Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế.

16 2.6K 23
Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế.

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài : Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu quản kinh tế. Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông Lớp: CH20I – Quản trị doanh nghiệp Nhóm 2: Nguyễn Tuấn Anh (1983) Nguyễn Thị Thu Giang Vũ Thái Hà Nguyễn Đình Hải Tạ Thị Hương Lan Trần Đức Thành I. LỜI MỞ ĐẦU Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Theo quan điểm cổ đại:“ Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy” Quan niệm macxit cho rằng: "Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội tư duy". Xét về chức năng, triết học ra đời với tư cách là hạt nhân luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học. Trên cơ sở chức năng đó, triết học có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội vì nó là cơ sở của phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học nghiên cứu quản kinh tế. Tuy nhiên do lịch sử phát triển của triết học rất đa dạng phong phú nên cũng hình thành ra nhiều trường phái, nhiều quan điểm, lập trường nhưng tựu trung lại có thể phân ra làm hai dòng triết học lớn là triết học phương đông triết học phương tây. Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội. Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật. Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm. Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước. Còn triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữ lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có. Chính vì những điểm khác nhau đó mà sự phát triển về khoa học nghiên cứu và quản kinh tế ở phương Tây có sự phát triển khá rực rỡ, nhiều khái niệm, nhiều học thuyết được hình thành được ứng dụng phát triển trong thực tiễn. Trong khi đó ở 2 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I phương đông, do chi phối bởi tư tưởng trên nên mà các ngành khoa học không mấy phát triển. Mặc dù không có những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực nghiên cứu quản lý kinh tế trên góc độ các học thuyết khoa học, học thuyết kinh tế quản lý, nhưng những tư tưởng của triết học phương Đông vẫn có những giá trị to lớn trên góc độ tác động đến con người mà hiện nay chúng ta thấy vài trò của nó ngày càng lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân. Nội dung bài tiểu luận này sẽ làm rõ hơn những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu quản kinh tế qua một số hoạt động thực tiễn hiện hữu của doanh nghiệp, doanh nhân như: - Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh lựa chọn cán bộ, lãnh đạo cấp cao. - Tư tưởng Đức trị trong quản cán bộ - Tư tưởng Pháp trị trong điều hành doanh nghiệp - Chữ “ Tín” trong quan hệ kinh doanh . - Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh hoạt động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân. Do còn hạn chế trong thực tiễn nhận thức, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thấy giáo TS. Lê Ngọc Thông để bài tiều luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn. II – Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu quản lý kinh tế trên góc độ tác động đến con người. 3 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Các doanh nghiệp các hoạt động của doanh nghiệp được coi là những yếu tố cơ bản của nền kinh tế là đối tượng phổ biến được nghiên cứu hiện nay. Sự phát triển của các doanh nghiệp được lấy làm hình ảnh cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia ra làm hai loại : hoạt động bên trong doanh nghiệp, hoạt động quản lý; hoạt động bên ngoài doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh. Phần trình bày dưới đây sẽ nghiên cứ theo hướng hoạt động của doanh nghiệp từ bên trong ra bên ngoài ngoài. 1. Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh lựa chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Đây là học thuyết kết hợp 2 học thuyết khác học thuyết về Âm dương học thuyết về Ngũ hành.Nói lên quan điểm Phương Đông về vũ trụ vạn vật. Âm Dương là quy luật bao trùm vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặc dương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ cũng là như thế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành. Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tự Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2 hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ diễn ra theo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim. Âm dương Ngũ hành được ứng dụng trong nhiều bộ môn như Đông y, Võ thuật, Tử vi, Phong thủy…Âm dương là hai mặt của sự sống, sự đảm bảo cân bằng âm dương chính là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại và phát triển. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố trung tâm là Thổ bao gồm các nguồn lực đất đai, văn phòng, nguyên liệu, nhân lực, vốn liếng. Sử dụng hiểu quả Thổ sẽ sinh Kim là sản phẩm tốt có giá trị. Trong việc tổ chức tiêu thụ bán hàng, Kim chuyển hoa thành Thủy thành Tiền thành doanh thu. Từ đó có điều kiện để tiếp tục mua nguyên vật liệu, thuê thêm nhân công, mở rộng quy mô sản xuất tức là Thủy lại tiếp tục sinh ra Mộc, tượng trưng cho sự phát triển tăng trưởng. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có chính sách PR hiệu quả tạo nên thương hiệu tốt. Lúc này Mộc lại sinh Hỏa, tạo nên nhiệt năng, động lực tinh thần để công ty phát triển. Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh là điều kiện rất tốt để mở mang đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh, tuyển thêm nhân viên, thu hút đầu tư, tức là Hỏa lại sinh Thổ kết thúc một chu kỳ kinh doanh. 4 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Trong chu trình nàyt ất cả đều phải cân bằng, trung hòa. Bất cứ hành nào quá vượng hay quá suy đều không tốt. Chẳng hạn nếu Mộc quá vượng sẽ làm cho Thủy bị vắt kiệt. Nếu doanh nghiệp đầu tư phát triển tràn lan làm cho dòng vốn không theo kịp phải vay nợ làm tăng chi phí, nhân lực không theo kịp. Trong việc bố trí tổ chức cán bộ, nếu như Nam nhân ứng với tính Dương thì Nữ nhân ứng với tính Âm. Do đó mà trong cơ cấu nhân sự của hầu hết các phòng ban ta đều thấy có cả nam nữ, rất hiếm khi có các phòng ban toàn nam hoặc toàn nữ vì lúc đó sẽ sinh ra hiện tượng Dương thịnh Âm suy hoặc Âm thịnh Dương suy mà theo quan điểm cân bằng âm dương thì không thuận lợi cho sự ổn định phát triển của phòng ban đó. Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều bất ổn, rủi ro, đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo luôn phải cố gắng đương đầu với những thách thức lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức của mình những cán bộ lãnh đạo cấp dưới phù hợp. Trong các yếu tố phù hợp đó, các nhà lãnh đạo hiện nay cũng chú ý hơn đến yếu tố về mệnh với mong muốn duy trì được sự ổn định phát triển của doanh nghiệp, tổ chức mình. Theo đó, trong việc tuyển chọn nhân sự, cán bộ cấp cao thường có một số chú ý sau: - Chọn bản mệnh chủ đạo của công ty theo bản mệnh người có quyền hành cao nhất như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc. - Khi chọn các nhân viên cấp dưới mà có thể nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty hay trong tổ chức không được xung khắc với bản mệnh của người đứng đầu. Trong trường hợp có thể tương sinh với bản mệnh của người đứng đầu là tốt nhất, nhưng cần phải theo chiều vượng cho người đứng đầu. - Khi phân chia nhóm để làm việc cũng cần xem xét bản mệnh của các thành viên trong nhóm để việc hợp tác được diễn ra suôn sẻ, đặc biệt với những tác vụ cần sự phối hợp các thành viên trong một thời gian dài kết quả của tác vụ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty hay tổ chức đó. - Các nhân viên dưới quyền của các cấp quản cũng cần phải xem xét so sánh với bản mệnh của người quản trực tiếp. - Các bộ phận giám sát lẫn nhau thì có thể chọn các cán bộ có mệnh sung khắc lẫn nhau Trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ thì Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản nhất, nó đi xuyên suốt một thời gian rất dài trong lịch sử vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong thời đại ngày nay. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Thuyết âm dương ngũ hành được phát triển mạnh từ thời Chiến quốc, trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử mà lúc đó lực lượng sản xuất khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định. Tư 5 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I tưởng này chủ yếu dựa trên trực giác kinh nghiệm được đúc kết hoàn thiện theo thời gian, đặc biệt sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc độc đáo nên đã trở thành luận cho một số ngành khoa học cụ thể trong đó có nghiên cứu quản kinh tế. 2. Tư tưởng “ Đức trị” trong quản cán bộ Tư tưởng “Đức trị” được bắt nguồn từ Khổng Tử, người mở đầu khai sinh ra trường phái Nho gia . Ông tên thật là Khổng Khâu, tự là Ni, sinh ra tại nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc. Khổng Tử từng làm quan (quan trong coi ruộng đất, sổ sách) nhưng không được trọng dụng. Cuộc đời không thành đạt trong quan trường nhưng lại rực rỡ trong lĩnh vực triết học nhân sinh. Khổng tử mất vào năm 73 tuổi. Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử . Ông coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức" của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc phong phú. Đức không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức với tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức của con người chính là cơ sở của đường lối đức trị Khổng Tử. Quan niệm đức nhân: đức nhân có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính là thương người, nhân đạo đối với con người, nhân cũng là đức hạnh của người quân tử. Khổng Tử cho rằng đức nhân dựa trên 2 nguyên tắc: + “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”- cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. + “ Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”- mình muốn đứng vững thì giúp người khác đứng vững, mình muốn lập thân thì gíup người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành đạt. Trên cơ sở 2 nguyên tắc này, ông cụ thể thành các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể đặc biệt là đối với tầng lớp quân tử, ông cho rằng đối với những người làm chính trị quản xã hội muốn có đức nhân phải có 5 điều: + Một là trọng dân + Hai là khoan dung độ lượng với dân + Ba là giữ lòng tin với dân + Bốn là mẫn cán (tận tụy trong công việc): lo việc chung 6 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I + Năm là đem lòng nhân ái đối xử với dân Như vậy, quan niệm về đức nhân của Khổng Tử là một đóng góp lớn trong việc giáo dục đào tạo con người giúp con người phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài. Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói đến đạo đức: “Làm người có nết hiếu dễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân ” Đức với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được: Trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối “Đức trị”-Đường lối trị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một mơi mà các ngôi sao khác hướng về cà (tức thiên hạ theo về). Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: “dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính” Trong quản trị nhân sự hiện nay tư tưởng “Đức trị” là một phần không thể thiếu đặc biệt trong quản trị nhân sự cấp cao. Thị trường kinh tế hội nhập, tri thức là một phần không thể thiếu cho sự thịnh tồn của mỗi doanh nghiệp. Khi đó bài toán giữ người hiền tại phục vụ cho doanh nghiệp được đặt ra hàng đầu. Ngoài những lợi ích kinh tế mà người lao động được hưởng thì quan hệ giữa ông chủ, nhân viên, giữa người chủ công ty người được thuê rất được chú trọng. Với mức lương xấp xỉ giữa các doanh nghiệp, người lao động sẽ chọn nơi mà họ được trọng dụng, được đối đãi tốt, nơi họ có “Chính danh” (danh phải rõ ràng với những quy định, thủ tục rõ ràng “Danh chính thì ngôn mới thuận”. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo người tài cũng cần được chú trọng, cần đảm bảo sao cho người tài sẽ đem kiến thức phục vụ lại lợi ích của doanh nghiệp Đường lối Đức trị trong quản lý, chủ yếu là dựa vào xây dựng quan niệm giá trị chung của mọi người, dựa vào quyền lực phi chính thức của bản thân người lãnh đạo như phẩm chất đạo đức, tài năng, tình cảm , dẫn dắt mọi người hoàn thiện cuộc sống tinh thân tu dưỡng đạo đức, trên cơ sở đó, thực hiện khống chế bên trong của hành vi, khiến cho hành vi của mọi người tự giác đảm bảo nhất trí với mục tiêu của tổ chức. Đức trị dựa vào giáo hóa, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề. Như vậy, hiệu quả sẽ nhìn thấy chậm, có thể hiếu là Đức trị theo đuối hiệu quả trong thời gian dài. đây là quản mang tính chiến lược. 7 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Mỗi một tư tưởng triết học đều được sản sinh phát triển trong một xã hội nhất định với các hình thái, mối quan hệ xã hội tương ứng. Ngày nay tuy xét về bối cảnh lịch sử cho ra đời tư tưởng Đức trị là không phù hợp, nhưng với những giá trị mà “Đức trị” đem lại trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói chung quản trị nhân sự nói riêng khiến cho “Đức trị” là một phần không thể tách rời của quản lý. Đó chính là lý do tại sao một học thuyết, một tư tưởng đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng vẫn được loài người quan tâm, vận dụng khai thác hơn nữa trong hoạt động, phát triển của xã hội. 3. Tư tưởng “ Pháp trị” trong điều hành doanh nghiệp Có thể nói người đầu tiên đặt nền móng cho Pháp trị chính là Tuân Tử, quan niệm của ông về là bản chất con người có là ác chúng ta luôn muốn tìm cách thoả mãn những nhu cầu riêng tư của mình từ đó nếu không có phương pháp quản tốt sẽ dẫn đến tình trạng loạn lạc trong xã hội. Học trò của Tuân Tử là Hàn Phi Tử (-280-234) đã kế thừa quan điểm bản chất con người là ác. Theo Hàn Phi Tử thì để chế ngự cái ác, xây dựng giữ vững đất nước thì vua phải dùng công cụ pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”. Hệ thống phát luật phải thoả mãn 3 yếu tố cơ bản: - Pháp luật quan trên ban ra tất cả đều phải tuân theo nó cần thay đổi cho phù hợp với thời thế: thời thay mà pháp không đổi thì nước loạn. Đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước sẽ bị chia cắt chính sách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ cho cái đó. - Pháp luật phải viết cho mọi người đều dễ hiểu dễ thi hành: Cái gì mà kẻ sĩ có óc tinh tế mới biết thì không nên ban làm lệnh vì dân không phải người nào cũng có đầu óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùng làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả. - Pháp luật phải được áp dụng một cách rộng rãi công bằng cho mọi người: Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm. 8 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Ngày nay các công ty, các tập đoàn các tô chức muốn tồn tại phát triển lâu dài đều phải áp dụng một phần tư tưởng Pháp trị như xây dựng một hệ thống văn bản quy chế, nguyên tắc, quy phạm hành động Chức năng của nó là: - Răn đe, ngăn chặn những người có ý định xấu muốn gây thiệt hại cho công ty. - Tạo ra một môi trường làm việc, phấn đấu thật an toàn cho mọi người, ai có công được thưởng, ai làm sai bị phạt, công lớn thưởng lớn, công nhỏ thưởng nhỏ. Các công việc, thể hiện cụ thê hướng đến Pháp trị trong việc quản hiện nay có thể kể ra bao gồm: - Hợp đồng lao động. - Các chế độ chính sách của công ty. - Chấm công hàng ngày. - Nội quy, quy chế . Ví dụ để tránh mọi người đi muộn ta có thê đưa ra nội quy công ty là ai đến muộn bị phạt tiền, cứ muộn thêm 5 phút phạt thêm 50.000 vnđ. - Áp dụng chế độ lương thưởng hướng tới công bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. - Chế độ phạt, đuổi việc trừ thưởng cho những người vi phạm quy định. - Sử dụng KPI để chấm hiệu quả công việc của người lao động. Áp dụng Pháp trị ở đây sẽ đạt được những điều sau: - Giúp nhân viên cảm thấy được đối sử công bằng. - Giúp nhân viên không cảm thấy bất mãn tạo sự ổn định về nhân sự cũng như hoạt động sản xuất của công ty . Ví dụ: rất nhiều công ty khi thuê nhân viên mới về, trả lương cao hơn nhiều những người cũ, ưu đãi nhiều hơn làm nhân viên trong công ty cảm thấy bất mãn tất yếu là họ sẽ kéo nhau chuyển qua công ty khác. - Răn đe những thành phần định làm ảnh hưởng xấu trong công ty. Ví dụ nhiều công ty đưa ra quy chế đào tạo nhằm ràng buộc thời gian làm việc của người lao động, khi đó nếu người lao động sau khi được công ty cử đi đào tạo nước ngoài lúc về nước sẽ không dám chuyển công ty vì sẽ bị phạt tiền rất nặng. Nếu như tư tưởng “Đức trị” của Nho gia đề cao cái chủ trương cai trị bằng cái tâm, bằng đạo đức, bằng văn của vua tôi thì “Pháp trị” lại đề cao Pháp luật, Pháp gia đã đưa ra một học thuyết phương pháp cai trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”, pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật 9 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I phải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng Đó là tư tưởng về chính trị quản xã hội, quản kinh tế còn nhiều ý nghĩa đối với hiện nay. 4. Chữ “ TÍN” trong hoạt động quản kinh doanh Chữ Tín là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng triết học của Khổng Tử và là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng quản đức trị. Chữ tín cuả Khổng Tử bao gồm sự tín nhiệm của dân chúng sự trung thực của người quản theo Khổng Tử chữ tín còn đứng trên cả “thực túc”, “binh cường”. Ngày nay chữ Tín được hiểu: - "Tín" trong đời thường được hiểu là lòng tin mà mình tạo dựng được bởi một chủ thể khác. - "Tín" trong kinh doanh được hiểu là giữ đúng lời hứa, cam kết giữa các đối tác, là đảm bảo chất lượng hàng hoá phục vụ người tiêu dùng. - "Tín" trong đối nhân xử thể giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong được hiểu là giữ đúng lời hứa, lòng tin giữa cá nhân với nhau. "Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là một trong những bài học đầu tiên cho bất cứ ai làm quản kinh tế nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung, nó không chỉ biểu hiện triết kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là nhân cách của người làm nghề quản lý, kinh doanh. Chữ Tín dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Dù cho có bị ràng buộc bởi luật pháp, thì chữ Tín vẫn phát huy được vai trò của nó. Trong quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được chữ Tín, một lần bất tín vạn sự bất tin, muốn làm ăn lâu dài thì phải đặt chữ Tín lên hàng đầu. Khiến cho người khác tin mình đã là khó, làm sao giữ được lòng tin ấy lâu bền còn khó hơn nữa. Giữ chữ Tín đó là bước đầu tiên thiết lập cơ hội tạo mối Lợi lâu dài. Bỏ qua chữ Tín lần này, lần khác ta sẽ không được tin tưởng mất cơ hội làm ăn. Xem nhẹ chữ Tín đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ nhìn ta bằng cặp mắt khác. Đối với đối tác làm ăn, quyền lợi trước tiên phải đảm bảo cho cả hai bên qua những ràng buộc về pháp lý, rồi tuân thủ theo hợp đồng, đó là giữ chữ Tín với nhau. Giữ chữ Tín, tạo lòng tin là cách tốt nhất, nhanh nhất, bền vững nhất để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp phát triển mạng lưới kinh doanh. Không ít các doanh nghiệp, để cạnh tranh, thu hút khách hàng bằng cách giảm giá thành sản phẩm. Nhưng cách thực hiện nó lại không được minh bạch ví dụ: sử dụng những nguyên, phụ liệu kém chất lượng, cắt giảm chi phí nhân công, chi phí quản Lợi trước mắt là lượng hàng bán ra có thể nhiều hơn so với trước. Song cái Hại chính là khách "một đi không trở lại". Thấy cái Lợi trước mắt để bỏ chữ Tín là cái nhìn thiển cận. Để thiết lập chữ tín, đôi lúc doanh nghiệp phải hy sinh cả lợi ích trước mắt của mình. 10 [...]... niệm, những công thức, những tính toán…nhưng những giá trị để lại của triết phương đông hiện nay vẫn là một đề tài lớn mà các nhà khoa học, nhà quản trên khắp thế giới nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng trong hoạt động quản kinh doanh của mình Ví dụ như bên cạnh các cuốn sách hướng dẫn đầu tư chứng khoán theo các trường phải giá trị, cơ bản, kỹ thuật chúng ta cũng thấy những sách hướng dẫn đầu... máy của Honda vì lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm đã được kiểm chứng bằng thực tế qua rất nhiều năm 5 Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh hoạt động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới có phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở các nước Nam Á, Đông Á Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Phật giáo... đức” của mình để cảm hóa cấp dưới, cảm hóa nhân viên tạo động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp… Đối với chúng em những doanh nhân, những nhà quản tương lai thì những giá trị của triết học phương đôngnhững tin hoa cần tiếp tục tìm hiểu khám phá Ngoài ra trong một giai đoạn mà sự cạnh tranh về con người, về nhân sự cấp cao đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì những tư tưởng quản. .. làm phương châm hành đạo Đồng thời, điều đó lại được hiện thực hóa thông qua các hành động cụ thể thiết thực trong công tác từ thiện, xã hội mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam hiện nay 15 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I III – Kết luận Không có nhiều những học thuyết,về quản kinh tế mà trong đó bao hàm những khái niệm, những. .. cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ đó ví dụ với một thương hiệu uy tín có thể bán sản phẩm giá thành cao hơn sản phẩm cùng lọai của một hãng khác chưa có uy tín bằng Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nghiệp cần có tư duy dịch vụ Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ tự đánh giá sản phẩm của mình một cách khách quan trên mặt giá trị. .. khoán theo Kinh dịch; hay bên cạnh những tính toán khoa học về kết cấu, khả năng chịu lực, kiến trúc tòa nhà…chúng ta vẫn thấy có những con số như thước Lỗ ban mà theo đó có thế đón sinh khí, vượng khí vào căn nhà, công trình; hay bên cạnh các phương pháp quản nhân sự tạo điều kiện cho các thành viên trong công ty phát huy được những thế mạnh của mình bằng công nghệ, bằng các phương pháp quản hiện...Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp phải tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó, doanh phải ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ Tín trong kinh doanh phải xây dựng được khả năng để làm tốt các mình hứa Khả năng sinh lời trong kinh doanh không nhất thiết phải tùy thuộc vào số vốn, vào mặt hàng,... về Vô thường -Vô ngã v.v… Đấy chính là nền tảng của một xã hội nhân ái, bình đẳng văn minh nếu những bài học giáo ấy biến thành hiện thực trong cuộc sống Có thể nói, xã hội Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống nhân ái cũng đều bắt nguồn từ những bài học giáo nói trên Vì vậy, hoạt động từ thiện hôm nay chính là con đường chủ 12 Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I động đưa Đạo Phật đến với quần... trong đó có Việt Nam Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ, sau đó phát triển thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới (cùng với đạo Kitô đạo Hồi) Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni Phật giáo xuất hiện với tư cách một tôn giáo, đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, coi nhẹ hình thức nghi lễ Theo giáo của Thích Ca Mâu Ni, thế giới tự nó tồn... các doanh nghiệp trong nước trong việc "chào hàng" tìm bạn hàng Đây là một sân chơi quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt Để tồn tại, bên canh những điều kiện cần đủ về cơ sở hạ tầng, năng lực kinh doanh thì chữ Tín đóng vai trò không nhỏ Việt Nam nên lấy hình mẫu của các doanh nghiệp Nhật Bản trong kinh doanh, sản phẩm của các công ty Nhật Bản lấy ví dụ như hãng xe Honda, sản phẩn của họ luôn dẫn

Ngày đăng: 13/03/2014, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan