Các bài giảng chuyên đề về lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ pot

138 1.7K 4
Các bài giảng chuyên đề về lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ LÊ PHỤNG HOÀNG (TẬP I ) TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2002 MỤC LỤC Bài 1: Sự ra đời của chế độ Đại nghị ở Anh 04 A - Mục đích 06 I - Những nền móng đầu tiên của chế độ đại nghị 06 II - Sự ra đời của nền móng Tư bản chủ nghĩa trong các thế kỷ XIV XV 11 III – Vương quốc Anh chuyển sang chế độ tư bản trong thế kỷ XVI [Từ Henri VII (1485-1509) đến Elizabeth I (1558-1603)] 18 IV - Nước Anh trong thế kỷ XVII (1603-1704) cách mạng dân chủ (1640-1689) 27 B - Tài li ệu tham khảo 39 Bài 2 : Cải cách tôn giáo ở các nước Tây Âu trong thế kỷ XVI 40 A - Mục đích 40 B - Dẫn nhập 40 1. Vị trí của Giáo hội công giáo Roma (cho đến đầu thế kỷ XVI) 40 2. Các nguyên nhân của cải cách tôn giáo 42 I> Cuộc vận động cải cách của Luther (1483-1546) đạo Lutherarism ở Đức 48 II> Cuộc vận động cải cách của Zwingli Calvm ở Thụy Sĩ. Đạo Calvinism 52 III> Cuộc cải cách của Giáo hội công giáo La Mã 57 C - Tài liệu tham khảo 66 Bài 3 : Quan điểm về đường lối Quốc phòng của Pháp trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 67 A - Mục đích 67 B – Tài liệu tham khảo 78 Bài 4 : Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đức (KPD) Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD) thắng lợi của Đảng công nhân quốc gia XGCN Đức (NSDAP) 79 A - Mục đích I. Tình trạng chia rẽ trong hàng ngũ Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD) trước cách mạng tháng 11-1918 79 II. Quan hệ giữa KPD SPD trong cap trào cách mạng 1918 – 1923 81 III. Mầm móng trong thực tế lý luận đưa đến thắng lợi của Đảng công nhân quốc gia XHCN Đức (NSDAP) (1924 - 1929) 86 IV. Chế độ Weimar h ấp hối 94 B – Tài liệu tham khảo 106 Bài 5 : Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ năm 1941 đến năm 1949 107 A - Mục đích 107 B - Dẫn nhập 107 I> Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian chiến tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) 109 II> Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ sau chiến tranh Thái Bình Dương (1945 – 1949) 118 C – Tài liệu tham khảo 137 BÀI I SỰ RA ĐỜI CỦA CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ Ở ANH A.MỤC ĐÍCH Hình thức tổ chức phổ quát nhất của bộ máy nhà nước trên thế giới ngày nay là chế độ đại nghị (parliamentarism). Ra đời ở nước Anh, chế độ này đã có mặt ở nhiều nước tại cả 5 châu lục thuộc những nền văn hóa khác nhau, theo những đường lối đối ngoại đối nội không giống nhau, có trình độ phát triển không đồng đều, có số dân chênh lệch đáng kể: Ấn Độ Thụy Điển, Australia Campuchia, Canada Thái Lan, Nhật Israel Tính phổ quát trên là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài với biết bao thử thách. Chúng đã góp phần tạo ra diện mạo ngày nay của chế độ đại nghị. Tìm hiểu sự ra đời, cũng là quá trình hình thành của chế độ đại nghị cần được xem là một nội dung quan trọng của bộ môn Lịch sử các nước Tây ÂuHoa Kỳ đang được gi ảng dạy ở Khoa Lịch sử - Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề “Sự ra đời của chế độ đại nghị ở Anh” được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu vừa kể. DẪN NHẬP KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ANH CHO ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XII Khoảng giữa thế kỷ V s.CN, quyền lực của Đế chế Tây La Mã ở Anh bị sụp đổ, khi đảo này bị những bộ tộc Angle, Saxon Jute thuộc tộc German xâm nhập. Trên những vùng đất vừa mới đến định cư, họ đã dựng lên nhiều tiểu vương quốc. Giống như tình hình ở phần lãnh thổ lục địa của Đế chế Tây La Mã, những tiểu vương quốc German trên đảo Anh (Bristish Isles) đã thường xuyên gây chiến thôn tính lãnh thổ của nhau. Kết quả là lúc tiểu vương quốc này, khi tiểu vương quốc khác nổi lên chiếm ưu thế. Họ còn phải chiến đấu chống lại những người Viking (Nordman - người phương Bắc) phát xuất từ bán đảo Scandinavia (chủ yếu từ Đan Mạch) tràn vào cướp phá. Vào thế kỷ XI, Wessex trở thành vương quốc mạnh nhất thống nhất được phần lớn miền nam đảo Anh. Thành quả này phần lớn thuộc về công lao của vua Alfred vĩ đại (871 - 899). Không chỉ là một nhà quân sự tài ba, ông còn nổi tiếng là nhà cai trị kiệt xuất. Ông đã cải tiến hệ thống hành chính địa phươ ng, ban hành nhiều điều luật. Vương quốc Anh (Kingdom of England) đã ra đời từ đó. Dòng họ Alfred cai trị đến năm 1016 (đời vua Ethelred) thì bị người Đan Mạch đánh bại cướp ngôi. Vương quốc Anh Đan Mạch được kết hợp thành một đế chế thuộc quyền cai trị của vua Đan Mạch Canute (1017 - 1035). Đây là ông vua có tài, nhưng hai người con kế vị lại là những bạo chúa bị ngườ i dân oán ghét. Năm 1042, khi người con thứ hai qua đời, dân Vương quốc Anh đã nổi dậy đưa Edward the Confessor, con của Ethelred, lên ngôi. Năm 1066, Edward qua đời không có con nối dõi. William, Công tước xứ Normandy (Duke of Normandy) cũng là bà con của Edward the Confessor, đã dựa vào mối quan hệ thân thuộc với dòng họ Alfred để đòi được trao quyền kế vị. Nhưng triều đình Anh đã chọn Harold, một quý tộc trong nước có thế lực, lên thay. Ngay trong năm 1066, William đã cầm đầu một đạo quân từ Normandy vượt biển đổ bộ lên đảo Anh. Tại trận Hastings, Harold bị đánh bại bị giết. Trở thành vua Vương quốc Anh cho đến khi qua đời (1087) được gọi là The Conqueror (Người chinh phục), William là một ông vua có thế lực đủ mạnh để lần lượt dập tắt tất cả các cuộc nổi dậy chống đối tuy mãnh liệt, nhưng rời rạc của quý tộc bản xứ. Nhữ ng chiến lợi phẩm to lớn thu được từ các cuộc hành quân trấn áp thắng lợi đã cho phép William the Conqueror mua chuộc tạo ra một giới quý tộc nhỏ người Britain trung thành với mình. Rút kinh nghiệm từ quá trình cai trị Normandy những gì được chứng kiến ở Pháp dưới chế độ phong kiến (feudalism), William cho phép các lãnh chúa phong kiến được xây dựng các lâu đài kiên cố, nhưng giải tán các lãnh địa quá lớn. Những lãnh địa lớn nào còn được phép duy trì đều gồm nhữ ng phần đất bị phân cách về địa lý. Kết quả là bản đồ Vương quốc Anh thế kỷ XII cả XIII cho thấy lãnh địa của những gia đình đại quý tộc đều nằm rải rác ở những vùng khác nhau, còn nhà vua trở thành địa chủ lớn nhất trong nước. Ông làm chủ đến 1420 trang viên nhiều nông trại. Cùng với những người thân gần gũi nhất, William kiểm soát khoảng 1/4 lợi tức quốc gia (kho ảng 85.000 sterling), tương đương với thu nhập của Giáo hội ; còn 170 quý tộc lớn nhỏ chia nhau 2/5 lợi tức. Năm 1086, William còn buộc tất cả các quý tộc - bất kể tước danh và nguồn gốc - trong vương quốc phải tòng phục tuyên thệ trung thành với cá nhân ông. Khi ban cấp lãnh địa cho các kỵ sĩ Normandy theo ông, William đã giữ lại quyền thu thuế xét xử. Việc tiếp tục duy trì chế độ dân quân (mọi người dân đều có nghĩa vụ binh dịch đối với vua) đã cho phép William the Conqueror bớt sự lệ thuộc về mặt quân sự vào các quý tộc lớn. Trong tư cách là một nhà chinh phục, William đã xem Vương quốc Anh là vật thuộc quyền sở hữu của mình. Ông muốn áp đặt lên đất nước này một quyền lực tương tự như quyền lực của một lãnh chúa lớn trên phần lãnh địa của mình. Ông tìm cách tăng nguồn thu nhập cá nhân bằng lệnh kiểm kê t ất cả nguồn lợi có thể thu thuế được trên toàn lãnh thổ. Kết quả của công việc kiểm kê được đúc kết thành bộ Domesday Book (được thực hiện trong khoảng thời gian 1080 - 1086), mà ngày nay trở thành nguồn tư liệu quý để tìm hiểu tình hình đất nước trong thế kỷ XI. Tuy chưa thống nhất được toàn bộ đảo Anh, nhưng việc làm kể trên của William the Conqueror đã bước đầu đẩy Vương quố c Anh hướng đến một chế độ quân chủ (monarchy) mạnh. I. NHỮNG NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN CỦA CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ. 1. Henry II (1154 - 1189) cải tiến hệ thống pháp luật. Năm 1154, Henry II thuộc dòng dõi William the Conqueror trở thành vua Vương quốc Anh. Một triều đại mới bắt đầu - triều Plantagenet (1154 - 1399). Đây là thời kỳ hình thành phát triển của hai định chế mới tạo nền móng cho chế độ đại nghị (parliamentarism), đó là: bộ luật chung (common law), hệ thống bồi thẩm đoàn (jury system). Là một ông vua vừa có tài, vừa giàu nghị lực, Henry II đã kế tụ c xuất sắc sự nghiệp của William the Conqueror theo hướng củng cố tăng cường quyền lực của nhà vua quân chủ. Henry II cho áp dụng trên toàn lãnh thổ vương quốc bộ luật của triều đình. Do tính đồng bộ của nó, luật của nhà vua vừa dễ vận dụng, vừa có hiệu quả hơn các bộ luật khác cùng thời. Dần dần, nó trở thành bộ luật chung cho cả Vương quốc. Henry II đặt thành chế độ thường trực một thông lệ đã có từ trước: phái các quan tòa thường xuyên đi kiểm tra công việc cai trị của các quan chức địa phương (sheriff). Được gọi là những quan tòa lưu động (traveling judges), họ đã vận dụng lệ địa phương luật nhà vua để phát triển bộ luật chung thành luật thống nhất dùng cho cả Vương quốc. Do luôn di chuyển từ nơi này sang nơi khác, họ không bị chi phối bởi sức ép của (hay quan hệ bè bạn với) giới chức địa phương. Từ năm 1166, mỗi quan tòa hàng năm có lộ trình (circuit) riêng của mình. Thông lệ này vẫn còn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư pháp ngày nay ở Anh Hoa Kỳ. Hệ thống bồi thẩm đoàn cũng được phát triển dưới triều Henry II. Những bồi thẩm đoàn đầu tiên chỉ đơn giản gồ m những người được triệu đến quan tòa triều đình để cung cấp những lời cáo giác ai đó, nhưng họ không được trao quyền phán xử xem người đó có tội hay không. Ngày nay, bồi thẩm đoàn sơ khai vừa kể trở thành đại bồi thẩm đoàn (grand jury) có chức năng quyết định xem đã có đủ chứng cứ để truy tố bị cáo (accused person). Khoảng một thế kỷ sau Henry II, xuất hiện một loại bồi thẩm đoàn khác: đó là tiểu bồi thẩm đoàn (petty jury), hay bồi thẩm đoàn xử án (trial jury) với chức năng nghe xử án và quyết định xem bị cáo có tội hay không. Henry II phải đương đầu với rất nhiều khó khăn phát sinh từ sự chống đối của không chỉ giới quý tộc bởi xu hướng chuyên chế lộ rõ trong các cải cách của ông, mà cả từ phía Giáo hội, vì Giáo hội cũng có hệ thống tòa án riêng của mình. Nhưng nhà vua cho rằng tòa án của Giáo hội quá lỏng lẻo, do vậy muốn đặt nó dưới quyền kiểm soát của các khâm sai triều đình. Tổng giám mục Thomas Becket, phụ trách địa phận Canterbury, vốn được xem là người đứng đầu tổ ch ức Giáo hội ở Anh, đã kịch liệt chống lại nỗ lực vừa kể của Henry II. Việc Becket bị một số thuộc hạ trung thành của nhà vua giết chết đã làm bùng lên một làn sóng chống đối dữ dội đến mức Henry II đã phải lên tiếng xin lỗi công khai. 2. Đặc điểm của quý tộc Anh. Tuy phải mất một thời gian dài nữa hệ thống pháp chế củ a nhà vua mới thực sự được tuân thủ trong cả nước, nhưng so với tình trạng hỗn loạn cát cứ còn đang ngự trị trên phần lớn lãnh thổ Tây Âu, “quyền lực và thái hòa của nhà vua” đã mang lại trật tự an bình cho Vương quốc Anh nói chung, cho những vùng quê vây quanh London nói riêng. Các tòa lâu đài quân sự kiên cố không còn lý do để tồn tại đã được thay bằng các “trang thự”(manor), mà phần xây dựng chính là một đại sảnh dùng để tiếp tân; các k ỵ sĩ không còn được huy động vào những hoạt động quân sự: các cuộc chiến tranh của vua ở lục địa vùng đất Thánh thì quá xa xôi kéo dài quá lâu, giới kỵ sĩ có thể trả một khoản tiền nào đó để nhà vua tự tuyển mộ lấy một đạo quân đánh thuê vững mạnh ( mầm mống của đạo quân thường trực sau này. Trong bối cảnh trên, quyền lợi của giới quý tộc Anh là hướ ng vào những hoạt động hòa bình hơn, mang tính kinh tế hơn. Khác với giới quý tộc Pháp, họ không bán hoặc cho thuê đất phần của mình, mà giữ lại đất, trực tiếp trông coi công việc đồng áng của nông dân, tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm thu hoạch được. Do đó, thay vì là nạn nhân của những thay đổi kinh tế, họ trở thành những kẻ hưởng thụ chúng. Đa phần đất canh tác của Vương quốc Anh tậ p trung trong lưu vực các sông Thames Severn, trong lúc phần còn lại gồm chủ yếu là rừng bụi cây. Còn trung tâm của đất nướccác cao nguyên rộng lớn không thể được dùng để canh tác vào thời đó. Tuy nhiên, trên những triền đồi mọc đầy cỏ, thường xuyên bị gió biển hoành hành của dãy Pennine, các tu sĩ dòng Cistersiens nhận ra rằng chăn cừu là nguồn sinh lợi chắc chắn. Các tu viện trở thành người sở hữu các bầy cừu lớn việ c bán lông của chúng đã mang lại những nguồn lợi kếch sù. Phát triển trong suốt thế kỷ XII, ngành chăn nuôi cừu đã lan lên các cao nguyên miền trung tâm hay tràn xuống các đầm lầy Đông Nam, cuốn hút sự tham gia tích cực của giới quý tộc. Bước sang thế kỷ XIII, có thể nói toàn bộ nông thôn Anh đã được lôi vào hoạt động chăn nuôi cừu. Nhiều quý tộc sở hữu những đàn gia súc rất lớn: năm 1259, trên đất của giám mục địa phận Winchester có một bầy cừu đông đế n 29.000 con, năm 1303 Bá tước Lincoln sở hữu một bầy gia súc đến 13.000 con bò. Tách khỏi nông nghiệp, chăn nuôi cần một thị trường tiêu thụ lớn. May mắn rằng nền công nghiệp dệt len đang phát triển phồn thịnh ở xứ Flandre rất cần len của Anh. Hoàn cảnh sinh hoạt kinh tế như vậy đã khiến quý tộc Anh rất quan tâm đến những vấn đề thương mại. Quan niệm cho rằng th ương mại là một việc làm “nhơ nhuốc” là hoàn toàn xa lạ với giới quý tộc Anh. Vì những lẽ trên, quý tộc Anh không phải là một đẳng cấp khép kín: nó gần gũi với những giai cấp xã hội khác, gắn chặt với những sinh hoạt đời thường trong nước. Đặc điểm này của quý tộc Anh giúp hiểu được những diễn biến trong sinh hoạt chính trị ở Vương quốc Anh. Những thay đổi v ề kinh tế cũng cho thấy nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng độc canh, bản thân nông nghiệp cũng không còn là nguồn lợi tức duy nhất. Nền thương mại phát triển còn tạo ra một tầng lớp thương nhân quan trọng, tập trung ở những vùng quanh London. 3. Các thiết chế quân chủ bị khủng hoảng - Đại Hiến chương (1215). Trong thế kỷ XIII, chế độ quân chủ với các thiết chế mà Henry II đã dầy công xây đắp bị rơi vào tình trạng khủng hoảng. Có ba nguyên nhân chính: ( Vua Richard - Tim tử (The Lion Hearted, 1189 - 1199), con của Henry II, rất lơ là trong công việc cai trị. Là một chiến binh dũng cảm, ông đã trải qua phần lớn khoảng thời gian 10 năm cầm quyền trong các hoạt động chinh chiến bên ngoài lãnh thổ Vương quốc. Ông chỉ quay về Anh có hai lần ngắn ng ủi (bản thân nhà vua không biết tiếng Anh). Trong thời gian ông vắng mặt, giới quý tộc địa phương đã tự tổ chức việc cai trị lãnh địa của mình trở thành những quan chức với quyền lực vững chắc. ( Kế vị Richard là người em John Lackland (1199 - 1216). Là một người lươn lẹo hung bạo, John mau chóng bị nhân dân giới quý tộc căm ghét. Đã thế, John lại thường xuyên ép giới quý tộc đóng góp tài chính cho những cu ộc xung đột diễn ra không ngớt giữa ông vua Pháp Philippe Auguste nhằm giành miền Normandy. Ông còn gây chuyện với cả Giáo hoàng Innocent III. Lo sợ bị mất ngai vàng sau khi bị rút phép thông công, John đã phải nhịn nhục chấp nhận điều kiện của người chiến thắng: Vương quốc Anh trở thành chư hầu của Tòa Thánh (1213). Năm sau, uy tín đã bị sút giảm sẵn của John còn bị bồi thêm một đòn rất nặng khác: đạo quân của ông bị vua Pháp đánh bại ở trận Bouvines. Hậu quả là Normandy bị rơi vào tay vua Pháp. Sau những thất bại liên tiếp vừa kể, John không còn bao nhiêu uy tín trong mắt người dân giới quý tộc trong nước. Ngay trong năm 1215, giới quý tộc đã liên kết với giới thương nhân London các giáo sĩ gây sức ép buộc nhà vua phải chấp nhận các yêu sách của họ được trình bày trong một văn kiện mang tên Đại Hiến chương (Magna Carta) gồm 61 điề u. Được thông qua ngày 15-6, văn kiện buộc nhà vua cam kết: “Chính tôi sẽ không bán, khước từ hay trì hoãn quyền công lý đối với bất kỳ ai”. Nhà vua cũng hứa sẽ chấm dứt việc tước đoạt tài sản của các chư hầu hay buộc họ cung cấp những khoản đóng góp lớn lao. Đại Hiến chương xác định rằng nhà vua không thể thu ngoài định mức, mà những luật lệ trước đây quy đị nh, “trừ trường hợp được sự ủy thuận của hội đồng chung Vương quốc chúng tôi” (1). Điều 39 nêu rõ: “Không một người tự do nào sẽ bị bắt, bị giam hay bị tước đoạt của cải, hay bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hay bị lưu đày hay bị gây thiệt hại bằng bất kỳ cách gì. Chúng tôi sẽ không đưa ra bản án chống lại người đó, chúng tôi không phái bất k ỳ ai đến bắt người đó, trừ trường hợp đã qua sự phán xử hợp pháp của những người đồng đẳng hay chiếu theo luật pháp của đất nước”. Đáng chú ý là điều 41: “Tất cả các thương nhân được tự do an toàn ra, vào, cư trú đi ngang qua London, bằng đường bộ lẫn đường thủy, để mua bán, mà không bị thu thêm thuế, phù hợp với các lề thói cũ, ngoại trừ trong thờ i chiến trong trường hợp các thương nhân là người của quốc gia lâm chiến ”. Nội dung này cho thấy vị thế của thương nhân trong xã hội Anh vào thế kỷ XIII đã rất quan trọng giữa họ quý tộc đã hình thành một mối liên kết vững chắc. Để đảm bảo việc Đại Hiến chương được tuân thủ, giới quý tộc đã cử ra một hội đồng gồm 25 người đạ i diện cho họ quan sát mọi hoạt động của nhà vua. Xét theo nội dung của nó, Đại Hiến chương ngay tại thời điểm ra đời không thể được xem là một văn kiện mang tính cách mạng, vì thực ra nó chỉ nhắc lại những quyền mà quý tộc Anh đã được hưởng từ lâu. Nhưng một số từ được dùng trong văn kiện như “sự phán xử hợp pháp”, “đại đa số ng ười dân”, “tự do” có ý nghĩa thật vô cùng to lớn. “Tầm quan trọng của Đại Hiến chương không phát xuất từ những gì mà các con người của năm 1215 muốn đặt vào đó, mà từ ảnh hưởng nó tạo ra trong đầu óc của các thế hệ sau”, nhà sử học nổi tiếng người Anh Travelyan nhận xét. Là thành tựu của cuộc đấu tranh chung của ba giới được ưu đãi nhất trong xã hội Anh vào thế kỷ XIII - quý t ộc Anh, giáo sĩ thương nhân, Magna Carta đến lượt nó đã đặt nền tảng cho tiến trình liên kết ba giới này thành một khối. 4. Triều Vua Edward I (1272 - 1307) - Nguồn gốc của Nghị viện. Là một ông vua có tài, Edward I muốn thống nhất toàn bộ đảo Anh vào dưới quyền cai trị của ông. Năm 1284, ông đã khuất phục xứ Wales chỉ định con trai mình làm thân vương xứ này. Nhưng việc chinh phục Scotland là công việc khó khăn hơn rất nhiều. Nó đòi hỏi những khoản chi hết sức lớn, mà các sắc thuế cũ không đủ sức đáp ứng. Phải bổ sung thêm những khoản thuế mới. Các vua Vươ ng quốc Anh từ sau Đại Hiến chương không cai trị đơn độc. Họ được sự trợ giúp của một nhóm cố vấn được gọi là “Đại Hội đồng” (Great Council), mà thành viên là giới giáo sĩ cao cấp quý tộc phong kiến. Năm 1295, Edward đã triệu tập các vị này đến gặp ông. Đồng thời, ông cho gọi thêm từ mỗi hạt (shire) hai kị sĩ (knight) từ mỗi thành thị tự do (borough) hai thị dân (burgess). Để cho nhanh, công việc này đượ c thực hiện bằng con đường bầu cử (). Được mở rộng như vậy, hội đồng chung từ nay được gọi là “Nghị viện” (Parliament). Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời, Nghị viện đã tách ra thành hai thành phần riêng biệt: Viện Nguyên lão (House of Lords) gồm toàn quý tộc Viện Thứ dân (House of Commons) gồm các đại biểu kị sĩ thị dân. Xét theo phương thức tuyển chọn thể thức bỏ phiếu, Việ n Thứ dân có thể được xem là sự khởi đầu của một cơ quan đại nghị (representative body) vì các thành viên của nó được bầu chọn qua con đường bỏ phiếu. Do vậy, họ không chỉ đại diện cho chính mình, mà còn cho cả giới họ tất nhiên khi bỏ phiếu cho những vấn đề được mang ra thảo luận ở Nghị viện, họ phải tuân thủ quyền lợi của giới họ(). Lúc đầu, Edward I tri ệu tập Nghị viện nhằm kiếm thêm tiền cho những cuộc chinh chiến rất tốn kém ở Wales Scotland(), nhưng Nghị viện có chủ ý riêng của mình. Các thành viên của nó đề ra ý tưởng hãm quyết định chuẩn chi cho đến khi nhà vua chịu sửa chữa các sai lầm mà họ đã lưu ý. Sáng kiến này được gọi là “sửa chữa những bất bình”. Nghị viện sẽ chuyển những đòi hỏi của thầ n dân() lên nhà vua dưới dạng các văn bản được gọi là “bills”. Chúng sẽ trở thành đạo luật, quy chế, sau khi được nhà vua đồng ý. Với chức năng mới này, Nghị viện đã trở thành cơ quan lập pháp (legislative) hay làm luật (law making). Như vậy, đã dần dà hình thành một phong cách trị nước mới: cai trị phù hợp với nhu cầu của các địa phương bằng cách dựa vào nguyện vọng của số đông; m ột sức mạnh mới ra đời: dư luận quần chúng. Nghị viện còn là phương tiện tốt để kiểm tra hoạt động của các quan chức địa phương truyền đạt mệnh lệnh của nhà vua đến những vùng đất xa xôi nhất. Còn nhà vua gắn bó với nhân dân qua Nghị viện. [...]... phỏ b Nhng ngi khi ngha n kinh ụ t hai hng khỏc nhau: t Essex phớa Bc v t Kent phớa nam Cỏc quan cai tr nhn thy tt nht l khụng nờn cn h Cu rỳt va h xung, tng on ngi nh thỏc l trn vo trong thnh H phỏ tan hoang dinh th ca chỳ vua, John de Gaunt, vỡ cho rng ụng l tỏc gi ca thu thõn Tuy nhiờn, h khụng h ng n s ca ci kch sự c tớch ly õy K ú, h t phỏ cỏc nh tự Newgate v Fleet, ni giam gi cỏc nụng dõn v th... cú by ln, trong ú cú hai ln trong 13 nm ti v cui cựng L mt v vua cn kim, ụng ó li cho ngi k v mt khon tin ỏng k trong ngõn sỏch l 2 triu livres Henry VIII (1509-1547) l mu ngi ngc li vi tiờn Sng xa hoa v lóng phớ, ụng ó mau chúng tiờu sch s tin trong ngõn qu B lụi vo nhng cuc chin tranh vỡ thớch can d vo chõu u, Henry VIII ó khin ti chớnh tr thnh mi bn tõm chớnh trong chớnh sỏch i ni ca ụng V õy... Giỏo hi Nhim v khụng phi l khú thc hin do li sng khụng c phự hp lm vi giỏo lý ca cỏc giỏo s Ngay trong nm 1536, cú 376 tu vin nh b úng ca Nm 1539, ton b tu vin u b cm hot ng Rung t ca Giỏo hi mang li s hoa li hng nm ti 136.000 livres Cũn ti sn b thu hi c c tớnh vo khong 1 triu - 1,5 triu livres Thc ra, Nh vua khụng c hng gỡ nhiu t nhng ca ci thu c ca Giỏo hi Bng nhng th thut khụng minh bch, gii quý tc... Sinh ra trong thi Phc hng, cú hc thc cao, b bit cỏch dung hũa gia s duyờn dỏng v tớnh thớch lm p ca ph n vi tham vng lnh lựng v khụng kiờng s ca nh lónh o Tớnh khớ b y nhng mõu thun : va cn kim li va hoang phớ, kớn ỏo, a nghi nhng li thớch c võy quanh bi nhng sng thn, chuyờn ch nhng d phm nhng bt cn c bit l b rt kiờu ngo, khụng bao gi mun t b dự l rt ớt, quyn lc ca mỡnh B khc t c vic lp gia ỡnh gi... hỡnh pht c ỏc v bt bỡnh thng Vi ni dung trờn, Bill of Rights trờn thc t l mt bn hin phỏp v vi vn kin phỏp lý ny, Anh ó tr thnh mt nc quõn ch lp hin o lut th hai c thụng qua cng trong nm 1689 l o lut v khoan dung (Toleration Act) m bo quyn t do tớn ngng cho cỏc giỏo phỏi ci cỏch khỏc nhau, dự Anh giỏo c tuyờn b l quc giỏo Nhng quyn t do v tụn giỏo khụng cú ngha l quyn bỡnh ng v tụn giỏo, vỡ cỏc o lut . quan trọng của bộ môn Lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ đang được gi ảng dạy ở Khoa Lịch sử - Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề “Sự ra đời của chế. - Nước Anh trong thế kỷ XVII (1603-1704) và cách mạng dân chủ (1640-1689) 27 B - Tài li ệu tham khảo 39 Bài 2 : Cải cách tôn giáo ở các nước Tây Âu

Ngày đăng: 17/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài I: Sự ra đời của chế độ đại nghị ở Anh.

    • A.Mục đích.

    • Dẫn nhập.

      • I. Những nền móng đầu tiên của chế độ đại nghị.

      • II. Sự ra đời của mầm móng TBCN trong các thế kỷ XIV và XV.

      • III. Vương quốc Anh chuyển sang chế độ TB trong thế kỷ XVI...

      • IV- Nước Anh trong thế kỷ XVII (1603-1704) và cách mạng dân chủ (1640-1689).

      • B.Tài liệu tham khảo.

      • Bài II: Cải cách tôn giáo ở các nước Tây Âu trong thế kỷ XVI.

        • A.Mục đích.

        • B.Dẫn nhập.

          • 1. Vị thế của Giáo hội Công giáo Roma (cho đến đầu thế kỷ XVI).

          • 2. Các nguyên nhân của Cải cách tôn giáo.

            • I. Cuộc vận động cải cách của Luther (1483-1546) và đạo Lutherarism ở Đức.

            • II. Cuộc vận động cải cách của Zwingli và Calvm ở Thụy Sĩ. Đạo Calvinism.

            • III. Cuộc cải cách của Giáo hội công giáo La Mã.

            • C.Tài liệu tham khảo.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan