NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

106 733 4
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

-o0o -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐTNGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚTVỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

Hà nội, 05/2009

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện

Kinh doanh quốc tếKinh doanh quốc tế A47

Chính quy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Lớp: KDQT 47A

Em xin cam đoan đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút

vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là do em tự tìm

tài liệu và tự viết dưới sự hướng dẫn của TS.Tạ Văn Lợi, chị Lê Thu Phương – phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Sinh viên Nguyễn Thị Lan

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 7

LỜI MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦNTHIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THUHÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆTNAM 12

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 12

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 12

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh 13

1.1.3 Phân loại cạnh tranh 14

1.2 PHÂN BIỆT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VÀ SỨCCẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 15

1.3 SỨC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤNGÂN HÀNG 16

1.3.1 Khái niệm sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Ngân hàng 16

1.3.2 Các nội dung nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ Ngân hàng 17

1.3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng 18

1.3.2.2 Giảm phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh 19

1.3.3 Các mô hình đánh giá sức cạnh tranh 20

1.3.3.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter 20

1.3.3.2 Mô hình SWOT 24

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh 24

1.3.4.1 Các chỉ tiêu định tính 24

1.3.4.2 Các chỉ tiêu định lượng 27

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONGHOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠITỆ 31

Trang 4

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀTÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31

2.1.1 Những thông tin chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 31

2.1.2 Quá trình hình thành phát triển và các mốc lịch sử chính 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 34

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36

2.2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚTVỐN NGOẠI TỆ 41

2.2.1 Thực trạng hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 41

2.2.1.1 Sơ lược về hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 41

2.2.1.2 Các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 44

2.2.1.3 Các nguồn thu hút ngoại tệ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại tệ Việt Nam 45

2.2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 53

2.2.2 Các biện pháp mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ 57

2.2.12.1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 57

2.2.2.2 Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm 60

của VCB qua các năm 62

2.2.2.3 Đưa ra những sản phẩm hấp dẫn để thu hút kiều hối 62

2.2.2.4 Đầu tư công nghệ 64

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking 65

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động VCB SMS-B@nking 65

Dịch vụ tin nhắn chủ động qua VCB SMS-B@nking 66

2.2.2.5 Tăng cường hiệu quả trong hoạt động thanh toán xuất khẩu 67

2.2.2.7 Thực hiện các chính sách lãi suất hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ67 2.2.3: Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 68

Trang 5

2.2.3.1 Các chỉ tiêu định tính 68

2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng 71

2.3 VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH DịCHVỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB 74

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANHTRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 83

3.1 MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 83

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠTĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ 84

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNGTHU HÚT VỐN NGOẠI TỆ 85

3.3.1 Nhóm giải pháp đối với sản phẩm 85

3.3.1.1 Đối với khách hàng là thể nhân 85

3.3.1.2 Đối với khách hàng là các tổ chức 88

3.3.2 Nhóm giải pháp về dịch vụ 88

3.3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới 88

3.3.2.2 Đầu tư công nghệ 90

3.3.2.3 Tăng cường hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ 92

3.3.3.5 Tăng cường thu hút khách hàng mới 99

3.3.3.5 Cam kết thực hiện bảo hiểm tiền gửi 101

3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ102

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

STTCÁC TỪ VIẾT TẮTTÊN ĐẦY ĐỦ Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cổ phầnNgân hàng Trung ương

Trang 7

STTTÊN CÁC BẢNG, HÌNH

1Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter

2Hinh 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3Hình 2.2: DTXK của VCB từ năm 2004-2008

4Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngànhcủa VCB từ năm 2004-2008

5Hình 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-20076Hinh 2.5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ từ

năm 2004-2008 của VCB

7Hình 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2004-2008 của VCB

8Hình 2.7: Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008

9Hình 2.8: Giá USD bán ra theo niêm yết của các ngân hàng thương mại từ đầunăm 2008

10Hình 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ của VCB

11Hình 2.10: Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong nước của VCB qua các năm

12Bảng 2.1: Chương trình khuyến mại của dịch vụ MoneyGram

13Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VNĐ của VCB từ năm 2004-2008

14Hình 2.12: Vốn ngoại tệ của VCB từ năm 2004-2008

Trang 8

15Bảng 2.2: Vốn ngoại tệ của một số ngân hàng từ năm 2005-200816Hình 2.13: Biểu thị phần vốn ngoại tệ của một số ngân hàng năm 2008

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trang 9

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế Trong đó phải kể đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng một cách đáng kể, tham gia vào sân chơi chung các DN của ta có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các thị trường lớn như Mỹ, EU Đồng hành cùng DN trong hoạt động xuất nhập là hệ thống ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế Một trong những phương tiện thanh toán không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế là ngoại tệ Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại của chúng ta “khát” USD để đáp ứng nhu cầu thanh toán, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ Vì vậy rất nhiều ngân hàng đã thực hiện cuộc “chạy đua” lãi suất, gây nên sức ép cạnh tranh ngày càng lớn Là một trong những ngân hàng thương mại lớn hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) cũng đang đứng trước sức ép cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ Trong thời gian thực tập vừa qua, được thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là cơ hội tốt để em trau dồi cũng như nắm bắt những kiến thức thực tiễn, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế Em thấy vốn ngoại tệ là một trong những phương tiện không thể thiếu trong thanh toán quốc tế của mỗi ngân hàng và ngân hàng nào thu hút được lượng ngoại tệ lớn sẽ có lợi thế trong việc thu hút các khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình Vì vậy em đã chọn đề tài

“ Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại của Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng:

Trang 10

Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

thu hút vốn ngoại tệ đối với riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài:

 Đánh giá thực trạng về sức cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức cạnh tranh và việc cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

 Nghiên cứu và phân tích thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vống ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua

 Rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của VCB

 Phân tích các nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ.

4 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

Trang 11

 Chương I: Cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

 Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ

 Chương III: Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰCẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠTĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 12

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Có thể nói, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Ngày nay, có lẽ không ai còn nghi ngờ về sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường ở nước ta Vì vậy, cạnh tranh đã được nhìn nhận như một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi được pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi có tự do hóa thương mại và theo đó là tự do kinh doanh và quyền tự chủ của các cá nhân được thừa nhận và đảm bảo Cạnh tranh chỉ xuất hiện khi không có độc quyền dưới bất kỳ hình thức nào Tất cả những tiền đề đó đã hình thành ở nước ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương thúc đẩy kinh tế phát triển.

Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song nhìn chung

cạnh tranh là sự ganh đua hay chạy đua giữa các thành viên trong một thịtrường hàng hóa, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngàycàng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường Như vậy, về

phương diện kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở của tiền đề đó là có sự hiện diện của các thành viên, có cuộc chạy đua vì mục tiêu kinh tế giữa các thành viên và chúng đều diễn ra trên cùng một thị trường hàng hóa cụ thể.

Nhìn chung các khái niệm về cạnh tranh của các nhà kinh tế học tuy được diễn đạt khác nhau, song đều có chung hai khía cạnh là khả năng chiếm lĩnh thị trường và tạo ra lợi nhuận.

Nguyên nhân của cạnh tranh: Theo quan điểm kinh tế chính trị học, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ý muốn của con người Xuất phát từ điều kiện sản xuất khác nhau như: trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn, bí quyết công nghệ, điều kiện nguyên vật liệu… dẫn đến chi phí lao động cá biệt khác nhau, kết quả là có người lãi nhiều, có người lãi ít, thậm chí thua lỗ, phá sản Để giành lấy những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, họ buộc phải cạnh tranh Hơn nữa những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thường xuyên bị biến động nên quá trình này tiếp diễn liên

Trang 13

tục, tạo thành quy luật kinh tế Quy luật này sinh ra khách quan và luôn tồn tại trong mọi nền kinh tế thị trường Một nền kinh tế lành mạnh thì không thể thiếu cạnh tranh bởi nó là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh

Khi nền kinh tế thị trường ra đời và vận hành thì cạnh tranh trở thành một yếu tố tất yếu Cạnh tranh tác động nhiều mặt tới đời sống kinh tế xã hội, đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp, khách hàng nói riêng nhiều lợi ích vô hinh và hữu hình.

Vai trò cạnh tranh với nền kinh tế

Với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò rất quan trọng Nhờ có cạnh tranh, nền kinh tế đã có những chuyển biến mới, ngày càng đạt được những thành tựu lớn, không chỉ diễn ra trên phạm vi một nước, mà còn trên phạm vi một khu vực và toàn cầu.

Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất laođộng và góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế Để giành đươc ưu thế trên thị

trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tranh thủ những thế mạnh của mình, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc gia tăng sản xuất để giành được lợi thế theo quy mô, tăng cường chiếm lĩnh thị trường Chính vì vậy, vô hình chung đã làm cho nền kinh tế vận động đi lên, đạt được những tiến bộ không những về lượng mà còn cả về chất.

Cạnh tranh góp phần làm cho lực lượng sản xuất phát triển, thúcđẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Cạnh tranh cho phép sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên.

Cạnh tranh khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiệnđại.

Vai trò của cạnh tranh với doanh nghiệp

Cạnh tranh tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 14

Cạnh tranh góp phần xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, tạo môi trươngkinh doanh bình đẳng.

Cạnh tranh tạo ra các nhà kinh doanh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo vàlao động tốt cho xã hội Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về nhân lực có

chất lượng cao đã trở thành vấn đề bức thiết Để gia tăng được sức cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp phải đầu tư vào đội ngũ nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm hình thành lợi thế riêng cho mình Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thắng thế trên thị trường.

1.1.3 Phân loại cạnh tranh

Để định hướng phân tích, đánh giá và giới hạn phạm vi lĩnh vực cạnh tranh, vấn đề đặt ra là phải phân loại với tiêu chí cụ thể Có một số tiêu chí để phân loại cạnh tranh như sau:

Căn cứ vào phạm vi địa lý của thị trường : có cạnh tranh trong thị trường nội

địa và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế : có

cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước

 Cạnh tranh tự do là các chủ thể tự gia nhập các ngành sản xuất, tiêu thụ … mà không có sự can thiệp của Nhà nước Tất cả đều tuân theo quy luật chung của thị trường.

 Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là sự cạnh tranh nằm trong khuôn khổ luật định cho ngành đó, được quy định chi tiết cả về điều kiện gia nhập ngành và những điều kiện cần tuân thủ đối với thành viên khi gia nhập thị trường.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động ngành kinh tế : có cạnh tranh nội bộ ngành

và cạnh tranh giữa các ngành

 Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, cung cấp một loại dịch vụ, sản phẩm như nhau.

 Cạnh tranh giữa các ngành: là hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau.

Trang 15

Căn cứ vào hình thái cạnh tranh : có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh

không hoàn hảo

 Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong đó không có sự khác biệt của đặc tính hàng hóa Các hàng hóa trong cạnh tranh hoàn hảo kà các hàng hóa thông thường hoặc thiết yếu nên người bán phải là người chấp nhận giá Cạnh tranh hoàn hảo không sinh ra độc quyền bán.

 Cạnh tranh không hoàn hảo là loại cạnh tranh trong đó người bán có quyền quyết định giá và sức quyết định này phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa đang kinh doanh có thuộc loại hàng hóa xa xỉ, khan hiếm không Nếu hàng hóa càng khan hiếm thì khả năng quyết định giá của người bán ngày càng cao, dẫn đến độc quyền bán và ngược lại.

1.2 PHÂN BIỆT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VÀ SỨCCẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

Không ít người nhầm lẫn giữa các khái niệm tưởng chừng như là một, đó là “năng lực cạnh tranh” và “sức cạnh tranh” Vậy giữa hai khái niệm này có gi khác biệt cần phải lưu ý

Trước hết là “năng lực cạnh tranh”, khi nói đến năng lực cạnh tranh người ta thường gắn nó với một tổ chức hay một quốc gia Vì vậy năng lực cạnh tranh của Ngân hàng là khả năng tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận ổn định và cao hơn mức trung bình của ngành trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Các yếu tố bên trong quyết định năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại là : năng lực tài chính, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, khả năng tổ chức quản lý điều hành, vốn…

Thứ hai là “sức cạnh tranh”, nói đến sức cạnh tranh là gắn liền với một sản phẩm, một sản phẩm này có sức cạnh tranh hơn một sản phẩm khác là người

Trang 16

ta muốn nói đến chất lượng, giá cả, cũng như các dịch vụ đi kèm của sản phẩm này được khách hàng đánh giá là tốt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường

Ngoài ra khi nói đến năng lực cạnh tranh người ta thường gắn nó với thương hiệu, còn sức cạnh tranh gắn với nhãn hiệu Vì vậy năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại với nhau, tương hỗ lẫn nhau Điều này có thể thấy rất rõ vì một sản phẩm muốn có sức cạnh tranh thì nó phải do một công ty hay một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh sản xuất ra, hay nói cách khác dễ hình dung hơn là tâm lý của khách hàng khi nào cũng nghĩ một sản phẩm do một công ty hay doanh nghiệp uy tín, có chỗ đứng trên thị trường sản xuất hay cung ứng thì tốt hơn các sản phẩm cùng loại do các công ty “chưa có tên tuổi” Ngược lại, khi sản phẩm có sức cạnh tranh thì nó thúc đẩy làm cho năng lực cạnh tranh của công ty hay doanh nghiệp đó tăng lên

1.3 SỨC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤNGÂN HÀNG

1.3.1 Khái niệm sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh dịch vụNgân hàng

Các học thuyết kinh tế thị trường dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng “cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hóa là nhân tố cơ bản của thị trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm” Có thể dẫn đến một số quan điểm về sức cạnh tranh như sau:

Sức cạnh tranh là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng: “ sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với các sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường”.

Trang 17

Lại có quan điểm cho rằng: “sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định”.

Tuy nhiên tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người tiêu dùng quan tâm nhất, đó là sự tương quan giữa chất lượng và giá cả.

Nhìn chung, “sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so

với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩmtham gia cạnh tranh đều đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng” (theo tạp chí

KHCN số tháng 1 năm 2007).

Sức cạnh tranh là một danh từ tĩnh còn nâng cao sức cạnh tranh là một hoạt động mang tính động.

Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng là tập hợp các hoạt động có mục đích của con người tác động vào các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nhằm làm cho sản phẩm dịch vụ đó vượt trội hơn các sản phẩm dịch vụ cùng loại trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

1.3.2 Các nội dung nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ Ngân hàng

Để một sản phẩm dịch vụ có thể cạnh tranh được với các sản phẩm dịch

vụ khác, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đó Nhưng nâng

cao sức cạnh tranh là phải làm gì? Và làm như thế nào? Đây là câu hỏi mà

mỗi DN cần phải đặt ra khi xác định cho mình chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Để trả lời được những câu hỏi trên thì mỗi DN nói chung và

Ngân hàng nói riêng cần xác định được các yếu tố cấu thành nên sức cạnh

tranh của một sản phẩm dịch vụ là gì? Từ đó, tìm ra các giải pháp tác động vào

các yếu tố đó nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ

1.3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

Chất lượng dịch vụ là một yếu tố cấu thành nên sức cạnh tranh của một dịch vụ bởi lẽ mục đích cuối cùng của một dịch vụ là nhằm thỏa mãn nhu cầu

Trang 18

của khách hàng Dịch vụ nào được đánh giá là thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn các dịch vụ khác thì dịch vụ đó sẽ được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều hơn Hiện nay, ở Việt Nam còn có một số quan điểm khác nhau về dịch vụ ngân hàng

Trước hết, dịch vụ ngân hàng là gì?

Dịch vụ ngân hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán,… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản,… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ, một bách hoá tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tuỳ theo cách phân loại và tuỳ theo trình độ phát triển của ngân hàng

Ở nước ta còn có một số quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của ngân hàng thương mại ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ Quan điểm này phân định rõ hoạt động tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các NHTM Việt Nam, với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng Còn quan điểm thứ hai thì cho rằng, tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng Quan niệm này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong dự thảo Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá trình gia nhập, phù hợp với nội dung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ Trong phân tổ các ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng là ngành được phân tổ trong lĩnh vực dịch vụ.

Trang 19

Thực tiễn gần đây khái niệm về dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế đang trở nên phổ biến trên các diễn đàn, trong giới nghiên cứu và cơ quan lập chính sách Song quan niệm như thế nào đi nữa, thì yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh của mình Nói cụ thể ngay như hoạt động

tín dụng hiện nay, các NHTM cũng đang thực hiện đa dạng các sản phẩm tín

dụng, như: tín dụng cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiền đi du học,

cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng, tín dụng thuê mua, tín dụng chữa bệnh, tín

dụng ngày cưới, tín dụng sửa chữa nhà ở ….Còn đương nhiên các dịch vụ ngân

hàng mới, như: nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư trên thị trường tiền

gửi, chiết khấu, chuyển tiền, kiều hối, tư vấn,… cũng đang được các NHTM đầu tư cả về công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín… cho phát triển đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng

1.3.2.2 Giảm phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố thứ hai cấu thành nên sức cạnh tranh của một sản phẩm là giá cả và đối với dịch vụ ngân hàng thì đó là phí dịch vụ Giá cả là một yếu tố tương đối nhạy cảm, tác động trực tiếp đến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng Khi chất lượng dịch vụ là như nhau thì dịch vụ nào có mức phí thấp hơn sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn Người ta thường nói chất lượng và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, một sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao thì giá cả hay phí sử dụng dịch vụ đó cũng cao Mặt khác, khách hàng cũng có tâm lý, giá có cao thì chất lượng mới tốt, phí có cao thì chất lượng phục vụ mới cao vì bao giờ khách hàng cũng nghĩ “của rẻ là của ôi” Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các DN cần phải có những biện pháp nhằm giảm giá thành, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ có mức giá hay mức phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, những thành tựu của khoa học công nghệ đã giúp các DN tối thiểu được chi phí sản xuất, từ đó làm hạ giá thành Đây cũng là điều lý giải tại sao ngay nay các sản phẩm, thiết bị điện tử ngày càng rẻ, giá của nó

Trang 20

giảm theo năm, tháng thậm chí cả ngày Đặc biệt, ngân hàng là ngành mà có sử dụng những công nghệ cao, thừa hưởng những thành tựu khoa học của các nước trên thế giới sớm hơn những ngành khác Do vậy, nó cũng là điều kiện tốt để các ngân hàng giảm chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ, từ đó đưa ra mức phí hấp dẫn đối với khách hàng

1.3.3 Các mô hình đánh giá sức cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều mô hình cạnh tranh được nghiên cứu và áp dụng tùy thuộc vào mục đích và tình huống cụ thể Sau đây là một số mô hình cạnh tranh cơ bản:

1.3.3.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter

Mô hình của M.Porter phân tích các yếu tố cạnh tranh và môi trường kinh doanh Trong mô hình của M.Porter là không những chỉ phân tích cạnh tranh giữa các DN trong ngành mà còn phân tích các yếu tố khác: người mới tham gia thị trường, sức ép của nhà cung cấp, khả năng đàm phán của khách hàng, SP và dịch vụ thay thế Sức mạnh cạnh tranh trong mô hình của M.Porter được phân tích trong trạng thái động nghĩa là xem xét các yếu tố trong sự vận động và phát triển.

Khi phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành cần chú ý tới hàng loạt các yếu tố quan trọng như giá và các chính sách giá, hàng hóa và chính sách hàng hóa của đối thủ cạnh tranh đó như thế nào Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động mạnh mẽ tới quá trình hoạt động của DN Mỗi ngành bao gồm nhiều DN khác nhau nhưng trong đó chỉ có một số DN đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ chính có khả năng chi phối và khống chế thị trường.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại

Là các DN khác trong cùng ngành, cùng cung cấp hàng hóa và dịch vụ giống nhau Việc xác định các đối thủ cạnh tranh hiện tại là rõ ràng nhưng việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ này lại tùy thuộc vào các thông tin mà DN thu thập được Đối thủ cạnh tranh hiện tại có tác động trực tiếp đến kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiện tại của DN

Trang 21

Nhiệm vụ của DN là tìm kiếm thông tin, đánh giá chính xác khả năng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp với hoàn cảnh chung của ngành hiện tại.

 Mức độ, quy mô của đối thủ cạnh tranh phụ thuộc vào:

 Trình đô tập trung hóa sản xuất kinh doanh hiện tại trong ngành  Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện có.

 Dung lượng thị trường và năng lực sản xuất của ngành  Tốc độ tăng trưởng của ngành.

Khi phân tích cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

 Số lượng các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ ngang sức  Tốc độ tăng trưởng của ngành.

 Các đối thủ cạnh tranh có chi phí cố định và dự trữ lớn  Thiếu sự phân hóa

 Sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh

Trang 22

Nguồn: M.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹthuật

Các đối thủ tiềm ẩn

Mô hình của M.Porter chú ý tới các DN có khả năng xâm nhập thị trường trong tương lai Những ngươi mới bước vào kinh doanh ở một lĩnh vực, một ngành, một thị trường nao đó mang theo những khả năng mới với mong muốn được chia xẻ một vị trí trên thị trường Điều này làm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của DN hiện tại Kết quả của sự câm nhập làm cho giá cả giảm xuống, chi phí tăng lên làm lợi nhuận giảm đi Tuy nhiên, khi mới gia nhập một thị trường mới thì DN cũng gặp phải “rào cản gia nhập” Rào cản gia nhập bao gồm những yếu tố sau:

 Hiệu quả kinh tế theo quy mô  Hiệu quả đường cong kinh nghiệm  Yêu cầu về vốn

 Chi phí chuyển mối

 Thiết lập các kênh phân phối mới  Các chính sách của chính phủ

 Sự phản ứng của các nhà cạnh tranh khác

Các hàng hóa và dịch vụ thay thế cũng là một yếu tố quan trọng cần được phân tích Hàng hóa và dịch vụ thay thế gồm có hàng hóa và dịch vụ thay thế hiện tại và trong tương lai Sự thay thế này do các nguyên nhân sau: sự xuất hiện hàng hóa mới có cùng giá cả nhưng có nhiều tính năng sử dụng cao hơn, được sản xuất bằng phương pháp hiện đại hơn, bằng nguyên vật liệu tốt hơn hoặc cũng có thể là sự chuyển hướng của người tiêu dùng.

Sức ép từ phía nhà cung cấp:

Nhà cung cấp là một lực lượng quan trọng trong mô hình của M.Porter, điều này thể hiện qua sức ép của người cung cấp, đó là:

 Sự độc quyền của nhà cung cấp:  Tạo ra sự khác biệt của sản phẩm

Trang 23

 Chi phí chuyển đổi người cung cấp  Khả năng hội nhập

 Khi DN không phải la khách hàng của chính họ  Sự phân chia giá trị gia tăng

 Khả năng liên kết của các nhà cung cấp

 Là khách hàng kiểm soát được mạng lưới các kênh phân phối quan trọng tới đầu ra của DN

 Khi khách hàng có thể chuyển mối mua hàng chọn người cung cấp khác

 Khi khách hàng có thu nhập thấp

 Trường hợp DN mới tham gia vào thị trường mà chưa thiết lập được hệ thống phân phối, trong trường hợp này họ chịu sức ép từ phía các đại lý và người bán lẻ

 Khi khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu và giá cả trên thị trương và các hàng hóa của DN thì quyền mặc cả của khách hàng càng lớn.

1.3.3.2 Mô hình SWOT

SWOT là mô hình phân tích rất hiệu quả trong việc xác định điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), nguy cơ (threats) mà DN gặp phải Thực hiện phân tích sử dụng mô hình SWOT giúp DN tập trung vào các hoạt động mà DN có thế mạnh hay các hoạt động mà DN có cơ hội.

Mô hình SWOT phân tích các yếu tố sau đây:

Trang 24

Điểm mạnh : bao gồm các lợi thế của DN, những nguồn lực nào mà DN có/

sở hữu và được đối thủ cạnh tranh đánh giá DN là mạnh

Điểm yếu : bao gồm các hoạt động mà DN phải điều chỉnh, các mặt mà DN

phải nâng cao và các vấn đề mà DN cần né tránh…

Cơ hội : bao gồm các cơ hội tốt cho DN, những xu hướng phát triển thuận lợi

cho DN

Các cơ hội có thể xuất phát từ:

 Thay đổi môi trường và công nghệ ở cả quy mô nhỏ và quy mô lớn  Thay đổi các chính sách của Chính phủ liên quan đến ngành kinh doanh của DN

 Thay đổi các yếu tố: xã hội, dân cư, lối sống…

Nguy cơ và thách thức : bao gồm các khó khăn mà DN đang gặp phải, yêu

cầu đặc biệt mà DN đang bị ảnh hưởng, sự thay đổi môi trường và công nghệ có ảnh hưởng đến DN, ảnh hưởng do các vấn đề tài chính, các điểm yếu đe dọa đến quá trình kinh doanh của DN

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh

1.3.4.1 Các chỉ tiêu định tính

Uy tín, hình ảnh so với đối thủ cạnh tranh

Khách hàng sẽ đánh giá một sản phẩm có sức cạnh tranh hay không thông qua hình ảnh, uy tín mà doanh nghiệp sản xuất ra nó Một doanh nghiệp không có thương hiệu hay thương hiệu của nó được ít người biết đến thì khách hàng sẽ dè chừng hoặc có tâm lý không tin tưởng và cho rằng sản phẩm mà nó làm ra chất lượng không cao mặc dù đôi khi sự thật không phải là như vậy.

Sức cạnh tranh gắn với một sản phẩm cụ thể nhưng sản phẩm đó không thể tách rời và không thể độc lập với doanh nghiệp làm ra nó Vì vậy hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp là nền tảng vững chắc khiến cho một sản phẩm có được sức cạnh tranh hơn các sản phẩm cùng loại do đối thủ cung cấp.

Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng nhìn nhận rõ hơn tầm quan trọng của thương hiệu, xây dựng một thương hiệu mạnh là mơ ước của nhiều doanh

Trang 25

nghiệp Để đạt được điều đó thì các doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp các sản phẩm có sức cạnh tranh

Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt vì hàng hóa của nó là tiền tệ Do vậy mà uy tín, hình ảnh của ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự lựa chọn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Không ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà có nhiều nguy cơ phá sản hay một ngân hàng mới thành lập vì người ta cho rằng nó không đáng tin cậy.

Mức chênh lệch về chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh

Cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác cung ứng trên thị trường, để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cần có một số chỉ tiêu nhất định Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể nêu lên một số chỉ tiêu vừa có tính chất định tính vừa có tính chất định lượng:

 Quan trọng nhất là sự thoả mãn sự hài lòng của khách hàng Dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Không những vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chất lượng của khách hàng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch

 Sự hoàn hảo của dịch vụ Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót trong giao dịch của ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng Bên cạnh đó là những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng này càng giảm thiểu và đến mức không còn rủi ro

 Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng không ngừng tăng lên Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng dịch vụ, sự phát triển dịch vụ và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên Song, chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả Bởi vì nếu như chất lượng dịch vụ không

Trang 26

đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng các dịch vụ và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa vì không được khách hàng chấp nhận

 Một số chỉ tiêu khác Đó là khả năng cạnh tranh về dịch vụ ngày càng được nâng lên, thị phần của từng loại dịch vụ của ngân hàng không ngừng được giữ vững và tăng lên Thí dụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ,….Để đạt được mục tiêu đó, tất nhiên là còn tuỳ thuộc vào sự đa dạng dịch vụ, nghiệp vụ Marketing, uy tín và danh tiếng của ngân hàng, quy mô và màng lưới của ngân hàng Song đương nhiên là chất lượng dịch vụ sẽ tạo lên danh tiếng, uy tín lâu dài cho ngân hàng, thu hút khách hàng

Chỉ tiêu thứ bậc cạnh tranh

Để đánh giá một dịch vụ do một DN cung cấp có sức cạnh tranh hay không, một trong các chỉ tiêu mà người tiêu đùng dễ nhận biết nhất đó là thứ bậc cạnh tranh của DN so với các đối thủ trong ngành Thứ bậc cạnh tranh là gì? Thứ bậc cạnh tranh có nghĩa là trong ngành, DN được người tiêu dùng đánh giá là đứng ở vị trí thứ mấy Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng TMCP Ngoại thương được người tiêu dùng biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn tiền gửi do nó có lịch sử hình thành lâu đời nhất so với các ngân hàng thương mại khác, hay nói đến hoạt động thanh toán quốc tế là người ta nghĩ ngay đếnVCB mà không phải là Agribank hay ACB hay bất cứ ngân hàng nào khác Như vậy, khi một ngân hàng được đánh giá là có vị trí cao trong thứ bậc cạnh tranh thì sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp ắt hẳn cũng phải có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.

1.3.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

Số lượng ngoại tệ thu được so với các ngân hàng khác

Đây cũng là một chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của một dịch vụ Nếu lượng ngoại tệ mà nó thu hút được lớn hơn các ngân hàng khác thì hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của ngân hàng đó có sức cạnh tranh hơn các ngân hàng khác bởi lẽ, số lượng ngoại tệ thu hút được phản ánh mức độ hấp dẫn cũng như mức độ ưa chuộng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng Số lượng ngoại tệ thu hút được thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu hay làm thỏa mãn lợi ích của

Trang 27

khách hàng về dịch vụ thu hút vốn ngoại tệ Nếu duy trì được số lượng ngoại tệ thu hút qua các năm cao chứng tỏ dịch vụ duy trì và nắm vững thị phần

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ ưa chuộng hàng hóa dịch vụ trên thị trường, khả năng đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và sức tiêu thụ sản phẩm dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ càng nhiều chứng tỏ sản phẩm dịch vụ đó có sức cạnh tranh càng lớn Để giành được số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, DN cần chú trọng đến công tác Marketing, quảng bá hình ảnh, thương hiệu để khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ của mình cũng như các đặc tính vượt trội mà sản phẩm dịch vụ đem lại cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất Từ đó lôi kéo khách hàng về phía mình Nếu số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của DN ít cũng có thể phản ánh được sự yếu kém về sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nói riêng và của doanh nghiệp nói chung.

Mức độ chi phí cho dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh

Đối với dịch vụ thì mức chi phí cho dịch vụ chính là giá thành, nó kết cấu lên giá cả của dịch vụ là phí dịch vụ Giá cả là một yếu tố nhạy cảm, là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ Hai sản phẩm dịch vụ có chất lượng và công dụng như nhau thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm dịch vụ nào có giá thấp hơn Khi mức sống của người tiêu dùng còn thấp, khả năng thanh toán chưa cao thì khách hàng thường tìm đến các sản phẩm dịch vụ có giá thấp hơn Nhưng khi mức sống của người dân được nâng lên thì họ sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm dịch vụ có mức giá cao hơn để thu được những lợi ích lớn hơn

Để thu được lợi nhuận trên thị trường mà vẫn có thể định được mức giá thấp hơn so với đối thủ khác, điều đó chứng tỏ sản phẩm dịch vụ mà DN cung cấp có sức cạnh tranh khá tốt trên thị trường Nếu xét trên một mặt bằng chất lượng sản phẩm, với mức giá cao, sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đó sẽ bị giảm sút

Trang 28

Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt kết hợp với mức chênh lệch về giá cả so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm dịch vụ đó của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao và ngược lại.

Thị phần chiếm lĩnh so với đối thủ cạnh tranh

Thị phần là một trong những chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh của một dịch vụ hay một hàng hóa nói chung Thị phần là phần trăm thị trường mà một dịch vụ chiếm lĩnh được Độ lớn của chỉ tiêu này cho biết vị thế của dịch vụ trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ dịch vụ đang có sức cạnh tranh cao và có tiềm năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp nó cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị phần của DN là thấp, khách hàng sử dụng dịch vụ không nhiều, điều đó nói lên dịch vụ có sức cạnh tranh kém Do đó DN cần xem lại, cải tiến để nâng cao sức tiêu thụ của dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính, dễ so sánh Tuy nhiên phương pháp này khó chính xác do việc xác định tổng mức tiêu thụ của thị trường là rất khó khăn.

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONGHOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM

Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thể hiện thông qua:

Thứ nhất: xuất phát từ lợi ích của việc nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt

động thu hút vốn ngoại tệ Đó là:

Vốn là một nhân tố quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành bại của một DN, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng thì vai trò của vốn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không có vốn thì không thể thực hiện được bất cứ kế hoạch, chiến lược gì Ngay nay quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, do vậy nhu cầu về ngoại tệ để đáp ứng khả năng thanh toán cũng như đầu tư ra nước ngoài là rất lớn Các nghiệp vụ này được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại là chủ yếu Chính vì vậy, việc thu hút được nhiều

Trang 29

ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng cũng như phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình là một lợi thế rất lớn đối với mỗi ngân hàng Vậy làm sao để thu hút được nhiều ngoại tệ và sử dụng nó cho có hiệu quả? Mỗi ngân hàng phải tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một thương hiệu mạnh, được nhiều người biết đến đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Do vậy, nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ là hết sức cần thiết.

Thứ hai: Do cơ chế thị trường đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam phải nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của mình Do lịch sử hình thành, VCB trước kia là một Ngân hàng Nhà nước và do nền kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế tập trung bao cấp, chỉ có những DN nhà nước mới được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó dẫn đến độc quyền trong ngân hàng - chỉ có ngân hàng nhà nước mới được thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế Nhưng hiện nay, trong cơ chế thị trường, DN nào cũng có thể thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và ngân hàng nào cũng được tham gia thanh toán quốc tế Do đó, thế độc tôn không còn nữa, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra các sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh cao.

Thứ ba: Nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế Theo lộ trình cam kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng - tài chính là lĩnh vực mà nước ta cam kết mở cửa, cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tương đối sớm Do vậy, cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà nó còn có sức nóng cạnh tranh từ ngân hàng ngoại Nếu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng không có sức cạnh tranh thì sớm hay muộn cũng bị thua trên sân nhà Vì thế, ngay từ bây giờ các ngân hàng của Việt Nam nói riêng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng cần phải có những giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thu hút vốn ngoại tệ nói riêng.

Trang 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚTVỐN NGOẠI TỆ

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNHHÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Những thông tin chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Tên viết tắt Tiếng Anh: Vietcombank (VCB).

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-9343137.

Fax: 84-4-8269067.

Telex: 411504/411229 VCB – VT.

Trang 31

Swift: BFTV VNVX.

Webside: www.vietcombank.com.vn.

Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103024468 được cấp ngày 02/06/2008

Vốn điều lệ và lĩnh vực kinh doanh: Giấy phép hoạt động số

138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 23/05/2008 Theo nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động, vốn điều lệ của VCB là 12.100.860.260.000 đồng, lĩnh vực kinh doanh là kinh doanh ngân hàng với các nghiệp vụ được phép tiến hành gồm:

o Huy động vốn: Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền

gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

o Hoạt động tín dụng: Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho

vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

o Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Bao gồm mở tài khoản, cung

ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.

o Các hoạt động khác theo quy định: Bao gồm hoạt động góp vốn,

mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc VNĐ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ.

2.1.2 Quá trình hình thành phát triển và các mốc lịch sử chính

Trang 32

 Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB được chính thức thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính Phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)….Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ cảu Nhà Nước và về quan hệ với NHTW các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế.

 Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

 Năm 1978, NHNT thành lập công ty tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong

 Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với Hàn Quốc : Shinhan Vina Bank.

 Năm 1994, NHNT thành lập công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT nay là công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.

 Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/ QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-H5 ngày 27 tháng 03 năm 1993 của Thống đốc NHNN Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình của Tổng công ty 90, 91

Trang 33

 Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris - Cộng hòa Pháp, tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga Cùng năm này, VCB đã khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore.

 Năm 1997, VCB thành lập văn phòng đại diện tại Singapore Cùng năm, VCB đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

 Năm 1998, VCB thành lập công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing.

 Năm 2002, VCB thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS.

 Năm 2005, VCB góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán – VCBF.

 Năm 2006, Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng “ Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu” và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng châu Á Cũng trong năm này, NHNT được vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu “Điển hình sáng tạo” trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.

 Năm 2007, NHNT được trao tặng thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ thương mại tổ chức Đặc biệt, thương hiệu VCB lọt vào Top Ten trong số 98 thương hiệu đạt giải

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Trong năm 2002, mô hình tổ chức tại Hội sở chính của Vietcombannk đã được cơ cấu lại bằng việc sắp xếp lại các phòng ban, phân tích lại chức năng nhiệm vụ các phòng theo mô hình định hướng khách hàng kết hợp với sản phẩm dựa theo tiêu chí và mô hình quốc tế Đến năm 2006, trên cơ sở ứng dụng các phương thức quản lý hiện đại trong khuôn khổ các khuyến nghị của tư vấn

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về mô hình tổ chức, Ngân hàng Ngoại thương đã thực

hiện cơ cấu lại lần nữa và thành lập mới một số phòng ban tại Hội sở chính, hướng tới thực hiện chiến lược của Ngân hàng trong các lĩnh vực như ngân hàng bán lẻ và phục vụ các khách hàng doanh nghiệp tốt hơn nữa Cụ thể là Khối tín

Trang 34

dụng được sắp xếp thành các phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản lý nợ Bên cạnh đó, sự ra đời của một số phòng mới như Chính sách Tín dụng, Tài trợ Thương mại, Dịch vụ Tài khoản Khách hàng, Chính sách và Sản phẩm, Ngân hàng Bán lẻ, Kế toán Tài chính Hội sở chính (tách ra khỏi phòng Kế toán Tài chính Trung ương) Mô hình tổ chức trên tiếp tục được duy trì tới thời điểm này

Trước đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các hoạt động trong nhiều lĩnh vực, Vietcombank đã từng bước thành lập và đưa vào hoạt động các

công ty con ở trong nước, nước ngoài cũng như các công ty liên doanh.

Trang 35

Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức NHTMCP Ngoại thương Việt NamChủ tịch HĐQT

Ủy ban rủi ro

Hội đồngXử lý rủi ro TW

Ban Kiểm soát

Kiểm toán nội bộTổng Giám Đốc

Hội đông tín dụng TWỦy ban Quản lý tai sản Nợ/Có

Phó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám Đốc

Kế toán tài chính NHNT

Kiểm tra nội bộKế toán kinh doanh Trung tâm thanh toán

Quản lý Ngân quỹThanh toán liên ngân

Trang 36

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, Vietcombank luôn được biết đến như là một NHTM hàng đầu, là bạn hàng của các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.

Với một mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch hoạt động tại các thành phố lớn, các địa phương có nền kinh tế năng động, Vietcombank lại có cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành khá, từng bước đổi mới, phấn đấu theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm ngân hàng truyền thống như đầu tư vốn, tài trợ thương mại và mở rộng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ tín dụng quốc tế, các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư

Vietcombank còn được đánh giá là một NHTM đi đầu trang bị công nghệ mới nhằm đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng.

Về hiệu quả kinh doanh: Trong nhiều năm qua Vietcombank luôn là NHTM có số thu nhập lớn nhất, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước ở mức cao nhất so với các NHTM khác Thu nhập năm sau luôn luôn cao hơn năm trước và cơ cấu nguồn thu được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ thu từ dịch vụ ngân hàng; thu về kinh doanh vốn Kết quả kinh doanh của Vietcombank trong những năm gần đây đã được các công ty kiểm toán quốc tế độc lập, các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế xem xét, xác định các thông số được đề cập trong các báo cáo của Vietcombank là rõ ràng và minh bạch.

Hoạt động kinh doanh của VCB gồm hai mảng chính là các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại

 Dịch vụ tài khoản

Thông qua tài khoản mở tại VCB, khách hàng có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như sec, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ, …Để thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ sinh

Trang 37

hoạt như: điện, nước, điện thoại… một cách thuận tiện và an toàn Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng lãi suất tính trên số dư trên tài khoản.

 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư

Đây là hình thức huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau Loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào VCB chủ yếu là đồng Việt Nam và một số loại ngoại tệ mạnh như USD, Bảng Anh, EURO Hình thức gửi tiền: tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản.

 Phát hành giấy tờ có giá

Phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động vốn của ngân hàng Các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi là những công cụ nợ, ghi nhận khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng sở hữu các công cụ đó Tùy theo nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong từng thời kỳ mà VCB sẽ phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặc trái phiếu Đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất cao.

 Dịch vụ chiết khấu chứng từ

Chiết khấu chứng từ là việc VCB thực hiện mua lại các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

 Dịch vụ cho vay

VCB thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn vay Phương thức cho vay rất đa dạng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án và đặc biệt là phương thức cho vay hợp vốn

Dịch vụ ngân hàng hiện đại

 Dịch vụ bảo lãnh

 Hiện tại, VCB đang cung cấp nhiều loại bảo lãnh với các hình thức bảo lãnh khác nhau như:

Trang 38

 Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (Telex/Swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác.

 Thông báo bảo lãnh

 Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu

 Các hình thức khác theo quy định của pháp luật  Dịch vụ thuê mua tài chính

Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh VCB cung cấp dịch vụ thuê mua tài chính mà qua đó, khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần từ thuê trong suốt thời hạn đã được thỏa thuận và không được hủy hợp đồng thuê trước thời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

Đối tượng trong dịch vụ thuê mua tài chính mà VCB cung cấp bao gồm: thiết bị xây dựng công trình và khai khoáng; phương tiện giao thông vận tải và thủy lợi; các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị nâng hạ thủy lực, cơ khí chính xác; thiết bị viễn thông văn phòng; thiết bị chuyên ngành và các loại động sản khác…

 Dịch vụ thanh toán quốc tê

VCB là NHTM đầu tiên của Việt Nam tham gia hệ thống thanh toán Swift (hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán Thông qua VCB, khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm thời gian.

 Dịch vụ chuyển tiền

Với mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới và mạng lưới Sở giao dịch và các chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn cũng như có

Trang 39

chất lượng thanh toán Swift quốc tế nhất tại Việt Nam, VCB nhận thực hiện mọi yêu cầu chuyển tiền đi hoặc đến của khách hàng trong và ngoài nước một cách cập nhật, chính xác, an toàn, thủ tục đơn giản và mức phí hấp dẫn nhất

 Dịch vụ thẻ

Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, hiện tại VCB là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diner Club, China UnionPay.

Bên cạnh đó, VCB còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank Master Card, Vietcombank American Express Trong đó, VCB là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express

Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4/2002, VCB phát hành thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 Thẻ Connect 24 cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động tại các máy ATM của VCB trên toàn quốc, đồng thời có thể thanh toán các hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của VCB.

 Dịch vụ nhờ thu trơn

Dịch vụ nhờ thu trơn là một trong những dịch vụ phổ biến nhất hiện nay được các khách hàng sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế Đối tượng nhờ thu là các tờ séc đích danh do ngân hàng nước ngoài phát hành trả cho người hưởng có tên trên séc hoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành Về kết quả thanh toán nhờ thu, VCB sẽ trả tiền cho người thụ hưởng trong vòng 24h kể từ khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài

 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

VCB cung cấp các dịch vụ về ngoại hối phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng bao gồm: hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi (SWAP), hợp đồng quyền chọn (OPTION) VCB còn có thể tư vấn miễn phí về quản lý tài sản, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi cho khách hàng.

 Dịch vụ ngân hàng đại lý

Trang 40

Đối với các ngân hàng đại lý, VCB có nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn cung cấp cho khách hàng Ngoài những sản phẩm ngân hàng đại lý truyền thống như phục vụ thanh toán qua tài khoản bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền quốc tế, dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, giao dịch thị trường tiền tệ, đồng tài trợ, VCB còn luôn đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân hàng điện tử (VCB Money), mua bán trái phiếu kỳ hạn… VCB đồng thời cũng cung cấp dịch vụ Sub-member cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được trực tiếp tham gia hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN.

Liên quan đến các nghiệp vụ L/C, chuyển tiền, VCB có thể đóng vai trò là đối tác với các ngân hàng đại lý thông qua các nghiệp vụ như ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng, ngân hàng xác nhận, ngân hàng nhờ thu, ngân hàng tư vấn hay cung cấp dịch vụ khác theo yêu của ngân hàng đối tác Để phục vụ các nhu cầu giao dịch thanh toán, VCB duy trì nhiều tài khoản nostro tại các ngân hàng bạn.

Dịch vụ ngân hàng đầu tư :

Bên cạnh nghiệp vụ đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ do VCB trực tiếp thực hiện, các dịch vụ ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý quỹ, được VCB cung cấp thông qua 2 công ty trực thuộc là công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương – VCBS, Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán NHNT – VCBF.

 Kinh doanh chứng khoán và các công cụ phái sinh:

Bên cạnh hoạt động tài trợ, cho vay với mức sinh lời cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, VCB còn sử dụng một phần giá trị tài sản vào các hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá ngắn hạn, kinh doanh chứng khoán và các hợp đồng phái sinh nhằm ổn định thu nhập, tăng cường tính thanh khoản của bảng cân đối tài sản và giảm thiểu rủi ro Các loại chứng khoán mà VCB đầu tư chủ yếu là tín

Ngày đăng: 01/09/2012, 13:59

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 1.1.

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức NHTMCP Ngoại thươngViệt Nam - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.1.

Mô hình cơ cấu tổ chức NHTMCP Ngoại thươngViệt Nam Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 2.2: DTXK của VCB từ năm 2004-2008 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.2.

DTXK của VCB từ năm 2004-2008 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngành của VCB từ năm 2004-2008 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.3.

Tốc độ tăng trưởng DTXK và tốc độ tăng thị phần so với toàn ngành của VCB từ năm 2004-2008 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 2.4: Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2007 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.4.

Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003-2007 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2004-2008 của VCB - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.6.

Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2004-2008 của VCB Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 2.7: Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.7.

Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.8: Giá USD bán ra theo niêm yết của các ngân hàng thương mại từ đầu năm 2008 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.8.

Giá USD bán ra theo niêm yết của các ngân hàng thương mại từ đầu năm 2008 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ của VCB - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.9.

Cơ cấu lao động theo trình độ của VCB Xem tại trang 58 của tài liệu.
Hình 2.10. Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong nước của VCB qua các năm  - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.10..

Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong nước của VCB qua các năm Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.1: Chương trình khuyến mại của dịch vụ MoneyGram Số tiền  nhận (USD)Từ 5000 trở lênTừ 4000 đến dưới 5000Từ 3000 đến dưới 4000Từ 2000 đến dưới 3000 Từ 1000  đến dưới 2000 Dưới 1000 Giá trị quà  - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Bảng 2.1.

Chương trình khuyến mại của dịch vụ MoneyGram Số tiền nhận (USD)Từ 5000 trở lênTừ 4000 đến dưới 5000Từ 3000 đến dưới 4000Từ 2000 đến dưới 3000 Từ 1000 đến dưới 2000 Dưới 1000 Giá trị quà Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VNĐ của VCB từ năm 2004-2008 - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

Hình 2.11.

Biểu đồ cơ cấu vốn huy động Ngoại tệ/VNĐ của VCB từ năm 2004-2008 Xem tại trang 69 của tài liệu.
2.3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH DịCH VỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB - NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.DOC

2.3..

VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH DịCH VỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan