LUAN AN TIEN SI TRIET HOC

236 976 4
LUAN AN TIEN SI TRIET HOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  HOÀNG THÚC LÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN TRIẾT HỌC Hà Nội, 2011 VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  HOÀNG THÚC LÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà Hà Nội, 2011 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN HOÀNG THÚC LÂN 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh công nghệ cao, sự phát triển nhanh chóng của các phát minh khoa học đã làm xuất hiện sự tăng lên theo cấp số nhân của tri thức nhân loại, trong khi tri thức cũ lại nhanh chóng bị lạc hậu nên để không bị tụt hậu so với khu vực và thế giới cần phải cập nhật những thông tin cần thiết để mở rộng và tiếp cận nhanh chóng những tri thức mới của nhân loại. Muốn đạt được điều đó con người phải được trang bị và phát huy vai trò của năng lực tư duy biện chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Hơn nữa cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong xu thế hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nước ta nói chung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi nền giáo dục phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khắc phục dần những thiếu hụt về điều kiện, tiền đề của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng và hướng tới. Thực tế nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông trung học hiện nay cho thấy, đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới giáo dục nhân cách, phẩm chất, lý tưởng, kỹ năng và phương pháp tư duy, hành động cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây chất lượng giáo dục phổ thông còn có những diễn biến vô cùng phức tạp, thiếu toàn diện, còn chạy theo chủ nghĩa thành tích, đề cao chuyên môn khoa học cơ bản, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng lao động, phẩm chất công dân chân chính. Ở một số trường phổ thông hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức, bạo lực học đường đang là tiếng 4 chuông báo động đối với toàn xã hội. Thực tế đó phần nào cho thấy một bộ phận giáo viên trung học phổ thông còn non kém chuyên môn, phương pháp tư duy thiếu linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, thiếu toàn diện về nhân cách nên cần phải nhận thức và xác định rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế trên. Nền giáo dục và đào tạo của nước ta những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp so với khu vực và thế giới. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục, trong đó có ngành sư phạm. Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, ngành sư phạm có vai trò quan trọng vì đó là ngành tạo ra bản thân người đi giáo dục. Sinh viên đại học sư phạm cần phải có trình độ chuyên môn cao để đào tạo nguồn lực lao động tương lai của đất nước. Muốn vậy, một mặt họ cần nỗ lực học tập, mặt khác cần có phương pháp tư duy đúng đắn. Trong thời đại ngày nay phương pháp tư duy như vậy chỉ có thể là phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Nắm chắc và vận dụng sáng tạo phương pháp tư duy này, sinh viên đại học sư phạm sẽ lĩnh hội và truyền đạt tốt hơn kiến thức chuyên môn cho các thế hệ người học mai sau. Trong những năm qua tuy các trường đại học sư phạm đã có nhiều cố gắng trong đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, nhưng chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Không ít sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn cũng như phương pháp dạy học. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là sự yếu kém về năng lực tư duy biện chứng duy vật của sinh viên đại học sư phạm. Để khắc phục những hạn chế trên cần phải chú ý tới việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, sinh viên đại học sư phạm là lực lượng tiếp nối sự nghiệp trồng người nên phải được rèn luyện và phát triển toàn diện đặc biệt là năng lực tư duy biện chứng. 5 Năng lực tư duy biện chứng là điều kiện quan trọng và cần thiết để sinh viên sư phạm rèn luyện, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mai sau trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, năng lực tư duy biện chứng của sinh viên sư phạm hiện nay còn biểu hiện những hạn chế nhất định như chưa thực sự có phương pháp tiếp cận đối tượng khoa học, khả năng nhận thức và vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng cũng như các nguyên tắc, phạm trù, quy luật của lôgíc biện chứng vào học tập và rèn luyện còn kém hiệu quả; còn mắc phải sai lầm rời rạc, máy móc, thiển cận, xem xét sự vật cứng nhắc, thiếu mềm dẻo nên không phản ánh chính xác đối tượng, ảnh hưởng xấu tới kết quả đào tạo. Thực tế đó đòi hỏi các trường sư phạm phải xác định rõ nguyên nhân để khắc phục những hạn chế trên, góp phần tạo nên thế hệ giáo viên tương lai có chuyên môn vững vàng và có bản lĩnh chính trị kiên định, có đạo đức nhà giáo mẫu mực Nên nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò, thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cơ bản khắc phục những hạn chế trên. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tư duy, tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện chứng đã và đang được tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và được công bố trên các tài liệu sách, báo, luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ đề cập đến những vấn đề phép biện chứng, vấn đề nhận thức và lôgíc của triết học duy vật biện chứng. Rôdentan khi phân tích về vị trí lôgíc biện chứng trong cuốn sách “Nguyên lý lôgíc biện chứng” và “Những vấn đề về phép biện 6 chứng trong bộ Tư bản của Mác” Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962; tác giả cho rằng, tư duy là công cụ mạnh mẽ của con người dùng để nhận thức và cải tạo thế giới. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu đối tượng, vai trò của lôgíc học đối với quá trình tư duy, chỉ ra những hạn chế của lôgíc hình thức, phân biệt mối quan hệ và sự khác nhau giữa lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng. Theo ông, lôgíc biện chứng là lôgíc của sự biến hoá, phát triển nên nó đã khắc phục được những hạn chế của lôgíc hình thức, nó mở đường cho tính năng động, mềm dẻo của quá trình tư duy, phản ánh sự vận động, phát triển của bản thân hiện thực. Bên cạnh đó, ông còn phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa lôgíc và hiện thực khách quan, khẳng định những quy luật của lôgíc không thuần tuý là những quy luật của bản thân tư duy mà suy cho cùng nó là kết quả của sự khái quát những quy luật của thế giới hiện thực. Do đó, những quy luật của phép biện chứng cũng chính là những quy luật của lôgíc biện chứng và tư duy biện chứng Vấn đề tư duy biện chứng được bàn đến trong quá trình nghiên cứu lịch sử phép biện chứng. Trong cuốn “Lịch sử phép biện chứng” tập thể tác giả thuộc Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã tập trung phân tích sự phát triển của phép biện chứng gắn liền với sự phát triển của tư duy biện chứng, trong đó phép biện chứng duy vật là hình thức cao nhất của tư duy biện chứng. Bên cạnh đó, sự đấu tranh giữa phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình, sự chiến thắng của phương pháp tư duy biện chứng duy vật đã được trình bày một cách hệ thống; đồng thời chỉ rõ tính chất phản khoa học của phép biện chứng duy tâm và sự phụ thuộc của tư duy biện chứng duy vật vào điều kiện kinh tế xã hội và các thành tựu khoa học để khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của tư duy biện chứng duy vật trong việc lý giải các vấn đề thực tiễn đặt ra. Khi nghiên cứu về lôgíc học hình thức, trong cuốn sách Đ.PGorki, Lôgíc học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1974; tác giả cho rằng chỉ có thể tư duy đúng đắn 7 khi chúng ta vận dụng những tư tưởng có nội dung chân thực và đã được chứng minh phù hợp với những qui luật của lôgíc học. Tác giả T.I.Ôidecman (chủ biên) Lịch sử phép biện chứng mác xít - Giai đoạn Lênin”, Nxb Tiến bộ Mát xcơva, 1987. Tác giả đã chỉ rõ sự sự phát triển của phép biện chứng gắn liền với sự phát triển tư duy biện chứng, trong đó phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của tư duy biện chứng. Đồng thời, tác giả khẳng định sự phụ thuộc của phép biện chứng duy vật vào điều kiện kinh tế xã hội và các thành tựu của khoa học nên nó mang tính khoa học, cách mạng, đúng đắn trong nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới. A.P.Séptulin đã đi sâu phân tích chức năng phương pháp luận của học thuyết triết học Mác - Lênin, khẳng định và lý giải phép biện chứng với tư cách là phương pháp luận nhận thức. Ông đã phân tích và tập trung luận giải bản chất và những nguyên tắc của phương pháp biện chứng. Trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu, định hướng đối với chủ thể nhận thức trong quá trình nghiên cứu khách thể; đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa phương pháp biện chứng với phương pháp của các khoa học cụ thể. Ông đi đến khẳng định phương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhận thức, các quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật và phạm trù của phép biện chứng. Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới chủ thể tư duy phải tuân thủ các nguyên tắc của phép biện chứng. Tác giả E.V.Ilencôv trong cuốn “Lôgíc học biện chứng” trình bày các quan điểm triết học viết dưới dạng bút ký đã phân tích, luận chứng một cách có hệ thống, sâu sắc về cuộc tranh luận trong lịch sử triết học giữa các trào lưu triết học duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình về bản chất của tư duy và khoa học về tư duy. Trên cơ sở đó, ông đã chỉ rõ những sai lầm và hạn chế, cũng như những đóng góp của các nhà triết học trước đó về các vấn đề triết học. Theo ông đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng: “Lôgíc học biện chứng nghiên cứu không chỉ là khoa học về “tư duy” mà còn là khoa học về 8 sự phát triển của tất cả các sự vật, vật chất lẫn tinh thần” [52, tr. 20]. Ông còn khẳng định mâu thuẫn trong quá trình hình thành và phát triển của môn khoa học này: mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết một cách đúng đắn, khoa học với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất biện chứng giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học và chỉ có cách hiểu như vậy mới cho chúng ta cách tiếp cận đúng đắn để đi đến nghiên cứu và thấy được hết giá trị, ý nghĩa của môn khoa học này. Trong nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành của tư duy và tư duy biện chứng duy vật; mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp, trình độ và năng lực của tư duy, các nguyên tắc và quy luật của tư duy và tư duy biện chứng duy vật; mối quan hệ giữa tư duy hình thức và tư duy biện chứng. Tác giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải: “Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tập thể tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề tư duy, bản chất và đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cũng như một số đặc trưng của tư duy khoa học trong giai đoạn mới của cách mạng khoa học công nghệ. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp: “Ý nghĩa của phép biện chứng Hêghen” (Tạp chí Triết học, số 4/2000), phân tích bản chất của phép biện chứng của Hêghen và giá trị lịch sử của nó đối với sự ra đời của phép biện chứng duy vật mácxít; “Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã tập trung phân tích, phê phán quan điểm sai lầm của Hêghen về tư duy, chỉ ra những “hạt nhân hợp lý” của nó cho sự ra đời của tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin sau này. Đoàn Thế Hùng, Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng mácxít, (Luận văn thạc Triết học, Hà Nội 2004), đã khái quát lịch sử và điều kiện hình thành, phát triển tư duy biện chứng duy vật từ thời cổ đại đến giai đoạn Lênin. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ rõ tiền đề lý luận và vai trò của lôgíc học 9 đối với tư duy biện chứng duy vật; đồng thời phân tích và làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng và thực chất của tư duy biện chứng duy vật; Bùi Thanh Quất, Bùi Trí Tuệ, Nguyễn Ngọc Hà, Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgíc biện chứng (Tạp chí Triết học số 7/2001). Nhóm tác giả đã phân tích đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgíc học biện chứng. Các tác giả cho rằng tư duy biện chứng vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ nghiên cứu của lôgíc biện chứng; nghiên cứu lôgíc biện chứng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học tự nhiên trong việc khái quát các tri thức chuyên ngành, khắc phục tính tự phát của tư duy, nghiên cứu khoa học; Nguyễn Mạnh Cương, Về bản chất tư duy (Tạp chí Triết học số 1/2004) đã phân tích, làm rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển tư duy biện chứng duy vật. Tác giả đã phân tích sự phụ thuộc của tư duy vào hệ thống tri thức và hoạt động thực tiễn của mỗi chủ thể. Đặc biệt tác giả đã phân tích, chỉ ra mối quan hệ biện chứng, sự khác nhau giữa tư duy chính xác và tư duy biện chứng duy vật trong quá trình nhận thức; Nguyễn Bá Dương, Về đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật (Tạp chí Triết học số 5/ 1991). Tác giả đã đi sâu phân tích năm đặc trưng cơ bản của tư duy biện chứng duy vật (như tư duy biện chứng là loại hình tư duy phát triển cao nhất so với các hình thức tư duy trong lịch sử; phản ánh hiện thực đang vận động, biến đổi; phản ánh đúng sự vận động, phát triển và những mâu thuẫn vốn có của thế giới khách quan; tư duy biện chứng có tính khách quan; nó là tư duy khoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến đấu cao, luôn tạo ra sản phẩm kép). Trên cơ sở đó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tư duy biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới; Trần Đình Thoả, Một số vấn đề tư duy biện chứng mác xít (Tạp chí Triết học số 2/ 2002). Tác giả đã tiếp cận lịch sử hình thành, phát triển của tư duy biện chứng, so sánh tư duy biện chứng với các hình thức tư duy khác để chỉ rõ sự khác biệt của tư duy biện chứng duy vật với các hình thức tư duy khác ở các đặc trưng cơ bản: tính khách 10 [...]... chứng duy vật của học viên đào tạo quan khoa học kỹ thuật quân sự Nghiên cứu tư duy biện chứng của học sinh, sinh viên ở nước ta Gần đây, có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu vấn đề rèn luyện, phát triển tư duy biện chứng cho học sinh, sinh viên theo nhiều góc độ khác nhau Chẳng hạn, Vũ Văn Viên, Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho học sinh, sinh viên (Tạp chí Đại học và Giáo dục... thù và sự cần thiết phải phát triển tư duy khoa học cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; tác giả đã chỉ ra những hạn chế của tư duy khoa học ở các đối tượng này và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy khoa học của học sinh, sinh viên hiện nay; Trần Viết Quang, Phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học Mác - Lênin (Luận văn... triển năng lực tư duy lý luận trong dạy học triết học cho sinh viên trường Đại học An Giang”, Luận văn thạc luận và phương pháp dạy học Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2007) đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ phương pháp giảng dạy triết học nhằm phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên Đại học An Giang; thiết kế một số bài giảng triết 18 học kiểu mẫu nhằm... duy lý luận cho sinh viên trong quá trình dạy học (Luận văn thạc Triết học Viện triết học, 1998) Tác giả đã phân tích một cách có hệ thống về tư duy lý luận ở sinh viên và làm sáng tỏ tầm quan trọng của quá trình dạy học đối với việc rèn luyện năng lực tư duy lý luận cho sinh viên Qua đó, khảo sát, đánh giá những mặt được và chưa được trong quá trình rèn luyện tư duy lý luận cho sinh viên thông... mối quan hệ với hoạt động nhận thức và thực tiễn Tác giả cho rằng đổi mới tư duy hiện nay cần quán triệt và vận dụng chủ nghĩa 12 Mác - Lênin, nhất là vận dụng những quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước; Tác giả Nguyễn Đăng Quang, Quan hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới phương pháp tư duy (Tạp chí Cộng sản số 10/1987) đã chỉ rõ vai trò quan trọng của mối quan hệ... riêng của mình Quá trình đó đi từ thấp đến cao theo các quy luật khách quan của nhận thức, gắn liền với hai phương pháp tư duy đối lập đó là phương pháp si u hình và phương pháp biện chứng Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp si u hình diễn ra trong suốt quá trình phát triển của tư duy triết học Phương pháp tư duy si u hình xem xét, nghiên cứu sự vật trong trạng thái cô đọng, tĩnh tại,... lõi trong quan điểm biện chứng: “Phương pháp biện chứng là phương pháp, là điều căn bản, là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng” [77, tr 38] Triết học Mác - Lênin phân biệt rõ biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng... giới khách quan, còn biện chứng chủ quan là tư duy biện chứng Sở dĩ có tư duy biện chứng vì tư duy phản ánh đúng biện chứng khách quan vốn có của sự vật Tư duy biện chứng được tạo thành bởi những quy luật biện chứng, lấy sự vật làm cơ sở và vận dụng biện chứng của sự vật vào trong tư duy để nhận thức đúng bản chất của nó Biện chứng chủ quan phản ánh và bị quy định bởi biện chứng khách quan Ph.Ăngghen... 55] Tư duy si u hình bước sang thế kỷ XVII - XVIII khoa học tự nhiên đặc biệt là cơ học, thiên văn học và toán học phát triển mạnh mẽ, khoa học thực nghiệm mới thật sự bắt đầu phát triển, đặt ra yêu cầu phải đi sâu phân tích, chia giới tự nhiên thành những bộ phận riêng biệt, cố định để nghiên cứu; nên triết học thời kỳ này mang tính chất si u hình, máy móc Do vậy, khi đánh giá về tư duy si u hình Ph.Ăngghen... mácxít lại phản ánh sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát sinh, phát triển không ngừng theo các quy luật khách quan vốn có của chúng Tư duy biện chứng duy vật mácxít xoá bỏ triệt để những hạn chế của tư duy si u hình, kiên quyết phê phán phương pháp biện chứng duy tâm của Heghen, coi tư duy có trước, sáng tạo ra thế giới khách quan… Tư duy si u hình luôn có định kiến với mâu thuẫn, đi tìm nguồn gốc . Nguyễn Đăng Quang, Quan hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới phương pháp tư duy (Tạp chí Cộng sản số 10/1987) đã chỉ rõ vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa. chứng cho học sinh, sinh viên theo nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, Vũ Văn Viên, Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho học sinh, sinh viên (Tạp

Ngày đăng: 19/03/2014, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan