

Tw: Tốc độ tăng năng suất lao động (%)

W1: Năng suất lao động kỳ sau hoặc kỳ thực hiện W0: Năng suất lao động kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch

Trang 11

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Năng suất lao động biến động khi Q và T thay đổi Vì thế các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động chính là các nhân tố ảnh hưởng đến Q và T Muốn tăng năng suất lao động có thể làm tăng Q hay giảm T hoặc tác động đồng thời đến cả 2 nhân tố Q và T

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động như: nhân tố sử dụng thời gian lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động, bố trí lao động, tiền lương tiền thưởng, đào tạo và phát triển, định mức lao động, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ… Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau, có những nhân tố chỉ ảnh hưởng đến riêng T hoặc Q nhưng có những nhân tố ảnh hưởng đến cả Q và T Có những nhân tố mà ta có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng nhưng nhiều nhân tố rất khó để định lượng được mức độ ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động Tuy nhiên để cải thiện năng suất lao động cần nghiên cứu các nhân tố đó và hoàn thiện chúng Trong phạm vi bài viết tôi xin đề cập đến các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động như sau:

3.1 Nhân tố sử dụng thời gian lao động

Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm tìm ra các nguyên nhân tổn thất thời gian trong ca làm việc thời gian làm việc trong năm.

Ta sẽ sử dụng bảng cân đối thời gian lao động bình quân của một công nhân sản xuất hoặc một lao động trong năm để tìm ra nguyên nhân của các tổn thất thời gian lao động: thời gian vắng mặt và ngừng việc trong năm, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm giảm số ngày không làm việc trong năm.

* Hệ số sử dụng ngày công làm việc theo chế độ H = Ttt / Tcđ

Trong đó:

H: hệ số ngày công làm việc theo chế độ Ttt: ngày côn làm việc thực tế trong năm

Trang 12

Tcđ: ngày công làm việc theo chế độ trong năm * Hệ số sử dụng giờ công lao động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động ta tính hệ số giờ công có ích trong ca/ngày làm việc so với tổng số thời gian ngày/ca làm việc

K = Tcó ích / Tca

Trong đó:

T: Hệ số sử dụng giờ công lao động

Tcó ích: Thời gian làm việc hữu ích trong ca Tca :Thời gian làm việc theo quy định

3.2 Nhóm nhân tố máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại là nhân tố cơ bản làm thay đổi phương thức sản xuất và giải phóng sức lao động cho con người Vì thế nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động

Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tiết kiệm được lao động mà số lượng sản phẩm sản xuất ra lại tăng nên đổi mới máy móc trang thiết bị là công việc rất được quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất Yếu tố máy móc thiết bị mà ta sẽ xem xét ở đây là công suất thực tế của chúng.

Đồng thời nghiên cứu tác động của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ đến năng suất lao động như thế nào ta phải biết được sự biến động của năng suất lao động khi sử dụng máy móc thiết bị cũ và khi máy móc thiết bị , quy trình công nghệ đã được đổi mới

3.3 Nhóm yếu tố tổ chức phục vụ nơi làm việc

Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động

Nói cách khác tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả cao.

Trang 13

Thực tế cho thấy gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt Vì vậy tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt là nhân tố quan trọng để sử dụng tốt thời gian làm việc của công nhân và máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động.

3.4 Nhóm nhân tố về bố trí lao động

Bố trí cán bộ công nhân trong xí nghiệp là bố trí lao động vào các công việc khác nhau theo các nơi làm việc, tương ứng với hệ thồng phân công và hiệp tác lao động trong xí nghiệp.

Bố trí cán bộ công nhân được coi là hợp lý khi cán bộ công nhân làm việc phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng thực tế của mình.

Để đánh giá hiệu quả bố trí lao động ta so sánh cấp bậc công nhân bình quân với cấp bậc công việc bình quân

CBCNbq = ∑Bi xCNi /∑CNi

CBCVbq = ∑Bi x CV i /∑CVi

Trong đó:

CBCNbq : cấp bậc công nhân bình quân CBCVbq : cấp bậc công việc bình quân Bi: bậc công nhân i

CNi : số lượng công nhân bậc i CVi: số lượng công việc bậc i

Nếu bố trí phù hợp sẽ khuyến khích người công nhân nâng cao trình độ lành nghề, tăng năng suất lao động.

3.5 Nhóm yếu tố về điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.

* Các nhân tố của điều kiện lao động: - Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động

Trang 14

- Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường - Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động

- Nhóm điều kiện tâm lý xã hội

- Nhóm điều kiện chế độ làm việc nghỉ ngơi.

Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động Cải thiện điều kiện lao động nâng cao sự hứng thú trong lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường sức khỏe của người lao động và đặc biệt là để nâng cao năng suất lao động.

3.6 Nhóm yếu tố về mức độ thỏa mãn của người lao động

Người lao động có yêu thích và hứng thú với công việc thì mới làm việc nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm và tạo ra kết quả tốt được Do đó những người lao động được thỏa mãn trong công việc sẽ có năng suất lao động cao hơn những người khác.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của người lao động như: điều kiện lao động, bầu không khí tâm lý trong tổ chức, phong cách của người lãnh đạo cấp trên, các chính sach, quy định của tổ chức,tiền lương, tiền thưởng, phân công hiệp tác lao động, bố trí lao động… Vì thế để cải thiện thái độ của người lao động đối với công việc và tổ chức thì đòi hỏi các hoạt động quản lý nhân sự phải được quan tâm và thực hiện thật tốt.

Khó có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn lao động đến năng suất nhưng đây lại là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất lao động

4 Sự cần thiết phải tăng năng suất lao động

4.1 Đối với bản thân người lao động

Đối với bản thân người lao động nâng cao năng suất lao động sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho họ Nâng cao năng suất lao động tức là tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian nên vì thế mà giải phóng cho người lao động khỏi những công việc nặng nhọc Họ

Trang 15

hao phí ít sức lực hơn nhưng lại tạo ra nhiều sản phẩm hơn vì thế năng suất lao động tăng sé cải thiện sức khỏe và thu nhập cho người lao động.

Năng suất lao động tăng cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên đây là lý do chính khiến doanh nghiệp quan tâm hơn đến đời sống của người lao động

4.2 Đối với doanh nghiệp

Tăng năng suất lao động là hết sức cần thiết vì khi năng suất lao động tăng lên sẽ tạo điều kiện để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cho phép tiết kiệm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm Do đó tăng năng suất lao động sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận

Đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi mà năng suất lao động còn thấp, năng lực cạnh tranh không cao thì tăng năng suất lao động là vấn đề hết sức quan trọng để giúp doanh nghiệp có điều kiện tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.

4.3 Đối với xã hội

Tăng năng suất lao động là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì để có năng suất lao động cao con người phải sáng tạo ra các công cụ làm việc mới Vì thế nó là tiền đề cho sự phát triển của xã hội và đất nước.

Tăng năng suất lao động còn góp phần phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng…

Trang 16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 3 – CÔNG

TY 20

1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA XÍ NGHIỆP 3 – CÔNG TY 20 ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.1.Đặc điểm đội ngũ lao động

Đội ngũ lao động là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động vì họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Năng suất lao động được tính để đánh giá hiệu quả làm việc của họ vì thế số lượng chất lượng của đội ngũ lao động quyết định rất nhiều đến năng suất lao động

Hiện nay Xí nghiệp 3 - Công ty 20 có một đội ngũ lao động khá đông đảo gồm 1100 người và trình độ của đội ngũ lao động tương đối cao Đội ngũ lao động ở công ty được tuyển chọn kỹ lưỡng, đây cũng là do đặc thù của một doanh nghiệp quân đội thuộc Tổng Cục Hậu Cần

Năm 2001 chỉ khoảng 750 người Năm 2003 khoảng 770 người

Năm 2005 số lượng lao động tăng lên 1100 người như vậy là do ngày 5tháng 10 năm 2004 xí nghiệp 2 được sát nhập vào với Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 2 là một xí nghiệp nhỏ với khoảng hơn 300 lao động Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao Trong những năm gần đây việc biến động do sát nhập thêm xí nghịêp 2 đã làm cho đội ngũ lao động thay đổi khá nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 3.

Cụ thể về số lượng và trình độ của đội ngũ lao động được trình bày trong bảng sau:

Trang 17

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất

Từ bảng trên ta thấy lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ, năm 2005 số lao động nữ chiếm đến 83% trong tổng số lao động Vì lao động nữ là lao động đặc thù, sức khỏe hay kỹ năng đều khác biệt rất nhiều với lao động nam giới Hơn thế nữa lao động nữ còn có nhiều chế độ chính sách liên quan mà người lãnh đạo cần chú ý Đặc tính theo giới của lao động quyết định đến năng suất lao động vì trong ngành may lao động nữ có sự kiên trì, tỉ mỷ phù hợp với công việc Hơn nữa ngành may cần thực hiện những công việc lặp đi lặp lại cần sự khéo léo, kiên nhẫn mà không yêu cầu cao về sức khỏe nên nó hoàn toàn phù hợp với phụ nữ.

Ngoài ra cơ cấu lao động theo chức năng cũng là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động Trong bài nghiên cứu về năng suất lao động của các đối tượng lao động phân theo chức năng như: công nhân chính, công nhân sản xuất, lao động nói chung Vì thế tỷ lệ giữa các loại lao động theo

Trang 18

chức năng quyết định nhiều đến năng suất lao động của từng loại lao động mà ta sẽ nghiên cứu Ở Xí nghiệp 3 nhìn chung là tỷ lệ lao động quản lý và phục vụ giảm xuống từ năm 2001 đến 2005 Đây cũng là một xu thế phù hợp vì hiện nay đang cần tinh giản biên chế của bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng của cán bộ quản lý Chính vì thế cơ cấu lao động theo trình độ cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ của lao động phổ thông do lao động quản lý được tinh giản đi.

1.2 Đặc điểm máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ

Xí nghiệp 3 là một xí nghiệp may với 2 quy trình may chủ yếu là may đơn chiếc và may hàng loạt như sau:

Quy trình may đơn chiếc Quy trình may hàng loạt

May đơn chiếc: áp dụng cho may đo quần áo cán bộ quân đội theo quy định của bộ quốc phòng như đại lễ phục sỹ quan

Trang 19

May hàng loạt: áp dụng cho may quân phục theo cỡ số và may cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đây là một quy trình công nghệ khoa học và gọn nhẹ, các bước được sắp xếp hợp lý và dễ hiểu, thuận lợi cho người thực hiện, cho phép tiết kiệm thời gian và lao động.

1.2.2 Đặc điểm máy móc thiết bị

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay thì máy móc thiết bị đóng vai trò vai trò rất lớn trong các quy trình sản xuất, và là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động Là một doanh nghiệp ngành may thì mức độ hiện đại của máy móc quyết định rất lớn sản lượng của doanh nghiệp nên Công ty 20 không ngừng đổi mới máy móc thiết bị trang bị cho sản xuất các loại máy hiện đại công suất lớn Tại Xí nghiệp 3 hiện nay đang sử dụng các loại máy hiện đại của Nhật, Đức… như máy Yaki, Yuki, máy vắt gấu Trong đó có các loại máy có giá trị cao như máy Epmex trên 450 triệu đồng/bộ Bảng 2: Các loại máy móc thiết bị của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 năm 2005

Nguồn: Phòng kỹ thuật – công nghệ

1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

Đây chính là nhân tố đầu ra để tính hiệu quả sử dụng lao động hay chính là năng suất lao động Trong những năm gần đây công ty 20 luôn không ngừng mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động nên doanh thu và lợi nhuận tăng đều đặn Đặc biệt cùng với sự phát triển của xí nghiệp và công ty thì đời

Trang 20

sống của anh chị em trong công ty cũng được cải thiện thể hiện ở tiền lương bình quân cho một lao động tăng và ở mức cao so với mặt bằng chung toàn ngành.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở : doanh thu, giá trị sản xuất, lợi nhuận, thu nhập bình quân 1 lao động

Bảng3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 3

3 Thu nhập bình quân đồng 1150000 1192000 133900

Nguồn: Phòng kề hoạch - tổ chức sản xuất

Bảng trên cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp rất khả quan, doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp tăng đề đặn qua các năm, đặc biệt là mấy năm gần đây Đặc biệt cùng với sự phát triển của xí nghiệp và công ty thì đời sống của anh chị em trong công ty cũng được cải thiện thể hiện ở tiền lương bình quân cho một lao động tăng và ở mức cao so với mặt bằng chung toàn ngành

2 Phân tích biến động năng suất lao động tại Xí nghiệp 3 - Công ty20 trong những năm gần đây

2.1.Năng suất lao động của công nhân chính

Công nhân chính là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm

Công thức tính năng suất lao động của công nhân chính: W=Q/T W: năng suất lao động của công nhân chính

Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…

T: tổng lao động hao phí của công nhân chính

Công nhân chính là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả của sản xuất Người công nhân chính có kinh nghiệm kỹ năng làm việc tốt sẽ làm cho công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn Lực lượng công nhân chính ở xí nghiệp 3 thường

Trang 21

chiếm từ 76 – 80% trong tổng số lao động Công nhân chính ở đây có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt nên năng suất lao động của công nhân chính khá cao Từ năm 2001 đến năm 2005 năng suất lao động của công nhân chính tăng lên từ 140,69 triệu đồng/người/năm lên 172,96 triệu đồng/người/năm Đây là một tốc độ tăng rất cao thể hiện sự tăng trưởng và phát triển rất đáng tự hào của xí nghiệp và công ty Cụ thể tình hình biến động năng suất lao động của công nhân chính xí nghiệp 3 như sau:

Bảng 4:năng suất lao động của công nhân chính qua các năm

Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất

Biểu đồ sự biến động năng suất lao động của công nhân chính qua cácnăm

Trang 22

Công nhân chính của xí nghiệp 3 là đội ngũ lao động then chốt quyết định năng suất lao động của xí nghiệp mà theo bảng trên ta thấy năng suất lao động của họ không ngừng tăng lên.Từ năm 2001 chỉ mới đạt 140.69 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2003 đã là 154.48 triệu đồng/người/năm tức là đã tăng 13.79 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 9.8% sau 2 năm Đến năm 2005 năng suất lao động đã đạt được 172.96 triệu đồng/người/năm tức là đã tăng 18.47 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 11.96 %, còn so với năm 2001 thì tăng đến 32.27 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 22.94% sau 4 năm.

Năng suất lao động ngày tăng cùng tốc độ với năng suất lao động năm vì từ năm 2001 đến năm 2005 số ngày làm việc bình quân một lao động vẫn giữ ổn định là 273 ngày/năm Riêng đối với năng suất lao động giờ thì năm 2001 số giờ làm việc thực tế bình quân một ngày chỉ là 7.6 giờ/ngày(ca) nhưng đến năm 2003 thì độ dài thực tế bình quân ngày làm việc đã tăng lên là 7.8 giờ/ngày(ca) và giữ ổn định cho đến năm 2005, vì thế nên số giờ thực tế làm việc trong năm của 1 lao động tăng mặc dù số ngày làm việc không tăng Do sự tăng lên của độ dài bình quân ngày làm việc nên làm cho sản lượng tăng và năng suất lao động tăng nhưng do giá trị sản lượng và số công nhân

Trang 23

chính đều tăng nên năng suất lao động ngày và năng suất bình quân một công nhân chính tăng 9.8% trong khi đó năng suất lao động giờ chỉ tăng được có 6.99% Tốc độ tăng của năng suất lao động giờ phản ánh chính xác hơn lượng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm nên đây mới là số liệu phản ánh chính xác về năng suất lao động Năng suất lao động giờ còn phản ánh hiệu quả quản lý thời gian lao động Đến năm 2005 thì năng suất lao động giờ đã tăng cùng một tốc độ với năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm vì từ năm 2003 đến nay thời gian làm việc bình quân trong ngày đã giữ ổn định ở mức 7.8 giờ/ngày(ca) Tốc độ tăng năng suất lao động chung đạt được là 11,96% năm 2005 so với năm 2003, đây là một tỷ lệ khá lớn và thể hiện được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.2 Năng suất lao động của công nhân sản xuất

Công nhân sản xuất là người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Năng suất lao động của công nhân sản xuất phản ánh đầy đủ hơn lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 sản phẩm hoặc 1 đơn vị giá trị.

Khi nền sản xuất chưa phát triển chưa có chuyên môn hoá và phân công hiệp tác lao động thì bản thân mỗi người lao động phải đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… cho đến khi hoàn thành sản phẩm Nhưng hiện nay nền kinh tế phát triển, chuyên môn hoá ngày càng sâu, yêu cầu về phân công hiệp tác lao động ngày càng cao, để sản xuất ra 1 sản phẩm không chỉ có người công nhân trực tiếp sản xuất mà còn có công nhân phụ, công nhân phục vụ, lao động quản lý…

Năng suất lao động của công nhân chính không phản ánh hết được lượng lao động hao phí mà phải sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động của công nhân sản xuất để phân tích những biến động về năng suất lao động trong doanh nghiệp.

Trang 24

Công thức tính năng suất lao động của công nhân sản xuất W = Q/T

W: năng suất lao động của công nhân sản xuất Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…

T: tổng lao động hao phí của công nhân sản xuất

Công nhân sản xuất bao gồm công nhân chính và công nhân phụ, số lượng công nhân sản xuất tại Xí nghiệp 3 hiện nay là 990 người tức là chiếm khoảng 90% tổng số lao động Năng suất lao động của công nhân sản xuất cũng tăng năm sau cao hơn năm trước và có tốc độ tăng cao hơn năng suất lao động của công nhân chính Số liệu cụ thể về năng suất lao động của công nhân sản xuất từ năm 2001 đến năm 2005 được tính toán trong bảng sau:

Trang 25

Bảng 5: biến động năng suất lao động của công nhân sản xuất

Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất

Bảng trên cho ta thấy tình hình biến động của giá trị tổng sản lượng, của tổng số công nhân sản xuất, số ngày người thực tế làm việc, số giờ người thực tế làm việc và năng suất lao động Giá trị tổng sản lượng tăng nhanh nhất là giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 tăng 60.73% sau 2 năm Đây là một tốc độ rất đáng nể, tuy nhiên lý do chính của sự tăng lên của giá trị sản lượng là do sự tăng lên của số công nhân sản xuất Để thuận lợi cho quản lý và phục vụ cho chiến lược lâu dài của công ty nên tháng 10 năm 2004 xí nghiệp 2

Trang 26

được sát nhập vào với xí nghiệp 3 nên số lượng công nhân sản xuất tăng lên 299 người tương ứng với 43.27% Tuy nhiên tốc độ tăng của giá trị sản xuất vẫn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của công nhân sản xuất nên tốc độ tăng của năng suất lao động công nhân sản xuất là 12.18% qua 2 năm Tốc độ tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất vẫn cao hơn năng suất lao động của công nhân chính.

Từ năm 2001 đến nay công ty mở rộng thị trường và lĩnh vực hoạt động nên số lượng đơn đặt hàng Công ty nhận được nhiều hơn và đa dạng hơn và trỏ thành một đơn vị kinh tế uy tín của ngành dệt may Có được thành tựu đó là do sự nỗ lực của lãnh đạo công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt xí nghiệp 3 là một đơn vị chủ chốt của công ty đóng góp rất nhiều trong sự thành công của công ty Tốc độ tăng đáng kể của năng suất lao động là nhân tố chủ yếu thể hiện được sự phát triển của công ty và xí nghiệp Năng suất lao động của công nhân sản xuất tương đối cao năng suất lao động bình quân trong năm của một công nhân sản xuất đạt 120.29triệu đồng/người trong năm 2001 và đến 2003 đã tăng lên thành 131.90 triệu đồng/ người tức là tăng 9.65% sau 2 năm Năm 2005 vừa qua năng suất lao động của công nhân sản xuất là 147.98 triệu đồng/người/năm đã tăng lên rất nhiều so với năm 2001 (tăng 23.02%) và tăng lên 12.18% so với năm 2003 Cũng giống như công nhân chính thì năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm của công nhân sản xuất tăng cùng một tốc độ tuy nhiên năng suất lao động giờ lại tăng chậm hơn trong năm 2003 vì bắt đầu từ đây công ty thực hiện được ngày công làm việc thực tế là 7.8 giờ/ngày (ca) làm việc trong khi năm 2001 chỉ có 7.6 giờ/ngày(ca) Do số giờ công làm việc thực tế trong ngày tăng nên khiến cho năng suất lao động ngày và năm tăng nhanh hơn năng suất lao động giờ.

Ngoài ra khi so sánh với năng suất lao động của công nhân chính thì ta thấy năng suất lao động của công nhân sản xuất năm 2005 tăng nhiều hơn so

Trang 27

với năng suất lao động của công nhân chính Năm 2005 năng suất lao động của công nhân sản xuất tăng 12.18% trong khi năng suất lao động của công nhân chính chỉ tăng 11.96% so với năm 2003, điều này chứng tỏ công nhân phụ đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, chính họ là nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của công nhân sản xuất tăng lên nhanh hơn năng suất lao động của công nhân chính.

2.3 Năng suất lao động bình quân một lao động

Năng suất lao động bình quân một lao động phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động và đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động mà doanh nghiệp quan tâm nhất.

Công thức tính năng suất lao động bình quân W=Q/T

W: năng suất lao động bình quân một lao động Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…

T: tổng lao động hao phí

Bảng 6:biến động năng suất lao động bình quân một lao động

Trang 28

Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất

Nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt cao nhất so với năng suất lao động của công nhân chính và năng suất lao động của công nhân sản xuất Năng suất lao động bình quân năm 2001 là 108.43 triệu đồng/người/năm và đến năm 2003 là118.37 triệu đồng/người/năm, đặc biệt đên năm 2005 vừa qua thì đã đạt được 133.18 triệu đồng/người/năm, một con số rất đáng tự hào Như vậy qua 2 năm từ 2001 đến 2003 năng suất bình quân một lao động đã tăng 9.95 triệu đồng/người/năm và tương ứng với tăng 9.17%,từ năm 2003 đến 2005 năng suất lao động tăng 14.81 triệu đồng/người/ năm tương ứng với tăng 12.51% qua 2 năm Đối với năng suất lao động giờ thì từ 2001 đến 2003 chỉ tăng được 3.33 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 6.37% nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động năm, từ năm 2003 đến năm 2005 năng suất lao động giờ tăng 6.95 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 12.51% bằng với tốc độ tăng năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động giờ với tốc độ tăng năng suất lao động năm từ năm 2001 đến năm 2003 là do sự tăng lên của độ dài thực tế bình quân ngày làm việc, năm 2001 độ dài thực tế bình quân ngày làm việc là 7.6 giờ/ngày(ca) đến năm 2003 tăng lên 7.8 giờ/ngày(ca).

Người lao động của Xí nghiệp 3 đã hoàn thành rất tốt công việc nên năng suất lao động bình quân một lao động tăng đều đặn qua các năm từ 2001 đến 2005 Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhiều hơn tốc độ tăng năng suất lao động công nhân chính và công nhân sản xuất chứng tỏ lao động quản lý, công nhân kỹ thuật, công nhân phụ và phục vụ làm việc rất hiệu quả

Trang 29

nên làm cho năng suất lao động bình quân của tất cả các loai lao động tăng với tốc độ cao nhất Từ năm 2001 đến năm 2003 tăng 9.17% còn từ 2003 đến 2005 tốc độ tăng của năng suất lao động bình quân là 12.51% qua 2 năm, như vậy từ năm 2001 đến 2005 năng suất lao động đã tăng lên 22.83% qua 4 năm vậy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân là 5.71%/năm

Tình hình năng suất lao động cụ thể từng năm từ 2001 đến 2005 như

Năng suất lao động bình quân các năm đều tăng từ năm 2001 đến 2005, tốc độ tăng năm 2005 đạt cao nhất là 22.83% so với năm 2001 Ta có biểu đồ sự biến thiên của tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các năm so với năm 2001 như sau:

Trang 30

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3-Công ty 20

3.1 Nhân tố sử dụng thời gian lao động

3.1.1 Nhân tố sử dụng thời gian lao động tại Xí nghiệp 3

Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của những tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của xí nghiệp 3 từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người lao động.

Ban lãnh đạo Công ty 20 nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng luôn theo dõi đầy đủ thời gian làm việc và ngừng việc của cán bộ công nhân viên Trong năm 2005 tình hình thực hiện kế họach thời gian làm việc của người lao động xí nghiệp 3 như sau:

Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thời gian làm việc của Xí nghiệp 3 - Công ty 20

B.Ngày nghỉ được hưởng lương tính trong đơn giá

Ngày đăng: 01/09/2012, 16:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp 3- Công ty 20 - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 1.

Cơ cấu lao động của Xí nghiệp 3- Công ty 20 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 4:năng suất lao động của công nhân chính qua các năm - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 4.

năng suất lao động của công nhân chính qua các năm Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 5: biến động năng suất lao động của công nhân sản xuất - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 5.

biến động năng suất lao động của công nhân sản xuất Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6:biến động năng suất lao động bình quân một lao động - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 6.

biến động năng suất lao động bình quân một lao động Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng năng suất lao động từ 2001 đến 2005 - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng n.

ăng suất lao động từ 2001 đến 2005 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của những tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc,  tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của xí nghiệp 3 từ đó quản lý tốt hơn  thời gian làm việc của người - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

ghi.

ên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động sẽ cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân của những tổn thất thời gian lao động trong ca làm việc, tổn thất thời gian trong tháng, trong năm của xí nghiệp 3 từ đó quản lý tốt hơn thời gian làm việc của người Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 8: máy móc thiết bị từng loại tại Xí nghiệp 3- Công ty 20 năm 2005 - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 8.

máy móc thiết bị từng loại tại Xí nghiệp 3- Công ty 20 năm 2005 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 9: Cơ cấu công nhân phục vụ các loại như: - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

Bảng 9.

Cơ cấu công nhân phục vụ các loại như: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Tình hình điều kiện lao động cụ thể của công nhân may công nghiệp tại các phân xưởng của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 như sau: - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

nh.

hình điều kiện lao động cụ thể của công nhân may công nghiệp tại các phân xưởng của Xí nghiệp 3 - Công ty 20 như sau: Xem tại trang 41 của tài liệu.
3.6.1. Bảng kết quả điều tra mức độ thoã mãn của người lao động - Những nhân tố tăng năng xuất lao động của Xí nghiệp 3 - Công ty 20.DOC

3.6.1..

Bảng kết quả điều tra mức độ thoã mãn của người lao động Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan