Thực hành phân tích đất pdf

51 6.5K 200
Thực hành phân tích đất pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hành phân tích đất Thực hành phân tích đất Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 1/55 Thực hành phân tích đất MỤC LỤC Trang BI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT 1 BI 2: MỘT SỐ DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH ĐẤT 10 BI 3: PHN TÍCH THNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT 13 BI 4: CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT 25 BI 5: PHN TÍCH NHANH THNH PHẦN NHĨM MN 29 BÀI 6: DUNG LƯỢNG CATION TRAO ĐỔI CỦA ĐẤT 31 BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG ĐẤT 34 BÀI 8: XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG ĐẤT 36 BÀI 9: XÁC ĐỊNH ĐỘ XỐP (ĐỘ KHỔNG) 38 BÀI 10: ĐẤT CHUA VÀ ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT 39 BÀI 11: XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ TRONG ĐẤT (Phương pháp Kjeldahl) 43 BÀI 12: XÁC ĐỊNH CC DẠNG TỒN TẠI CỦA SẮT TRONG ĐẤT (Phương pháp o- phenanthrolin) 46 BÀI 13: XÁC ĐỊNH TỔNG SẮT TRONG ĐẤT (Phương pháp so màu Olson) 49 BÀI 14: XÁC ĐỊNH Al 3+ TRAO ĐỔI TRONG ĐẤT (PHƯƠNG PHÁP SO MÀU Eriochrom Cyanide-R) 52 Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 2/55 Thực hành phân tích đất LƯU Ý TOÀN BỘ PHẦN THỰC TẬP NÀY SINH VIÊN CHỈ HỌC 30 TIẾT. DO ĐÓ CÁC BÀI THỰC HNH ĐƯỢC PHÂN BỔ NHƯ SAU: Buổi 1 (5 tiết): Giới thiệu một số dụng cụ trong lấy mẫu và phân tích đất. Thực địa lấy mẫu đất (Bi 1 + phụ lục 1) Buổi 2 (5 tiết): Xử lý mẫu đất. Xác định hệ số khơ kiệt k (Bi 1) Buổi 3 (5 tiết): Xác định tỉ trọng của đất và chất hữu cơ trong đất (Bi 4 v Bi 7) Buổi 4 (5 tiết): Đất chua và độ chua của đất (Bi 10) Buổi 5 (5 tiết): Xác định Fe trong đất (phương pháp o-phenalthroline) (Bi 12) Buổi 6 (5 tiết): Kiểm tra (thi kết mơn) CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 3/55 Thực hành phân tích đất BÀI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT Chuẩn bị mẫu đất là khâu quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Hai yêu cầu chủ yếu của công tác chuẩn bị mẫu là:  Mẫu phải có tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu.  Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân tích. 1. Lấy mẫu phân tích Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lấy mẫu cho thích hợp. Thông thường có một số cách lấy mẫu như sau: lấy mẫu theo tầng phát sinh, lấy mẫu cá biệt hoặc hỗn hợp, lấy mẫu nguyên trạng (đất ở trạng thái tự nhiên, cấu tạo của đất không bị phá hủy). a. Lấy mẫu theo tầng phát sinh: khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc nghiên cứu tính chất vật lý, tính chất nước của đất thì tiến hành như sau: - Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phẫu diện phải đại diện cho toàn vùng cần lấy mẫu nghiên cứu. Phẫu diện thường rộng 1,2 m, dài 1,5 m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5 – 2,0 m ở những nơi có tầng đất dày. Mô tả đặc trưng hình thái phẫu diện và chia tầng phát sinh khác nhau. - Lấy mẫu đất: Lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến tầng mặt. Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhận rõ ràng. Lượng đất lấy từ 0,5 – 1,0 kg là vừa. - Trong mỗi túi phải dán hoặc ghi những thông tin sau đây: a) địa chỉ/vị trí của vùng đất; b) những đặc điểm nhận danh vùng đất, tên vùng đất, tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu. Mỗi túi phải ghi số thứ tự của túi. Thông tin này cũng được ghi trong cuốn sổ (hoặc phiếu) ghi nhận kết qủa lấy mẫu. Đối với tầng cuối cùng (sâu nhất) thì lấy mẫu ở phần giáp với đáy phẫu diện. Tầng mặt (tầng canh tác), lấy dọc suốt suốt cả tầng đến cách đường phân tầng 2-3 cm, các tầng khác lấy ở giữa tầng phát sinh với độ dày 10 cm. Với những tầng phát sinh quá dày thì lấy ở 2 hoặc 3 điểm (mỗi điểm lấy với độ dày 10 cm) rồi gộp lại; còn với tầng phát sinh mỏng (có thể hơn 10 cm) thì lấy bề dày cả tầng (cách đường danh giới trên dưới khoảng 2 cm). Đối với những tầng tích tụ của đất mặn thì chọn vị trí lấy mẫu ở chỗ chặt nhất của tầng này. Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 4/55 Hình 1.1. Các phương php lấy phẫu diện đất Thực hành phân tích đất b. Lấy mẫu hỗn hợp: Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy những mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi trộn lại để được mẫu trung bình. Thông thường, lấy từ 5 đến 10 điểm rồi trộn lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu ở những điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt không có đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại, chỗ cây qúa tốt hoặc qúa xấu, chỗ cây bị sâu bệnh…Mẫu hỗn hợp thường được lấy như sau:  Tùy theo hình dáng khu đất cần lấy mẫu mà bố trí các điểm lấy mẫu (5- 10 điểm) phân bố đồng đều trên toàn diện tích.  Có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc (hình 1.2a và hình 1.2b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo (hình 1.2c va 1.2d) với địa hình dài.  Mỗi điểm lấy khoảng 200 g đất đổ dồn vào trong một túi lớn. Hình 1.2. Sơ đồ bố trí lấy mẫu riêng biệt * Cách trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc nilon hoặc khay inox (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó đổ dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp (hình 1.3). Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 5/55 a b c d Thực hành phân tích đất Hình 1.3. S đ l y m u h n h pơ ồ ấ ẫ ỗ ợ Lấy phần 1 và 3, bỏ 2 và 4 hoặc ngược lại Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5-1,0 kg, cho vào túi vải, ghi phiếu mẫu như nội dung ghi cho phiếu mẫu ở trên, ghi bằng bút chì đen để tránh nhoè, nhất là đất ướt (có thể bỏ phiếu mẫu trong 1 túi nilon nhỏ, gập gọn lại rồi cho vào túi mẫu). 2. Phơi khô mẫu đất Trừ một số trường hợp phải phân tích đất tươi như xác định hàm lượng nước, một số chất dễ biến đổi khi chất dễ biến đổi khi đất khô như NH 4 + , NO 3 - , Fe 2+ , Fe 3+ ,…; còn hầu hết các chỉ tiêu khác đều được phân tích trong đất khô. Mẫu đất lấy từ đồng ruộng về phải được hong khô kịp thời, băm nhỏ (cỡ 1-1,5 cm), nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá … sau đó dàn mỏng trên bản gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hoá chất bay hơi như NH 3 , Cl 2 , SO 2 …. Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc vào loại đất và điều kiện khí hậu. Thông thường đất cát sẽ chóng khô hơn đất sét. Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất. Không nên phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy. Mẫu phân tích tươi: trong phân tích đất, một số chỉ tiêu bắt buộc phải phân tích ngay trong mẫu tươi mới lấy được như: điện thế oxi hoá khử, hàm lượng sắt (II), amoni, sunphua (S 2- ),… vì hàm lượng các nguyên tố này sẽ thay đổi trong quá trình phơi khô mẫu. Mẫu đất mơí lấy về trộn đều rồi đem phân tích ngay. Đồng thời cân 5 g đất này đem sấy khô để xác định hàm lượng nước, phục vụ cho việc chuyển kết qủa phân tích từ đất tươi sang khô kiệt. 3. Nghiền và rây mẫu Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 6/55 1 2 3 4 Thực hành phân tích đất Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết các xác thực vật và các chất lẫn khác. Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500 gam đem nghiền, phần còn lại cho vào túi vải cũ, giữ cho đến khi phân tích xong. Trước hết, giã phần đất đem nghiền trong cối sứ (Hình 1.4) rồi rây qua qua rây 2 mm (Hình 1.5). Phần sỏi đá có kích thước lớn hơn 2 mm được cân khối lượng rồi đổ đi (không tính vào thành phần của đất). Lượng đất đã qua rây được chia đôi, một nửa dùng để phân tích thành phần cơ giới, nửa còn lại tiếp tục nghiền nhỏ bằng cối sứ (cối đồng hoặc máy nghiền mẫu) rồi rây qua rây 1mm (phải giã và cho qua rây toàn bộ lượng đất này). Đất đã qua rây 1mm được đựng trong hũ thủy tinh nút nhám, miệng rộng hoặc trong hộp giấy bià cứng, có ghi nhãn cẩn thận dùng để phân tích các thành phần hoá học thông thường. Nếu cần phân tích tổng thành phần khoáng, mùn, nitơ tổng số thì lấy khoảng 50 gam đất đã qua rây 1 mm, tiếp tục nhặt hết các xác thực vật (dùng kính lúp phóng đại, hoặc đũa thủy tinh xát nóng bằng miếng dạ rồi rà trên lớp đất rải mỏng để hút hết các rễ cây nhỏ), sau đó nghiền nhỏ và cho qua rây 0,25 mm. Gói đất này bằng giấy dầu hoặc giấy can rồi bỏ chung vào hộp đựng đất trên. Khi phân tích đất, tùy vào từng mục đích khác nhau mà người ta phân tích các chỉ tiêu khác nhau. Nhưng nói chung có thể chia thành cc nhĩm chỉ tiêu chính sau: Các ch tiêu v c lý c a tỉ ề ơ ủ đấ : đ m t ng đ i, đ m tuy t đ i, h s khô ki t ộ ẩ ươ ố ộ ẩ ệ ố ệ ố ệ k, thành ph n c gi i, lo i đ t, t tr ng, đ x p, dung tr ng, kích th c c a h t keoầ ơ ớ ạ ấ ỉ ọ ộ ố ọ ướ ủ ạ đ t, đ m cây héo, tr l ng m, tính th m n c.ấ ộ ẩ ữ ượ ẩ ấ ướ Các chỉ tiêu về dinh dưỡng của đất: N tổng số , N-NH 4 + , N-NO 3 - , P 2 O 5 (lân dễ tiêu), P tổng số , K + , Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , … Các chỉ tiêu về đánh giá đất ô nhiễm: Fe 2+ , Fe 3+ , Al 3+ , các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ (PAHs, PBCs, Phenols, chất tẩy rửa,…), khí độc (H 2 S, CH 4 , Mercaptan,…), v.v… Cc ch tiu sinh h cỉ ọ : Xác đ nh vi sinh v t đ t và đ ng v t thân m m trong đ t.ị ậ ấ ộ ậ ề ấ Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 7/55 Hình 1.4. Bộ chy, cối sứ Hình 1.5. Hình ảnh minh họa ry mẫu đất Thực hành phân tích đất 4. Xác định lượng nước có trong đất và hệ số khô kiệt (k) 4.1. Xử lý mẫu Thông thường mẫu đem phân tích ở 2 dạng: Mẫu đất phơi khô trong không khí: Với đất này, lượng nước xác định chính là lượng nước hút ẩm trong không khí của nó. Phần lớn các chỉ tiêu hoá học tổng số cũng như dễ tiêu được xác định trên đất hong khô trong không khí. Mẫu đất tươi mới lấy về: với loại mẫu này lượng nước xác định chính là độ ẩm hiện tại của đất. Thông thường mẫu đất tươi dùng để phân tích các chỉ tiêu và thành phần dễ biến đổi theo các điều kiện oxi hoá - khử như: Fe 2+ , NH 4 + , NO 3 - , H 2 S, thế oxi hoá - khử, hoặc hoạt động của các vi sinh vật đất. 4.2. Nguyên lý phương pháp Mẫu đất mới lấy từ ngoài đồng về, ngoài lượng nước hút ẩm ra còn chứa các dạng nước khác nhau tùy thuộc vào trạng thái đất nơi lấy mẫu. Song với đất đã hong khô trong không khí thì chỉ còn nước hút ẩm không khí. Để xác định lượng nước này, thường dùng phương pháp sấy khô ở 105-110 0 C. Khi đó, toàn bộ nước hút ẩm bị bay hơi hết mà chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Tuy nhiên, ở mẫu đất có hàm lượng chất hữu cơ cao thường khó đạt tới khối lượng không đổi sau khi sấy nên thường sấy mẫu ở 105 0 C trong thời gian qui định. Đặc biệt khi hàm lượng hữu cơ quá cao, có thể áp dụng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80 0 C, áp suất 20-30 mm Hg. Dựa vào khối lượng giảm sau khi sấy ta tính được lượng nước có trong đất. 4.3. Trình tự phân tích Sấy cốc thủy tinh 100 ml (hoặc hộp nhôm) ở 105 0 C đến khối lượng không đổi. Cho cốc vào bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng. Cân chính xác khối lượng m 0 của cốc bằng cân phân tích. Cho vào cốc khoảng 10 gam đất (nhưng lấy giá trị chính xác trên cân phân tích 4 số) đã hong khô trong không khí và đã qua rây 1 mm. Cân khối lượng cốc sấy và đất, ghi nhận khối lượng m 1 . Cho vào tủ sấy ở 105 -110 0 C trong 2 giờ rồi lấy ra cho vào bình hút ẩm để hạ nhiệt độ tới nhiệt độ phòng (thông thường với cốc thủy tinh thì để 30 phút, hộp nhôm 20 phút là được). Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 8/55 Thực hành phân tích đất  Chú ý: Trong khi sấy, thỉnh thoảng dùng đũa thủy tinh để khuấy đều đất cho chóng khô. Cân khối lượng m 2 (cốc và đất sau khi nung) cho tới khi sai số giữa 2 lần cân không vượt quá 3 mg, tốt nhất là 2 mg). Xác định lượng nước của mẫu tươi: Mẫu đất lấy phải đựng trong hộp kín để tránh bay hơi. Cho vào cốc khoảng 10 gam mẫu đất trên. Cân chính xác khối lượng cốc và đất tươi (m 1 ). Sấy khô ở 105 0 C như trên rồi cân khối lượng cốc và đất khô (m 2 ). 4.4. Tính tốn kết quả Lượng nước hút ẩm (%) với đất khô trong không khí, hay lượng nước của đất (%) với đất tươi là lượng nước tính trong 100 g đất khô kiệt theo công thức: m 1 - m 2 W 1 (%) = x 100 (độ ẩm tuyệt đối) m 2 - m 0 Lượng nước (%) là lượng nước tính trong 100 g đất phân tích (đất khô không khí hoặc đất tươi): m 1 - m 2 W 2 (%) = x 100 ( độ ẩm tương đối) m 1 - m 0 100 100 + W 1 (%) W 1 (%) Hệ số khô kiệt k: k =  = = 100 - W 2 (%) 100 W 2 (%) Khi muốn chuyển kết qủa phân tích từ đất khô không khí (hoặc đất tươi) sang đất đất khô kiệt ta đem nhân kết qủa với hệ số k tương ứng. Ví dụ: Cân 10 g một mẫu đất khô trong không khí, sấy ở 105-110 o C tới khối lượng không đổi thấy còn 9,5 g đất kiệt nước. Xác định hệ số khô kiệt k? Ta sẽ tính được W 1 = 5,2263 %; W 2 = 5 %  k = 1,02563 5. Cu hỏi ơn tập 1. Tính toán W 1 , W 2 , và hệ số khô kiệt k. 2. Chứng minh công thức: 100 100 + W 1 (%) W 1 k = = = 100 - W 2 (%) 100 W 2 3. Nhận xét về mẫu đất làm thí nghiệm, ý nghĩa môi trường? Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 9/55 Thực hành phân tích đất 6. Một số ti liệu cĩ thể tham khảo thm  Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qui định qui trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất (xem phụ lục 1)  Viện Thổ nhưỡng – Nơng hĩa. Sổ tay phân tích đất, nước, phn bĩn v cy trồng> NXB. Nơng nghiệp, 1998. BÀI 2: MỘT SỐ DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH ĐẤT 1. Nồng độ dung dịch (Xem thêm phần thực hnh hóa đại cương, hóa phân tích và hóa kỹ thuật môi trường) Có nhi u cách bi u di n n ng đ dung d ch. Trong phân tích đ t th ng dùng n ngề ể ễ ồ ộ ị ấ ườ ồ độ đ ng l ng. ượ ượ N ng đ đ ng l ng (kí hi u là N) là s đ ng l ng gam ch a trong 1 lítồ ộ ươ ượ ệ ố ượ ượ ứ dung d ch hay s mili đ ng l ng gam có trong 1 ml dung d ch.ị ố ượ ượ ị Ví d : ụ dung d chị NaOH 0,5 N ngh a là 1 lít dung d ch này có ch á 0,5 đ ng l ng gam ch t đã pha.ĩ ị ư ươ ượ ấ Đương lượng gam của một chất là một phần phân tử gam chất đó tương ứng với một điện tích hoạt động. Điện tích hoạt động trong phản ứng trao đổi ion là số điện tích đã thực sự tham gia kết hợp với các ion khác, còn trong phản ứng oxi hoá khử thì tính theo số electron đã cho hoặc nhận. Ví dụ: H 2 SO 4 + 2NaOH = Na 2 SO 4 + H 2 O Hay 2H + + 2OH - = 2H 2 O Trong phản ứng này H 2 SO 4 có 2 điện tích tham gia trao đổi nên đương lượng gam của nó bằng ½ phân tử gam hay = 98,08/2 = 49,04 (g) 2. Dung dịch chuẩn Dung dịch chuẩn là dung dịch có nồng độ chính xác được dùng để định lượng các chất, thường được biểu diễn dưới dạng nồng độ đương lượng (N). Trong phòng thí nghiệm phân tích đất thường sử dụng các dung dịch có nồng độ chuẩn sau: H 2 SO 4 0,1 N; NaOH 0,1 N; KMnO 4 0,1 N; Na 2 S 2 O 3 0,1 N; AgNO 3 0,02 N; trilon B 0,05 N. Từ dung dịch nồng độ 0,1 N có thể thành các dung dịch chuẩn có nồng độ 0,02 N; 0,01 N khi cần thiết. Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 10/55 [...]... của phân tích thành phần cơ giới Có nhiều bảng phân loại thành phần cơ giới đất, nhưng bảng phân loại của Katrinski hiện nay được dùng rộng rãi trong thổ nhưỡng học Theo bảng phân loại này thì việc xác định tên gọi và phân chia các nhóm đất đều dựa vào các kết quả phân tích cơ giới Đất gọi theo thành phần: sỏi, sạn 1 3mm, cát 1 - 0,05mm, limôn thô 0,01 - 0,001mm và sét < 0,001mm) Bảng 3.6 Phân loại đất. .. thành phần cơ giới đất Các phương pháp thể hiện kết quả phân tích thành phần cơ giới đất Kết quả phân tích thành phần cơ giới thường ghi thành bảng, trong bảng số liệu này bên cạnh những thành phần cấp hạt còn ghi thêm cột ”độ ẩm không khí” và ”lượng tiêu hao” khi xử lí bằng HCl Trị số về “lượng tiêu hao” đặc trưng cho sự có mặt trong đất những cacbonat và những muối dễ hòa tan trong đất Ứng dụng thực. .. chất này về mặt số lượng và chất lượng Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát sinh của đất, các tính chất đất và độ phì nhiêu của đất Việc phân loại đất về cơ bản cũng dựa vào thành phần cơ giới đất Ví dụ: đất cát, cát pha, đất thịt, đất sét… Đối với dinh dưỡng của cây trồng thì thành phần cơ giới càng quan trọng hơn, đất có các thành phần cơ giới nặng thì giữ được nhiều... HCl 0, 232 x 100 x 0, 01 10 Bin soạn: TS Thái Văn Nam = 2,34 Trang 21/55 Thực hành phân tích đất 8) Thành phần cấp hạt có kích thước 0,25 - 0,05mm so với khối lượng đất khô là: 100 – (8,18 + 16,5 + 24,24 + 2,42 + 2 84 + 2,34 ) = 43,48% Đối với những đất có thành phần cơ giới nhẹ, dùng rây khi phân tích có thể phân chia thêm những thành phần chi tiết hơn Ví dụ, có thể dùng rây cỡ 0,1mm Như vậy, cùng với... nghĩa là lấy 4,717 g (NH4)2SO4 pha thành 1 lít BÀI 3: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT 1 Giới thiệu Bin soạn: TS Thái Văn Nam Trang 12/55 Thực hành phân tích đất Đất là một hệ thống dị thể gồm các phần tử khoáng – hữu cơ và hữu cơ có kích thước khác nhau, từ phân tử đến những nguyên tố cơ học có kích thước l ớn nh ư sét, limôn, cát và giăm cuội Trong nghiên cứu đất, nhiều khi cần kích thước hạt đ ể... của đất Những phần < 1 mm gọi là phần thịt của đất 3 Chuẩn bị mẫu đất để phân tích thành phần cơ giới đối với đất chưá cácbonat Đối với nhóm đất này việc chuẩn bị để phân tích thành phần cơ giới đất rất phức tạp, người ta thường sử dụng các dung dịch muối khác nhau như: natri oxalat; pyrophotphat (Na4P2O7) và hexametaphotphat (Na 6P6O18) Tùy thuộc vào hàm lượng cacbonat và dung dịch hấp phụ của đất. .. (g) → %OC = M/1*100 → %MC = %OC * 1,724 BÀI 5: PHÂN TÍCH NHANH THÀNH PHẦN NHÓM MÙN (Phương pháp Cononova – Belotricova) 1 Lý thuyết chung Chất hữu cơ trong đất bao gồm mùn và các chất hữu cơ không phải mùn (bao gồm các sản phẩm thực động vật chưa phân giải, các sản phẩm phân giải trung gian) Bin soạn: TS Thái Văn Nam Trang 26/55 Thực hành phân tích đất Thành phần mùn chủ yếu gồm: Nhóm axít humic tan... Trang 30/55 Thực hành phân tích đất CEC meq/100g đất = a: VHCl chuẩn độ mẫu cất (ml) b: VHCl chuẩn độ mẫu trắng (ml) N: nồng độ đương lượng dung dịch HCl Vo: thể tích toàn bộ dung dịch rút (ml) (a – b)x NxVo x100 x K V*m V: thể tích dung dịch chiết rút (ml) m: khối lượng mẫu đất phân tích (g) k: hệ số khơ kiệt BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỈ TRỌNG ĐẤT 1 Lý thuyết chung Định nghĩa: Ti trọng thể rắn của đất là ti số... khối lượng đất khô kiệt trong thể tích ống trụ 50 - 100cm3 3 Tính toán Hình 8.1 Ống dung trọng v một số dụng cụ lin quan khi lấy mẫu Dung trọng của đất tính theo công thức: P1 d1 = V 3 Trong đó: d1: dung trọng đất g/ cm P1: khối ượng đất khô kiết V: tể tích ống trụ (cm3) Bin soạn: TS Thái Văn Nam Trang 33/55 Thực hành phân tích đất 4 Đánh giá dung trọng đất Dung trọng đặc trưng độ chặt của đất, được... tiêu chuẩn để xác định thành phần cơ giới đất và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Trình tự phân tích: Mẫu đất phân tích sau khi phơi trong phòng đến trạng thái “khô không khí”, dùng chày cối sứ và rây qua cỡ 1 mm Trộn đều, lấy 3 mẫu để phân tích các yêu cầu: (Bảng 3.2) Bảng 3.2 Khối lượng mẫu đất khơ khơng khí cần lấy Thông số xác định Đất thịt và thịt nặng (g) Đất cát và cát pha (g) . Thực hành phân tích đất Thực hành phân tích đất Bin soạn: TS. Thái Văn Nam Trang 1/55 Thực hành phân tích đất MỤC LỤC Trang BI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT. Thái Văn Nam Trang 3/55 Thực hành phân tích đất BÀI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT Chuẩn bị mẫu đất là khâu quan trọng đầu tiên trong phân tích đất. Hai yêu cầu chủ

Ngày đăng: 19/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 1: CHUẨN BỊ MẪU ĐẤT

  • Hình 1.3. Sơ đồ lấy mẫu hỗn hợp

    • BÀI 2: MỘT SỐ DUNG DỊCH THƯỜNG DÙNG TRONG

    • PHÂN TÍCH ĐẤT

      • Bảng 2.2. Các chất gốc để kiểm tra nồng độ các dung dịch tiêu chuẩn

        • Bảng 2.3. Hệ số chuyển đổi F của một số chất

          • BÀI 3: PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

          • 1. Giới thiệu

            • Phần đá vụn của cát

            • BÀI 4: CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

            • (ORGANIC MATTER, OM)

            • BÀI 10: ĐẤT CHUA VÀ ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT

            • BÀI 11: XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ TRONG ĐẤT

            • BÀI 12: XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA SẮT TRONG ĐẤT (PP. o-phenanthrolin)

              • 1 Erlen 250ml

                • Thêm cho đủ 50 ml (sử dụng bình định mức)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan