TIỂU LUẬN: Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan pot

67 1.9K 18
TIỂU LUẬN: Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN: Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan LỜI MỞ ĐẦU Thuế xuất nhập khẩu ngay từ khi ra đời đã luôn khẳng định được vai trò của nó trong việc đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo hộ sản xuất trong nước, và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu Ngân sách Nhà nước. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hóa của xu thế hội nhập, cùng với yêu cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế như từng bước phải cắt giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong công tác thu thuế của ngành Hải quan. Thêm vào đó, việc quản lý số thu thuế, tình hình nợ thuế, tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của các đối tượng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc trốn thuế, nợ thuế xảy ra tất cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không đến đường bưu điện, xảy ra mọi hình thức, tính chất của hàng hóa xuất nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế nhập khẩu. Đó có thể là nguyên nhân khách quan như chính sách chế độ thay đổi, đối tượng nộp thuế gặp tai họa bất ngờ…hay là nguyên nhân chủ quan như đối tượng nộp thuế cố tình gian lận, trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế… Và cho dù là nguyên nhân nào đi nữa, thất thu thuế nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước, đến môi trường kinh doanh và làm giảm tính hiệu lực của các công cụ quản lý thuế. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để chống thất thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như nhận thấy tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuế nhập khẩu, kết hợp với những kiến thức đã lĩnh hội được từ quá trình học tập trường cũng như qua một thời gian được nghiên cứu, tìm hiểu và thực tập tại Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, phụ ;ục và tài lieu tham khảo, chuyên đề thực tập của em gồm có ba chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về chống thất thu thuế nhập khẩu. Chương II: Thực trạng chống thất thu thuế nhập khẩu Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan. Chương III: Phương hướng và giải pháp trong công tác chống thất thu thuế nhập khẩu Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan. CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU. 1.1 Khái quát về thuế nhập khẩu 1.1.1 Khái niệm về thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam kể cả hàng từ thị trường Việt Nam vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan ra thị trường Việt Nam theo quy định.  Đặc điểm của thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩuthuế gián thu, được cấu thành trong giá cả hàng hóa nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. - Thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: xu hướng thương mại kinh tế quốc tế hay hiện tượng biến động kinh tế quốc tế…Thuế nhập khẩu cũng có tác động điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. 1.1.2 Vai trò của thuế nhập khẩu 1.1.2.1 Thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước Nguồn thu ngân sách nhà nước được cấu thành từ các nguồn chính: thuế, phí, lệ phí. Trong đó, thuế đóng góp một tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến quy mô ngân sách. Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu chiếm một phần quan trọng. Thông qua thuế nhập khẩu Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa tập trung vào ngân sách. Tùy thuộc vào mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại, quan điểm sử dụng mà thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò khác nhau đối với những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu ngân sách Nhà nước. Với các nước phát triển, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước (chỉ từ 1-5%). Tuy nhiên, các nước đang phát triển, thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách. Việt Nam những năm gần đây, thuế xuất khẩu, nhập khẩu( mà chủ yếu là thuế nhập khẩu) đóng góp khoảng 25-30% trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế: ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, WTO… nguồn thu về thuế nhập khẩu giảm dần trong tổng thu về thuế. 1.1.2.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển Thuế nhập khẩu tác động trực tiếp tới đầu vào quá trình sản xuất thông qua việc đánh thuế trên hàng nhập khẩu là máy móc, tư liệu, thiết bị sản xuất… Ngoài chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế giống như các loại thuế gián thu khác, thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước qua việc tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu, cụ thể: - Với hàng hóa là thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, việc đánh thuế nhập khẩu thấp tác động trực tiếp đến đầu vào của sản phẩm, giá đầu vào giảm, giúp doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện đổi mới công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Nhà nước thế hiện quan điểm của mình thông qua chính sách thuế nhập khẩu, và qua nội dung chính sách thuế nhập khẩu, thị trường sẽ xác định tín hiệu hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ ngành sản xuất kém hiệu quả sang ngành sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng là chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia. - Với những loại hàng hóa khác, tùy thuộc vào nhu cầu và đối tượng sử dụng mà thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng bằng việc đánh thuế thấp hay cao. Việc đánh thuế hàng nhập khẩu thể hiện mức độ hàng được sản xuất trong nước (hàng cùng loại, hàng tương tự), bởi lẽ: + Khi đánh thuế hàng nhập khẩu cao thì giá cả hàng nhập khẩu cao, điều này dẫn đến hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước, nhờ đó mà hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu do giá thành hạ so với hàng nhập khẩu tạo điều kiện sản xuất trong nước phát triển. + Khi đánh thuế hàng nhập khẩu thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng đó, người tiêu dùng có điều kiện dùng hàng nhập khẩu (giá rẻ, chất lượng cao…), trực tiếp thúc đẩy các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường thì mới có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế do việc phải thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực. Hơn nữa trong thực tế, nếu quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu với các ngành sản xuất tron nước sẽ không những không thực hiện được chính sách đối ngoại của Nhà nước, mà còn khiến nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ, kém phát triển. Có thể khẳng định rằng, thuế nhập khẩu là hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước hiệu quả và minh bạch nhất. Ứng với mức thuế nhập khẩu càng cao thì mức độ mở cửa thị trường càng hạn chế và ngược lại. Vì vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và đặc biệt là thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, nước xin gia nhập phải tiến hành đàm phán với những nước thành viên, từ đó lập ra một biểu các cam kết về thuế nhập khẩu. Ngoài những nhân nhượng do nước xin gia nhập tực đưa ra, các nước thành viên còn lại có thể đòi cắt giảm thuế, loại bỏ một số biện pháp phi thuế mà họ quan tâm. Các cuộc đàm phán song phương này được diễn ra trên cơ sở đưa ra yêu cầu và phản hồi. Sau đó, từ các kết quả của tất cả các cuộc đàm phán sẽ tổng hợp chung vào một biểu cam kết của nước xin gia nhập để làm cơ sở thực hiện. 1.1.2.3 Vai trò kiểm soát và điều tiết với hàng hóa nhập khẩu Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mua bán hàng hóa diễn ra ở hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức, đa dạng về chủng loại, có hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu, nhưng cũng có loại hàng hóa xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma túy, vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy… Thông qua việc kiểm tra và thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để nắm được thực trạng hàng hóa nhập khẩu thuộc chủng loại gì,số lượng bao nhiêu, được nhập từ nước nào…Qua đó, Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hóa nhập khẩu, để có những điều chỉnh chính sách với hàng hóa nhập khẩu kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Để điều tiết hoạt động nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh các biện pháp phi thuế quan như: hạn ngạch, giấy phép, cấp phép tự động…thì biện pháp sử dụng công cụ thuế nhập khẩu được các nước sử dụng một cách phổ biến. Nhà nước khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa thông qua công cụ thuế nhập khẩu, chẳng hạn như: với nguyên vật liệu cần cho sản xuất trong nước mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì Nhà nước quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu thậm chí bằng 0% nhằm mục đích khuyến khích nhập khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước. Với những hàng hóa trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu tiêu dùng hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hòa, rượu bia…), thuế suất thuế nhập khẩu thường quy định mức thuế cao nhằm hạn chế nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng. Như vậy, thông qua công cụ thuế nhập khẩu, Nhà nước thực hiện điều tiết hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 1.1.2.4 Khẳng định vai trò chủ quyền quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Vai trò này được thể hiện chỗ, bất kể một loại hàng hóa nào nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất trình, kiểm tra và nộp thuế (nếu có). Moi hành động phân biệt đối xử của nước ngoài với hàng hóa Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung. Tóm lại, tuy tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và mỗi nước từng giai đoạn khác nhau mà việc sử dụng thuế nhập khẩu mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau. Theo xu hướng chung, khi nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh lớn, hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu trở nên không cần thiết. Ngược lại ở các nước đang phát triển, thuế nhập khấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước. Là nước đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Việt Nam sử dụng thuế nhập khẩu với hai mục tiêu chủ yếu là bảo hộ và khuyến khích đầu tư, sản xuất trong nước. Hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước đều có sự hỗ trợ bằng hàng rào thuế quan mới có thể chống đỡ được sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu trên thị trường. 1.1.3 Một số nội dung cơ bản của thuế nhập khẩu 1.1.3.1 Phạm vi áp dụng * Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: - Hàng hóa nhập khẩu qua đường bộ, đường sông, đường biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; - Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hang nhập khẩu. * Đối tượng không chịu thuế: - Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giwois Việt Nam theo quy định pháp luật về hải quan. - Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. - Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội hoặc mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa 2 bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các khoản trự giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. * Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc loại hàng hóa chịu thuế nhập khẩu theo quy định. Với trường hợp hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo phương thức ủy thác thì tổ chức, cá nhân nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu. 1.1.3.2 Căn cứ tính thuế Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: căn cứ tính thuế nhập khẩu được tính vào số lượng hàng hóa ghi trong tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu, giá tính thuếthuế suất của mặt hàng nhập khẩu. * Trị giá tính thuế: Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp theo hợp đồng và được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, phù hợp với các cam kết quốc tế. * Phương pháp tính thuế với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuếthuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau: Số thuế NK phải nộp Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải quan x Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng Trường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế chênh lệch so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩuthuế suất từng mặt hàng. * Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là: + Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan. + Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng thực tế nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối). Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa 1.1.3.3 Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm có: - Thuế suất thông thường được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩuxuất xứ từ những nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng trong quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: Thuế suất thông thường Thuế suất ưu đãi 150% - Thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hóa có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định biểu thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế, khung thuế suất đối với từng nhóm hàng. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định biểu thuế theo danh mục mặt hàng có thuế suất cụ thể với từng mặt hàng. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng với hàng hóa nhập khẩuxuất xứ từ những nước mà Việt Nam có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Chính phủ quy định thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng loại mặt hàng theo thỏa thuận đã [...]... nhận được thông báo thu của cơ quan hải quan về số thu phải nộp 1.2 Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải chông thất thu thuế nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm thất thu thuế nhập khẩu Hiểu một cách đơn giản, thất thu thuế là khoản tiền thu bị đối tượng nộp thu chiếm dụng, không nộp đúng, nộp đủ theo quy định của chính sách thu Vậy thất thu thuế nhập khẩu là khoản tiền thu nhập khẩu bị tổ chức, cá... chức của Cục Thu xuất nhập khẩu trực thu c Tổng cục Hải quan như sau: 2.1.1 Vị trí và chức năng Cục thu xuất nhập khẩu là đơn vị trực thu c Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện quản lý nhà nước về thuthu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuthu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong... đúng đắn và kịp thời của các cơ quan hải quan, các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi gây thất thu thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU CỤC THU XNK THU C TỔNG CỤC HẢI QUAN 2.1 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của Cục thu xuất nhập khẩu thu c Tổng cục Hải quan Theo quyết định số 1017/QĐ-BTC... quyền hạn được giao theo quy định pháp luật Cục Thu xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật 2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức Cục thu xuất nhập khẩu Cục thu xuất nhập khẩu là đơn vị trực thu c Tổng cục Hải quan giúp Tổng cục Hải quan hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra Cục Thu xuất nhập khẩu có các phòng: 1 Phòng chính... mại… Mỗi loại thất thu thuế và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là rất khác nhau Việc phân loại thất thu thuế nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý và xây dựng các biện pháp quản lý, thu hồi thu nhập khẩu cho phù hợp 1.2.2 Sự cần thiết phải chống thất thu thuế nhập khẩu Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước đã trở nên phổ biến... sự giám sát của cơ quan hải quan được phép tái xuất ra nước ngoài - Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thu nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu - Hàng hóa đã nộp thu nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với tờ khai - Hàng hóa đã nộp thu nhập khẩu, sau đó xuất khẩu trở lại - Hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã nộp thu nhập khẩu sẽ được hoàn thu tương ứng với... quyết định giảm thu 1.1.3.5 Hoàn thu , truy thu thuế nhập khẩu a Hoàn thu nhập khẩu Hoàn thu nhập khẩu là một đòi hỏi khách quan khi có sự cố xảy ra trong việc thu thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nộp thu Các trường hợp sau được xét hoàn thu theo quy định: - Hàng hóa đã nhập khẩu vào Việt Nam đã kê khai nhập và nộp thu nhập khẩu nhưng hàng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang... loại hàng hóa 4 Phòng Dự toán - Tổng hợp 5 Phòng Quản lý nợ và Kế toán thu 2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 1 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: a) Văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá tính thu xuất khẩu, nhập khẩu; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thu xuất khẩu, thu nhập khẩuquảnthu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; b) Chiến lược, kế hoạch,... khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu trước cơ quan, tổ chức thuquảnthu xuất nhập khẩu 2.2.3 Các hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu của Cục Thu xuất nhập khẩu trực thu c Tổng cục Hải quan Tình trạng thất thu thuế nhập khẩu là một vấn đề khá nổi cộm và phức tạp mà bất cứ một quốc gia nào dù có nền công nghiệp phát triển đến đâu cũng đều bận tâm và luôn tìm cách giải quyết, khắc phục dấu... vực thuthu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan 2 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: a) Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về quảnthu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; quản lý nợ thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu giá tính thu ; phân loại hàng hóa và áp dụng mức thu suất đối . cơ bản về chống thất thu thuế nhập khẩu. Chương II: Thực trạng chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thu xuất nhập khẩu thu c Tổng cục Hải quan. Chương. TIỂU LUẬN: Giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thu xuất nhập khẩu thu c Tổng cục Hải quan

Ngày đăng: 16/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan