Địa Lí 10 Bài 15 – Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

3 15.5K 56
Địa Lí 10 Bài 15 – Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: a.Về kiến thức: - Biết được khái niệm về thủy quyển - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Biết được đặc điểm và sự phân bố … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA

Địa 10 Bài 15 – Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất 1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: a.Về kiến thức: - Biết được khái niệm về thủy quyển - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. - Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới. - Tích hợp GDMT: là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của SV trên TĐ, đặc biệt là con người. - Tích hợp NLTK: Chế độ nước sôngảnh hưởng đến công suất các nhà máy thủy điện cũng như khả năng cung cấp điện; giá trị của các sông lớn trên TĐ và vai trò của tài nguyên nước, nên phải có ý thức bảo vệ. b.Về kĩ năng: -Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông; – Tích hợp: Liên hệ để thấy được những thay đổi của chế độ nước sông c. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và bảo vệ các hồ chứa nước 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ tự nhiên trên thế giới, tài liệu tích hợp b.Học sinh: SGK , vở ghi, đồ dùng dạy học… 3.Tiến trình bài dạy: a.Kiểm tra bài cũ – định hướng: ( 2 phút) -Kiểm tra phần bài thực hành -Định hướng:Có người nói rằng “ Nước rơi xuống lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc hơi lên, ròi lại chảy về đại dương”, câu nói đó đúng hay sai?Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó b.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tím hiểu thủy quyển(HS làm việc cả lớp:4 phút)Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và thực tế nêu khái niệm thủy quyển? I.Thủy quyển1.Khái niệm *Tích hợp GDMT:TQ là một thành phần của MT, TQ có vai trò quan trọng đối vối sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên TĐ, đặc biệt đối với con người.GV yêu cầu HS lấy ví dụ Bước 2: GV chuẩn kiến thức HĐ 2: Tìm hiểu tuần hoàn của nước trên Trái Đất(HS làm việc cả lớp: 7 phút) Dựa vào hình 15 trình bày tuần hoàn lớn và nhỏ của nước trên Trái Đất ? Bước 1: GV yêu cầu HS chỉ hình vẽ về vòng tuần hoàn của nước trên TĐ Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và lưu ý cho HS Vòng tuần hoàn nhỏ:Nước biển,đại dương: Bốc hơi( mây)→nước rơi(số lượng nước tham gia lớn, tuần hoàn ngắn) Vòng tuần hoàn lớn:(3 hoặc 4 giai đoạn) + Bốc hơi→nước rơi→dòng chảy. + Bốc hơi→nước rơi→nước ngầm→dòng chảy( số lượng tham gia ít, q.đường tuần hoàn rất dài) HĐ 3: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông(HS làm việc cặp: 20 phút) Bước 1: GV chia lớp thành các cặp Cặp lẻ nghiên cứu về mục II.1, chứng minh yếu tố đó ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Chọn một con sông ở vùng nhiệt đới, ôn đới lạnh, sông ở miền núi cao, ôn đới, địa hình thấp Cặp chẵn nghiên cứu mục II.2 nêu ví dụ chứng minh địa thế, thực vật, hồ đầm, TLCH SGK Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và chỉ trên bản đồ - Vùng xích đạo: Mưa quanh năm, sông ngòi đầy nước. - Vùng nhiệt đới: Mưa theo mùa, có một mùa mưa và mùa khô nên có một mùa lũ và một mùa cạn - Miền ôn đới lạnh: băng, tuyết tan. - Miền đất đá thấm nước nhiều: Nước ngầm Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2.Tuần hoàn của nước trên Trái Đất Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi( do tác dụng của gió, nhiệt độ ) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương. Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông: 1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm - Miền KH nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực KH ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa. VD: S.Hồng, mùa lũ( 6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa - Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan. VD: S.Ô bi, Iênítxây, Lêna khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng -Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể( đá vôi) 2. Địa thế, thực vật, hồ đầm a.Địa thế:Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài b.Thực vật:-Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất * TLCHT57: Lũ các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh là do: Mưa thường tập với cường độ lớn vào mùa mưa( do ảnh hưởng của gió mùa ĐBắc, bão, dải hội tụ nhiệt đới, ); các sông ngắn, nhỏ chảy trên nền địa hình có độ dốc lớn, do đó khi có mưa, nước nhanh chóng dồn về hạ lưu, gây lũ lụt. VD: S.Mê Công có chế độ nước điều hòa hơn S.Hồng vì có Biển Hồ nối với sông Tôn lê sap HĐ 4: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất (HS làm việc theo nhóm:10 phút) Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm Nhóm 1,2 làm S.Nin; Nhóm 3,4 làm S.Amadôn; Nhóm 5,6 làm S.Iênitxây ( trình bày theo bảng dưới đây) Tên sông Nơi bắt nguồn Cửa đổra Chảy qua các KV KH nào? ở đâu S lưu vựckm 2 Chiều dài km Nguồn cung cấp nước chính Bước 2: Đại diện trình bày trên bản đồ, GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ và lồng ghép tích hợp * Tích hợp GDBVMT-NLTK: Chế độ nước sông có ảnh hưởng tới công suất của các nhà máy thủy điện cũng như khả năng cung cấp điện, nên tài nguyên nước rất quan trọng, phải có ý thức bảo vệ( liên hệ ở địa phương) thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt. -Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ c.Hồ đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông:mùa nước lên nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra. III. Một số sông lớn trên Trái Đất -Sông Nin:Từ hồ Victoria, đổ ra ĐTH, chảy qua XĐ, cận XĐ, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km 2 dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính( nước mưa, nước ngầm) - Sông Amadôn: Từ dãy Anđet đổ ra ĐTD, chảy qua XĐ châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km 2 dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính( nước mưa, nước ngầm) - Sông Iênítxây: dãy Xaian đổ ra biển ca ra thuộc BBD chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km, dài 4.102, nguồn cung cấp (băng tuyết tan, mưa) c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút) Làm bài tập SGK . Địa Lí 10 Bài 15 – Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất 1.Mục tiêu: Sau bài học, học. chảy ra biển II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông: 1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm - Miền KH nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu

Ngày đăng: 13/03/2014, 22:29

Hình ảnh liên quan

( trình bày theo bảng dưới đây) - Địa Lí 10 Bài 15 – Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

tr.

ình bày theo bảng dưới đây) Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan