Kỹ thuật nuôi ghép cá Trắm cỏ trong ao ppt

22 1.6K 8
Kỹ thuật nuôi ghép cá Trắm cỏ trong ao ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI GHÉP TRẮM CỎ TRONG AO Nuôi ghép là mô hình nuôi đã và đang hiện diện trong dân gian từ rất lâu đời. Với mục tiêu tận dụng tối đa nguồn thức ăn mà người nuôi cung cấp cho một đối tượng nuôi và các đối tượng khác sử dụng lượng thức ăn do đối tượng ưu tiên tạo ra, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và giảm thiểu ô nhiễm gây ra do hoạt động nuôi. Nuôi ghép thâm canh Trắm cỏ với một số loài khác như Rô phi, Trắm đen, Chép…là một mô hình nuôi góp phần tăng năng xuất nuôi trong diện tích ao và làm giảm giá thành sản phẩm, ngoài ra còn giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện chất lượng sản phẩm, làm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh do hoạt động nuôi gây nên. I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ 1. Trắm cỏ 1.1. Hệ thống phân loại Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Actinopterygii Bộ (ordo): Cypriniformes Họ (familia): Cyprinidae Giống (genus): Ctenopharyngodon Loài (species): Ctenopharyngodon idella 1.2. Nguồn gốc, phân bố D anh pháp khoa học: Tenopharyngodon idella . Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valenciennes) Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, tập trung nhiều ở vùng Hoa nam. Ngày nay, Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới. Ở Vịêt Nam, Trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) thuộc hệ thống sông Tây giang Trung Quốc. Năm 1958 Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và 1964 cho sinh sản nhân tạo thành công. 1 1.3. Đặc điểm hình thái Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3.38- 3.80 lần chiều cao và 3.50-4.20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. Vảy lớn vừa. Vây lưng không tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không tia gai cứng. Đốt sống toàn thân 40-42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8-2,0 lần ngăn trước. Ruột tương đối dài bằng 1,9-2,5 lần chiều dài thân. Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt. Thân màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro. 1.4. Môi trường sống Cá Trắm cỏ là loài khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường nồng độ muối từ 0-8‰. Thích ứng với nhiệt độ từ 13- 32 o C nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-28 o C, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l. Khả năng thích ứng của Trắm cỏ tương đối lớn nên trong mấy chục năm gần đây thích nghi với điều kiện sống mới trắm cỏ đã sinh sản tự nhiên được ở một số thuỷ vực thuộc Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do tính chất đặc biệt về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của Trắm cỏ phụ thuộc vào độ dài vùng nước, đặc điểm thuỷ văn và thức ăn. Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ nhiều cỏ nước, bơi lội nhanh nhẹn. 2 1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 1.5.1. quan tiêu hóa Cá Trắm cỏ miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng trung bình bằng 7.4% thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn. Lược mang thưa, số lược mang trên cung mang thứ nhất 21–22 chiếc. Răng hầu 2 hàm rất sắc dạng lưỡi liềm, công thức răng hầu 4.2–4.5, thể nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước. Ruột tương đối ngắn so với các loài ăn thực vật khác chỉ bằng 220 – 295% chiều dài thân Ở Trắm cỏ không dạ dày quá trình tiêu hóa thức ăn do ruột đảm nhận. 1.5.2. Tính ăn Cá trắm cỏ thuộc loại ăn tạp rất tham ăn và ăn rất nhiều. Song thức ăn chủ yếu là thực vật tuy nhiên trắm cỏ không phải ăn thực vật suốt đời mà tính ăn của nó sự thay đổi. Cá trắm cỏ 3 ngày tuổi đầu tiên dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chiều dài thân 6–7 mm. Khi đạt chiều dài trên 7mm, ruột lúc này khoản 4.5mm chiếm 61.5% chiều dài thân, răng hầu chưa xuất hiện bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như: ấu trùng không đốt, luân trùng, ngoài ra còn ăn thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột đậu nành. Khi các đạt chiều dài 11–18mm, chiều dài ruột 9.4–17.3mm chiếm 82 – 95% chiều dài thân, răng hầu đã bắt đầu xuất hiện. Thức ăn trong giai đoạn này gồm các động vật phù du cỡ lớn: luân trùng, ấu trùng muỗi, giáp xác phù du, trong điều kiện nhân tạo còn ăn thức ăn nhân công như cắm gạo, bột đậu nành, bột cá… Ngoài thức ăn về thực vật, trắm cỏ còn sử dụng được nhiều loại thức ăn khác như: bột ngũ cốc, các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, phân động vật. 1.6. Đặc điểm sinh trưởng Cá trắm cỏ mới nở chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày chiều dài khoảng 2,5cm, biệt con dài 3cm. So với các loài khác trắm cỏ là loài lớn nhanh. Trung bình 1 tuổi được 1 kg; 2 tuổi đạt 2-4 kg. Những nơi nhiều thức ăn trắm cỏ 3 tuổi đạt 9-12 kg. 3 Quá trình sinh trưởng của trắm cỏ làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn hương: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ sinh trưởng về khối lượng - Giai đoạn giống: Trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài. - Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: mức tăng trọng của cao nhất khi đạt 3 tuổi, củng là khi tuyến sinh dục thành thục sinh dục lần đầu tiên, sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh và gần như ngừng lại 1.7. Đặc điểm sinh sản 1.7.1. Tuổi và kích thước phát dục Cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 55 cm, nặng 3 kg, cái 4 tuổi dài 60 cm, nặng 3,5 kg tham gia đẻ trứng lần đầu tiên. đực 2 tuổi, cái 3 tuổi cũng khả năng tham gia sinh sản. Trong môi trường nhân tạo trắm cỏ thể thành thục ở tuổi 1 + . 1.7.2. Chu kỳ phát dục Mùa đông tuyến sinh dục ở giai đoạn II-III. Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, tuyến sinh dục phát triển sang giai đoạn III-IV, những thể thể sinh sản được. Tuyến sinh dục đạt cực đại vào tháng 5,6,7. Hệ số thành thục giảm từ tháng 8 trở đi. 1.7.3. Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản * Mùa vụ Mùa vụ đẻ tự nhiên của trắm cỏ Việt Nam nằm trong khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 9. Mùa vụ đẻ rộ vào tháng 4,5,6. Trong sinh sản nhân tạo trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào trung tuần tháng 3 đã cho đẻ kết quả. Thời gian đẻ tập trung vào trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4, thời gian cho đẻ hiệu quả từ tháng 4-6. * Điều kiện sinh thái sinh sản Cá trắm cỏ thuộc loài đẻ trứng bán trôi nổi. Bãi đẻ ngoài tự nhiên thường ở trung lưu các con sông, nơi nhiều ghềnh thác hoạc nơi giao nước giữa hai nguồn, nơi uốn khúc của sông. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản từ 22-29 o C. lưu tốc nước 1-1,7 m/s. Trứng sau khi nở trôi theo dòng sông và trở thành bột 4 1.7.4. Đặc điểm trứng và sức sinh sản Trứng trắm cỏ thuộc loại trứng bán trôi nổi, trứng hình cầu, màu vàng hoặc màu xanh. Đường kính khi nở 1–1.2mm, sau khi hút nước đường kính trứng biến thiên từ 3.3–5.1mm. Trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo, trong năm tỷ lệ thành thục thường 100%. Nhưng từng tháng trong năm tỉ lệ thành thục khác nhau rất nhiều, còn hệ số thành thục biến thiên rất lớn, thường từ 4–21% đa số 16%. Hệ số thành thục quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện dinh dưỡng và môi trường. Sức sinh sản tuyệt đối ở trắm cỏ miền bắc là 315000–2100000. Sức sinh sản tương đối từ 50–224 trứng/g thể trọng. Sức sinh sản thực tế trong sinh sản nhân tạo là 47670–103000 trứng/kg cái. 2. Chép 2.1. Hệ thống phân loại Giới động vật: Aniamalia Ngành động vật xương sống: Vertebrata Lớp xương: Actinoterrygii Bộ Chép: Cypriniformes Họ chép: Cyprinidae Giống Chép: Cyprinus Loài Chép: Cyprinus carpio (Linaeus,1758) Cá chép tuy nhiều hình dạng khác nhau. Theo nhiều tác giả thì trong các giống chép Cyprinus 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài chép nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất cao (nó thể sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi trường xuống 0 0 C). - Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) chép Kính bộ vẩy không hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở đường bên. Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường vẩy rất to xếp không thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó nhiều thịt. - Chép Trần (Cyprinus carpionudus) nơi gọi là chép da vì toàn thân không vẩy bao bọc hoặc chỉ rất ít mọc lưa thưa. 5 2.2. Phân bố Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc. Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng 2000 năm và 600 năm ở Châu Âu.Hiện nay Chép là một trong những loài nuôi chính trong các ao nuôi ở Châu Âu, Châu Á như: Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia và là đối tượng quan trọng trong cấu đàn nuôi Ở nước ta chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung bộ, ở Miền Nam không chép địa phương mà nhập vào nuôi chép nguồn gốc từ Bắc Bộ. chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt độ từ 0- 40 0 C, nhiệt độ thích hợp là khoảng t 0 = 20-27 0 C, hàm lượng Oxy cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4-9. sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy ở cả vùng nước lợ nồng độ muối < 14 ‰. 2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái Cá chép thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn, thường màu trắng bạc hơi pha màu vàng, vây, đuôi pha màu đỏ, hai đôi râu. Do quá trình chọn lọc và lai tạo nên hiện nay nhiều giống chép khác nhau. Ở nước ta thường thấy 6 loại hình chép: chép Trắng, chép Đỏ, chép Kính, chép Cẩm, chép Bắc cạn, chép Gù. Nói chung màu sắc chép thay đổi tuỳ theo điều kiện sống. Cá chép Miền Bắc (C.carpio) đặc điểm cấu tạo như sau: - Công thức vẩy đường bên: 30-35 vẩy đường bên, 6-8 vẩy trên đường bên và 6-7 dưới đường bên. - Công thức vây D III- IV- 20- 22 ; A II- III- 5- 6 - Công thức răng hầu II3- 3II đôi khi I23- 32I Hiện nay chép thân cao nhất là dạng chép Vẩy và chép Trần Ukraina được chọn lọc và lai tạo thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/ chiều cao L/H = 2.05 so với chép khác là 4.0 - 4.3. Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy: - chép Vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn. - chép Đốm: vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định (cá chép Hungary). 6 - chép Vẩy: hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngoài ra còn hàng vẩy ở trên lưng và phần bụng. - chép Trần: hầu hết không vẩy bao phủ, nếu chỉ ít hàng vẩy nhỏ trên lưng. ở nước ta không loại chép này. 2.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản 2.4.1. Tuổi thành thục và cỡ thành thục Tuổi thành thục và cỡ thành thục của Chép cũng như các loài nuôi khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng. chép Hungary, chép Nhật Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. chép Việt Nam sau 1 năm đã thành thục về tuyến sinh dục. chép Bắc Á, chép châu Âu thường từ 4-5 tuổi mới thành thục. 2.4.2. Sức sinh sản Sức sinh sản của Chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc vào cả chế độ nuôi dưỡng. chép Việt Nam và chép nuôi tại Việt Nam lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3- lứa tuổi thứ 5 sau đó tăng không đáng kể. 2.4.3. Thời vụ và tập tính đẻ trứng Cá chép là loài bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự nhiên, sinh sản đơn giản. Buồng trứng của chép phát triển đặc thù trong đó trứng mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3, 4. Do sự phát triển không đều đó dẫn đến chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh phía Bắc chép đẻ vào hai vụ là vụ Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ Xuân (tháng 2-3 dương lịch), nhưng ở miền núi chép lại đẻ vào tháng 3-4 như ở Sơn La, Lai Châu. Ở các tỉnh Nam bộ Chép đẻ quanh năm và đẻ mạnh vào các tháng mùa mưa. Cá Chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa thường ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc nơi thực vật thuỷ sinh thượng đẳng khác để đẻ trứng. Trứng chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới nước một thời gian rồi phát triển thành bột. chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa mọc khi kéo dài đến 8-9h sáng hoặc đến trưa. Điều kiện thích hợp để cho chép đẻ là nước mới, mặt đực, nhiệt độ môi trường = 20 - 30 0 , gió thổi. Đó là vào khi thời tiết ấm dần lên, đồng thời mưa, sấm đầu mùa chép thường tập trung đi đẻ. 7 2.5. Đặc điểm sinh trưởng của chép Sinh trưởng của sinh vật là quá trình liên tục nhưng với tốc độ khác nhau trong suốt quá trình sống. Sinh trưởng của sự khác biệt rõ rệt với các động vật máu nóng. Ở động vật máu nóng sinh trưởng chỉ tiếp tục khi đã chín mùi sinh dục về mặt sinh lý học, sau đó sinh trưởng chậm lại và sự thoái hoá khi thể bước vào thời kỳ già cỗi. Trong khi đó chúng ta luôn thấy được sự sinh trưởng của thông qua việc tăng lên về kích thước không giới hạn và liên quan chặt chẽ với môi trường sống của nó. Điều này thể giải thích là do mật độ của nước lớn hơn không khí nên cho phép tăng kích thước thể mà không cần hình thành thêm xương gia cố. Điều này không thể xảy ra đối với các động vật trên cạn dẫn đến sự sinh trưởng hạn chế của động vật trên cạn mà lại không xảy ra đối với cá. Tốc độ sinh trưởng của chép phụ thuộc vào giống, khối lượng nuôi thả ban đầu và nguồn thức ăn của vùng nước sống 3. Rô phi 3.1. Nguồn gốc và phân bố Rô phi nguồn gốc từ châu Phi, chủ yếu ở lưu vực sông Nile. Hiện chúng đang được nuôi trên thế giới và ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, đáng chú ý nhất là loài rô phi vằn O.niloticus. Cá rô phi hệ thống phận loại như sau: Bộ vược - Perciformes Bộ phụ - Percoidae Họ - Cichlidae Cá Rô phi tên gọi chung của khoảng 80 loài và căn cứ vào đặc điểm sinh sản, các nhà nghiên cứu đã phân loại thành 3 giống chính: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis. 3.2. Đặc điểm hình thái Cá Rô phi vằn O. niloticus toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng màu xám nhạt, phần bụng màu trắng sữa hoặc xanh nhạt. Trên thân mình 7-9 vạch đậm chạy từ lưng xuống bụng. Vây đuôi màu sọc đen đậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bố khắp vây đuôi. Vây lưng những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi viền hồng nhạt. rô 8 phi vằn là loài kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng thịt thơm ngon. 3.3. Môi trường sống Do nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của rô phi kém hơn so với khả năng thích nghi ở nhiệt độ cao. rô phi thể chịu đựng được ở nhiệt độ 40 0 C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10 0 C. Khi nhiệt độ xuống dưới 20 0 C kéo dài làm cho chậm phát triển, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của Rô phi là 20-35 0 C. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 14 0 C kéo dài làm cho rô phi đực mất khả năng tiết sẹ. * Độ mặn rô phi là loài rộng muối, khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn độ muối từ 0-40‰. Khả năng thích ứng với độ mặn ở mỗi loài cũng đều khác nhau. * pH Môi trường pH từ 6,5-8,5 là thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của rô phi, tuy vậy rô phi thể chịu đựng trong môi trường nước pH giảm xuống 4 và lên cao tới 11. * Oxy hoà tan Cá rô phi thể sống được trong ao, đầm màu nước đậm, mật độ tảo dày, hàm lượng chất hữu cao và hàm lượng oxy hào tan trong nước thấp. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của rô phi ở mức thấp hơn 5-10 so với tôm sú. Loài O. niloticus và O. mossambicus thể chịu đựng được khi ngưỡng oxy xuống còn 0,1 mg/l. 3.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 3.4.1. Tập tính ăn Tính ăn của Rô phi thay đổi theo từng loài, từng giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Khi còn nhỏ Rô phi ăn sinh vật phù du như tảo và động vật phù du nhỏ là chủ yếu. Khi trưởng thành, ăn mùn bã hữu lẫn các loại tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Trong tự nhiên Rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, thể bắt mồi hầu hết các giờ trong ngày. Ruột Rô phi thích nghi với việc thu nhận thức ăn 9 từng ít một. Do vậy trong quá trình nuôi hoặc chuyển giới tính đực cần phải chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc theo dõi thức ăn thừa, quản lý được chất lượng nước và giai xử lý đơn tính đực, đảm bảo cho sinh trưởng. 3.4.2. Sinh trưởng Sự sinh trưởng của Rô phi mang tính chất đặc trưng của loài, các loài Rô phi khác nhau tốc độ sinh trưởng khác nhau. Loài O. niloticus tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh vượt trội so với các loài O. mossambicus. rô phi O. niloticus tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O. galilaeus và O. Aureu. 3.5. Đặc điểm sinh sản Rô phi thường phát dục sớm, trong tự nhiên khi được 4-5 tháng tuổi đã khả năng tham gia sinh sản. Rô phi thể sinh sản tới 12 lần trong 1 năm. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 20 0 C ngừng sinh sản. Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của Rô phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi cá, cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ muối… Ở Việt Nam, do điều kiện nhiệt đới nên sinh sản gần như quanh năm, riêng miền Bắc nước ta mùa đông nên thời điểm đầu vụ xuân và cuối vụ thu thường xảy ra hiện tượng cá bố mẹ thì đẻ được nhưng trứng ấp kéo dài dẫn đến khi nở thành bột bị dị hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính đực hay bị bệnh nên hao nhiều tỷ lệ sống chỉ đạt được khoảng 10-30%. 4. Trắm đen 4.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố Cá trắm đen thuộc: Bộ Chép: Cypriniformes Họ chép: Cyprinidae Giống Trắm đen: Mylopharyngodon Tên chính thức: Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846). Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam; nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài này là sông Lam -Nghệ An. Trên thế giới: từ Hắc long giang, Trung quốc đến Bắc Việt Nam. 10 [...]... thả nuôi 4.3 Mật độ thả nuôi và tỷ lệ ghép các đối tượng - Mật độ thả nuôi: 2 con/m2 - Tỷ lệ ghép và kích cỡ cụ thể như sau: STT Tên giống Tỷ lệ ghép (%) Cỡ giống (cm/con) 1 Cá Trắm cỏ 55 10-12 2 Rô phi 25 04-06 3 Chép 10 04-06 4 Trắm đen 10 10-12 Cộng 100 4.4 Thả giống - Cách thả: giống thông thường được đóng trong túi nylon bơm oxy để vận chuyển, nên trước thả vào ao nuôi. .. cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi nước chảy mạnh đủ điều kiện đẻ trứng đẻ 11 trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, con nở ra theo lũ về xuôi và do vậy trùng với mùa vớt bột II KỸ THUẬT NUÔI GHÉP TRẮM CỎ TRONG AO 1 Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi - Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi phải thuận lợi trong việc đi lại nhưng nên chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở gần nhà để tiện chăm... cho cá Trắm cỏ và thức ăn cho Rô phi + Trắm đen, còn Chép tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi 5.2 Thức ăn, khẩu phần và cách cho ăn Kỹ thuật cho ăn theo yêu cầu 4 định: Định vị trí và thời gian cho ăn, định số lượng và chất lượng thức ăn cho 5.2.1 Thức ăn hàng ngày cho cá trắm cỏ: - Thức ăn xanh: cỏ, rong, lá sắn, rau vv - Với khẩu phần thức ăn hàng ngày như sau: STT Cỡ (cm/con)... vụ nuôi, đặc biệt là ao nuôi tôm Phải đảm bảo cách ly từng ao khi cần thiết * Trước mỗi vụ nuôi cần phải tu sữa bờ mương, ao, nạo vét bùn đáy, phơi đáy ao, tẩy ao để diệt địch hại, mầm bệnh 2.1.2 Cải tạo ao trước khi nuôi cá: Tẩy dọn ao trước khi ương nuôi bao gồm các công đoạn sau: tháo cạn, vét bùn, phơi khô và khử trùng ao với mục đích: + Diệt địch hại và sinh vật là vật nuôi trung gian, sinh vật... hoặc lưới đề phòng dữ, tạp xâm nhập 2.2 Đối với ao mới đào 12 Cấp nước vào đầy ao, ngâm ao 3 - 5 ngày, sau đó tháo nước ra Làm như vậy vài lần để rửa phèn trong ao Sau đó tiến hành bón vôi, cày lật và bón lót đáy ao với liều lượng như trên 3 Lấy nước vào ao - Nước khi đưa vào ao nuôi phải qua lưới chắn nhằm ngăn dữ, tạp theo vào trong ao - Mức nước ban đầu lấy vào ao độ sâu từ 0,5 - 0,7m,... cho ao nuôi phải chủ động - Diện tích: Tuỳ thuộc vào điều kiện diện tích đất, mặt nước để xây dựng hình dạng ao nuôi Thông thường nên thiết kế ao nuôi diện tích từ 500 m 2 trở lên và độ sâu > 1,2 m (đảm bảo nguyên tắc ao càng to nước càng sâu, nuôi càng tốt) 2 Chuẩn bị ao 2.1 Đối với ao đã nuôi - Tháo cạn nước, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều, bắt hết cũ,... túi trong ao từ 15 – 20 phút 13 để cân bằng nhiệt độ trong túi và ao nuôi sau đó cho nước vào túi từ từ đến khi nước đầy túi thì thả ra nhằm tránh gây sốc cho - Thời gian thả: Thả giống vào sáng sớm từ 6 - 9h hoặc chiều tối từ 20 -22h khi trời mát, thả đầu hướng gió 5 Thức ăn và cách cho ăn 5.1 Nguồn thức ăn Trong quá trình nuôi ghép nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày chỉ tính thức ăn cho cá. .. thức ăn của cá, như các loài dữ, tạp, giáp xác, côn trùng, nòng nọc, sinh vật đáy + Diệt sinh vật gây bệnh cho như các giống loài vi sinh vật: Vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào và các loài sinh trùng + Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng giảm chất độc tích tụ ở đáy ao + Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật hại 2.1.3 Khử trùng ao nuôi Dùng... những con 20-30kg lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5kg, sau hai nuôi năm đạt trên 3kg và sau 3 năm nuôi đạt 5kg 4.5 Đặc điểm sinh sản thành thục sau 3 năm tuổi, đẻ trứng trôi nổi Mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7 Cũng như các loài trôi, mè, trắm đen không sinh... nhất một tuần mới cho nước vào ao nuôi và thả một số ao quá trũng không tháo cạn được thì cho vôi xuống ao còn đầy nước, nếu nước sâu 1m, dùng khoảng 200 kg - 220 kg vôi/ha 2.1.4 Vệ sinh môi trường nuôi 19 Vệ sinh môi trường nuôi bằng học: Trong quá trình nuôi thương phẩm thức ăn thừa và phân đã gây ô nhiễm môi trường nuôi, đặc biệt là thời gian cuối chu kỳ nuôi Những sản phẩm khí độc như: . mùa vớt cá bột. II. KỸ THUẬT NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ TRONG AO 1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi - Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi phải thuận lợi trong việc. KỸ THUẬT NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ TRONG AO Nuôi ghép là mô hình nuôi đã và đang hiện diện trong dân gian từ rất lâu đời. Với

Ngày đăng: 19/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan