Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

2 22.2K 49
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của đề văn tự sự  - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên cơ sở đó định hướng cho người viết. - Có thể có nhiều cách diễn đạt về yêu cầu tự sự, nói cách khác, khái niệm tự sự trong … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA

Soạn bài Tìm hiểu đề cách làm bài văn tự sự I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của đề văn tự sự - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên cơ sở đó định hướng cho người viết. - Có thể có nhiều cách diễn đạt về yêu cầu tự sự, nói cách khác, khái niệm tự sự trong đề văn có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau: tường thuật, tường trình, kể chuyện,… Có khi đề văn tự sự chỉ nêu ra chủ đề mà không kèm theo yêu cầu về thao tác (các yêu cầu về thao tác như: Em hãy tường thuật…, Em hãy tường trình…, Em hãy kể lại…). - Đề văn tự sự có thể nghiêng về yêu cầu kể người, nghiêng về yêu cầu kể việc hay nghiêng về yêu cầu tường thuật sự việc. 2. Tìm hiểu đề văn tự sự Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài. Đọc các đề sau thực hiện các yêu cầu: (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. (2) Kể chuyện về một người bạn tốt. (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu. (4) Ngày sinh nhật của em. (5) Quê em đổi mới. (6) Em đã lớn rồi. a) Đề (1) yêu cầu em những gì? Dựa vào đâu để biết đây là đề văn tự sự? b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề văn tự sự không? c) Hãy xác định những từ ngữ trọng tâm trong mỗi đề trên cho biết những từ ngữ ấy nói lên điều gì? d) Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật? Gợi ý: - Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt. - Các đề (3), (4), (5), (6) mặc dù không có từ kể nhưng vẫn là yêu cầu tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn. - Các từ ngữ trọng tâm: + (1): câu chuyện em thích + (2): một người bạn tốt + (3): thơ ấu + (4): sinh nhật + (5): quê em + (6): lớn rồi - Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào. 3. Cách làm bài văn tự sự a) Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự: - Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra trước. Phải đọc kĩ hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự. Không làm tốt bước này, bài văn sẽ lạc đề. - Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện. - Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới. - Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần. b) Cho đề văn sau: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”. Hãy tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý. Gợi ý: Dù kể câu chuyện nào thì cũng phải tiến hành tuần tự các bước từ đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm, nhiệm vụ cần thực hiện; tiếp theo là tìm ý, em chọn kể chuyện nào, trong truyện có sự việc nào là then chốt, nhân vật nào là nhân vật chính, câu chuyện mà em sẽ kể bộc lộ chủ đề gì (?); cho đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: phải hình dung ra mạch diễn biến cụ thể của câu chuyện, mở đầu bằng cách nào, thời điểm xảy ra các sự việc, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào (?); đến bước diễn đạt lời kể bằng văn của mình. Ví dụ, em dự định kể lại truyện Thánh Gióng: - Kể câu chuyện về anh hùng Gióng đánh giặc Ân nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử. - Nhân vật chính: Thánh Gióng; các nhân vật khác: cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng - Mở bài bằng việc giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng; kết thúc bằng sự việc vua nhớ công đánh giặc, phong cho là Phù Đổng Thiên Vương lập đền thờ ngay ở quê nhà. - Các sự việc chính: + Gióng sứ giả + Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi + Gióng vươn vai thành tráng sĩ + Gióng giết giặc + Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí + Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời - Xác định giọng kể: giọng điệu chung là ngợi ca, thể hiện được màu sắc thần kì. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện. Tuỳ theo câu chuyện định kể mà có sự lựa chọn, sắp xếp các ý khác nhau nhưng vẫn phải theo bố cục ba phần. Đọc lại phần hướng dẫn các bước từ tìm hiểu đề cho đến lập dàn ý. Có thể tham khảo dàn ý bài kể truyện Thánh Gióng. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • hướng dẫn cách xác định yêu cầu của đề bài văn • lập dàn ý bài thánh gióng, . Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm của đề văn tự sự - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên. nào. 3. Cách làm bài văn tự sự a) Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự: - Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra

Ngày đăng: 13/03/2014, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan