sơ lược về ngân hàng thương mại

24 610 1
sơ lược về ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TTTT2

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn liên tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần phải có một cơ chế chuyển vốn từ những nơi có vốn dư thừa đến những nơi đang cần vốn. Việc đi vay, cho vay và góp vốn này được thực hiện qua các trung gian tài chính như: ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tổ chức trung gian đầu tư…các trung gian tài chính đều đóng vai trò cầu nối giữa hai bên đi vay và cho vay, cầu nối giữa công ty và nhà đầu tư. Do đó, chức năng của những tổ chức này rất quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. Trong các loại hình tổ chức trung gian tài chính thì Ngân hang thương mại có hoạt động gần gũi nhất với người dân và thị trường tài chính. Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Cũng giống như các tổ chức tài chính khác, ngân hàng thương mại luôn phải kinh doanh bằng tiền của người khác và chính điều ấy, ất kỳ một sự sụp đổ nào của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, thông thường nếu không có những biện pháp xử lí thông minh và khéo léo đều có thể lây lan, mà hậu quả là sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng gây thiệt hại lớn. Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có giới hạn hoạt động rộng lớn và đa dạng (với chức năng cơ bản liên quan đến), là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đối với tất cả các chủ thể kinh tế. Với chức năng và dịch vụ trên, ngân hàng trở thành” cửa hàng bách hóa tổng hợp các hoạt động tài chính”. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải không ngừng hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao chất lượng quản trị nhằm đạt mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận Trang 1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Lý thuyết chung về Ngân Hàng Thương Mại 1.1. Khái niệm. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. 1.2. Bản chất. - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là môt đơn vị kinh tế kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. - Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải có:  Vốn  Phải tự chủ về tài chính  Mục tiêu cuối cùng phải đạt được là lợi nhuận - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. 1.3. Phân loại. Dựa vào hình thức sở hữu : - Ngân hàng sở hữu tư nhân: là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của chính họ. Tại Việt Nam chưa có loại hình này. - Ngân hàng sở hữu nhà nước: là ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp. - Ngân hàng cổ phần: là loại hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân cùng góp vốn kinh doanh. - Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của hai hay nhiều bên. Ở Việt Nam, loại hình này thường được thực hiện giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau. Trang 2 Dựa vào chiến lược kinh doanh: - Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng tập đoàn, công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. - Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty và khách hàng cá nhân. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này. 1.4. Chức năng. Chức năng trung gian tín dụng: - Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó cho vay đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể khác trong nền kinh tế. Như vậy” ngân hàng vừa mua tiền lại vừa bán tiền” phần tiền chênh lệch giữa giá “bán” và giá “mua” chính là bộ phận lớn trong lợi nhuận của ngân hàng thương mại. - Chức năng này có ý nghĩa giúp điều hòa vốn tiền tệ từ nơi tạo dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt làm giảm tối đa lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vận động của vốn tiền tệ trong xã hội. Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này sẽ là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển, tạo nguồn vốn để ngân hàng thương mại kinh doanh và tăng thu lợi nhuận, đồng thời là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo “bút tệ”. - Đối với khách hàng gửi tiền, vừa giúp cho vốn nhàn rỗi tăng khả năng sinh lời lại vừa đảm bảo an toàn vốn. Đối với khách hàng vay tiền, vừa kịp thời thỏa mãn nhu cầu về vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng, lại vừa tiết kiệm chi phí, thời gian tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp. Chức năng trung gian thanh toán: - Trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay, NHTM (ngân hàng thương mại) đã cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có thể nhờ NHTM thực hiện những công việc này dựa trên những khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng, thông qua việc mang tiền của người phải trả chuyển cho người được hưởng bằng nhiều hình thức khác nhau với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản. - Chức năng này có ý nghĩa với nền kinh tế vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Từ đó, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trang 3 - Chức năng trên là tiến đề và cơ sở để các NHTM tạo ra tiền ghi sổ, góp phần tăng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, vừa tiết kiệm tiền mặt lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ. Lại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển. Mặt khác chức năng thanh toán sẽ làm tăng uy tín của ngân hàng lên thông qua các dịch vụ được khuếch trương. Chức năng tạo tiền: - Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. - Từ khoản tích trữ ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của. - Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lương tiền cung ứng. Trang 4 2. Hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại. 1.5. Hoạt động tạo lập nguồn vốn. - Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội: Đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ NHTM nào. NHTM thường huy động vốn nhàn rỗi qua các hình thức: Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Huy động vốn thông qua các chứng từ có giá: Đây là việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Trong hình thức huy động này, ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. - Nguồn vốn đi vay của ngân hàng khác: Đây là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHTW như: vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài; Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. - Vốn tự có: Nguồn vốn này bao gồm giá trị thực có của của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định của NHTW. Xét về đặc điểm, nguồn vốn này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của một ngân hàng vì nó là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Đồng thời, vốn tự có là cơ sở để xác định hệ số an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Trang 5 Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn Sử dụng và khai thác nguồn vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM.  Hướng cơ bản của hoạt đông này là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn là cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại vay phổ iến của NHTM nhằm bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp, dân cư. Cho vay trung và dài hạn của NHTM là loại cho vay được thực hiện đối với những chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Loại cho vay này ngày càng được NHTM quan tâm. Một mặt chúng đáp ứng yêu cầu vay vốn trung và dài hạn của xã hội để mở mang nghành sản xuât – kinh doanh, đầu tư và xây dựng cơ bản. Mặt khác chúng cũng phù hợp với khả năng huy động vốn ngày càng nhiều của NHTM  Hoạt động đầu tư chứng khoán. Giúp sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động. Tăng cường khả năng thanh toán cho dự trữ của NHTM và mang lại nguồn thu nhập cho NHTM.  Hoạt động ngân quỹ. Phục vụ chi trả đối với khách hàng. Mặc dù hoạt động ngân quỹ là hoạt động không sinh lời, nhưng lại rất quan trọng đối với NHTM bởi nó góp phần tăng cường khả năng thanh toán và chi trả đối với khách hàng. Các hoạt động khác. Đây là những hoạt động được thực hiện theo sự ủy thác của khách hàng: Thanh toán hộ tiền hàng, dịch vụ quản lý tài sản, cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp. Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tạo lập nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả của việc khai thác và sử dung vốn. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Trang 6 Sự gia tăng cạnh tranh Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. Sự gia tăng chi phí vốn Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi). Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm. Trang 7 Cách mạng trong công nghệ ngân hàng Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. 4. Vai trò của Ngân Hàng Thương Mại - NHTM giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Các ngân hàng thương mại một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các NHTM góp phần điều chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. - NHTM làm cầu nối giữa NHTW với nền kinh tế để thực hiện các chính sách tiền tệ. - NHTM phục vụ cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 5. Các nghiệp vụ của Ngân Hàng Thương Mại Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ: Là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn của NHTM gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động và vốn vay  Vốn chủ sở hữu: Trước hết mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự có làm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Số vốn tự do này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Vốn tự có gồm: - Vốn điều lệ: Là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp, vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng, nếu là: ngân hàng tư nhân thì đó là vốn riêng của một doanh nghiệp đầu tư, với ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ được hình thành do phát hành cổ phiếu, nếu ngân hàng quốc doanh thì toàn bộ do ngân sách nhà nước cấp. Vốn điều lệ quy định cho một ngân hàng nhiều hay ít tùy thuọc vào quy mô và phạm vi hoạt động của nó. Vốn này chủ yếu được dùng để mua sắm động sản và bất động sản, phát triển kỹ thuật Trang 8 nghiệp vụ ngân hàng, hùn vốn liên doanh, cho vay và mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác. Pháp lệnh về ngân hàng không cho phép dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, lập quỹ phúc lợi và khen thưởng - Quỹ ngân hàng bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư và phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khác….ngoài ra còn có các quỹ không hình thành từ lợi nhuận ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bản tài srn cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn, các quỹ khác theo quy định của pháp luật tài chính.  Vốn huy động: Là vốn thu hút được qua các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, nguồn vốn huy động bao gồm: - Tiền gửi ngân hàng: NHTM tập trung huy động tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp, công ty… để hình thành quỹ cho vay. Tiền gửi NHTM huy động được bao gồm:  Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người sở hữu nó có thể rút ra để sử dụng bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước về thời hạn và khối lượng tiền cần rút. Loại này bao gồm các khoản tiền gửi tạm thời của các doanh nghiệp và công ty, các tổ chức kinh tế…;thuế, lợi nhuận, vốn khấu hao của các doanh nghiệp, công ty, tiền gửi của các nhà đầu cơ. Khách hàng gửi tiền loại này không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu là để thực hiện các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ, thực hiện các giao dịch về thanh toán, chi trả và thực hiện các khoản chi trả khác và để ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn không ổn định mà biến động thường xuyên.  Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó chỉ có thể rút ra và được hưởng trọn vẹn lợi tức theo thời hạn đã quy địng trước. Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh tiền tệ và của các công ty, doanh nghiệp… Mục đích gửi tiền có kỳ hạn khác hẳn với tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ là người gửi tiền nhắm đến khả năng sinh lời của tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gửi này NHTM phải trả lãi suất thỏa đáng cho khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, NHTM có thể sử dụng một cách chủ động để cho vay. - Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi của dân cư, của cá nhân, bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Trang 9  Vốn vay: có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại thuộc loại này bao gồm: - Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gửi chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh. - Vốn vay của ngân hàng trung ương: khi ngân hàng trung ương nhận cho vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại. - Vốn vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường tiền tệ ngắn hạn. Tại đây, các ngân hàng thiếu tiền thanh toán sẽ vay của các ngân hàng khác để thanh toán, nghiệp vụ này vừa giúp cho các ngân hàng thiếu tiền có tiền mặt ngay vừa giúp cho những ngân hàng dư tiền cho vay để sinh lời. - Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài. Nghiệp vụ sử dụng vốn:  Nghiệp vụ ngân quỹ: Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiếm lời. Song cần phải bảo đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán làm sao để đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy, các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn, không sử dụng nó, để sẵn sàng đánh ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Tiền dự trữ của ngân hàng thương mại bao gồm: - Tiền mặt tại quỹ: bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của NHTM, nhu cầu thường xuyên cũng như nhu cầu thời vụ của các khoản chi tiền mặt mà NHTM để tồn quỹ tiền mặt cho hợp lý. Tồn quỹ tiền mặt có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng. Vì vậy NHTM cần phải tính toán duy trì cho hợp lý. - Tiền gửi ở ngân hàng Trung ương: theo quy định, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tại ngân hàng trung ương và gửi vào đó một số tiền nhất định gồm 2 phần:  Tiền gửi dự trữ bắt buộc:  Tiền gửi thanh toán: Trang 10 [...]... ngân hàng thương mại nước ta gồm có: Ngân hàng thương mại quốc doanh, gồm các ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư - phát triển, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương, ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Ngân hàng thương mại cổ phần gồm hai loại: Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ngân hàng thương mại liên... vụ ngân hàng dưới sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đó là ngân hàng thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau của Việt Nam, của nước ngoài, thực hiện toàn diện hay một vài nghiệp vụ ngân hàng với nhiều tên gọi rất phong phú Hiện nay, về mặt quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 63 chi nhánh ngân hàng đặt tại 63 tỉnh thành phố Về hoạt động kinh doanh tiền tệ Hệ thống ngân hàng. .. Nam thương tín (vốn của chính quyền Miền Nam), Việt Nam công thương ngân hàng, Sài Gòn ngân hàng, Đại Nam ngân hàng Ngoài ra, một số ngân hàng ngoại quốc cũng thiết lập các chi nhánh ở Việt Nam như: Bank of American, Chase Manhattan Bank, BangKok bank, Bank of Tokyo Hệ thống ngân hàng của chính quyền Miền Nam được phân chia thành hai cấp rõ rệt với ngân hàng Quốc gia Việt Nam đóng vai trò ngân hàng. .. trưởng (nay là Chính phủ), hai pháp lệnh ngân hàng (23/5/1990), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển đỏi sâu sắc từ hệ thống ngân hàng một cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành hệ thống ngân hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng đối nội và đối ngoại Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện... các Ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP về. .. lập ra các ngân hàng để hỗ trợ cho các hoạt động của họ Lúc đầu, có hai ngân hàng của Pháp thiết lập, có trụ sở đặt tại chính quốc, nhưng chi nhánh được đặt tại khắp các đô thị lớn ở Việt Nam như Ngân hàng Đông Dương, Pháp – Hoa ngân hàng Ngân hàng Đông Dương là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Đông... kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ tợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí…có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng được hưởng tiền... mở tại các hải cảng Việt Nam chi nhánh các ngân hàng: Trung Quốc ngân hàng và giao thông ngân hàng Như vậy, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX hoạt động ngân hàng đều ở trong tay người ngoại quốc Thời kỳ từ năm 1927 đến năm 1975 Đến năm 1927, ở miền Nam Việt Nam, một nhóm kinh tế tài chính Việt Nam mới lập tại Sài Gòn một ngân hàng lấy tên là An Nam ngân hàng với vốn hoàn toàn của người Việt Nam,... tín dụng sản xuất (1947) Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 15/LCT của chủ tịch Hồ Chí Minh Đến tháng 9 năm 1960 được mang tên Trang 14 là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cùng với sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số ngân hàng khác cũng được thành lập như Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình... giỏi, ngân hàng này tồn tại mãi cho đen năm 1975 Mãi về sau này, vào khoảng năm 1949 – 1950, một ngân hàng thứ hai được thành lập: Việt Nam Công Thương ngân hàng Hai cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất đất nước kéo dài trong suốt 30 năm (từ năm 1945 đến năm 1975) đã tạo ra cục diện mới trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau Một hệ thống ngân hàng . nhuận Trang 1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Lý thuyết chung về Ngân Hàng Thương Mại 1.1. Khái niệm. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực. có:  Ngân hàng thương mại quốc doanh, gồm các ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư - phát triển, ngân hàng ngoại thương,

Ngày đăng: 13/03/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • Dựa vào hình thức sở hữu :

    • Dựa vào chiến lược kinh doanh:

    • Chức năng trung gian tín dụng:

    • Chức năng trung gian thanh toán:

    • Chức năng tạo tiền:

    • Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn

    • Các hoạt động khác.

    • Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ

    • Sự gia tăng cạnh tranh

    • Sự gia tăng chi phí vốn

    • Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

    • Cách mạng trong công nghệ ngân hàng

    • Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ:

    • Nghiệp vụ sử dụng vốn:

    • Nghiệp vụ trung gian - nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng:

    • NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

      • Thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX .

      • Thời kỳ từ năm 1927 đến năm 1975.

      • Thời kỳ sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập.

      • Thời kỳ sau khi đất nước đã giành được độc lập thống nhất hoàn toàn.

      • Phát triển đồng bộ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan