KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

57 775 2
KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài môn đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam: KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG CỦA THẾ GIỚIHÀM Ý CHO VIỆT NAM GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm Hiền ThS Nguyễn Thị Hải Hằng Nhóm SVTH: Phan Nữ Ngọc Linh K094040564 Phạm Chí Nhân K094040580 Trần Cẩm Vân K094040634 Tp Hồ Chí Minh, 2013 2 Mục lục Lời mở đầu 4 Chương 1: Các lý luận về tái cấu trúc ngân hàng 5 1.1 Định nghĩa đối tượng 5 1.2 Nguyên nhân cần tái cấu trúc 6 1.3 Các phương án tái cấu trúc 6 Chương 2: Kinh nghiệm tái cấu trúc một số quốc gia điển hình 9 2.1 Thái Lan 9 2.1.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc 9 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc 11 2.1.3 Biện pháp thực hiện 12 2.1.4 Kết quả đạt được 17 2.2 Các nước Đông Nam Á khác 17 2.2.1 Tình hình chung 17 2.2.3 Biện pháp thực hiện 18 2.3 Hàn Quốc 25 2.3.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc 25 2.3.2 Nguyên nhân 25 2.3.3 Tái cấu trúc hệ thống tài chính 27 2.3.4 Hiệu quả của tái cấu trúc 29 2.3.5 Nhận xét 31 2.4 Một số kinh nghiệm từ châu Âu 33 2.4.1 Hoàn cảnh nguyên nhân tái cấu trúc 33 2.4.2 Một số biện pháp cụ thể 34 2.4.3 Nhận xét 37 Chương 3: Hàm ý cho tái cấu trúc ngân hàngViệt Nam 39 3.1 Tình hình hệ thống ngân hàng nói riêng ở Việt Nam 39 3.2 Lộ trình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng so sánh với các nước 44 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam 44 3 3.2.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về tái cấu trúc 47 3.2.3 Công ty quản lý nợ khai thác tài sản (AMC) 47 3.2.4 Thay đổi chủ sỡ hữu các tổ chức tài chính 50 3.2.5 Táicấu nợ doanh nghiệp 51 3.2.6 Đổi mới quản trị, công nghệ, con người 52 3.3 Những khó khăn rủi ro của việc thực hiện tái cấu trúc 53 3.4 Các nhân số đóng góp vào thành công rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong Tái cấu trúc khu vực ngân hàng 54 3.5 Hàm ý cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàngViệt Nam 54 3.5.1 Tại sao Việt Nam cần thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng 54 3.5.2 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàngViệt Nam cần được hiểu như thế nào 54 3.5.3 Những nguyên tắc cần được đảm bảo trong quá trình tái cấu trúc 55 Kết luận 56 4 Lời mở đầu Trong 5 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng (NH) của Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng các hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trò, ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống NH cũng bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại. Hệ thống NH của nước ta tuy không ít về số lượng nhưng phần nhiều còn nhỏ bé, sức cạnh tranh rất thấp, nhất là đối với các NH nước ngoài. Đặc biệt là hệ số an toàn tối thiểu (CAR) chưa cao. Cơ chế hoạt động của các NH còn có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng. Sổ sách thiếu minh bạch, có nhiều sơ hở cho việc tham nhũng, trục lợi, thậm chí có thể dẫn đến việc "làm giàu trên lưng nhau". Do những nguyên nhân chủ quan trên nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, nợ xấu của ngành NH hiện đã lên tới 8,6% tổng dư nợ, trong đó nợ mất vốn theo ước tính có thể tới 50%. Đây là một tỷ lệ chưa đến mức mất kiểm soát nhưng đã tới giới hạn cần cảnh báo. Trước những nguy cơ trên, việc tái cấu trúc hệ thống NH được triển khai từ giữa năm 2011 đến nay là một chủ trương đúng đắn, được đa số chuyên gia kinh tế, tài chính, tín dụng nhân dân ủng hộ. Tái cấu trúc ngân hàng là công việc khó khăn, tốn không ít thời gian, bao gồm nhiều việc trong đó phát hiện, loại bỏ những người làm trái các quy định của pháp luật, thoái hóa biến chất chỉ là một việc. Mục đích cao nhất của tái cấu trúc là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống NH, xử lý nghiêm các sai phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, từng bước xây dựng hệ thống NH thành một công cụ tín dụng quan trọng bậc nhất của quốc gia. 5 Chương 1: Các lý luận về tái cấu trúc ngân hàng 1.1 Định nghĩa đối tượng Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về khái niệm tái cấu trúc ngân hàng. Nhưng để có tiếp cận dễ dàng, chúng ta có thể hiểu thế nào là tái cấu trúc, sau đó mở rộng phát triển như cách mà đa số giới chuyên ngành vẫn hiểu. Tái cấu trúc 1 (reconstruction) là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái cấu trúcthể chỉ nhằm mục tiêu đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp. Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó. Như vậy chỉ cần mở rộng đối tượng doanh nghiệp ở đây là ngân hàng, sẽ là tái câu trúc ngân hàng. Được hiểu như quá trình tổ chức, sắp xếp lại ngân hàng nhằm tạo ra một trạng thái tốt hơn để thực hiện những mục tiêu đề ra dựa trên nền tảng sứ mệnh, tầm nhìn định hướng chiến lực, mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Theo nghĩa rộng hơn, các mà giới chuyên gia thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm cả việc tái cấu trúc cả hệ thống ngân hàng các tổ chức tài chính khác. Bao hàm một ý nghĩa vĩ mô hơn, đây cũng chính là hướng tiếp cận của đề tài này. 1 Định nghĩa từ http://lawonline.vn/ 6 1.2 Nguyên nhân cần tái cấu trúc Hệ thống ngân hàng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng, có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống. Tùy tình hình ở các quốc gia mà có nguyên nhân tái cấu trúc khác nhau: Giải quyết hậu cú sốc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan, Indonsia, Hàn Quốc…, nguyên nhân chính trị ở Pakistan, lệ thuộc vào nước ngoài ở Bosnia Herzegovia, hậu khủng hoảng kinh tế ở Hangary, Tây Ban Nha, Thụy Điển Quy cho cùng, nguyên nhân trực tiếp là hoạt động thị trường tài chính yếu kém, do : (1) cho vay vượt quá khả năng quản lý tài sản nợ, (2) thiếu cơ sở pháp lý khung sườn hoạt động rõ ràng. Những nguyên nhân này có biểu hiện chính gồm tổng sản lượng sụt giảm mạnh, lạm phát thất nghiệp tăng cao những mất cân đối tài khóa đối ngoại lớn, tình hình ngân hàng hoạt động không hiệu quả, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, nguy hại nghiêm trọng đến lòng tin của người dân đối với ngân hàng, tâm lý thị trường tài chính bi quan… 1.3 Các phương án tái cấu trúc Một số phương án tái cấu trúcthể triển khai bao gồm: Tái cấu trúc nợ của khu vực doanh nghiệp Trong quá trình táicấu hệ thống ngân hàng, bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề nợ xấu đối với khu vực doanh nghiệp. Thông thường, tỷ lệ vay nợ của khu vực doanh nghiệp bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay của hệ thống ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Nếu DN lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời, không trả nợ lãi đúng hạn do lãi suất tăng cao và do những bất lợi khách quan khác nhưng về lâu dài doanh nghiệp vẫn có triển vọng phát triển, thì ngân hàngthể tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động được. Điều này không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp mà còn có thể giúp chính ngân hàng bảo toàn được các khoản cho vay, hơn là cho các doanh nghiệp phá sản ngân hàng chỉ thu lại được khoản nợ của mình trong quá trình thanh lý tài sản Hỗ trợ hệ thống ngân hàng 7 Khi ngân hàng gặp vấn đề khó khăn, các cơ quan chức năng thường tiến hành những biện pháp khác nhau để táicấu như bơm vốn, quản trị tài sản, sáp nhập, thâu tóm Sự đa dạng trong các biện pháp táicấu ngân hàng đã buộc chính phủ các nước phải thành lập và/hoặc chỉ định một cơ quan đầu mối điều phối các chính sách, ví dụ chính phủ Thái Lan thành lập Ủy ban tư vấn tái cấu trúc tài chính (bao gồm cán bộ của ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính và những cơ quan khác); tại Malaysia, ngân hàng trung ương điều phối các hoạt động liên quan đến quản lý nợ xấu bơm vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi chính phủ tiến hành các chính sách hỗ trợ hệ thống ngân hàng luôn xảy ra nguy cơ làm tăng rủi ro đạo đức. Chính sách hỗ trợ có thể khuyến khích những hành động chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng vì nếu thất bại đã có chính phủ hỗ trợ. Do vậy, khi thiết kế chính sách hỗ trợ, chính phủ các nước thường cố gắng đảm bảo các hành vi rủi ro đạo đức phải ở mức thấp nhất. Với trường hợp khi cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn chung, ngân hàng trung ương có thể áp dụng nhiều chính sách khác nhau như cung cấp các khoản cho vay với các ngân hàng gặp căng thẳng về thanh khoản, khi đó lượng vốn cho vay nên phù hợp với giá trị của tài sản thế chấp của ngân hàng nên chỉ tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể. Một biện pháp mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng là giảm dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất trả cho khoản dự trữ bắt buộc, nhờ đó các ngân hàng thương mại có thể tăng thanh khoản, giúp hỗ trợ quá trình tái cơ cấu. Ngoài ra, có thể sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng với mục tiêu giảm lãi suất. Thông qua giảm lãi suất, cầu tín dụng tăng có thể giúp các ngân hàng củng cố hoạt động lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có thể dẫn tới lạm phát, do vậy, cần phải cân nhắc rất kỹ khi sử dụng chính sách này. Bơm vốn Một cách trực tiếp để giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn là bơm vốn. Để thực hiện việc bơm vốn cho ngân hàng, trước tiên phải có sự phân loại ngân hàng. Theo lý thuyết thì có ba loại ngân hàng: ngân hàng hoạt động tốt không cần hỗ trợ, ngân hàng cần hỗ trợ mới có thể hoạt động được ngân hàng không thể hoạt động tốt được dù được hỗ trợ. Như vậy, chỉ có nhóm ngân hàng thứ hai mới được tiếp nhận hỗ trợ vốn của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc phân loại trên không hề dễ dàng dễ gây ra tranh cãi. 8 Quản lý nợ xấu Nói chung, nợ xấu trong nền kinh tế phải được xử lý bởi nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Khi vấn đề nợ xấu xảy ra ở mức độ lớn, bản thân hệ thống ngân hàng khó có thể giải quyết, điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, lúc đó sẽ cần sự can thiệp của nhà nước. Giải pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ nên thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế xã hội. Khi nhà nước can thiệp vào vấn đề nợ xấu thường áp dụng hai mô hình chủ yếu để xử lý nợ xấu: thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) hoặc xây dựng các cơ chế xử lý nợ xấu Chuyển đổi sở hữu Sáp nhập những ngân hàng trong nước có lẽ là cách thức tốn ít chi phí nhất trong quá trình táicấu hệ thống ngân hàng. Thậm chí, ngay cả khi không có khủng hoảng xảy ra nhưng nếu có quá nhiều các ngân hàng nhỏ thì sáp nhập cũng là cách thức tốt để tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên, tình huống khi nhiều ngân hàng xảy ra vấn đề thì rất khó tìm ra ngân hàng mạnh để tiến hành mua bán sáp nhập. Với những trường hợp như vậy, để khuyến khích sáp nhập, các cơ quan hữu quan thường phải xử lý vấn đề nợ xấu trước (nhưng tốn khá nhiều chi phí cho ngân sách). Trong những trường hợp khủng hoảng, nhiều khi không thể tìm được ngân hàng nội địa nào đủ lớn mạnh để tiến hành sáp nhập, do đó phải cho phép ngân hàng nước ngoài tiến hành thâu tóm. Tuy nhiên, việc cho phép này hoàn toàn phải phụ thuộc vào độ mở của chính sách đối với thị trường tài chính. Cách thức cuối cùng là tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Cách thức này thường chỉ phổ biến ở các nước phát triển khi hệ thống ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn của tư nhân. Ở những quốc gia mà các ngân hàng quốc doanh đóng vai trò quan trọng khi tính sở hữu nhà nước là nguyên nhân gây ra những khó khăn thì việc tư nhân hóa lại là vấn đề chính yếu trong quá trình tái cơ cấu. Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống ngân hàng quốc doanh đã tiến hành nhiều khoản cho vay không theo quy tắc thị trường mà theo chỉ định. Trong những trường hợp như vậy, táicấu hệ thống ngân hàng phải đi đôi với việc cổ phần hóa táicấu hệ thống DN nhà nước. 9 Chương 2: Kinh nghiệm tái cấu trúc một số quốc gia điển hình 2.1 Thái Lan 2.1.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc Trước cú sốc phá giá tiền tệ tháng 7/1997, hệ thống ngân hàng thị trường tài chính của Thái Lan đã có đạt trình độ phát triển cao, với nhiều tổ chức tài chính lớn với dịch vụ đa dạng tin tưởng của người dân Bảng 2.1 Hệ thống ngân hàng tổ chức tài chính Thái Lan 1996 Nguồn: Bank of Thailand 2 Các dịch vụ ngân hàng ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XIX, cung cấp đầy đủ đa dạng các dịch vụ từ các nhu cầu cơ bản như nhận tiền gửi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đến dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập-khẩu. 2 The Economic Crisis and Financial Sector Restructuring in Thailand [38] 10 Mạng lưới ngân hàng phát triển rộng khắp với hơn 3000 chi nhánh các ngân hàng, quy mô nhận tiền gửi đến hơn 3 ngàn tỷ Bath. Với khung sườn hệ thống tài chính phát triển mạnh có cơ sở đồng bộ, kinh tế Thái Lan trong thập niên cuối của thế kỷ XX phát triển tốc độ chóng mặt, tăng trưởng GDP trung bình 13%/năm trong giai đoạn 1990-1996. Cơ sở hạ tầng, vật chất, xã hội cũng có mức tăng trưởng tương xứng khi bộ mặt Thái Lan có sự thay đổi rõ rệt. Thủ đô Bankok trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của khu vực. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ: - Tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn 1990-1996, đến 21-30% mỗi năm trong khi GDP chỉ tăng trung bình 13%/năm. Giá trị các loại tài sản tài chính bị thổi phồng quá mức, dòng tiền đầu tư từ nước ngoài đổ về khá nhiều. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để tạo cơ hội cho giới đầu cơ tấn công gây nên khủng hoảng tài chính 1997. Hình 2.1. Tương quan giá trị tài sản tài chính so với tăng trưởng GDP 1986-1998 Nguồn: IMF, International Financial Statistic Tăng trưởng quá nóng của các tổ chức tài chính phi quốc doanh, chiếm từ 83% GDP năm 1990 lên đến 147% GDP năm 1996, với tổng giá trị tài sản hơn 8.7 nghìn tỷ Bath, trong đó ngân hàng thương mại chiếm 64% giá trị này, thị phần huy động hơn 69% tín dụng khoảng 67%. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khá nhanh, từ đó thu hút được nhiều vốn đần tư từ bên ngoài ồ ạt đổ về, biểu hiện rõ ràng nhất là mất cân đối cán cân BOP thời điểm cuối năm 1996. Đây là nguyên nhân lớn thứ 2 trực tiếp dẫn đến cú sốc tiền tệ 1997. [...]... loại nợ trích lập dự phòng rủi ro do Ngân hàng Trung ương mới ban hành Không ngân hàng nào được phép trả cổ tức cho năm 1997 1998 Tiếp theo, Ngân hàng Trung ương tổ chức họp với từng ngân hàng về biện pháp táicấu vốn, theo đó, các ngân hàng phải đệ trình kế hoạch táicấu vốn cho Ngân hàng Trung ương Sau đó, các ngân hàng cần bổ sung vốn trong quý đầu năm 1998, nếu không, Ngân hàng Trung... trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Để xử lý mối quan hệ này, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành theo trình tự:  Tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng trước;  Khuyến khích các ngân hàng đã được tái cấu trúc lành mạnh hóa tham gia vào quá trình tái cấu trúc các chaebol;  Đồng thời, Chính phủ đã phải chi một lượng vốn không nhỏ cho quá trình này để xử lý các Tóm tắt chung Quản lý NPLs (Non performent... thiết cho tái cấu trúc vốn họ 20 nghìn tỷ IDR sẽ là cần thiết để trả người gửi tiền của các ngân hàng đóng cửa Các chi phí ước tính đang tiếp tục tăng tuy nhiên như hầu hết các ngân hàng đang tiếp tục phải trả thêm tiền gửi hơn họ đang kiếm được các khoản cho vay Sau kiểm toán của các ngân hàng địa phương (đối với các ngân hàng lớn của kiểm toán viên quốc tế cho các ngân hàng nhỏ bởi ngân hàng. .. hiện Tái cấu trúc toàn diện ngành tài chính - ngân hàng: (1)Thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc Bộ trưởng Tài chính (2) Sự cam kết của các quỹ công chúng trong việc hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng công ty tài chính còn hoạt động tốt (3) Táicấu tín dụng doanh nghiệp (4) Quản lý nợ xấu (5) Đóng cửa, sáp nhập hoặc bán các ngân hàng thương mại công... ương), các ngân hàng đã được phân loại ban đầu thành ba loại: • sound; 74 ngân hàng có tỷ lệ vốn trên 4 % (khoảng một phần ba trong số các ngân hàng này có quản lý được coi là "không phù hợp" được yêu cầu sáp nhập với ngân hàng sound khác); • viable, 9 ngân hàng có tỷ lệ vốn giữa -25 4 %, sẽ được hưởng hỗ trợ tái cấu trúc vốn; • unsound, 24 ngân hàng có tỷ lệ vốn dưới -25 %, 21 ngân hàng trước... khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn hoạt động ngành tài chính ngân hàng tiến hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 16 2.1.4 Kết quả đạt được Hệ thống ngân hàng của Thái Lan đã được tái cấu trúc mặc dù chỉ có hai ngân hàng thương mại đóng cửa, sáp nhập 56 công ty tài chính bị đóng cửa, 13 công ty khác 5 ngân hàng được sáp nhập Các ngân hàng còn lại đều đã tăng được đủ số vốn quy định sau 12... ổn định khu vực tài chính tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng 30 2.3.5 Nhận xét Song song với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, bao gồm cả việc xử lý các khoản nợ xấu của các chaebol tại các NHTM, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm cải tổ các chaebol này Từ bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, mối quan hệ ngân hàng, Nhà nước các doanh nghiệp nhà nước... vốn cho các ngân hàng, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng yếu kém từ chức đồng thời giảm vốn Chính phủ can thiệp vào việc quản lý bằng đề ra các chỉ tiêu kinh doanh Sau khi cấp vốn, việc thu hồi ngân sách được thực hiện bằng cách bán cổ phần của các ngân hàng bị quốc hữu hóa cho nhà đầu tư Cách làm này đã giúp chính phủ nâng cao giá trị các ngân hàng giảm thiểu thiệt hại cho ngân. .. muốn can thiệp vào các ngân hàng vì lo sợ rằng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tháo chạy trong cả hệ thống ngân hàng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng Với bản sửa đổi năm 1997 của Luật Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương được giao các quyền hạn cụ thể để giảm vốn thay đổi bộ máy quản lý của các ngân hàng thương mại yếu kém Dựa trên những quyền hạn tăng thêm đó, Ngân hàng Trung ương... khổ pháp lý về đảm bảo an toàn hoạt động ngành ngân hàng còn tương đối yếu rời rạc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng các công ty tài chính, nhưng giao lại trách nhiệm giám sát hàng ngày cho Ngân hàng Trung ương Bộ trưởng có quyền cấp phép, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng công ty tài chính thông qua một ủy ban quản lý 2.1.3 Biện . Nguyễn Thị Hải Hằng Nhóm SVTH: Phan Nữ Ngọc Linh K0 9404 0 564 Phạm Chí Nhân K0 9404 0580 Trần Cẩm Vân K0 9404 063 4 Tp Hồ Chí Minh, 2013 2 Mục lục Lời. 19 96, với tổng giá trị tài sản hơn 8.7 nghìn tỷ Bath, trong đó ngân hàng thương mại chiếm 64 % giá trị này, thị phần huy động hơn 69 % và tín dụng khoảng 67 %.

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan