Trịnh Hồng Hải - Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

35 8.5K 6
Trịnh Hồng Hải  - Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện ngắn luôn đứng trước những đòi hỏi khắt khe của đặc trưng thể loại. Do vậy, truyện ngắn không cho phép tác giả viết lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, xây dựng hình tượng, mà phải hết sức cô đọng, sinh động và tinh tế. Đọc những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả truyện ngắn nổi tiếng, ta thấy việc sử dụng (bao gồm chọn lọc, hư cấu) chi tiết trong tác phẩm rất “đắt”, rất “chuẩn”. “Đắt”, “chuẩn” đến nỗi ta không thể thêm hoặc bớt bất cứ một chi tiết nào, vì nếu thêm bớt sẽ phá hỏng chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm. A. Sêkhôp đã nói một cách hình ảnh: "Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”.

VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngoài giọng điệu, cái nhìn, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết. Chi tiết càng cụ thể, chính xác, sắc sảo thì truyện càng sinh động. Không có chi tiết, nghèo chi tiết, hoặc chi tiết không chính xác, không cụ thể, không sắc sảo thì truyện sẽ lì ra, nhân vật và tình huống sẽ nhạt nhẽo, không thuyết phục, thậm chí cốt truyện không thể phát triển được. 1.1. Chọn lọc hay sáng tạo chi tiết “đắt”, “chuẩn”, có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật, triển khai cốt truyện, tạo dựng tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật, thu hút độc giả, đồng thời cách sử dụng chi tiết còn phản ánh năng lực sáng tạo của người viết. Vì vậy, nghiên cứu “Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn” là việc làm thú vị và cấp thiết. 1.2. Truyện ngắn có rất nhiều khía cạnh đã được khám phá, nhưng riêng chi tiết thì ít khi được nhắc tới. Vì thế, đề tài sẽ góp phần vào kho lý luận về Chi tiết truyện ngắn, đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình sáng tác của bản thân cũng như những người mới bước vào nghề sáng tác. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài. 2.1. Những vấn đề về lý thuyết truyện ngắn. Trong giới hạn sưu tầm và bao quát tài liệu cá nhân, tôi cho rằng, truyện ngắn và những vấn đề xung quanh thể loại này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Trong phạm vi của một tiểu luận, tôi tạm thời liệt kê ra một số công trình tiêu biểu say đây: Phương Lựu với Lý luận văn học (tập 2), Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2001; Nhóm tác giả: Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam với Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1987; nhiều tác giả trong công trình Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký (2000), Nxb Thanh niên; Bùi Việt Thắng với Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999; Nhiều tác giả trong: Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000; Nhóm tác giả: Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình với Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003; Nguyên Ngọc với Nghĩ dọc đường, Nxb Văn nghệ, 2006… 2.2. Những vấn đề về Thuật ngữ Văn học. Các từ điển, thuật ngữ viết về khái niệm truyện ngắn, có Lại Nguyên Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với Từ điển thuật ngữ văn học, trong đó có mục truyện ngắn; Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên); Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, 2003; Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam, 1992… 2.3. Một số truyện ngắn của bản thân được sử dụng làm dẫn chứng trong quá trình nghiên cứu. Các truyện ngắn: Lũ mùa cạn, Bước qua lời nguyền đã đăng trên Tạp chí Văn nghệ Lai Châu 2010. Giọt nước mắt màu đỏ đã in trong tuyển tập Truyện ngắn hay 2009, Nxb Hội nhà văn và tác phẩm mới được sáng tác gần đây là Chuyện ở Lũng Là 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thực hiện đề tài Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá luận đặt ra mục tiêu chính là làm rõ vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Khoá luận có nhiệm vụ làm rõ 2 vấn đề sau đây: 2 4.1 - Xác định nội hàm khái niệm Chi tiết. 4.2 - Xác định vai trò, chức năng của Chi tiết trong truyện ngắn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng của đề tài là Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. - Khoá luận tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn nộp tốt nghiệp của bản thân. - Tự phân tích, đánh giá việc sử dụng chi tiết trong thực tế sáng tác của bản thân. 6. Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài khoá luận mong muốn tập trung vào nghiên cứu về Chi tiết và Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn mang tính hệ thống và toàn diện từ việc quan sát thực tiễn để tìm tòi phát hiện chi tiết đến việc sử dụng chi tiết trong nghệ thuật truyện ngắn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 7. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phương pháp Phân tích tổng hợp - Phương pháp Cấu trúc hệ thống - Khái quát và đúc kết kinh nghiệm 8. Kết cấu của khoá luận Ngoài Lời cảm ơn; phần: Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; Nội dung của khoá luận chia làm 03 chương: Chương 1: Truyện ngắn đặc trưng thể loại. Chương 2: Chi tiết truyện ngắn. Chương 3: Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. 3 A. MỞ ĐẦU Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng to lớn và ảnh hưởng kịp thời đến đời sống và nhu cầu thẩm mĩ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết cô đúc, tiêu biểu. Chi tiết được nhìn nhận như một đơn vị thành tố nhỏ nhất tham gia cấu thành tác phẩm. Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất hiện, gia nhập vào cấu trúc hình tượng một cách dễ dàng, thuận lợi, vì tiểu thuyết là thể loại tự sự dài hơi, dung lượng lớn. Riêng đối với truyện ngắn – thể loại tự sự cỡ nhỏ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc cao độ khi sử dụng chi tiết trong quá trình tư duy hình tượng. Thực tế đã chứng minh, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, với lối hành văn mang nhiều ẩn ý, kết hợp với giọng điệu, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, hết mình cùng với tài năng và sự thăng hoa của cảm xúc nhiều nhà văn đã đem đến cho tác phẩm truyện ngắn những giá trị thẩm mĩ cao đẹp trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn như: A. Sêkhop, Lỗ Tấn, Môpatxăng, Antônốp, A. Đôđê; Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp… Không ít nhà văn tâm đắc với ý kiến cho rằng: "Chi tiết làm nên nhà văn lớn". Lời bình đó quả không sai, vì nhiều khi ta bắt gặp những trang viết ngồn ngộn chi tiết, những chi tiết rất thực, rất đời, thậm chí giản dị nhưng qua sự tinh chế của nhà văn, những chi tiết đó cứ lung linh, hiển 4 hiện, rõ đến mức chúng ta có thể hình dung thấy, “ngửi thấy”, thậm chí có cảm giác như bản thân ta đang nhập cuộc trong không gian tự sự của câu truyện, hoà mình vào tác phẩm. Tuyệt nhiên, nhà văn không tự mình bình luận, không giải thích, kể lể mà chỉ bằng cách duy nhất là khắc hoạ, miêu tả chi tiết một cách tự nhiên, để cho chi tiết tự nó lung linh, hiển hiện khi tỏ khi mờ trong tâm trí người đọc, để chi tiết nói với người đọc điều nhà văn muốn nói. Truyện ngắn luôn đứng trước những đòi hỏi khắt khe của đặc trưng thể loại. Do vậy, truyện ngắn không cho phép tác giả viết lan man, dàn trải những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc hoạ tính cách, xây dựng hình tượng, mà phải hết sức cô đọng, sinh động và tinh tế. Đọc những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả truyện ngắn nổi tiếng, ta thấy việc sử dụng (bao gồm chọn lọc, hư cấu) chi tiết trong tác phẩm rất “đắt”, rất “chuẩn”. “Đắt”, “chuẩn” đến nỗi ta không thể thêm hoặc bớt bất cứ một chi tiết nào, vì nếu thêm bớt sẽ phá hỏng chỉnh thể thẩm mỹ của tác phẩm. A. Sêkhôp đã nói một cách hình ảnh: "Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào”. Tư duy hình tượng là quá trình lao động nghệ thuật vất vả và thầm lặng của nhà văn. Quá trình đó đòi hỏi nhà văn phải có thái độ làm việc nghiêm túc và hết mình. Vì, tư duy hình tượng là công cụ sắc bén, là phương thức chiếm lĩnh, tái tạo hiện thực chỉ có ở văn học, giúp nhà văn phát hiện, tiếp cận và đề cập đến tất cả những vấn đề đã, đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống. Thực tiễn luôn biến động, nên quá trình tư duy hình tượng nhất thiết phải bắt đầu ngay từ việc nhận thức thực tiễn; lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, sử dụng chi tiết, triển khai cốt truyện, tạo dựng tình 5 huống, xây dựng nhân vật, lựa chọn phương pháp, ngôn ngữ, phong cách thể hiện… nhằm tái tạo hiện thực sinh động, muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa nhân tình thế thái trong một chỉnh thể thẩm mĩ trọn vẹn thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Trong quá trình tư duy hình tượng, việc sử dụng chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng. Vì nhờ có chi tiết mà người đọc cảm nhận được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Cũng nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, nội dung tác phẩm dễ dàng được mở rộng theo nhiều biên độ, chiều kích về không gian và thời gian, thông qua các chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư tình cảm, hình dáng, số phận nhân vật được khắc hoạ và bộc lộ đầy đủ. Bên cạnh đó, chi tiết còn là một trong những yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. Ngoài ra, cách sử dụng chi tiết trong tác phẩm còn thể hiện tài năng, tư chất sáng tạo và kiến văn của người viết. Ngược lại, nếu thiếu đi những chi tiết cô đúc, tiêu biểu thì truyện ngắn sẽ trở nên hời hợt, nhạt nhẽo, thậm chí tư tưởng chủ đề không rõ ràng, nhân vật mờ nhạt. Nhưng nếu ôm đồm, dàn trải quá nhiều chi tiết sẽ dẫn đến sự rườm rà, rối rắm, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Để phát huy được hết giá trị của chi tiết, góp phần sáng tạo ra tác phẩm trọn vẹn về nội dung và hình thức, khoá luận tiến hành tìm hiểu vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. 6 B. NỘI DUNG Chương 1: TRUYỆN NGẮN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Để có cái nhìn đầy đủ về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn, khoá luận xin được giới thiệu sơ lược đặc trưng của thể tài truyện ngắn, trên cơ sở một số công trình nghiên cứu đã được công bố. 1.1. Khái niệm truyện ngắn. Sáng tạo và nhận diện truyện ngắn luôn thu hút những người sáng tác và cả người làm công tác nghiên cứu phê bình văn học. Từ W.Gớt, Sêkhôp, Lỗ Tấn, Môbatxăng đến Antônốp, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài… Khoá luận xin dẫn lại một số nhận định về truyện ngắn như sau: Pautốpxky cho rằng: truyện ngắn phải ngắn gọn, là cái bình thường diễn ra như cái không bình thường. Cái không bình thường diễn ra như cái bình thường… Nguyễn Kiên lại có quan niệm: truyện ngắn là một trường hợp, trường hợp đó là một quan hệ (tình huống) những khoảnh khắc trong quan hệ giữa con người và đời sống. Nguyễn Công Hoan: truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết. Để có quan điểm thống nhất về truyện ngắn, khoá luận đã tiến hành khảo sát các khái niệm về truyện ngắn từ các tài liệu: Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học, và nhận thấy, tất cả các giải thích đều coi truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, 7 “thường được viết bằng văn xuôi”, nội dung đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội, với dung lượng ngắn gọn và thích hợp với người đọc khi “đọc nó liền một mạch không nghỉ ”. Như vậy ta có thể hiểu: Truyện ngắn là thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, có nội dung bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội, được viết ngắn gọn để đọc liền một mạch. 1.2. Đặc trưng truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại có các đặc trưng cơ bản sau đây: 1.2.1. Hình thức tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thường chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay tâm trạng nhân vật trong thời khắc đặc biệt. Nếu truyện ngắn có dung lượng tương đối lớn, có giá trị nghệ thuật cao, có sức nặng khái quát hiện thực, người ta còn gọi đó là một đoản thiên tiểu thuyết. Trong trường hợp này, tiểu thuyết được đưa ra như một thước đo, đánh giá các tác phẩm tự sự. Ông già và Biển cả của Hêminwe, Chí Phèo của Nam Cao thuộc vào số những tác phẩm được đánh giá theo kiểu đó. Mượn thể loại này để đánh giá thể loại kia, ngẫm lại, cũng chỉ là một cách nói độc đáo. Truyện ngắn tự nó đã thừa sức tự khẳng định ưu thế và vị trí thể loại của mình trong văn xuôi nghệ thuật rồi. Vì truyện ngắn là cách phát hiện nghệ thuật trước đời sống hiện thực một cách thần tốc, nhanh gọn, theo chiều sâu. Dưới hình thức là thể tài tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, nội dung cô đúc, sự kiện, nhân vật điển hình, phạm vi phản ánh hẹp, nên chi tiết trong truyện ngắn phải góp phần quan trọng vào việc làm cho câu chuyện đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn, có tác động mạnh mẽ đối với độc giả và mang giá trị thẩm mỹ cao. 1.2.2. Phải có tình huống 8 Trong tác phẩm truyện ngắn, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ, thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột. Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển được có cơ hội thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực. Vì thế, truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện. Chỉ trong các tình huống cụ thể, các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lý hoặc thay đổi tính cách, tâm lý nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. 1.2.3. Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình. Trong truyện ngắn, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Đồng thời nhân vật cũng là phát ngôn viên cho tư tưởng người viết, là hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Truyện ngắn sử dụng nhân vật theo nguyên tắc điển hình hóa, được tác giả khắc họa đầy đủ, đa chiều. Nhân vật trong truyện ngắn có thể có tính cách rõ nét, điển hình cho một lớp người, một nhóm xã hội nào đó. Trong nhiều nhân vật tiêu biểu, ở những truyện ngắn thành công, người đọc còn thấy rõ dấu ấn dân tộc, thời đại của nó. Tuy nhiên, nhân vật truyện ngắn cần được hiểu theo nghĩa rộng, có khi là người, có khi là vật. Cho dù là tồn tại ở dạng nào thì tất cả các nhân vật đều hướng tới con người và những gì xung quanh con người. 1.2.4. Vai trò quan trọng của chi tiết. Truyện ngắn có thể có cốt truyện hoặc không có cốt truyện nhưng nhất thiết không thể không có chi tiết. Chính nhờ vai trò quan trọng của chi tiết mà không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tâm tư, số phận của nhân vật được bộc lộ đầy đủ. Cũng chính nhờ vai trò dẫn dắt câu chuyện của chi tiết mà truyện ngắn trở nên hấp dẫn độc giả. Đồng thời chi tiết cũng giúp người đọc hiểu được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật tác phẩm. 9 Trong tác phẩm truyện ngắn, một chi tiết tiêu biểu, đắt giá ngoài việc bảo đảm tính chân thực, chi tiết đó còn phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn trước thực tiễn. Bên cạnh đó, việc sử dụng chi tiết trong truyện ngắn còn thể hiện được năng lực tưởng tượng, khả năng hư cấu của nhà văn đối với cuộc sống và con người. 10 [...]... dạng thức của chi tiết Trong truyện ngắn chi tiết thường thể hiện những nội dung cụ thể, rõ ràng như: chi tiết về một bài học, chi tiết về nỗi tủi hổ, chi tiết khắc hoạ nhân cách, tính cách, chi tiết về sự phản bội, chi tiết về lòng chung thuỷ, chi tiết nói về sự hèn nhát, chi tiết về lòng dũng cảm, chi tiết về sự nhu nhược, chi tiết về nỗi nhớ, chi tiết về... khe về đặc trưng thể loại 2.2 Phân loại chi tiết Chi tiết trong truyện ngắn có 2 loại cơ bản sau: Đó là: Chi tiết trung tâm và Chi tiết phụ trợ 2.2.1 Chi tiết trung tâm Là loại chi tiết đóng vai trò trung tâm tâm thẩm mỹ của tác phẩm, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật 2.2.2 Chi tiết phụ trợ Chi tiết phụ trợ là chi tiết tham gia vào quá trình triển khai... với tính cách, với hoàn cảnh mà ông chỉ nhấn mạnh tới vai trò của chi tiết trong văn xuôi tự sự hiện thực chủ nghĩa Nhưng trong truyện ngắn, chi tiết không đứng bên cạnh, nằm ngoài tính cách nhân vật Thậm chi chi tiết còn có chức năng cá thể hóa nhân vật, tạo tính riêng của nhân vật, phân biệt nhân vật này với nhân vật khác Nhờ có chi tiết mà nhân vật hiện lên có những đặc trưng riêng... nét văn hóa ứng xử của vùng miền 30 3.5 Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện cái “tôi” tác giả, phản ánh năng lực sáng tạo của nhà văn Chi tiết làm nên nhà văn lớn Chi tiết – sự chọn lọc hư cấu chi tiết bộc lộ phong cách nhà văn, phương pháp sáng tác của tác giả Ví dụ: Chi tiết trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân để lộ rõ phong cách độc đáo của một nhà văn lãng... ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả sau khi rời trang sách Chi tiết có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn Nhưng trong lao động nhà văn, điều đó không đồng nghĩa với việc săn lùng chi tiết Sự sùng bái chi tiết có thể dẫn người cầm bút sa vào vũng lầy của chủ nghia tự nhiên, có thể làm câu chuyện trở nên rườm rà, phân tán tư tưởng Sự chọn lọc chi tiết và sử dụng chi tiết đúng lúc đúng... 3.4 Vai trò của chi tiết trong việc tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn độc giả Nhiều chi tiết hấp dẫn vì gắn liền với sức hấp dẫn của cốt truyện, của tính cách nhân vật Tuy vậy vẫn có nhiều chi tiết mang sức hấp dẫn riêng của nó vì trong chi tiết đó có giá trị thông tin, thông báo về một đối tượng, vấn đề, miền đất mới mẻ, xa lạ đối với độc giả như: phong tục, cảnh sắc, loài vật… Ví dụ: Trong. .. tiết là yếu tố có chức năng phương tiện tạo nên tính sinh động, cụ thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ Chức năng của chi tiết tương đương với chức năng của hình ảnh trong thơ, của đường nét trong hội họa… Trong tác phẩm, chi tiết được nhìn nhận như đơn vị, thành tố nhỏ nhất tham gia cấu thành tác phẩm Đối với tiểu thuyết, chi tiết có thể xuất hiện, gia nhập vào cấu trúc hình tượng dễ dàng, thuận... năng lực sáng tạo nghệ thuật của người viết Nói về vai trò quan trọng của chi tiết nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể được Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã” Chi tiết trong truyện ngắn không tách rời nhau mà giữa chúng... tại ở dạng nào đi nữa thì truyện ngắn luôn đòi hỏi phải có chi tiết Thậm chi , đó phải là những chi tiết cô đúc, tiêu biểu Chi tiết trong truyện ngắn được hiểu là chi tiết nghệ thuật, có chức năng nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ, khác hoàn toàn với chi tiết có tính thông tin, thống kê, đơn nghĩa của báo chi Chi tiết là yêu cầu tất yếu của sáng tác văn học, đặc biệt... được một truyện ngắn hay, với tư cách của một chi nh thẩm mĩ trọn vẹn, đòi hỏi người cầm bút phải có vốn sống, tấm lòng và đặc biệt là trình độ nghề nghiệp Có thể xem nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật chọn lọc và sáng tạo chi tiết Nhiều chi tiết đắt đã làm dựng dậy 33 cả một cuộc đời nhân vật Nhiều chi tiết đắt đã giữ chức năng “đội đá vá giời”, gánh vác toàn bộ kết cấu khung truyện, làm

Ngày đăng: 17/03/2014, 18:45

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan