BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KỸ THUẬT CẮT MAY pdf

6 1.4K 17
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KỸ THUẬT CẮT MAY pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KỸ THUẬT CẮT MAY ( Dạy nghề phổ thông ) A. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ CẮT MAY. Trong cuộc sống hàng ngày, may mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Xã hội ngày càng văn minh , đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao thì nhu cầu may mặc ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Cắt may là một nghề có vị trí quan trọng trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Nghề cắt may có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về “Mặc” của nhân dân và sản xuất hàng xuất khẩu. Nghề cắt may là một trong các nghề phổ thông được đưa vào chương trình dạy nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là nghề đòi hỏi tính cẩn thận, kiên trì, chịu khó nhưng phải biết sáng tạo và nhạy bén với sự thay đổi liên tục của thời trang. Vì vậy cần phải thực hiện các mục tiêu sau: I. Mục tiêu: 1. Tri thức: Học sinh hiểu được: - Những vấn đề về thẩm mỹ may mặc. - Những kiến thức cơ bản về vật liệu và dụng cụ cắt may. - Các quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm cắt may. 2. Kỹ năng : - Sử dụng thành thạo máy khâu gia dụng và các dụng cụ Đo – Cắt – May. - Có kỹ năng Đo - Thiết kế - CắtMay – Hoản chỉnh được một số kiểu quần áo. - Có khả năng sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản để thiết kế được và cắt may đực những kiểu áo quần thời trang tương tự. 3. Thái độ: Học sinh sau khi học nghề cắt may sẽ: - Phát triển tư duy kỹ thuật và sáng tạo, năng khiếu thẩm mỹ. - Rèn tính cần cù, cẩn thận, chính xác, tiết kiệm. - Có tác phong lao động kỹ thuật. II. Nội dung: 1. Cấu trúc nội dung chương trình: - 90 tiết ( THCS) và 180 tiết ( PTTH). - Nội dung gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành: + Mở đầu: Giới thiệu nghề may. + Những nội dung và phương pháp hình thành kỹ năng cơ bản chia thành 3 chương: Chương I: Vật liệu và dụng cụ may. Chương II: Các đường may cơ bản. Chương III: Kỹ thuật cắt may. + Thực hành tổng hợp: Đưa ra những loại sản phẩm đã học để học sinh tự chọn kiểu, sau đó thực hành cắt may thành những sản phẩm hoàn chỉnh. 2. Số lượng nội dung kiến thức và mức độ kỹ nămg. Chương I và chương II nội dung kiến thức của chương trình 90 tiết và 180 tiết là như nhau. Chương III có sự khác nhau về nội dung vả mức độ kỹ năng: ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 2 - Chương trình 90 tiết ( THCS): Học sinh học một số kiểu quần áo đơn giản: Quần đùi trẻ em, Quần đáy giữa, Quần thụng cạp chun, Áo tay liền, Áo nữ co8 bản. - Chương trình 180 tiết ( PTTH): Học sinh học nhiều kiểu quần áo hơn và có yêu cầu kỹ năng cao hơn như: Quần short trẻ em, Quần đầm, Quần âu nữ cạp chun, Quần âu nữ cạp liền ( hoặc rời), Quần âu nam cơ bản, Áo váy em gái, Áo sơ mi nữ kiểu cơ bản, kiểu thụng, Một số kiểu cổ, tay áo nữ, Áo sơ mi nam tay ngắn bâu Danton, Áo sơ mi nam tay dài bâu Tenant. III. Tài liệu dạy và học. - Tài liệu chính : Triệu Thị Chơi – Nguyễn Thị Hạnh, Nghề cắt may – Nhà xuất bản giáo dục 2000. - Tài liệu tham khảo: Tài liệu dạy và học của các trường dạy nghề. Tạp chí thời trang trong nước và nước ngoài. B. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG BÀI TRẮC NGHIỆM. 1. Kiến thức: Hệ thống câu trắc nghiệm được xây dựng theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, chủ yếu kiểm tra sự hiểu biết và làm được của học sinh. Trong lĩnh vực kiểm tra kiến thức này có nhiều câu. 2. Mức độ: Nghiên cứu và lựa chọn các câu trắc nghiệm theo 3 mức độ: - Biết: Kiểm tra những kiến thức đã học, chủ yếu là yêu cầu tái hiện và học thuộc, trả lời câu hỏi cái gì? - Hiểu: Cao hơn biết, kiểm tra khả năng lý giải ý nghĩa và mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, trả lời câu hỏi tại sao? - Vận dụng: Khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực hành tạo sản phẩm 3. Các dạng câu trắc nghiệm. - Dạng lựa chọn: Lựa chọn một phương án đúng nhất trong bốn phương án dã cho. - Hình thức trắc nghiệm đúng – sai. - Ghép hợp: nối các cụm từ các phần trái phải với nhau tạo nên phương án đúng. - Điền khuyết: Điền vào bảng biểu hoặc ô trống. 4. Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm. - Với câu 4 lựa chọn học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu X vào chữ cái đứng đầu câu trả lời ấy. - Trong các trường hợp khác như nối, điền từ, lựa chọn đúng - sai thì thực hiện theo lệnh của từng câu hỏi. ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 3 TRẮC NGHIỆM THEO HỆ THỐNG BÀI HỌC Bài mở đầu: GIỚI THIỆU NGHỀ MAY 1. Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh: - Xác định được vị trí và nhiệm vụ của nghề cắt may trong nền kinh tế quốc dân. - Mô tả được đặc điểm họat động của nghề may. - Phân biệt được các yêu cầu đối với nghề. - Xác định được hướng phát triển nghề. + Thái độ: Học sinh nhận thức được may mặc là nhu cầu cần thiết của con người và xác định việc học nghề may là góp phần làm ra sản phẩm phục vụ xã hội. 2. Đánh giá: Nội dung Mục tiêu Đề mục I Đề mục II Đề mục III Đề mục IV TC Tỉ lệ 1. Hiểu biết: Từ ngữ 1 2 3 Tính chất, tiêu chuẩn, đặc điểm 6 6 70% 2. Khả năng: Giải thích 1 1 30% Tổng cộng 7 2 1 100% Trắc nghiệm Đúng – Sai. ( Đánh X vào chữ cái đứng đầu câu; a = đúng; b = sai) 1./ a b Cắt may là một nghề có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong nền kinh tế quốc dân. 2./ a b Hàng may mặc bao gồm các loại áo, quần. 3./ a b Giá trị sử dụng của các sản phẩm may mặc được xác định bằng việc thỏa mản những yêu cầu của người tiêu dùng. 4./ a b Cái đẹp của quần áo phải là cái đẹp nằm trong mối quan hệ: Con người – Áo quần – Môi trường xã hội. 5./ a b Quần áo và hàng may mặc nói chung được tổ chức theo hai hệ thống: Hệ thống may sẳn và hệ thống may đo. Trắc nghiệm lựa chọn. 6./ Ưu điểm của hệ thống may mặc sẳn là: a. Năng suất cao, giá thành hạ. b. Đẹp theo ý từng người. c. Kích thước vừa. d. Hợp thời trang. ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 4 7./ Nhược điểm hệ thống may đo là: a. Năng suất lao động thấp, giá thành cao. b./ Cắt may nhanh. c./ Ít tốn nguyên vật liệu. d./ Hợp thời trang. 8./ Đối tượng lao động của nghề may là: a. Người thợ may. b. Máy may. c. Vật liệu may. d. Vật liệu may và phụ liệu may. 9./ Công cụ lao động chủ yếu của người thợ may là: a. Kéo. b. Thước dây, thước cây. c. Bàn cắt vải. d. Máy may. 10./ Yêu cầu đối với nghề may là phải: a. Có tri thức phổ thông ( ít nhất là phổ thông cơ sở) b. Biết sử dụng thành thạo các loại máy may. c. Biết sử dụng các loại máy chuyên dùng. d. Biết cắtmay thành thạo tất cả các loại sản phẩm áo quần. Chương I: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ MAY. 1. Mục tiêu: + kiến thức: Học sinh : - Giải thích được nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của vật liệu may. - Biết cách sử dụng và bảo quản được các dụng cụ, thiết bị may. + Kỹ năng: - Nhận biết các loại vải sợi thiên nhiên, sợi hóa học, sợi pha. - Vận hành máy may để may được các đường may cơ bản và điều chỉnh những hư hỏng thông thường về mũi may. 2. Đánh giá: Nội dung Mục tiêu Đề mục A Đề mục B Tổng cộng Tỷ lệ 1. Hiểu biết Khái niệm, nguyên tắc. 5 5 50% 2. Khả năng: Giải thích 4 4 50% Tổng cộng 9 9 100% ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 5 Trắc nghiệm điền khuyết. Chọn một từ thích hợp nhất trong các từ đưới đây để điền vào chổ trống: - Kê máy ở vị trí có đủ ………(11)…… - Tra dầu vào các bộ phận theo quy định: Chổ chuyển động nhiều tra …(12)………giọt, chổ có lỗ tra dầu tra …(13)………… giọt. - Khi may vải dầy chọn kim số ……(14)……… , vải mỏng chọn kim số……(15)…… - Tư thế ngồi may: Người may ngồi ………(16)……… , đầu ……(17)…… về phía trước, sống mũi ……(18)………. Vào trụ kim. - Khi vận hành máy may đạp chân: Hai chân để lên bàn đạp, đầu chân trái ………(19)……hơn đầu chân phải, hoặc ngược lại. (11) a. Rộng b. Không khí c. Ánh sáng d.Thoáng mát (12) a. 1 b. 2 c. 3 d 4 (13) a. 1 b. 2 c. 3 d 4 (14) a. 11 b. 12 c. 13 d. 14 (15) a. 11 b. 12 c. 13 d. 14 (16) a. Trên ghế b. Thẳng lưng c. Cố định d. Hơi khom lưng (17) a. Ngay b. Thẳng c. Hơi cúi d. Nghiêng (18) a. Chiếu thẳng b. Lệch phải c. Lệch trái d. Gần chạm (19) a. Cao b. Thấp c. Lệch trái d. Lệch phải Chương II. CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN. 1. Mục tiêu: + Kiến thức: Học sinh : - Phân biệt được các đường may cơ bản. - Giải thích được cách may, yêu cầu kỹ thuật của mỗi đường may. - Phân biệt tên các đường may trong sản phẩm cắt may. + Kỹ năng: Có khả năng sử dụng máy may và thực hành may các đường may cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật. 2. Đánh giá: Nội dung Mục tiêu Đề mục I Đề mục II Tổng cộng Tỉ lệ 1. Hiểu biết Khái niệm 2. Khả năng Giải thích, phân biệt 3 2 100% Tổng cộng 3 2 100% ĐO LƯỜNG & ĐÁNH GIÁ GVHD: TS ĐOAN VĂN ĐIỀU HV: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang: 6 Trắc nghiệm ghép hợp. Ghép tên đường may với cách may. Tên đường may Cách may 20./ Can rẽ. a. May một đường ở mặt phải vải. 21./ Can lộn. b. May một đường ở mặt trái vải. 22./ Can cuốn c. May hai đường ở mặt phải. d. May hai đường ở mặt trái. e. May hai đường theo thứ tự trái trước, phải sau. f. May hai đường theo thứ tự phải trước, trái sau. Ghép kiểu viển với vải viền theo đúng canh sợi quy định Kiểu viền Vải viền 23./ Viền gấp mép a. Canh sợi dọc. 24./ Viền bọc mép b. Canh sợi ngang. c. Canh xéo 15 0. d. Canh xéo 45 0. e. Cắt theo hình dạng sản phẩm cần viền. . Trang: 1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN KỸ THUẬT CẮT MAY ( Dạy nghề phổ thông ) A. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ CẮT MAY. Trong cuộc sống hàng ngày, may mặc. mỹ may mặc. - Những kiến thức cơ bản về vật liệu và dụng cụ cắt may. - Các quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm cắt may. 2. Kỹ năng

Ngày đăng: 15/03/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan