ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HOÁ HỌC Năm học : 2011–2012 - Trường THPT chuyên Bến Tre pdf

6 707 8
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HOÁ HỌC Năm học : 2011–2012 - Trường THPT chuyên Bến Tre pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD–ĐT Bến Tre Trường THPT chuyên Bến Tre (Đề gồm 6 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HOÁ HỌC (Dùng chung cho cả hai khối A,B) Năm học : 2011–2012 Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 132 A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 2,05 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Zn vào một vừa đủ dung dịch HCl. Sau phản ứng, thu được 1,232 lít khí ở đktc và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là A. 6,480g. B. 6,245g. C. 5,955g. D. 4,320g. Câu 2: Để điều chế 1 lượng nhỏ khí nitơ trong phòng thí nghiệm người ta A. nhiệt phân amoniac với xúc tác bột sắt. B. đun nóng dung dịch amoni nitrít bão hoà. C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. cho Al tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư. Câu 3: Thuỷ phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng thuỷ phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , sau phản ứng hoàn toàn thu được 35,1 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân mantozơ là A. 50,0% B. 45,0% C. 72,5% D. 62,5% Câu 4: Để chứng minh O 3 có tính oxi hóa mạnh hơn O 2 người ta dùng hóa chất nào sau đây ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO 3 . C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ. (b) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (c) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (d) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . (e) Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 6: Phương pháp điều chế kim loại nào sau đây không đúng? A. Cr 2 O 3 + 2Al → o t 2Cr + Al 2 O 3 B. CaCO 3 → o t CaO o +CO, t → Ca C. Ag 2 S NaCN + → Na[Ag(CN) 2 ] Zn+ → Ag D. 2AgNO 3 → o t 2Ag + 2NO 2 +O 2 Câu 7: Butan–2–on không phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. H 2 , CuO, H 2 O B. H 2 , HCN, dung dịch AgNO 3 /NH 3 C. dung dịch Br 2 , dung dịch KMnO 4 D. Na, O 2 , Cu(OH) 2 Câu 8: Cho các hợp chất sau: (1) CH 3 -CH(NH 2 )-COOH (2) Caprolactam (3) CH 2 O và C 6 H 5 OH (4) C 2 H 4 (OH) 2 và p-C 6 H 4 (COOH) 2 (5) H 2 N[CH 2 ] 5 NH 2 và HOOC[CH 2 ] 4 COOH. Các hợp chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng? A. 3,4 B. 1, 3, 4, 5 C. 3,5 D. 1,2,3,4,5 Câu 9: Chất X chứa C, H, O có tỷ khối đối với H 2 là 30. X có phản ứng tráng gương, số công thức cấu tạo phù hợp của X là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 10: Cho các chất: 1,2–đimetylxiclopropan, isobutilen, isopren, vinyl axetilen, cumen, anđehit acrylic, toluen, naphtalen, xiclohexan, anilin. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Trang 1/6 -đề thi 132 Câu 11: Cho các chất: BaCl 2 ; Na 2 HPO 3 ; NaHCO 3 ; NaHSO 3 ; NH 4 Cl; AlCl 3 ; CH 3 COONH 4 , Al 2 O 3 , Zn, ZnO. Số chất lưỡng tính là A. 5 B. 6 C. 8 D. 7 Câu 12: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,1M là: A. 250 ml. B. 200 ml. C. 150 ml. D. 100 ml. Câu 13: Chọn phát biểu đúng về O 2 và O 3 ? A. O 2 và O 3 có số proton và nơtron trong phân tử như nhau. B. O 2 và O 3 có tính oxi hoá manh như nhau. C. O 2 và O 3 là các dạng thù hình của nguyên tố oxi. D. Cả O 2 và O 3 đều phản ứng được với các chất Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường. Câu 14: Trong pin điện hóa Cu-Ag tại điện cực âm xảy ra quá trình: A. Khử Cu 2+ B. Khử Ag + C. Khử H 2 O D. Oxi hóa Cu Câu 15: Khi tiến hành đồng trùng hợp buta–1,3–đien và stiren thu được 1 loại polime là caosu buna– S. Đem đốt 1 mẫu cao su này ta nhận thấy số mol O 2 tác dụng bằng 1,325 lần số mol CO 2 sinh ra. 19,95 gam mẫu cao su này làm mất màu tối đa bao nhiêu gam brom? A. 42,67 B. 39,90 C. 30,96 D. 36,00 Câu 16: Phát biểu nào không đúng: A. phèn nhôm-kali là chất dùng làm trong nước đục B. Quặng manhetit dùng để luyện thép C. Quặng hematit đỏ để sản xuất gang D. Quặng boxit dùng để sản xuất nhôm Câu 17: Số chất ứng với công thức phân tử C 4 H 10 O 2 có thể hoà tan được Cu(OH) 2 là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 18: Trung hoà 5,4 gam X gồm CH 3 COOH, CH 2 =CHCOOH, C 6 H 5 OH và C 6 H 5 COOH cần dung Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị V là. A. 700 B. 669,6 C. 350 D. 900 Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe vào dung dịch HCl. (b) Đốt dây sắt trong hơi brom. (c) Cho Fe vào dung dịch AgNO 3 dư. (d) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I 2 . (e) Cho Fe(OH) 2 vào dung dịch HNO 3 loãng, dư. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn este X thu được số mol CO 2 bằng số mol H 2 O. Vậy X là A. este hai chức no, mạch hở. B. este đơn chức, no, mạch hở. C. este đơn chức, có 1 vòng no D. este đơn chức, mạch hở, có một nối đôi. Câu 21: Các ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. Cu 2+ , Fe 3+ , SO 4 2- , NO 3 - B. Ba 2+ , Na + , HSO 4 - , OH - C. Fe 3+ , I - , Cl - , K + D. Ag + , Fe 2+ , NO 3 - , SO 4 2- Câu 22: Cho các phản ứng : (1) CaC 2 +H 2 O → (2) CH 3 –C≡CAg+HCl → (3) CH 3 COOH+NaOH → (4) CH 3 COONH 4 +KOH → (5) Al 4 C 3 +HCl → (6) CH 3 NH 2 +HNO 2 → (7) Na 2 O+H 2 O (8) C 6 H 5 –NH 2 +HNO 2 0 0 5 C− → Có bao nhiêu phản ứng có chất khí sinh ra? A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 23: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và C 2 H 4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 4,6875. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là Trang 2/6 -đề thi 132 A. 50%. B. 40%. C. 20%. D. 25%. Câu 24: Tổng hệ số cân bằng (các hệ số là những số nguyên dương tối giản) của phản ứng Cu+HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 +NO+H 2 O là A. 8 B. 20 C. 12 D. 10 Câu 25: Hấp thụ hoàn toàn 0,56 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,016M và Ca(OH) 2 0,014M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,75. B. 1,00. C. 1,40. D. 0,65. Câu 26: Có 5 dung dịch riêng biệt: HCl, CuSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , HCl có lẫn CuSO 4 , AgNO 3 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 27: Hỗn hợp X gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với hiđro là 4,25. Dẫn hỗn hợp X qua xúc tác đun nóng để thực hiện phản ứng tổng hợp hiệu suất phản ứng là 28% thu được hỗn hợp khí Y. Phần trăm thể tích H 2 trong hỗn hợp Y là A. 62,79% B. 20,93% C. 21,59% D. 21,43% Câu 28: Cho dung dịch AgNO 3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là A. KCl. B. KI. C. K 3 PO 4 . D. KBr. Câu 29: Chia hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 24,64 lít khí H 2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H 2 O, thu được 17,92 lít khí H 2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 9,408 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của Na, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: A. 7,82; 18,9; 7,84. B. 9,20; 18,9; 6,72. C. 9,20; 16,2; 6,72. D. 7,82; 16,2; 7,84. Câu 30: Bình kín hỗn hợp (A) gồm O 2 và SO 2 có V 2 O 5 xúc tác. Đun nóng bình sau phản ứng, đưa về nhiệt độ ban đầu thì được hỗn hợp (B). Cho mệnh đề đúng: A. áp suất (B) nhỏ hơn A B. khối lượng (B) nhỏ hơn khối lượng (A) C. khối lượng (B) lớn hơn khối lượng (A) D. áp suất (B) lớn hơn (A) Câu 31: Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hiđroxyl? A. C 6 H 5 OH+NaOH → C 6 H 5 ONa+H 2 O B. C 6 H 5 OH+3H 2 0 Ni,t → C 6 H 11 OH C. C 6 H 5 OH+3Br 2 → C 6 H 2 Br 3 OH↓+3HBr D. C 6 H 5 ONa+CO 2 +H 2 O → C 6 H 5 OH+NaHCO 3 Câu 32: Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, propan–1,3–điol, fomalin, anbumin ta chỉ cần dùng A. Na B. dung dịch AgNO 3 /NH 3 C. Cu(OH) 2 D. dung dịch Na 2 CO 3 Câu 33: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: A. NaOH, Na 3 PO 4 , Na 2 CO 3 . B. KCl, Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 . C. HCl, NaOH, Na 2 CO 3 . D. HCl, Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 . Câu 34: X là 1 α–aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho 15 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 22,3 gam muối. X là A. Alanin B. Valin C. Glixin D. axit α–aminobutiric Câu 35: Khẳng định nào sau đây không đúng? A. Dung dịch natri phenolat làm quỳ tím hóa xanh B. Phản ứng cộng H 2 (xt Ni, t 0 ) vào hiđrocacbon không làm thay đổi mạch cacbon của hiđrocacbon. C. Lòng trắng trứng gặp HNO 3 tạo thành hợp chất có màu vàng. D. Đường saccarozơ gặp Cu(OH) 2 tạo thành hợp chất màu xanh lam. Câu 36: Chất nào dưới đây không thể điều chế axit axetic bằng một phản ứng? Trang 3/6 -đề thi 132 A. CH 3 CH 2 CH 2 CH 3 B. CH 3 CH 2 OH C. CH 4 O D. HCOOCH=CH 2 Câu 37: Trộn lẫn dung dịch các cặp chất sau: (1) NaAlO 2 + CO 2 (dư) (2) FeS 2 + HCl (3) CuSO 4 + NH 3 (dư) (4) Na 2 CO 3 (dư) + FeCl 3 (5) KOH (dư) + Ca(HCO 3 ) 2 (6) H 2 S + CuSO 4 . Có bao nhiêu trường hợp tạo thành kết tủa? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 38: Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na 2 CO 3 và y mol K 2 CO 3 thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và dung dịch chứa 138,825 gam chất tan. Tỉ lệ x:y là A. 11:4 B. 7:3 C. 9:4 D. 11:3 Câu 39: Dãy kim loại nào dưới đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ? A. Ba, Ca, Cu B. Na, K, Fe C. Ca, Na, Cr D. Na, Ba, K Câu 40: Khi điện phân một dung dịch muối,giá trị pH ở khu vực gần một điện cực giảm xuống. Dung dịch muối đem điện phân là : A. CuCl 2 B. CuSO 4 C. KCl D. K 2 SO 4 . B. PHẦN RIÊNG (Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: Phần I hoặc phần II): Phần I: Theo chương trình chuẩn: (10 câu từ câu 41–50) Câu 41: Đốt m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS 2 bằng oxi dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m–10,88 gam chất rắn Y. Nếu oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được 56,448 lít khí SO 2 (đktc). Giá trị của m là : A. 42,88 B. 43,20 C. 41,60 D. 40,32 Câu 42: Cho 26,08 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 27,52 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 4,48 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 41,48%. B. 60,12%. C. 51,85%. D. 48,15%. Câu 43: Cho 100 gam glixerol tác dụng với 3 mol HNO 3 đặc (xt: H 2 SO 4 đặc). Tính khối lượng sản phẩm chứa nhóm nitro thu được. Biết rằng có 70% glixerol và 60% HNO 3 đã phản ứng. A. 175,4 gam B. 213,2 gam C. 151,0 gam D. 174,5 gam Câu 44: Xét cân bằng hóa học của các phản ứng sau: (1) H 2 (k) + I 2 (k) 2HI(k) (2) 2SO 2 (k) + O 2 (k) 2SO 3 (k) (3) CaCO 3 (r) CaO (r) + CO 2 (k) (4) Fe 2 O 3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO 2 (k) (5) N 2 (k) + O 2 (k) 2NO (k) Khi tăng áp suất các phản ứng có bao nhiêu cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 45: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: A. Y < M < X < R. B. R < M < X < Y. C. M < X < R < Y. D. M < X < Y < R. Câu 46: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 2,2V lít khí. Thành phần phần trăm khối lượng Na trong X là(các khí đo ở cùng điều kiện) A. 22,12%. B. 24,,68%. C. 39,87%. D. 29,87%. Câu 47: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,18 mol FeCl 3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 2,88 gam B. 4,32 gam C. 2,16 gam D. 5,04 gam Câu 48: Một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin và 40% tristearin (về khối lượng) Xà phòng hóa hoàn toàn m gam mỡ trên thu được 138 gam glixerol. Giá trị của m là : A. 1,326 kg B. 1,335 kg C. 1,304 kg D. 1,209 kg Trang 4/6 -đề thi 132 Câu 49: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit chỉ có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H 2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic không tác dụng được với Cu(OH) 2 . (e) Amino axit là hợp chất lưỡng tính Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 50: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ: A. cumen B. xiclopropan. C. propan-2-ol. D. propan-1-ol. Phần II: Theo chương trình nâng cao: (10 câu từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Dung dịch X gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Điện phân ( với điện cực trơ ) hết ion kim loại trong 200 ml dung dịch X cần dùng dòng điện có I=1,2A với thời gian t=53,6 phút và khối lượng kim loai lớn nhất thoát ra trên catot là 2,8 g . Thêm 2,032 gam FeCl 2 vào 200 ml dung dịch X thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 2,870 B. 2,302 C. 2,734 D. 2,410 Câu 52: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,136 lít NO (sản phẩm khử duy nhất,ở đktc) và dung dịch X gồm 2 muối trong đó khối lượng Fe(NO 3 ) 3 là 2,7m gam. Giá trị của m là A. 16,8 B. 6,72 C. 8,96 D. 11,2 Câu 53: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Khí than ướt được điều chế bằng cách cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. B. Để loại bỏ chất khí clo gây ô nhiễm người ta dùng amoniac. C. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl 3 thu được kết tủa màu lục xám. D. Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân người ta dùng % P 2 O 5 . Câu 54: Cho 25 gam dung dịch ancol etylic $x^0$ tác dụng với Natri dư thu được 11,718 lít $H_2$ (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml và coi như sự hoà tan không làm co giãn thể tích. Giá trị của x là A. 38 B. 46 C. 54 D. 90 Câu 55: Hỗn hợp X gồm $Na_2O, Na_2O_2, Na_2CO_3, K_2O, K_2O_2, K_2CO_3$. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 50,85 gam chất tan gồm các chất tan có cùng nồng độ mol ; 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,889. Giá trị của m là A. 30,492 B. 22,689 C.28,84 D. 29,040 Câu 56: Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 5m gam $Fe_3O_4 $ vào dung dịch $H_2SO_4 $ (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 49 ml dung dịch $KmnO_4 $ 1M. Giá trị của m là A. 2,32. B. 7,20. C. 5,80 . D. 4,64. Câu 57: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol $H_2O$. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch $NaHCO_3$ thì thu được 1,8a mol $CO_2$. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là A. 25,419%. B. 11,33%. C. 46,67%. D. 20,00%. Câu 58: Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca 2+ ; 0,08 mol Cl – ; x mol HCO 3 – và y mol NO 3 – . Đem cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 16,44 gam hỗn hợp chất rắn khan Y. Nếu thêm y mol HNO 3 vào dung dịch X sau đó cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 25,56 B. 27,84 C. 30,84 D. 28,12 Câu 59: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K 2 CO 3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch CaCl 2 (dư), thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 1,2. B. 1,8. C. 3,4. D. 1,6. Trang 5/6 -đề thi 132 Câu 60: Chuỗi phản ứng: CH 3 –CH 2 –COOH 2 Cl , 1 : 1, xt + → A 0 NaOH, t + → . B + → HCl dö C + → dd KOH dö D Với D là: A. CH 3 CH(OH)COOK B. CH 2 (OK)CH 2 COOK C. CH 3 CH(OK)COOK D. CH 2 (OH)CH 2 COOK Ghi chú : thắc mắc và trao đổi xin gửi về email : hvchung200817@gmail.com HẾT Trang 6/6 -đề thi 132 . Sở GD–ĐT Bến Tre Trường THPT chuyên Bến Tre (Đề gồm 6 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HOÁ HỌC (Dùng chung cho cả hai khối A,B) Năm học : 2011–2012 Thời. 3. Câu 5 0: Trong công nghiệp, axeton được điều chế t : A. cumen B. xiclopropan. C. propan-2-ol. D. propan-1-ol. Phần II: Theo chương trình nâng cao: (10 câu

Ngày đăng: 16/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan