SÁNG KIẾN 2013 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1

16 765 0
SÁNG KIẾN 2013 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VẦN CHO HỌC                                                      SINH LỚP 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT EA SÚP TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1 Người thực hiện: Phan Thị Nhàn Chức vụ : Giáo viên Đơn vị:Trường Tiểu họcNguyeãn Vieát Xuaân EaRok, ngày 28 tháng12 năm 2013 1 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 I.1 Lý do chọn đề tài 3 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 I.3 Đối tượng nghiên cứu 4 I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 I.5 Phương pháp nghiên cứu 4 II PHẦN NỘI DUNG 5 II.1 Cơ sở lý luận 5 II.2 Thực trạng 5 a Thuận lợi, khó khăn 5 b Thành công, hạn chế 6 c Mặt mạnh, mặt yếu 6 d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7 II.3 Giải pháp, biện pháp 7 a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 13 d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 13 e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14 II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14 III PHẦN KẾT LUẬN 14 III.1 Kết luận 14 III.2 Kiến nghị 15 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU I. 1. Lý do chọn đề tài: Bậc tiểu học là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những gì trẻ học được sẽ là hành trang theo trẻ suốt cuộc đời. Nội dung giáo dục ở bậc tiểu họcmột nội dung có giá trị ổn định và bền vững. Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học, có đọc thông viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Học sinhhọc tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn học khác, biết sử dụng Tiếng Việt cho hoạt động giao tiếp, góp phần phát triển tư duy hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Thông qua môn Học vần, học sinh sẽ được rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe để phát âm đúng và khi phát âm đúng thì các em sẽ viết đúng chính xác các vần, tiếng, từ. Nếu học sinh không được học phần học vần một cách chắc chắn thì không thể biết đọc, biết viết. Quy trình đầu tiên của việc dạy đọc, viết là dạy học vần, mà đọc, viết có mối quan hệ với nhau, đọc đúng thì mới viết đúng và ngược lại. Học sinh học phần Học vần không tốt thì các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghép, đọc tiếng, từ mà đặc biệt là những tiếng, từ có nhiều âm tiết hoặc vần khó … đây cũng là vấn đề rất cần thiết nghiên cứu để dạy học phân môn Học vần như thế nào có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học. Nhằm tạo ra sản phẩm là con người như mục tiêu giáo dục đề ra, người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh trong từng tiết dạy để tạo ra môi trường học tập tích cực, môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi. Do vốn từ Tiếng Việt của học sinh lớp một còn ít, khả năng giao tiếp và sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động học tập còn hạn chế, không đáp ứng được phương pháp dạy học mới hiện nay của các môn học trong chương trình kể cả phân môn Tiếng Việt, mà đầu tiên là Học vần. Nhận thức rõ việc đổi mới trong dạy học là đáp ứng được những yêu cầu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập hóa đề ra. Vì những lý do trên mà tôi nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp dạy học vần cho học sinh lớp Một” ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân xã Ea Rok I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài : * Mục tiêu: Đề tài này tập trung nghiên cứu Một số biện pháp dạy học vần cho học sinh lớp Một. Đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy 3 giảm tỉ lệ học sinh yếu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Học vần cho học sinh lớp Một Trường Tiểu học Phan Bội Châu. - Góp phần thiết thực vào việc hình thành kỹ năng tư duy, phương pháp học tập chủ động, khoa học tích cực cho học sinh, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. * Nhiệm vụ: Với mục tiêu quan trọng nêu trên, đối với lớp Một có những nhiệm vụ cụ thể như sau - Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các âm vị trong phân môn học vần: các nét cơ bản, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, bảng chữ ghi âm . - Giúp cho học sinh nắm được phương pháp học tốt, hứng thú trong học tập, yêu thích môn học. - Dạy học sinh biết ghép các nét cơ bản thành âm, biết ghép các âm thành vần nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng. - Biết đọc các nét cơ bản đọc đúng chính xác âm, viết đúng các nét cơ bản, viết đúng các âm và vần, biết đọc đúng các từ ngữ, các câu ứng dụng. - Rèn kĩ năng nghe, đọc, viết, nói cho học sinh. I. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1A trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, nên tôi chỉ nghiên cứu về một số biện pháp dạy Học vần cho học sinh lớp Một. I. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : Phương pháp đọc sách tài liệu : - Đọc sách và tài liệu xây dựng đề tài nghiên cứu cho bản thân. - Đọc sách giáo viên Tiếng Việt 1. - Đọc tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. - Đọc tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng. - Xem băng đĩa có liên quan đến phân môn Học vần. Phương pháp trò chuyện: - Trò chuyện với phụ huynh học sinhhọc sinh đem lại nhiều thông tin bổ ích, như tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, trao đổi việc học tập của các em qua tiếp xúc với phụ huynh, trò chuyện với học sinh biết được những thắc mắc của học sinh khi học phân môn học vần. Từ đó tôi tự tìm cho mình một hướng đi thích hợp về phương pháp dạy phân môn học vần nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Phương pháp nghiên cứu đối tượng học: - Tôi thu thập các thông tin về gia đình học sinh ghi cụ thể vào sổ chủ nhiệm và qua khảo sát đầu năm, bài tập thực hành ở lớp, kiểm tra bài cũ giúp tôi nắm được khả 4 năng tiếp thu học tập của học sinh. Tôi phân loại nhóm học sinh giỏi, khá trung bình, yếu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thích hợp cho từng nhóm đối tượng. Phương pháp trực quan: - Khi giảng dạy trình bày trực quan như: vật thật, tranh phóng to. Tôi chú ý đến độ chính xác của tranh. Tổ chức cho học sinh quan sát một cách có khoa học, dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và không gây hiểu nhầm về biểu tượng. Phương pháp đàm thoại : - Phương pháp đàm thoại chiếm một vị trí quan trọng trong việc dạy và học. Nó được sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập nhằm gợi cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những bài học đã học cũng như kinh nghiệm đã được tích luỹ trong đời sống, củng cố, ôn tập, mở rộng và khắc sâu những kiến thức mà học sinh đã học được, kiểm tra việc học của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh học phân môn Học vần theo phương pháp đàm thoại tôi thường dùng hệ thống nhiều câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ từng bước để tìm ra được tiếng mới, từ mới. Phương pháp trò chơi học tập: Phương pháp trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các kĩ năng hoạt động sáng tạo điển hình. Phương pháp trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích cực vừa chơi, vừa họchọc có kết quả nhất là đối với học sinh lớp Một. II. PHẦN NỘI DUNG II. 1.sở lý luận: * Cơ sở khoa học: Trong các môn học ở Tiểu học phần Học vần của môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng. Đặc biệt, lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học là chủ đạo vì có đọc được thì trẻ mới hiểu được yêu cầu của bài học. Kỹ năng nhận biết và đọc của học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn vv… * Cơ sở thực tiễn: Đối với học sinh khi bước vào lớp Mộtmột bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Ở giai đoạn đầu lớp Một (học âm – chữ, vần) những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ. Đến lớp các em phải học bài, ngồi ngay ngắn, phải kiểm tra bài, phải thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên. Đối với các em, giáo viên lớp Một cũng khác với cô giáo mẫu giáo. Giáo viên có chỗ ngồi riêng, có cách dạy riêng, có sự đánh giá cho điểm. Những điều này làm cho một số em trong giờ Học vần thường rụt rè, không dám đọc to, hoặc một số em đọc quá to, lạc cả giọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ Học vần. Dạy Học vần nhằm tạo kỹ năng và thói quen học tập. Do đó, trong quá trình dạy vần giáo viên cần cho học sinh đọc - viết nhiều. Đồng thời phải luôn thay đổi cách đọc, viết nếu không việc học sẽ nhàm chán, hiệu quả học vần sẽ hạn chế. 5 II. 2. Thực trạng: Trong giảng dạy trực tiếp lớp Một bản thân gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi - khó khăn: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm, tổ chức thao giảng, dự giờ , tổ chức những buổi, họp chuyên môn, tổ khối thảo luận để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các tình huống sư phạm. trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm chưa ngoan. - Học sinh chiếm đa số là người kinh, hầu hết đã học qua mẫu giáo. Vào lớp Một đúng độ tuổi nên rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv…. - Học sinh được cấp phát đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo phòng học. * Khó khăn: Một số học sinh học trước quên sau, không nhớ hết âm, không biết ghép âm vần thành tiếng, chưa biết đánh vần để đọc thành tiếng. Một số em phát âm còn ngọng, một số em chưa có ý thức học tập, trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. - Còn một phần không ít phụ huynh không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà. -Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Học vần còn hạn chế. Bản thân còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất nhiều thời gian chuẩn bị. b. Thành công - hạn chế : - Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo đến các tổ khối và toàn thể giáo viên. Ngay từ đầu năm đã tổ chức dạy thao giảng ở tất cả các khối nói chung và khối Một nói riêng để rút kinh nghiệm. Bản thân làm khối trưởng khối Một, tôi tổ chức họp khối để thảo luận về đổi mới phương pháp cũng như phần giảm tải, tích hợp giáo dục môi trường, kỹ năng sống. Bản thân luôn có ý thức tự rèn, luôn học hỏi đồng nghiệp trau dồi về chuyên môn. Rèn phát âm đúng, viết đúng mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Một số giáo viên dạy lớp Một phát âm chưa chuẩn, còn sử dụng tiếng địa phương trong giảng dạy, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, chữ viết chưa đẹp. c. Mặt mạnh - mặt yếu: 6 Đa số học sinh tiếp thu bài nhanh dễ nhớ, tiết học diễn ra nhẹ nhàng sôi nổi, các em tích cực tham gia vào hoạt động học. Bên cạnh đó một số em còn nhút nhát chưa mạnh dạn, chủ động tiếp thu bài, chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn thiếu tập trung trong tiết học dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: - Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, nhiều tiết còn dạy chay. Chưa rèn phát âm chuẩn và rèn chữ viết đúng mẫu. - Một số em đến lớp quên mang theo đồ dùng học tập như bảng con, phấn viết, vở bài tập, không học bài cũ ở nhà, ngồi học chưa chú ý. - Do thay đổi chương trình cũ và chương trình mới học nhiều phân môn hơn chương trình cũ. Trong phân môn Học vần có phần luyện nói theo chủ điểm nhưng vốn từ của các em còn hạn chế nên chất lượng giờ dạy chưa cao. - Phụ huynh: Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, bận làm ăn nên không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em. Chưa thực sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có hướng giáo dục tốt nhất cho các em. Chưa phân bố thời gian như giờ học, giờ chơi ở nhà để các em học tốt. Còn có tư tưởng khoán trắng chất lượng học của con, em mình cho giáo viên. 3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản của phân môn Học vần Đọc, viết thành thạo đúng chính xác, nghe phát âm chuẩn, nói rõ ràng tròn câu, viết đẹp. Ngay từ đầu năm học tôi dạycho học sinh nắm vững các nét cơ bản và sau đó nắm vững âm và chữ ghi âm. Trong tiết dạy tôi hướng dẫn học sinh nắm được các nét cơ bản, bằng cách đọc gắn liền với nhận dạng trên bảng lớp, bảng cài, tranh trong sách giáo khoa, đặc biệt là các đồ vật có thực tế ở lớp, ở trường, để học sinh nhận biết và đọc thuộc các nét, các âm. Vì nếu học sinh nắm vững chắc được phần này thì sang phần vần học sinh học sẽ dễ dàng hơn. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: - Họp phụ huynh đầu năm xây dựng kế hoạch học tập ở nhà cho các em. - Tìm hiểu để biết rõ số học sinh đi học mẫu giáo không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó đi học mẫu giáo không đều. - Kiểm tra nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra đầu năm học 2011 – 2012 như sau: Lớp 1A sĩ số : 22 học sinh. Học sinh dân tộc : 4em, nữ: 02em + Học sinh lưu ban : 01 em + Học sinh đi học mẫu giáo không đều :2 em + Học sinh đi học đều : 20 em - Mới bước vào lớp Một vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác trong học tập. Vì vậy giáo viên phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy 7 sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôi đã có những giải pháp, biện pháp cụ thể sau: - Đối với dạy các nét cơ bản : Khi nhận lớp trong tuần đầu làm quen, ngoài hướng dẫn cho các em về nội quy của lớp, tôi dạy kỹ cho các em các nét cơ bản. Ví dụ : Nét sổ (| ) giống như cây thước để đứng hay cạnh thẳng đứng của khung cửa lớp ra vào, nét móc ngược ( ) giống như lưỡi câu cá, nét cong kín (O) giống như chiếc vòng đeo tay… Bên cạnh đó nhằm giúp học sinh tránh nhầm lẫn giữa nét này với nét khác, để khắc sâu kiến thức cơ bản tôi gợi ý hướng dẫn học sinh so sánh để nhận biết điểm giống nhau giữa các nét. Ví dụ : Nét cong hở – phải ( C ) và nét cong hở – trái ( ) đều giống nhau là nét cong khác nhau là nét cong hở phải thì hở bên phải, nét cong hở trái thì hở bên trái. - Đối với âm- chữ ghi âm Cho học sinh nhận diện âm – chữ ghi âm mẫu trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được cấu tạo của âm và chữ ghi âm đó. Chẳng hạn như âm o, ô, ơ . + Giáo viên: âm o gồm mấy nét và những nét nào? + Học sinh: gồm 1 nét cong kín. Giáo viên gọi học sinh tìm đồ vật có trong thực tế giống với chữ ghi âm đó để học sinh nhớ lâu hơn. Ví dụ :Tôi có thể cho học sinh đọc thuộc câu: o tròn như quả trứng gà, ô thì đội nón, ơ thì có râu. Tiếp theo tôi gọi học sinh tìm âm o, ô, ơ ở trong bộ chữ thực hành cài vào bảng cài. Điều đáng chú ý là sau mỗi lần gọi học sinh tìm các âm trong bộ chữ cài vào bảng, tôi luôn khuyến khích học sinh cá nhân hay tổ nào tìm nhanh và đúng thì được khen. Bên cạnh đó phát hiện những học sinh tìm chậm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời . Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức đi sâu vào trọng tâm bài, gọi học sinh so sánh để nhận biết điểm giống và khác nhau giữa âm này với âm khác. Ví dụ : Khi dạy: d và đ tôi hỏi học sinh: + Giáo viên: giữa âm d và đ giống và khác nhau ở điểm nào? + Học sinh: âm d và đ giống nhau là d, khác nhau là đ thêm dấu ngang. Để học sinh nhớ một cách chắc chắn hơn, cho học sinh học thuộc câu: “ d , đ hai chữ giống nhau Chữ đ khác bởi trên đầu gạch ngang” Tôi cho học sinh nhận dạng trên bảng lớp, nắm được cấu tạo qua phân tích và nhận dạng trên bộ chữ thực hành. - Đối với vần : -Trong phân môn Học vần bài dạy âm, các em được quan sát hình ảnh trực quan: con ve, xe đạp, cải bắp, cá mập…các em được nghe giáo viên phát âm mẫu, được phát âm, được nghe các bạn phát âm. Khi đã nắm chắc âm, việc tạo vần sẽ dễ dàng 8 với các em hơn. Khi hình thành vần mới việc đầu tiên là các em phải phân tích vần ấy một cách chắc chắn . Biện pháp giúp học sinh học tốt phần vần, tôi hướng dẫn học sinh nhận dạng vần trên bảng lớp rồi phân tích để nắm được vị trí của các âm trong vần, cho học sinh thực hành ghép vần vào bảng cài và đọc vần đó. Ví dụ : Dạy bài 47 : en –ên, tôi hướng dẫn học sinh qua câu hỏi gợi mở. + Hỏi: Vần en có mấy âm? Học sinh trả lời: Vần en có hai âm. + Hỏi: Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? học sinh trả lời: âm e đứng trước âm n đứng sau. Sau đó gọi học sinh khác nhận xét xem bạn trả lời đúng, sai, đồng thời kiểm tra học sinh trong lớp có chú ý theo dõi bài không. Cho học sinh thực hành ghép vần trên bộ chữ thực hành để nắm cấu tạo vần đồng thời khắc sâu kiến thức . Sau khi học sinh ghép vần xong, gợi ý cho học sinh đánh vần và đọc e đứng trước đọc trước, n đứng sau đọc sau. Từ đó gọi đánh vần và nhiều em đọc. Trường hợp học sinh đánh vần chưa đạt, tôi phát âm lại hai đến ba lần vần đó rồi cho học sinh đọc, chỉnh sửa phát âm cho học sinh ( e –nờ – en ; đọc trơn en ) Phần vần tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi nhỏ vừa củng cố vần vừa làm cho không khí lớp thêm sôi nổi qua trò chơi * Trò chơi : “ Tìm tiếng chứa vần -Thời gian chơi: Cuối tiết 1 ( 5 - 7 phút). Tiến hành chơi theo nhóm tổ. Giúp học sinh củng cố vần và đọc được tiếng chứa vần - Chuẩn bị : 4 đến 6 bảng nhóm, phấn.( tùy số lượng học sinh) Giáo viên nêu yêu cầu “ Tìm tiếng chứa vần viết vào bảng nhóm. Học sinh suy nghĩ tìm và viết tiếng có vần đó trên bảng nhóm (1em chỉ viết 1 tiếng). Khi hết thời gian quy định nhận xét tổ, nhóm nào tìm nhiều, chính xác thì thắng. - Đối với tiếng : Sau khi có vần mới, học sinh chọn thêm một phụ âm, dấu thanh để tạo tiếng. Trước khi tạo tiếng, cho học sinh nghe bạn mình phân tích tiếng đó một lần nữa. Với hoạt động dạy học này các em được thực hành nhiều trên bảng cài, kết quả học sẽ cao hơn. Sau khi tạo tiếng, cá nhân sẽ tự được đứng lên phân tích tiếng mình vừa đọc và tự ghép vần vào bảng cài. Ví dụ : Em hãy nêu cấu tạo tiếng mèo Tiếng mèo có âm m (mờ) đứng trước, vần eo đứng sau, dấu huyền trên âm e. * Hướng dẫn học sinh nhận biết sự giống nhau, khác nhau của các âm, vần mới và các âm, vần đã học. Các bước so sánh : - Vần ao, vần eo có gì giống nhau ? ( giống nhau kết thúc đều bằng âm o) - Vần ao, vần eo có gì khác nhau ? (khác nhau: ao có a, eo có e đứng trước ) Để tập cho học sinh làm quen với thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hoá mỗi khi làm bài tập điền âm, vần, học sinh phải biết nắm vững yêu cầu của bài tập, sự kiện đã cho, phải điền âm vần gì. Biết vận dụng các âm vần đã học để làm được các bài tập trong vở bài tập. 9 - Ngoài ra, các quy tắc chính tả ( g, ng , c , k , qu , ) được lồng ghép vào các trò chơi học tập, thi đua ở mỗi tổ, nhóm. Ví dụ : Em hãy điền g , gh vào chỗ trống sau : Củ ệ , ế tựa i nhớ , bé a Cá ừ , …ọn …àng Em hãy giải thích vì sao âm (gờ ) đứng trước e, ê , i em phải viết bằng gh ) ? - Giúp học sinh đọc đúng các tiếng, tôi cho học thực hành ghép tiếng, rồi phân tích để nắm được vị trí các âm, vần và dấu thanh, rồi đánh vần và đọc như: + Hỏi: đã có vần en muốn được tiếng sen ta phải làm gì ? + Học sinh trả lời: Ghép âm s trước vần en. Gọi em khác trong lớp nhận xét và nhắc lại. + Hỏi: Tiếng sen có âm gì đứng trước? Vần gì đứng sau ? (đối với học sinh khá, giỏi, tôi có thể hỏi: Em hãy nêu cấu tạo tiếng sen ? + Trả lời: có âm s đứng trước vần en đứng sau. + Học sinh: Đánh vần: sờ - en – sen đọc: sen Để cho lớp học thêm sinh động, tổ chức cho các em, học mà chơi – chơi mà học. Bằng cách ghi tìm các tiếng hoặc từ có vần vừa học ở ngoài bài, nhằm giúp học sinh ôn luyện, củng cố âm, vần và mở rộng vốn từ. + Đối với lớp Một tôi đang dạy có nhiều học sinh yếu thì tôi dành nhiều thời gian cho các em đánh vần, nhằm giúp các em hình dung ra cấu tạo chữ và ghi nhớ mặt chữ. Tăng cường hoạt động nhận diện âm, vần, tiếng bằng trò chơi nhằm tạo cho các em vui vẻ trước và sau khi học. * Trò chơi : “ Nối ô chữ ” Cuối tiết 2 ( 5 - 7 phút ) ở sách bài tập tiếng việt . Giúp học sinh củng cố vần in- un nối và đọc được từ có tiếng chứa vần in- un. - Chuẩn bị: 4 bảng nhóm ghi sẵn tiếng thành 2 cột, phấn, tiến hành chơi theo nhóm tổ. Giáo viên nêu yêu cầu “ Tìm đọc tiếng ở cột A và B trong bảng nhóm sau đó dùng phấn nối ô chữ ở cột A với cột B tạo thành từ đúng nghĩa. Học sinh suy nghĩ tìm và nối tiếng trên bảng nhóm (1 em chỉ nối 1 từ). Sau khi hết thời gian quy định nhóm nào nối nhanh, chính xác nhóm đó thắng cuộc. - Đối với câu (hoặc đoạn thơ ) - Biện pháp giúp các em học tốt tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hoặc cuộc thi nhỏ như đọc nối tiếp theo nhóm. Tuy cuộc thi tiến hành trong 3 -5 phút nhưng nó đem lại không khí vui vẻ, giúp học sinh bớt mệt mỏi trong giờ học. Qua đó giúp học sinh đọc tốt bài đọc để sang phần luyện tập tổng hợp đọc được tốt hơn . Ví dụ : Đoạn thơ ứng dụng ở bài 48 có 4 dòng thơ : “ ủn à ủn ỉn Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ” Tôi chọn hai nhóm mỗi nhóm 4 em (mỗi em đọc một dòng thơ) thi đọc, nhóm nào đọc đúng lưu loát được tuyên dương. 10 [...]... em Học kì 2 22 em 21 em 1 em 21 em III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: III .1 Kết luận: Từ việc làm trên và áp dụng một số biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp Một, do nhận thức của bản thân nên đã chuyển hướng cách dạy mới trong quá trình dạy học phân môn học vần rút ra được một số kinh nghiệm nhằm dạy học tốt có chất lượng: - Phân loại đối tượng học sinh ngay từ năm học để có biện pháp. .. cũng là một biện pháp giúp học sinh học tốt Các tiết dạy của năm học trước, khi nghỉ giữa tiết thường cho học sinh hát một bài nhưng nay thay vào đó thì tôi cho học sinh chơi một số trò chơi khoảng 3- 5 phút phù hợp nội dung bài và thay đổi trò chơi cho các em hứng thú hơn trong học tập, tuy nhiên cần phải chú ý đến tính vừa sức với học sinh * Một số trò chơi áp dụng vào dạy học vần: Đầu tiết học tôi... giải pháp, biện pháp: - Các biện pháp, giải pháp đưa ra cho học sinh luôn phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Muốn cho học sinh đọc đúng thì đòi hỏi giáo viên phải đọc mẫu đúng Xác định đúng mục tiêu bài dạy và đối tượng dạy thì giờ học mới có hiệu quả e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau thời gian áp dụng đưa vào giảng dạy từ đầu năm 2 01 1- 2 012 đến hết phần học vần Tôi... thời - Xây dựng nề nếp học tập, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh hỗ trợ nhau trong học tập - Nắm đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tạo điều kiện cho học sinh phát huy chủ động sáng tạo sự phát triển vấn đề và tự giải quyết được vấn đề 14 - Phối hợp với phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục và giảng dạy học sinh ngay từ đầu năm học để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh - Giáo... gọi học sinh khác nhận xét để phát hiện học sinh đọc nhỏ, chưa rõ tiếng Từ đó nhắc nhở, rèn cho học sinh đọc to (vừa đủ nghe) Bản thân tôi thường xuyên động viên và giúp đỡ học sinh (nhất là đối với học sinh yếu) trong suốt quá trình học tập, đánh giá đúng kết quả luyện tập của học sinh để có biện pháp dạy học tiếp theo sao cho phù hợp Để tiết Học vần có chất lượng cần phối hợp nhiều hình thức: học. .. có thể cho học sinh chơi trò chơi khởi động như tìm thẻ chữ có âm, vần đã học tiết trước hoặc hát bài hát có tiếng chứa âm, vần liên quan đến bài mới Ví dụ: Dạy vần ôi- ơi Học sinh hát bài “Em đi chơi thuyền”, hoặc bài “Cá vàng bơi ” * Trò chơi 1: “ Tôi bảo” -Thời gian chơi: Giữa tiết 1 ( 5 phút ) Giúp học sinh củng cố vần tiếng và từ khóa chứa vần mới học - Chuẩn bị: Bộ cài chữ Tiếng Việt 1 Giáo... tập, kích thích tính tích cực và chủ động học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập thân thiện, yêu trường muốn đến lớp của học sinh và tạo sự tin tưởng cho phụ huynh -Tham khảo tài liệu, dự giờ… nhằm trao đổi kiến thức để dạy học tốt phân môn Học vần và các môn học khác - Động viên, khen ngợi, khuyến khích kịp thời trước mỗi thành công của học sinh - Giáo viên phải có tấm lòng nhiệt tình, yêu... danh mục về thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc bản thân đã tích luỹ được từ trước, dặn dò học sinh phải chuẩn bị gì, bản thân phải chuẩn bị gì để dạy, nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tạo ra hứng thú học tập cho các em Tuy nhiên khi truyền thụ kiến thức cho học sinh tôi cũng chú ý đến tính vừa sức, phát huy tích cực sáng tạo, hệ thống bài học lôgic, tập cho học sinh trả lời tròn câu rõ ràng,... thời gian quy định, nhận xét học sinh nào, tổ, nhóm nào tìm nhanh, chính xác thì thắng c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp : 12 Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mỗi lớp học một phòng Có đủ đồ dùng dạy học - Lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy lớp Một phải là những giáo viên nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề, yêu thương học trò, chũ viết đẹp, phát âm chuẩn Dạy kỹ năng nói : Song song với... kĩ năng nói Để học sinh nói đủ to rõ ràng thành câu Tôi quan sát, theo dõi từng học sinh để phát hiện học sinh năng động và thụ động Từ đó quan tâm học sinh thụ động nhiều hơn, thường gọi học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu, rồi học sinh khác nhận xét, nếu trả lời đúng thì tuyên dương Ngoài ra vào những giờ ra chơi tôi thường gần gũi với học sinh thường hay nói chuyện, để học sinh có những

Ngày đăng: 13/03/2014, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan