HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH .DOC

27 1.2K 12
HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH .DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH

Trang 1

hoµn thiÖn h×nh thøc tr¶ l¬ng c«ng ty xi m¨ng hoµng th¹ch

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG I Tiền lương và các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương:

1 Các khái niệm tiền lương:

- Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):“ Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ dã làm ha sẽ phải làm ”.

- Theo bộ luật lao động Việt Nam: “Tiền lương của người lao đọng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng hoặc hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.”

(Điều 55, Bộ luật lao động)

- Một số khái niệm liên quan đến tiền lương:

+ Tiền lương tối thiểu: Là khoản tiền đảm bảo cho người lao động làm công viêc đơn giản nhất trong điều kiện lao đọng bình thường đủ bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao đọng mở rộng.

+ Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào kết quả làm việc, trình độ, kinh nghiệm của người lao động.

+ Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hóa tiêu dung và dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương:

+ Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm:

- Thị trường lao động: Tình hình cung cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng tới số lượng tiền lương

Trang 2

mà người chủ sử dụng sức ao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động có trình độ.

- Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà tổ chức/doanh nghiệp đang cư trú.

- Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán: Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh cũng cần được lưu tâm xem xét khi xác iịnh mức tiền lương vì tiền lương phai phù hợp với chi phí sinh hoạt vùng địa lý.

- Các tổ chức công đoàn: Các nhà quản lý phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các hình thức trả lương Nế doanh nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra rất dễ dàng dành được thắng lợi.

- Luật pháp và các quy định của chính phủ: Đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ các quy định trong bộ luật lao động khi xác định và đưa ra các mức tiền lương - Tình trạng của nền kinh tế: Nền kinh tế đang suy thoái hay tăng trưởng nhanh sẽ

ảnh hưởng đến mức tiền lương cho người lao động + Yếu tố thuộc về tổ chức:

- Lợi nhuận và khả năng chi trả thù lao lao động của tổ chức có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.

- Tổ chức/doanh ngiệp thuộc ngành sản xuất hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không, quy mô của doanh nghiệp - Quan điểm, triết lý của tổ chức trả lương: Trả lương cao sẽ thúc đẩy người lao

động làm việc có chất lượng cao + Yếu tố thuộc về công việc:

- Kỹ năng: Mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu lỹ năng lao dộng trí óc và lao động chân tay, kiến thức giáo dục, sự khéo léo chân tay, khả năng sáng tạo, tính linh hoạt mà công việc đòi hỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến tiền lương.

- Trách nhiệm: Công việc đòi hỏi trách nhiệm đối với các vấn đề sau đây: Tiền, tài sản, sự cam kết trung thành, giám sát công việc của người khách hoặc của người dưới quyền, quan hệ với cộng đồng, với khách hàng, với các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức

Trang 3

- Cố gắng: Yêu cầu về thể lực và trí lực, sự căng thẳng của công việc, những mối quan tâm khác được yêu cầu khi thực hiện công việc.

- Điều kiệm làm việc: Các điều kiện của công việc như ánh sáng, tiếng ồn, độ dung, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động Tính chất công việc ảnh hưởng đến mức tiền lương.

+ Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động: Là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả lương.

- Sự hoàn thành công việc: Người lao động giỏi có năng suất lao động ca thường được trả lương cao hơn.

- Thâm niên công tác: Là một yếu tố được tính đến khi trả lương Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề cũng thường được nhận mức lương cao hơn - Kinh nghiệm: Yếu tố này thường được xem xét khi trả lương.

- Thành viên trung thành: Là người làm việc lâu năm, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn và thăng trầm của tổ chức mà người lao động đó vẫn đồng ca cộng khổ đẻ vượt khó và dành được thắng lợi Khi trả lương phải xem xét đến yếu tố này.

- Tiềm năng: Khi định mức lương cần quan tâm đến tiềm năng của người lao động và nuôi dưỡng tiềm năng của người lao động.

Mức tiền lương, tiền công tùy thuộc vào sự hoàn thanh công việc của người lao động, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành, tiềm năng.

II Các hình thức và chế độ trả lương:

1 Hình thức và chế độ trả lương theo thời gian:

- Hình thức trả lương:

+ Hình thức trả lươg theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở mức tiền lương được xác định cho công việc trên một đơn vị thời gian và số đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày) thực tế làm viênc theo tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước.

+ Điềukiện áp dụng: Được áp dụng chủ yếu cho các công việc có tính chất như sau: - Đối với người lao động làm công tác quản lý, vì tính chất công việc của họ là

khó định mức.

Trang 4

- Đối với những công việc mà kết quả thực hiện công việc phụ thuộc chủ yếu vào máy móc thiết bị mà ít phụ thuộc vào người lao động Ví dụ: Những công việc dây truyền tự động.

- Đối với những công việc khó tiến hành định mức để trả lương cho người lao động.

- Đối với những công việc đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao - Đối với những công việc sản thử, tạm thời…

+ Ưu nhược điển của hình thức trả lương theo thời gian:

- Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản dễ hoeeur khi tính toán Người lao đọng và nhà quản lý có thể giải thích và hiểu được lương mà người lao động nhận được vì tiền lương ở đây chỉ xác định dựa vào hệ số lương và thời gian làm việc

- Tuy nhiên, hình thức trả lương theo thời gian cũng có nhược điển đó là chưa thực sự gắn kết kết quả thực hiện công việc với thu nhập mà họ nhận được.

- Các chế độ trả lương theo thời gian:

+ Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản:

- Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà trong đó tiền lương người lao động nhận được phụ thuộc và mức lương cấp bậc và thời gian thực tế làm việc của người lao động.

- Tiền lương trả cho người lao động được tính như sau: TLtggd = Lcb x T

Trong đó:

TLtggd : Tiền lương thực tế của người lao động Lcb : Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian.

T : Thời gian thực tế làm việc của người lao động (giờ, ngày, tháng)

- Có ba loại tiền lương theo thời gian giản đơn:

+ Lương giờ: Được tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc thực tế

+ Lương ngày được tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Trang 5

+ Lương tháng: Được tính theo mức lương cấp bậc tháng.

- Chế độ trả lương này còn mang tính bình quân, vì vậy mức đọ khuyến khích người lao động hăng hái tham gia công việc là kém.

+ Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:

- Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là chế đọ trả lương có sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng, áp dụng khi người lao động đạt và vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất lượng đã quy đinghj

- Ở chế độn trả lương này chủ yếu áp dụng cho những công nhân phụ và áp dụng cho những công nhân chính làm những khâu có trình đọ cao hoặc sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao.

- Tiền lương trả cho người lao động được tính theo công thức: TLtgct = TLtggd + Tiền thưởng = Lcb x T + Tiền thưởng

Trong đó:

TLtgct : Tiền lương theo thời gian có thưởng.

- Vấn đề áp dụng chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là xác định tiền thương như thế nào để có tác dụng khuyến khích người lao động có trách nhiệm đến kết quả thực hiện công việc.

- Tiền thưởng có thể tính cho tất cả các sản phẩm làm ra, cũng có thể được tính chỉ cho những sản phẩm vượt mức kế hoạch xác định trước Tuy nhiên tiền thưởng nên được tính trên khối lượng công hoàn thành vượt mức quy định.

2 Hình thức và chế độ trả lương theo sản phẩm:

- Hình thức trả lương theo sản phẩm:

+ Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà họ hoàn thành.

Tiền lương cho người lao động được tính như sau: TLsp = ĐGtl x Q Trong đó:

Trang 6

TLsp : Tiền lương theo sản phẩm ĐGtl : Đơn giá tiền lương.

Q : Số lượng sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn quy định Đơn giá tiền lương được tính như sau:

ĐGtl = LcbcvMsl = L

+ Điều kiện áp dụng:

- Để áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có hiệu quả và thực sự tạo ra động lực cho người lao động thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các điều kiện sau:

+ Thứ nhất xác định mức lao đọng có căn cứ khoa học: Mức lao động thể hiện khối lượng công việc má người lao động hoàn thành trong một đơn vị thời gian ( gọi là mức sản lượng ) hoặc là lượng thời gian cần thiết để hoàn thanh một khối lượng công việc ( gọi là mức thời gian ) trong điều kiện làm việc bình thường Để xác định mức lao động có căn cứ khoa học thì phải được xác định bằng phương pháp nghiên cứu thời gian ( chụp ảnh ngày làm việc , bấm giờ thời gian làm việc ) và nghiên cứu chuyển động

+ Thứ hai tổ chức nơi làm việc : người quản lý cần phải quan tâm đến việc tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc để giảm thời gian ngừng việc do những lỗi như : nnguyên vật liệu không dsps ứng kịp nhịp độ sản xuất , máy móc thiết bị hỏng không sửa kịp thời … Việc tổ chức phục vụ nơi làm việc nhằm tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành và vượt mức lao động.

+ Thứ ba thực hiện tốt công tác thống kê và nghiệm thu sản phẩm: trong hình thức trả lương theo sản phẩm thì tiền lương của người lao động phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm mà họ tạo ra Vì vậy để áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có hiệu quả thì người quản lý phải thống kê và nghiêm thu sản phẩm chính xác.

+ Thứ tư đảm bảo chất lượng sản phẩm: để đảm bảo chất lượng sản phẩm ngoài việc nghiệm thu sản phẩm gắn với việc chú ý đến tiêu chuẩn sản phẩm đã quy định còn có các cách khác như: giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động…

Trang 7

- Ưu và nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm:

Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa vào số lượng sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất ra, do đó nó có tác dụng khuyến khích người lao động tạo ra nhiều sản phẩm và làm cho năng suất lao động tăng lên.

Hình thức trả lương theo sản phẩm gắn chặt kết quả thực hiện công việc với tiền lương mà họ nhận được Do vậy nó có tác dụng tạo động lực cho người lao động nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, phát huy sáng tạo… để nâng cao khả năng làm việc và tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

Hình thức trả lương theo sản phẩm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Tuy nhiên cũng có những nhược điểm:

+ Lương của người lao động phụ thuộc rất lớn vào sản phẩm mà họ làm ra, do đó họ chỉ quan tâm đến số lượng mà không chú ý đến chất lương sản phẩm, không chú ý đến tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.

+ Trong trường hợp hoạt động sản xuất bị ngừng do lý do khách quan như: Hết nguyên vật liệu, mất điện, máy móc bị hỏng… thì ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương mà người lao động nhận được Vì vậy hình thức trả lương theo sản phẩm phù hợp với công việc mà ở đó dây truyền sản xuất đựoc hoạt động liên tục, công việc có thể định mức được, việc nâng cao năng suất không ảnh đến chất lương sản phẩm.

+ Người lao động không muốn làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao vì khó vượt định mức đề ra.

- Các chế độ trả lương theo sản phẩm.

Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

- Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân thường

đựoc áp dụng cho công nhân sản xuất mà trong đó công việc của họ mang tính chất độc lập, sản phẩm có thể kiểm tra và nghiệm thu một cách cụ thể và

Trang 8

Trong đó:

TLSPCNi :Tiền lương sản phẩm công nhân i.ĐGTL :Đơn giá tiền lương.

QTti :Số lượng sản phẩm thực tế làm ra đạt tiêu chuẩn quy định của công

nhân i.

Lcbcv :Lương cấp bậc công việc Msl :Mức sản lượng.

Mtg :Mức thời gian.

- Đơn giá tiền lương ở đây là cố định, là lượng tiền mà người lao động nhận được trên một đơn vị sản phẩm và tất cả sản phẩm người lao động làm ra đều cùng hưởng một mức đơn giá như nhau Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể trả theo đơn giá lũy tiến hoặc là lũy thoái và phải xây dựng bản đơn giá khuyến khích.

Ưu và nhược điểm:

- Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm là số lương sản phẩm công nhân đó sản xuất ra gắn liền với tiền lương mà ho nhận được, do đó kích thích họ nâng cao năng suất lao động Việc tính toán tiền lương cũng dễ dàng.

- Tuy nhiên hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiêp cá nhân có nhược điểm là người lao đọng không quan tâm đến việc sử dụng máy móc thiết bị, không quan tâm đến công việc chung.

Chế độ trả lương sản phẩm tập thể.

- Đối tượng áp dụng: chế độ theo sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều người lao động mới đạt kết quả cao.

Ưu và nhựợc điểm:

Trang 9

+ Ưu điểm là khuyến khích được tất cả mọi người lao động tham gia tích cực vào công việc của nhóm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác của tập thể nhóm.

+ Nhược điểm không khuyến khích nâng cao năng suất lao động cá nhân, có tình trạng ỷ lại trong nhóm Mặt khác việc xác định chính xác tiền lương cho mỗi cá nhân trong nhóm là khó khăn và phức tạp.

- Cách tính tiền lương cho người lao động:

+ Tiền lương tập thể lao động được tính như sau:

TLSPTT = ĐGTL x QTT

Trong đó:

TLSPTT : Tiền lương sản phẩm tập thể.

ĐGTL : Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.

QTT : Số lượng sản phẩm thực tế mà tập thể người lao động sản xuất ra đạt

tiêu chuẩn quy định.

+ Đơn giá tiền lương được tính theo công thức:

Msltt : Mức sản lương giao cho tâp thể lao động Mtgtt : Mức thời gian cảu tập thể lao động n : Số công nhân trong tổ lao động.

Cách phân phối tiền lương cho cá nhân ngừoi lao động trong tổ, có hai cách:

Trang 10

- Cách 1: Phương pháp chia lương theo hệ số điều chỉnh được thực hiện qua các bước sau:

 Bước một: Tính tiền lương cấp bậc theo thời gian làm việc thực tế.

LCBCNi = LCBCVi x Ti

Trong đó:

LCBCNi : Tiền lương cơ bản theo thời gian làm việc thực tế cảu người lao động thứ i.LCBCVi : Tiền lương theo cấp bậc công việc của ngừoi lao động của người lao động thứ

Ti : Thời gian làm việc thực tế của người lao động thứ i.

 Bước hai: Tính hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được tính theo công thức:

TLcbcni , TLcbcvi , Ti đưoc giải thích như ở công thức trên  Bước ba: Chia lương cho người lao động trong nhóm Tiền lương thực tế của người lao động được tính theo công thức:

TLTTi = TLcbcni x Hđc

- Cách 2: Phương pháp giờ hệ số: chia lương theo phương pháp giờ hệ số được thực hiện qua các bước sau:

thành thời gian làm việc của người lao động lấy làm chuẩn (thường lấy công nhân bậc một làm chuẩn).

TQĐi = Ti x Hi

Trong đó:

TQĐi :Số giờ làm vệc quy đổi ra bậc một của người lao động thứ i.Ti :Số giờ làm việc thực tế của người lao động thứ i.

Trang 11

Hi : Hệ số lương của ngừoi lao động i.

 Bước hai: Tính tền lương cho một đơn vị thời gian quy đổi:

: Tổng số giờ quy đổi tập thể lao động.

 Bước ba: Tính tiền lương thực tế cho người lao động.

LCNTTi = Lqđ x Tqđi

Trên đây là hai cách chia lương cho người lao động thường được sử dụng Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp chia lương theo các cách khác nhau.

Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

- Đối tượng áp dụng: Thường được áp dụng cho công nhân phục vụ, hỗ trơ cho hoạt động của công nhân chính.

- Công thức tính lương:

+ Đơn giá tiền lương được tính như sau: ĐG = MxQslL

Trong đó:

ĐG : Đơn giá tiền lương của công nhân phụ L : Lương cấp bậc của công nhân phụ M : Mức phục vụ của công nhân phụ Qsl : Mức sản lượng của công nhân chính.

Trang 12

+ Tiền lương thực tế của công nhân phụ được tính như sau:

Lpv = ĐG x Qtt

Trong đó:

Lpv : Tiền lương thực tế của công nhân phụ.

Qtt : Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của công nhân chính.

Chế độ trả lương sản phẩm khoán:

- Phạm vi áp dụng: được áp dụng cho các công việc cần thiết phải giao khoán cho tập thể công nhân Bởi vì nếu giao từng chi tiết bộ phận sẽ không có lợi bằng việc giao toàn bộ công việc cho tập thể lao động hoàn thành trong một thời gian nhất định Những công việc có những mức riêng rẽ hoặc nhưng công việc đòi hỏi hoàn thành với mức độ khẩn trương…Chế độ trả lương này thường được áp dụng trong các ngành nông nghiệp, sửa chữa, xây dựng cơ bản…

- Cách tính lương cho đơn vị giao khoán:

TLgk = ĐGgk x Qtt

Trong đó:

TLgk :Tiền lương cho đơn vị giao khoán.

ĐGgk :Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc cụ thể.Qtt :Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.

- Đơn giá tiền lương ở đây có thể được tính theo một đơn vị khối lượng công việc

hoặc cả khối lượng công việc

- Việc khoán tiền lương được thể hiện qua phiếu giao khoán , trong đó qui định rõ khối lượng ,chât lượng công việc và thời gian cần thiết để hoàn thành công việc - Trả lương theo sản phẩm khoán cá nhân thì tương tự như trả lương theo sản phảm trực tiếp cá nhân Nếu trả lương khoán cho tập thể lao dộng thì việc chia lương cho tứng cá nhân tương tự như trả lương theo sản phẩm tập thể

Ưu điểm và nhược điểm :

Trang 13

- Hình thức trả lương này không khuyến khích người lao động tham gia tích cực vào công việc để hoàn thành khối lượng công việc đã được giao ,nhằm phát huy tính sáng tạo của người lao động

- Tuy nhiên nó có nhược điểm là trả lương cho người lao động trong môi trường hoán cho tập thể là khó khăn và nhiều khi không chính xác Vì vậy trong chế độ trả công này thì khi tính toán đánh giá phải chặt chẽ để xây dựng đơn giá trả công chính xác.

Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng:

- Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng thực chất là sự kết hợp giữa chế độ trả lương sản phẩm với các hình thức tiền thưởng.

- Cách tính lương: theo chế độ trả lương này toàn bộ những sản phẩm làm ra được tính theo đơn giá cố định, chỉ những sản phẩm làm ra vượt mức kế hoạch được giao thi được tính thêm tiền thưởng.

+ Tiền lương cho người lao động theo chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng được tính như sau:

Lth = L + L100(m.h) Trong đó:

L :Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định.

m :Phần trăm tiền thưởng cho một phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng quy định.

h :Phần trăm hoàn thành vượt mức sản lượng quy định.

-Để áp dụng chế độ trả lương này có hiệu quả thì phải xác định đúng các chỉe tiêu, điều kiện thưởng và tỷ lệ thưởng cho gần vượt kế hoạch đề ra.

-Ưu và nhược điểm:

-Chế độ trả lương này có ưu điểm là khuyến khích người lao động tham gia tích cực vào công việc để hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra Tuy nhiên việc áp dụng hình thức này có nhược điểm là nếu việc xác định tỷ lệ tiền thưởng không

Ngày đăng: 01/09/2012, 15:53

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kê tiền lương của công ty từ năm 2003 đến 2005 (Nguồn phòng tổ chức lao động) - HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH .DOC

Bảng th.

ống kê tiền lương của công ty từ năm 2003 đến 2005 (Nguồn phòng tổ chức lao động) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng Thanh Toán Tiền Lương - HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH .DOC

ng.

Thanh Toán Tiền Lương Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng Thanh Toán Tiền Lương - HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH .DOC

ng.

Thanh Toán Tiền Lương Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan