Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng doc

23 602 0
Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa học pháp lý Thời điểm hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng Vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung vốn đã gây rất nhiều tranh luận giữa các chuyên gia pháp luật thừa kế, khi góp ý cho Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS 2005) Vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung vốn đã gây rất nhiều tranh luận giữa các chuyên gia pháp luật thừa kế, khi góp ý cho Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2005 (sau đây viết tắt là BLDS 2005). Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, nên vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung không trùng với thời điểm mở thừa kế (1). Hệ quả là, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung không thể yêu cầu chia di sản do người chết trước để lại, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc của người vợ hay chồng đã chết trước không được yêu cầu chia thừa kế bắt buộc của người vợ hoặc chồng đã chết và nếu ngoài di chúc chung, một bên vợ, chồng chết trước còn để lại nhiều di chúc khác nhau thì vấn đề xác định hiệu lực của các di chúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi xin được tập trung làm rõ thêm những bất cập trong quy định của BLDS 2005 về thời điểm hiệu lực của di chúc chung của vợC, chồng và đưa ra một số kiến nghị cụ thể. 1. Những bất cập của quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Giải pháp này đã đơn giản hoá việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần), so với giải pháp của BLDS 1995 (2). Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại một thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức tạp khác sau đây: Thứ nhất: việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng chết trước, sẽ gây khó khăn cho các bên liên quan và cho cả các quan tiến hành tố tụng. Thực tế cho thấy, một cá nhân thể nhiều sản nghiệp, bao gồm tài sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể thể họ còn nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác. Nếu xác định di chúc chung chỉ hiệu lực dựa vào thời điểm “bên sau cùng” chết, thì thể phải tiến hành chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Việc chia thừa kế lần đầu được tiến hành đối với phần di sản là tài sản riêng của người chết trước hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế của người đó. Các lần chia thừa kế sau được áp dụng đối với phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung hiệu lực (vào thời điểm bên sau cùng chết). Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại phát sinh từ thời điểm mở thừa kế (3). Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vừa di sản định đoạt bằng di chúc chung, vừa tài sản riêng không lập di chúc hoặc những tài sản chung không được đưa vào di chúc chung, hoặc một phần tài sản liên quan đến phần di chúc chung bị vô hiệu… thì thể dẫn đến hậu quả là khối di sản của người đó được chia thừa kế làm nhiều lần. Điều này dẫn đến hệ quả là người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước sẽ phải kiện xin chia thừa kế nhiều lần, toà án sẽ phải ít nhất hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên cùng một khối tài sản của người chết trước. Từ đó không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế (trong việc xác định di sản của người chết, xác định người thừa kế của người chết trước và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người chết để lại món nợ đối với người thứ ba…), thậm chí thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc không thụ lý, xét xử nhiều lần cho cùng một vụ việc (nhất sự bất tái cứu) theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (4). Thứ hai: quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung như luật hiện hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước. Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có; hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần tiền để chữa bệnh…), làm những người này mất quyền được hưởng di sản. Ví dụ: ông A, bà B lập di chúc chung để lại di sản cho các con chung của ông A, bà B và cha, mẹ của ông A. Sau đó, ông A chết. Vấn đề phức tạp phát sinh là cha mẹ của ông A cần khoản tiền để chữa bệnh, nên muốn được chia thừa kế di sản của ông A. Nhưng do bà B vẫn còn sống, di chúc chung của A và B chưa hiệu lực, nên cha mẹ của ông A không thể xin chia di sản của ông A theo di chúc chung nói trên. Vì thế, quyền được hưởng thừa kế của cha mẹ ông A không được bảo đảm. Đó là chưa kể các trường hợp di chúc chung* thể bị vô hiệu toàn bộ hay một phần, nhưng mãi đến hàng chục năm sau mới phát hiện, thì trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện đòi chia thừa kế của những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước đã bị bỏ lỡ mà không còn hội để khắc phục được, nếu người thừa kế đó đã chết. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp - một quyền hiến định bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ (5). Thứ ba: gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản. Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng đã chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung hiệu lực, thì họ còn được hưởng thừa kế nữa không, chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau…), thì họ được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không. Ngoài ra, việc xác định tư cách người thừa kế cũng gặp khó khăn ngay cả đối với người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung, nếu họ chết sau người vợ hoặc chồng quá cố, nhưng lại chết trước khi di chúc chung hiệu lực… Đây là những vấn đề phức tạp, nhưng quy định hiện hành không thể giải quyết được. Bởi vậy, nếu quy định thời điểm hiệu lực của di chúc như hiện nay thì cần phải tính đến quyền lợi của những người được di chúc chung chỉ định hưởng thừa kế. Thứ tư: sự mâu thuẫn giữa quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng với các quy định khác liên quan trong hệ thống pháp luật. Theo các quy định liên quan, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (6). Người thừa kế chỉ thể từ chối hưởng di sản thừa kế trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu không từ chối đúng thủ tục và trong thời hạn luật định thì được coi là đã nhận di sản (7). Theo đó, giữa thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế so với thời điểm hiệu lực của di chúc chung là khác nhau, dẫn tới sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực hiện các quyền này. Mặt khác, thời điểm hiệu lực của di chúc chung rõ ràng cũng không nhất quán với quyền từ chối hưởng di sản, vì vào thời điểm di chúc chung hiệu lực, người thừa kế (nếu còn sống) cũng không thể thực hiện quyền từ chối thừa kế được (8). Mặt khác, BLDS 2005 quy định di chúc chung hiệu từ khi người sau cùng chết, nhưng theo quy định của Luật Nhà ở 2005 thì người thừa kế quyền sở hữu đối với di sản thừa kế là nhà ở, kể từ thời điểm mở thừa kế (9). Như vậy, thời điểm quyền sở hữu nhà phát sinh trước thời điểm di chúc chung hiệu lực. Xét trên phương diện quyền sở hữu và quyền thừa kế, thể thấy, khi người chủ tài sản chết sẽ làm chấm dứt tư cách sở hữu chủ của người đó đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế. Thế nên, quy định của BLDS 2005 về thời điểm hiệu lực của di chúc chung như trên là một vướng mắc rất khó giải quyết, nên cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thống nhất với các quy định khác. Thứ năm: việc xác định di chúc chung hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết trước. Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn (10). Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, dấu hiệu lừa dối, giả mạo… mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật quy định rõ. Vấn đề đã được chúng tôi đề cập trong một bài viết khác về thời hiệu khởi kiện thừa kế (11). Thứ sáu: ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản chung. Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp. Việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết.* Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung không đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó… Qua đó sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm. Thực chất nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ việc pháp luật quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chungthời điểm bên sau cùng chết, trong khi quyền thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Bởi vậy, cần phải cân nhắc sửa đổi quy định về thời điểm hiệu lực pháp luật của di chúc chung một cách chặt chẽ, hợp lý hơn. 2. Một số kiến nghị 2.1. Về những định hướng chung 2.1.1.Cần tách vấn đề di chúc chung của vợ, chồng ra khỏi quy định chung về di chúc cá nhân và thiết kế thành một mục mới trong BLDS 2005 Tuy di chúc chung của vợ, chồng cũng những đặc điểm giống như một di chúc thông thường do cá nhân lập ra, nhưng di chúc chung còn những đặc thù, như: (i) do ý chí của hai cá nhân là vợ - chồng cùng tham gia định đoạt, dựa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực của hai người đó; (ii) dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ, chồng; (iii) vợ, chồng thể thỏa thuận các nội dung của di chúc chung; (iv) chỉ được sửa đổi khi sự đồng của vợ chồng (nếu cả hai đều còn sống), và được sửa đổi riêng phần di chúc trong giới hạn phần tài sản của mình trong khối tài sản chung (nếu một bên đã chết)… Như đã xác định, di chúc chung cũng là một loại di chúc, nên phải tuân thủ các quy định chung về điều kiện hiệu lực của di chúc, về thời điểm phát sinh quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức, về thời hiệu khởi kiện thừa kế, về thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc, về quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc… Ngoài ra, còn những nội dung khác liên quan đến thời hiệu khởi kiện, sự bảo toàn giá trị khối di sản là tài sản chung cho đến khi chia di sản theo di chúc chung, quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc, quyền khởi kiện để xin tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu do được lập không hợp pháp. Bởi vậy, cần quán triệt quan điểm tách quy định về di chúc chung thành một mục riêng nhằm đảm bảo tính đặc thù của các quy định này, đồng thời dự liệu đầy đủ các nội dung khác nhau của di chúc chung. Cụ thể, quy định về di chúc chung sẽ được thiết kế thành một mục riêng - mục 2 của Chương thừa kế theo di chúc trong BLDS 2005. Theo đó, Chương thừa kế theo di chúc sẽ hai mục là: mục 1 quy định chung về di chúc và thừa kế theo di chúc; mục 2 quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Bên cạnh đó, các quy định về di chúc chung của vợ chồng phải được quy định sao cho nhất quán với các quy định khác liên quan. 2.1.2.Cần cách tiếp cận mềm dẻo hơn về vấn đề thời điểm hiệu lực của di chúc chung [...]... phần di chúc chung liên quan đến phần di sản của người chết trước được định đoạt trong di chúc chung hiệu lực pháp luật Trong trường hợp vợ, chồng thoả thuận trong di chúc chung về thời điểm hiệu lực của di chúc chungthời điểm người sau cùng chết, thì di sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng chỉ được phân chia từ thời điểm đó Việc thỏa thuận thời điểm hiệu lực của di chúc. .. lý đặt ra của việc thừa nhận các thời điểm hiệu lực khác nhau của di chúc chung, của di chúc sửa đổi, bổ sung di chúc chung và các di chúc khác của mỗi bên vợ hoặc chồng, thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong trường hợp di chúc chung , tính đến những tính chất đặc thù của di chúc chung như vậy mới khắc phục triệt để những bất cập của quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung trong... về thời điểm hiệu lực của di chúc chung theo hướng dự liệu cả trường hợp thỏa thuận và không thỏa thuận giữa vợ, chồng về thời điểm này Theo đó, Điều 668 BLDS 2005 được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau: Điều 668 (sửa đổi, bổ sung): Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng: *“Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vợ, chồng không thỏa thuận về thời điểm hiệu lực của di chúc chung. .. trong di chúc chung đó; hoặc hiệu lực (một phần) của di chúc chung thể được xác định vào thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết Nhưng nếu vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm hiệu lực của di chúc chung hoặc thỏa thuận về thời điểm phân chia di sản thì cần phải tôn trọng thỏa thuận đó… Sự kết hợp mềm dẻo giữa quy định về di chúc cá nhân, quyền thừa kế của cá nhân với việc lập di chúc chung, hiệu lực. .. định thời điểm hiệu lực của di chúc chung là một vấn đề pháp lý quan trọng nhằm xác định thời điểm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế theo di chúc chung, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác lập quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của mỗi bên vợ hoặc chồng Bởi vậy, cần thừa nhận cả hai khả năng là vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm hiệu lực của di chúc chung. .. phương của một bên vợ, chồng để xem xét như một di chúc cá nhân.* 2.2.3 Bổ sung thêm quy định về thời điểm hiệu lực của các di chúc liên quan, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng để lại nhiều di chúc khác nhau Trong trường hợp một người để lại di chúc chung và nhiều di chúc cá nhân khác nhau hoặc để lại nhiều di chúc chung khác nhau (hoặc nhiều di chúc chung với nhiều người vợ hay người chồng. .. hợp vợ, chồng không thỏa thuận về vấn đề này trong di chúc chung Mục đích là làm cho quy định về thời điểm hiệu lực của di chúc chung vừa bảo đảm tính đặc thù của việc thể hiện ý nguyện chung của vợ, chồng, nhưng cũng đảm bảo tính thống nhất với các quy định khác liên quan Ví dụ: di chúc chung thể định đoạt tài sản chung và cả tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng, trong trường hợp vợ, chồng có. .. với di chúc sau, thì phần di chúc trước đó không giá trị pháp lý còn di chúc sau và phần di chúc trước không mẫu thuẫn với di chúc sau giá trị pháp lý Quy định như trên cũng tạo ra sự thống nhất với quy định mới về quyền sửa đổi, bổ sung di chúc chung của một bên vợ hoặc chồng 2.2.4 Cần quy định rõ ràng về hệ quả của việc xác định thời điểm hiệu lực của di chúc chung với việc tính thời hiệu. .. vấn đề thời điểm hiệu lực của di chúc chung trong trường hợp sửa đổi, bổ sung cũng được quy định cụ thể theo hướng: ổn định giá trị pháp lý của phần di chúc chung không bị sửa đổi, bổ sung; nếu việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung sự thỏa thuận của vợ, chồng thì thời điểm hiệu lực của nó được xác định theo nguyên tắc chung (Điều 668); đồng thời tách riêng phần di chúc được sửa đổi, bổ sung... lại thời hiệu khởi kiện thừa kế, nếu quy định thời điểm hiệu lực của di chúc chungthời điểm người sau cùng chết, nếu vợ, chồng thỏa thuận Cụ thể: Điều 645 (bổ sung): “1 (nội dung quy định hiện hành được giữ nguyên và thiết kế thành khoản 1 của Điều luật) Khoản 2 (bổ sung): Thời hiệu khởi kiện thừa kế được bắt đầu lại trong các trường hợp sau: a Khi vợ, chồng thỏa thuận thời điểm hiệu lực . khác có liên quan. 2.1.2.Cần có cách tiếp cận mềm dẻo hơn về vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung. khác, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung rõ ràng cũng không nhất quán với quyền từ chối hưởng di sản, vì vào thời điểm di chúc chung có hiệu lực,

Ngày đăng: 15/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan